Tăng cường các chuyến công du đến Trung Cận Đông

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 87)

5. Cấu trúc của Luận văn

2.2.3. Tăng cường các chuyến công du đến Trung Cận Đông

Sau khi làn sóng biểu tình rầm rộ tràn qua các nước Trung Cận Đông từ cuối năm 2010, hơn lúc nào hết, Mỹ coi đây là cơ hội để Mỹ tiến hành thúc đẩy những giá trị dân chủ và can dự vào các vấn đề trong khu vực nhằm đảm bảo các mục tiêu và lợi ích Mỹ. Vì vậy, sau những bất ngờ và có phần lúng túng ban đầu, Mỹ đã nhanh chóng chuyển sang thế chủ động và tăng cường các biện pháp ngoại giao trên các lĩnh vực nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình dân chủ đang diễn ra tại các nước MENA. Tiếp tục tăng cường các chuyến ngoại giao con thoi, Mỹ đóng vai trò là người bảo trợ và là người lãnh đạo, định hướng cho tiến trình dân chủ đi đúng hướng. Các quan chức cấp cao Mỹ tăng cường các chuyến viếng thăm đến Trung Cận Đông để can thiệp chính sách, tiêu biểu là các chuyến công du của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Bà là người đóng vai trò tích cực nhất trong công cuộc truyền bá chính sách, tư tưởng dân chủ Mỹ tới khu vực trong thời điểm hỗn loạn này. Chẳng hạn, Ngoại trưởng Clinton đã liên tục tới Ai Cập từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2012, ngay sau khi Ai Cập lật đổ Tổng thống độc tài Hosni Mubarak và giành quyền tự do, dân chủ. Bà có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ai Cập và gặp gỡ với các sứ quán ở Ai Cập cũng như gia đình họ, gặp gỡ với Tổ chức phụ nữ…để làm rõ chính sách của Mỹ trong tăng cường quan hệ Mỹ - Ai Cập. Bên cạnh đó là chuyến công du của Thứ trưởng ngoại giao William J.Burns đến Tripoli và có cuộc gặp với Thủ tướng Libi Elkeib ngày 14/7/2012, một tuần ngay sau khi diễn ra cuộc bầu cử tự do lịch sử kể từ khi Tổng thống Muamar Gadhafi bị giết chết. Và một loạt các chuyến viếng thăm của các quan chức cao cấp khác ở các nước Tuynidi, Libi, Ixraen…đến Mỹ hoặc các quan chức Mỹ đến các nước khu vực, điều này càng làm tăng mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và các nước khu vực trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động và tiến trình ngoại giao cũng nhằm thể hiện sự chia sẻ các mối quan tâm tới các vấn đề khu vực của Mỹ cũng như của các nước, với mục tiêu cùng nhau tìm kiếm giải pháp chung.

Đáng chú ý hơn nữa là kể từ khi Tổng thống B.Obama tái nhiệm nhiệm kỳ 2 và sau khi bổ nhiệm các chức vụ mới trong đội ngũ an ninh của mình, Nhà Trắng đã tăng cường mạnh mẽ các chuyến ngoại giao con thoi đến khu vực. Theo một số

phân tích, sự thất bại trong nhiệm kỳ 1 của Tổng thống Obama trong giải quyết các vấn đề khu vực đã là động lực để B.Obama tiếp tục có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm đưa ra các giải pháp mới, theo đó trước hết là việc gia tăng các chuyến công du đến các nước khu vực.

Ngày 24-2/2013 (giờ Mỹ), tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã rời thủ đô Washington D.C, bắt đầu chuyến công du tới 9 nước Châu Âu và Trung Cận Đông. Đây là chuyến làm việc đầu tiên của ông J.Kerry tới các khu vực này trên cương vị Ngoại trưởng trong chính quyền Tổng thống Barack Obama. Lịch trình chuyến công du cho thấy ưu tiên của Nhà Trắng trong quan hệ với các đồng minh tại Châu Âu cũng như mong muốn cải thiện quan hệ với thế giới Hồi giáo khi chọn các quốc gia Arập làm điểm dừng chân ngay trong chuyến công du đầu tiên của vị Ngoại trưởng xứ Cờ hoa. Với thế giới Hồi giáo, Ai Cập là chặng dừng đầu của Ngoại trưởng J.Kerry với các cuộc gặp giới lãnh đạo nước này cũng như cộng đồng dân cư và Chủ tịch Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi tại thủ đô Cairo Dẫu chuyến thăm kéo dài 10 ngày của tân Ngoại trưởng Mỹ J.Kerry được coi là "chuyến công du lắng nghe" nhưng rõ ràng củng cố và xây dựng nền tảng quan hệ mới với đồng minh Châu Âu và Trung Cận Đông cũng như mối quan tâm với các quốc gia Arập sẽ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại Mỹ thời gian tới.

Tiếp theo đó, bắt đầu từ ngày 20/3, Tổng thống Mỹ B.Obama đã có chuyến thăm 4 ngày đến Trung Cận Đông. Chuyến công du tới các nước Ixraen, Palextin và Gioocđani trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Ixraen không mấy nồng ấm; và tình hình Trung Cận Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Không phải ngẫu nhiên ông Obama chọn Trung Cận Đông là điểm đến cho chuyến công du đầu tiên kể từ khi nhậm chức tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai này. Nếu như trong 4 năm trước, các vấn đề khó khăn kinh tế trong nước buộc Oasinhton phải có sự chuyển hướng trong các chính sách của mình, đặc biệt là đối ngoại, thì giờ là lúc để họ cân nhắc những điều chỉnh mới nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích cho tất cả các bên. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đến khu vực này chỉ để "lắng nghe" và không mang theo bất kỳ một kế hoạch hòa bình nào.

Ngày 24/4/2013, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có chuyến thăm đầu tiên tới Cairo nhằm khẳng định lại việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ai Cập và đảm bảo sự hợp tác giữa các tổ chức quân sự của hai nước. Hagel nói rất rõ ràng về những kỳ vọng của người Mỹ với đối tác Ai Cập: tôn trọng hiệp ước hòa bình với Ixraen, duy trì an ninh tại biên giới với nước này, đấu tranh chống lại các chiến binh thánh chiến ở Sinai, giáp biên giới Ixraen và chống khủng bố.

Ngày 23-5-2013, Ngoại trưởng Kerry có mặt tại Jerusalem và Ramallah trong lúc có những nghi ngại về khả năng các bên đạt được tiếng nói chung nhằm nối lại đàm phán hòa bình. Trước đó, trong tháng 4/2013 ( 8 – 9/4/2013), Ngoại trưởng Kerry cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Ixraen Shimon Peres và Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu tại Jerusalem. Theo Reuters, việc ông Kerry đến Ixraen 4 lần kể từ khi đảm nhận cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào tháng 2 vừa qua đánh dấu nỗ lực của quan chức ngoại giao này trong việc thực hiện cam kết lúc mới trở thành người thay thế bà Hillary Cliton. Gặp gỡ Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu tại Jerusalem, ông Kerry khẳng định mong muốn của Mỹ trong việc kiến tạo hòa bình ở Trung Cận Đông. Thủ tướng Netanyahu cũng nói rằng, ông muốn tái khởi động đàm phán với Palextin. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tư pháp Tzipi Livni và là nhà đàm phán hàng đầu của Ixraen, Tel Aviv hiện bị chia rẽ bởi vấn đề hòa bình với Palextin. Thông điệp mà bà chuyển đến cho những người theo đường lối cứng rắn là Ixraen phải thúc đẩy các nỗ lực hòa bình.

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 87)