Các vấn đề “điểm nóng” khác tại khu vực Trung Cận Đông

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 31)

5. Cấu trúc của Luận văn

1.2.2 Các vấn đề “điểm nóng” khác tại khu vực Trung Cận Đông

Những biến động chính trị mạnh mẽ diễn ra từ cuối năm 2010 ở các quốc gia Arập mà cộng đồng quốc tế đặt cho cái tên mỹ miều là ―Mùa xuân Arập‖ đã tạo ra hệ lụy là những bất ổn sâu sắc về tình hình chính trị và kinh tế tại các nước trong khu vực. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tình hình biến động căng thẳng diễn ra ở một số nước trong khu vực đã đồng thời tác động đến những vấn đề ―điểm nóng‖ khác vốn đã tồn tại dai dẳng ở khu vực, đó là: Vấn đề chống khủng bố, Vấn đề hạt nhân Iran và Vấn đề hòa bình Trung Đông trong cuộc xung đột Ixraen – Palextin. Trong bối cảnh ―hậu Mùa xuân Arập‖, các vấn đề này đang diễn tiến theo những xu hướng phức tạp khác nhau, tiếp tục gây hệ lụy là những thách thức chính sách đối với Mỹ và theo đó buộc Mỹ phải có những điều chỉnh chính sách theo hướng đi mới. Cụ thể như sau:

a, Đối với vấn đề khủng bố:

Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, vấn đề chống khủng bố đã trở thành trọng tâm của chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ. Chiến lược, lực lượng và ngân sách chống khủng bố của Mỹ phải liên tục gia tăng do nguy cơ

ngày càng nhiều. Năm 2011, các lực lượng tình báo và đặc nhiệm của Mỹ đã tiến hành hai chiến dịch được coi là ―thành công‖. Trong đó, chiến dịch thứ nhất được thực hiện vào đêm ngày 1 rạng sáng ngày 2/5/2011 với kết quả là tiêu diệt được trùm khủng bố Osama Bin Laden; và chiến dịch thứ hai thực hiện vào ngày 23/5/2011 trên lãnh thổ Pakixtan tiêu diệt Mohammed Oma, một thủ lĩnh của phong trào Taliban ở Apganixtan. Việc tiêu diệt Osama Bin Laden và bắt giữ hoặc tiêu diệt nhiều nhà lãnh đạo cao cấp khác của al-Qaeda đã làm cho tổ chức này giảm bớt khả năng của nó. Tuy nhiên, xuất phát từ thực trạng cuộc chiến chống khủng bố, thì việc Osama Bin Laden bị tiêu diệt sẽ không tạo ra chuyển biến tích cực có tính đột phá trong cuộc chiến này “như Tổng thống đã khẳng định, cái chết của Osama bin Laden không đánh dấu sự kết thúc của các nỗ lực của chúng ta. Nó cũng không đánh dấu sự kết thúc của al-Qaeda, vốn vẫn đang tập trung tấn công Mỹ và các quyền lợi của Mỹ ở nước ngoài”14. Al-Qaeda và các chi nhánh của nó vẫn hoạt

động ở Pakixtan, Apganixtan, Yêmen, Xômani, và những nơi khác. Nói rộng hơn, các phần tử cực đoan bạo lực sẽ tiếp tục đe dọa những lợi ích, các đồng minh, các đối tác, và đất nước Mỹ. Do vậy, ―Al-Qaeda, mạng lưới khủng bố và những kẻ ủng

hộ chúng tiếp tục là mối nguy an ninh cao nhất cho nước Mỹ….Một thập kỷ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, nước Mỹ vẫn đang có cuộc chiến với Al-Qaeda”15.

Trong bối cảnh ―Mùa xuân Ảrập‖, cùng với cái chết của Osama bin Laden – đã làm thay đổi bản chất của mối nguy khủng bố. Al-Qaeda đã không ngừng tuyên truyền, kích động người dân dùng bạo lực giải quyết những mâu thuẫn kéo dài, trong khi những nơi này chỉ diễn ra các cuộc biểu tình hòa bình nhằm yêu cầu gia tăng quyền tự do cá nhân cho người dân. Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, những chuyển biến trên đã tạo ra được những chuyển biến chính trị vượt xa nhiều năm bạo lực của al-Qaeda, vốn làm ảnh hưởng đến hàng ngàn nạn nhân – phần lớn là người Hồi giáo: ―Ngoài việc lên kế hoạch và thực hiện các vụ tấn công cụ thể, al-Qaeda

14 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.3 . Lược dịch: ―But, as the President has made clear, Usama bin Laden‘s demise does not mark the end of our effort. Nor does it mark the end of al- Qa‘ida, which will remain focused on striking the United States and our interests abroad‖.

15 Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.3. Lược dịch: ―The preeminent security threat to the United States continues to be from al-Qa‘ida and its affiliates‘ and adherents. A decade after the September 11,2001 terrorist attacks, the United States remains at war with al-Qa‘ida‖

đang tìm cách kích động mâu thuẫn nhiều hơn đối với nước Mỹ và các đồng minh, các đối tác. Để tập hợp các cá nhân và các nhóm, al-Qaeda châm ngòi cho các mâu thuẫn cục bộ và lan truyền các tư tưởng cực đoan về chính trị và tôn giáo. Chúng dựa trên sự diễn dịch sai lệch về đạo Hồi để giải thích cho việc sát hại những tín đồ Hồi giáo hay những người ngoại đạo vô tội.”16

Thêm vào đó, Al-Qaeda lợi dụng tranh chấp trong nước để thúc đẩy tuyển mộ, mở rộng phạm vi hoạt động, làm mất ổn định bộ máy chính quyền địa phương, và củng cố khu vực trú ẩn an toàn, những nơi mà al-Qaeda và các nhóm khủng bố tiềm ẩn khác hoạt động và tấn công Mỹ. Các chi nhánh của al-Qaeda đã lan xa ra khỏi căn cứ địa của al-Qaeda ở Apganixtan và Pakixtang, mở rộng từ Yêmen đến Bắc Phi, tình hình bất ổn tại thế giới Ảrập đang tạo điều kiện để những phần tử cực đoan trỗi dậy tại Irắc, Xyri, Yêmen, Libi.. làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn và hỗn loạn.

Tại Irắc, tình hình chính trị và an ninh được cải thiện sau nhiều năm bất ổn đã cho phép các nhóm như al-Qaeda lan truyền sự hỗn loạn và xung đột phe phái. Irắc đang phải đối mặt với làn sóng tấn công đẫm máu nhất kể từ khi Mỹ rút quân năm 2011. Hơn 500 người đã thiệt mạng trong tháng 5/2013 tại Irắc, trong khi tháng 4 trước đó là tháng bạo lực đẫm máu nhất tại Irắc trong 5 năm qua. Đến tháng 6/2013, làn sóng bạo lực mới xảy ra tại gần như toàn bộ các khu vực có người Sunni đã giết chết ít nhất 70 người và làm hơn 230 người khác bị thương. Bên cạnh đó, Chính quyền Irắc ngày 01/06 cho biết họ đã phát hiện xưởng chế tạo vũ khí hóa học của mạng lưới khủng bố al-Qaeda và bắt giữ 5 người đàn ông. Người phát ngôn Mohammed al-Askari của Bộ Quốc phòng Irắc cho biết 5 nghi phạm có dính líu đến âm mưu trên đã bị bắt giữ. Ông Askari cũng cho biết 5 người này đã thừa nhận có liên hệ với al-Qaeda ở nước ngoài để xây dựng ba xưởng chế tạo vũ khí hóa học (trong đó có chất độc sarin).

16

Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism 06/2011, pg.3. Lược dịch: ―In addition to plotting and carrying out specific attacks, al-Qa‘ida seeks to inspire a broader conflict against the United States and many of our allies and partners. To rally individuals and groups to its cause, al-Qa‘ida preys on local grievances and propagates a self-serving historical and political account. It draws on a distorted interpretation of Islam to justify the murder of Muslim and non-Muslim innocents‖

Tại Xyri, trong tình hình diễn biến phức tạp, bên cạnh những người Hồi giáo của quốc gia này, các phe nhóm gồm cả al-Qaeda từ các nước khác như Yêmen, Ảrập Xêút, Apganixtan cũng tham gia cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ Xyri. Sự có mặt tràn lan của các phần tử al-Qaeda tại Xyri, đang thực hiện hàng loạt hành động khủng bố tại các nước Ảrập dưới tên gọi ―Mặt trận al-Nursa‖17.

Tình hình bạo lực leo thang ở Xyri hiện nay đã lan sang Irắc một cách đáng quan ngại (50 binh sĩ Xyri bỏ chạy sang Irắc đã bị giết chết trong một cuộc phục kích ngay trên lãnh thổ Irắc). Nhánh al-Qaeda ở Irắc (AQUI) có quan hệ chặt chẽ với Mặt trận Nusra. Tình báo Mỹ tin rằng AQUI thường xuyên cung cấp các chiến binh hợp tác với Al Nusra - nhóm được coi là lực lượng mạnh nhất trong những khu vực nằm dưới sự kiểm soát của phe nổi dậy ở Xyri dọc theo các đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Irắc.

Tương tự, Mỹ đối mặt với hai thách thức quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố ở bán đảo Ả rập, đó là mối đe doạ trực tiếp gây ra bởi al-Qaeda ở bán đảo Ả rập (AQAP), và số lượng lớn nguồn hỗ trợ tài chính đến từ các cá nhân và các tổ chức tự nguyện từ vùng này đổ về al-Qaeda, mạng lưới khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng trên khắp thế giới.

Mỹ hiện phải đối mặt với mối nguy hiểm thường trực từ AQAP ở Yêmen, chúng đã lộ rõ ý định và khả năng lên kế hoạch tấn công nước Mỹ và đồng minh. Yêmen đang cố gắng ngăn chặn AQAP giữa những thử thách chưa từng có, tổng hợp cả an ninh, chính trị, và kinh tế. Sự bất ổn ở Yêmen liên quan trực tiếp tới Mỹ. Hơn nữa, bán đảo Ả rập vẫn là nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng nhất cho al-Qaeda, mạng lưới khủng bố, và những kẻ ủng hộ chúng trên khắp thế giới. Thực tế này bất chấp những tiến bộ quan trọng được đưa ra bởi những đối tác vùng Vịnh của Mỹ, đặc biệt là Ảrập Xêút và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), trong việc phá vỡ mạng lưới hỗ trợ tài chính cho khủng bố.

Ngoài al-Qaeda, Tổng thống B. Obama cũng cảnh cáo về hiểm họa khủng bố có nguồn gốc từ quốc nội, vẫn là mối đe dọa thường trực đã tồn tại từ lâu trong nước: ―Ngoài al-Qaeda, các tổ chức khủng bố quốc tế khác cũng đe doạ các quyền

17

lợi của Mỹ. Những nhóm này làm tổn hại đến an ninh và ổn định của các chính phủ đối tác và đồng minh của Mỹ, gây nên các xung đột khu vực, buôn bán ma túy, hay theo đuổi kế hoạch hành động thù địch đối với các quyền lợi Mỹ. Bất kể một số nhóm hoạt động toàn cầu, như Hizballah hay HAMAS, hay chỉ là các tổ chức khủng bố có địa bàn hoạt động nội địa bên trong các quốc gia18. Mỹ vẫn tiếp tục bị đe dọa

mà điển hình là vụ tấn công tòa lãnh sự Mỹ tại Libi 11/9/2012, ngày mà cách đấy đúng 11 năm nước Mỹ đã phải chứng kiến một sự kiện khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử, khiến đại sứ Chris Stevens cùng 3 nhân viên ngoại giao Mỹ thiệt mạng, và vụ đánh bom giải marathon ở Boston hôm 15/4/2013. Vụ đánh bom kép làm 3 người chết, ít nhất 180 người bị thương, kéo theo việc toàn thành phố Boston bị phong tỏa. Quả bom đầu tiên phát nổ vào 14h50' (giờ địa phương) ngay gần vạch đích trước khi quả thứ hai được kích nổ sau đó 12 giây. Đây cũng là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001.

b, Đối với vấn đề chương trình hạt nhân Iran:

Iran là một trong những nước có vị trí địa – chiến lược quan trọng đối với chính sách của Mỹ ở khu vực Trung Cận Đông:

Xét về vị trí địa –kinh tế, Iran nằm ở giữa hai nguồn năng lượng lớn nhất thế

giới là vi ̣nh Ba Tư và biển Caspian , án ngữ eo biển Hormuz, có vị trí đi ̣a lý rất quan trọng, là trọng điểm tranh chấp từ cổ chí kim . Eo biển Hormuz là yết hầu vâ ̣n chuyển năng lươ ̣ng của thế giới . Hàng năm, hơn 40% lượng dầu thô trên thế giới phải vận chuyển thông qua đây . Là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đứng hàng đầu thế giới, dầu khí Iran không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia Hồi giáo này mà còn có ảnh hưởng to lớn đối với thị trường dầu mỏ và khí đốt thế giới cũng như có vị trí chiến lược trên bản đồ năng lượng quốc tế19. Trong khi đó, Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất

18

Tham khảo: National Strategy for Counterterrorism06/2011, pg..4. Lược dịch: ―Beyond al-Qa‘ida, other foreign terrorist organizations threaten U.S national security interests. These group seek to undermine the security and stability of allied and partner governments, foment regional conflicts, traffic in narcotics, or otherwise pursue agendas that are inimical to U.S interests. Whether these are groups that operate globally, as Hizballah or HAMAS do, or are terrorist organizations located and focused domestically, we are committed to working vigorously and aggressively to counter their efforts and activities even as we avoid conflating them and al-Qa‘ida into a single enemy‖.

19 Theo đánh giá thống kê năng lượng của BP tháng 6/2011, trữ lượng dầu của Iran năm 2010 ước tính 137 tỷ thùng, chiếm gần 10% tổng trữ lượng dầu thế giới, còn trữ lượng khí đốt của Iran năm 2010 ước tính 1.045,7

thế giới , các tập đoàn sản xuất trong nước đều yêu cầu chính phủ Mỹ không ngừng mở rô ̣ng ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lư ợng ngày một cao .

Xét về vị trí địa – chính trị, nằm chắn giữa Irắc và Apganixtan, chỉ riêng điều

này đã chứng tỏ tầm quan trọng của vị trí địa lý chiến lược của Iran . Trong tính toán chiến lược, nếu Mỹ hạ gục được Iran thì sẽ nối liền dải đấ t rô ̣ng lớn bao gồm Iran , Irắc và Apganixtan, dễ dàng kiểm soát khu vực Trung Cận Đông, tiến tới ngăn chă ̣n Nga trên tầm chiến lươ ̣c , giành ưu thế tuyệt đối trong tranh chấp ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bì nh Dương. Do vậy, việc Iran sở hữu hạt nhân sẽ là một trở ngại đối với những toan tính mà người Mỹ cũng như đồng minh Ixraen của Mỹ tại Trung Cận Đông không hề mong muốn và Mỹ luôn phải cân nhắc và thận trọng khi muốn vươn tay tới những giếng dầu của Iran.

Chương trình hạt nhân Iran đã gặp phải chỉ trích của Mỹ và cộng đồng quốc tế từ thời kỳ trước đó và Mỹ đã phải ban hành chính sách cấm vận để ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân của Iran nhưng Iran vẫn không chấp nhận dừng chương trình này. Trong bối cảnh ―Mùa xuân Ảrập‖, Iran vẫn cứng đầu giữ nguyên lập trường của mình và tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân cùng với đó là sự liên kết với Xyri đang trong tình hình nội chiến căng thẳng. Hiện tại, lực lượng chống đối lại Mỹ và các nước EU, NATO trong khu vực Trung Cận Đông chính là trục Iran – Xyri – Hezbollah- Hamas. Với thái độ thù địch sâu sắc, nếu Iran nắm được công nghệ hạt nhân, nước này sẽ trở thành mối đe dọa thực sự nghiêm trọng tới lợi ích của Mỹ ở Trung Cận Đông. Hơn thế, Iran có thể sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức khủng bố có vũ khí hạt nhân. Sự nguy hiểm của khủng bố hạt nhân là mối đe dọa khủng khiếp nhất với an ninh thế giới. Các tổ chức khủng bố, bao gồm al-Qaeda, đã nỗ lực tham gia vào việc phát triển nhằm có được các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) – và sẽ sử dụng chúng một khi chế tạo thành công. Khi đó, không chỉ lợi ích của Mỹ ở Trung Cận Đông mà ngay cả an ninh nước Mỹ cũng khó được đảm bảo.

tỷ tỷ m3 chiếm 15,8% tổng trữ lượng khí đốt thế giới. Xét về trữ lượng dầu, Iran đứng vị trí thứ tư trên thế giới, sau Saudi Arabia, Venezuela và Canada, đứng vị trí thứ ba trong OPEC và vị trí thứ hai tại khu vực Trung Cận Đông. Xét về trữ lượng khí đốt, Iran đứng vị trí thứ hai trên thế giới sau Nga (1580,8 tỷ tỷ m3, chiếm 23,9% tổng trữ lượng khí đốt thế giới) và vị trí hàng đầu tại khu vực Trung Đông.

Mặt khác, trong tình hình chính trị căng thẳng ở khu vực, Ixraen – nước đồng minh được coi là trụ cột chiến lược và ―người canh giữ‖ cho những lợi ích của Mỹ ở Trung Cận Đông đang bị thách thức nghiêm trọng từ phía Iran, nhất là từ khi Ahmadinejad lên cầm quyền đã thi hành một chính sách cứng rắn chưa từng thấy đối với Ixraen. Vì vậy, kiên quyết không để cho Iran có vũ khí hạt nhân cũng là một cách để Mỹ thực hiện trách nhiệm bảo vệ cho Ixraen20

Một phần của tài liệu Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối năm 2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)