5. Cấu trúc của Luận văn
2.2.1. Viện trợ kinh tế, tài chính
Trong hơn hai năm qua, các biến động chính trị - xã hội mạnh mẽ đã đi qua nhiều nước Trung Cận Đông tạo thành làn sóng ―Mùa xuân Ảrập‖ cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Tình hình rất đáng lo ngại ở các nước Trung Cận Đông sau ―Mùa xuân Arập‖ vẫn là bất ổn, khó khăn triền miên về kinh tế, khủng bố tràn lan, thể chế chính trị không ổn định. Bên cạnh chính sách tăng cường các biện pháp ngoại giao, việc chính quyền Barack Obama đã thực thi chính sách tăng cường viện trợ kinh tế, tài chính cho các nước Ảrập đang trong tiến trình chuyển đổi sang nền dân chủ còn gặp nhiều khó khăn và các nước khác vẫn còn đang trong cuộc chiến dai dẳng khốc liệt. Trong đó, đáng chú ý nhất là 5 quốc gia, gồm Tuynidi, Ai Cập, Libi, Yêmen và Xyri. Cụ thể là:
Đối với Tuynidi58
:
Kể từ cuộc cách mạng tháng giêng năm 2011, Mỹ đã cam kết viện trợ hơn 350 triệu USD cho quá trình chuyển đổi của Tuynidi, tập trung chủ yếu vào hỗ trợ
58 Tham khảo: U.S. Government Assistance to Tunisia, tại http://www.state.gov/s/d/met/releases/198355.htm, 14/12/2012 <Đã lược dịch>
kỹ thuật và tài chính cho nền kinh tế và khu vực tư nhân của Tuynidi, hỗ trợ cho hòa bình và ổn định trong nước và hỗ trợ cho các tổ chức xã hội và thực thi dân chủ.
Ngày 29/3/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, Washington sẽ cấp cho Tuynidi 100 triệu USD để thanh toán trực tiếp món nợ mà Tuynidi nợ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Phi, cho phép Chính phủ Tuynidi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Hoa Kỳ cũng bảo lãnh cho trái phiếu chính phủ Tuynidi đã ban hành để gây quỹ để hỗ trợ sự ổn định của mình và kế hoạch cải cách kinh tế. Hoa Kỳ cam kết bảo lãnh 30 triệu USD, hỗ trợ 485 triệu USD trong chương trình tài chính mới đối với chính phủ Tunisia. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tunis đang thảo luận về tiến trình chuyển giao dân chủ sau khi nổ ra phong trào nổi dậy năm 2011.
Trong năm 2013, Hoa Kỳ sẽ khởi động một quỹ học bổng mới cho hàng trăm sinh viên Tuynidi học tại các trường đại học và cao đẳng cộng đồng Mỹ. Chương trình sẽ bao gồm một cuộc khảo sát rộng lớn về lĩnh vực kỹ thuật và nghiên cứu chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ công và thực hành những kinh nghiệm thực tập để xây dựng các kỹ năng, khả năng chuyên môn cho lĩnh vực phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, Hoa Kỳ hỗ trợ cho hơn 5.000 thanh niên Tuynidi và 1.500 nữ doanh nhân liên quan để được đào tạo kỹ năng, vị trí công việc, và tiếp cận khởi động nguồn lực kinh doanh, trong khi cung cấp các nguồn lực để họ có thể đóng góp vào phát triển kinh tế của Tuynidi. Mỹ tiếp tục hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu và hàng chục tổ chức phụ nữ Tuynidi của địa phương để cung cấp công nghệ, phương tiện truyền thông xã hội, tinh thần kinh doanh và đào tạo lãnh đạo và hướng dẫn, trao đổi các cơ hội tại các công ty hàng đầu của Hoa Kỳ.
Mặt khác, quỹ doanh nghiệp Tuynidi-Hoa Kỳ sớm được thiết lập với vốn đầu tư ban dầu là 20 triệu USD, nhằm thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai nước, tác động các nhà đầu tư khác và giúp cho Tuynidi xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Thông qua Dự án phát triển ngành Công nghệ truyền thông thông tin (ICT), Hoa Kỳ đặt ngành công nghệ thông tin của Tuynidi như một chất xúc tác cho sự phát triển khu vực tư nhân và tạo việc làm.
Trong vấn đề hòa bình và an ninh, Hoa Kỳ đã sẵn sàng hợp tác với chính phủ Tuynidi để giải quyết những mối quan tâm an ninh ưu tiên, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, ổn định và bền vững của nền kinh tế Tuynidi. Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy cải cách thể chế, chống khủng bố, và tăng cường các nỗ lực an ninh biên giới và ổn định khu vực.
Đối với Ai Cập59:
Ngày 11/3/2009 Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký Luật Ngân sách liên bang mà Quốc hội vừa thông qua. Trong số tiền này, khoản viện trợ nước ngoài tăng 36,6 triệu USD (tăng 12% so với năm 2008). Trong đó, khoản tiền viện trợ kinh tế cho Ai Cập giảm, trong khi viện trợ quân sự không thay đổi. Tổng viện trợ của Mỹ cho Ai Cập trong năm tài chính này là 1,5 tỷ USD, trong đó 200 triệu USD hỗ trợ về kinh tế và 1,3 tỷ USD viện trợ cho quốc phòng.
Sau khi ông Morsi tuyên thệ nhậm chức tổng thống hôm 30/6/2012, bà Clinton là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Ai Cập với hành trang mang theo là Quỹ doanh nghiệp Hoa Kỳ - Ai Cập trị giá 60 triệu USD, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 250 triệu USD và việc Mỹ sẽ mở lại Tổng lãnh sự tại Alexandria.
Hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Ai Cập là một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Mỹ đề ra những sáng kiến kinh tế chủ chốt nhằm thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của Ai Cập góp phần vào sự thành công cho quá trình chuyển đổi. Những sáng kiến này đang trong tiến trình tham vấn giữa chính phủ Ai Cập và Quốc hội Mỹ, bao gồm Quỹ Doanh nghiệp Mỹ - Ai Cập đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Mỹ công bố một chương trình viện trợ 250 triệu USD để huy động ngân hàng Ai Cập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, giúp các doanh nghiệp này phát triển và tạo ra công ăn việc làm.
Mỹ đang làm việc với chính phủ Ai Cập để ủng hộ chương trình cải cách kinh tế rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại với Hoa Kỳ. Mỹ hỗ trợ cải cách để cải thiện môi trường đầu tư, và giúp các doanh nghiệp Ai Cập tận dụng các chương trình miễn thuế Mỹ cho các sản phẩm nhất định. Ngoài ra, kể từ khi cuộc cách mạng
59 Tham khảo: U.S. Government Assistance to Egypt, tại: http://www.state.gov/s/d/met/releases/198353.htm, 24/09/2012 <Đã lược dịch>
diễn ra, Hoa Kỳ đã cung cấp viện trợ 90 triệu USD cho phát triển dân chủ và 100 triệu USD cho phục hồi kinh tế. Viện trợ cho quá trình chuyển đổi dân chủ ở Ai Cập nhằm những ưu tiên như: Tiến hành bầu cử; Sự tham gia của Thanh niên; Tăng
cường các tổ chức lao động độc lập; Bảo vệ nhân quyền. Các hoạt động khôi phục
kinh tế nhằm một số mục tiêu chính, gồm: Tạo công ăn việc làm; Hỗ trợ doanh nghiệp; Thúc đẩy quyền phụ nữ làm chủ doanh nghiệp.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ngày 3/3/2013, Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cam kết viện trợ 450 triệu đô la Mỹ cho Ai Cập sau khi nhận được lời đảm bảo cải cách chính trị và kinh tế từ một trong những đồng minh quan trọng của Mỹ trong khối Ảrập. Ông Kerry cho biết Mỹ sẽ giải ngân ngay 190 triệu đô la Mỹ trong chương trình viện trợ 450 triệu đô la Mỹ cho Ai Cập nhằm giúp ổn định quốc gia đang trong tình trạng chia rẽ nghiêm trọng, đồng thời đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế cấp bách tại nước này. Ngoài ra, Mỹ sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ bổ sung 60 triệu đô la Mỹ cho quỹ hỗ trợ các doanh nhân và giới trẻ Ai Cập. Tân Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết thêm, khoản viện trợ được thông qua sau khi Tổng thống Ai Cập Morsi cam kết sẽ thực hiện các chương trình cải cách, vốn được đề ra trong thỏa thuận vay 4,8 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhưng bị trì hoãn lâu nay do tình hình bất ổn chính trị ở nước này. Mỹ cũng gần đạt thỏa thuận xóa 1 tỷ USD nợ cho Ai Cập nhằm giúp Cairo vực dậy kinh tế sau cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền.
Đối với Libi60:
Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược ở một Libi ổn định và thịnh vượng, và Mỹ đang hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi dân chủ của Libi trong hợp tác với Liên Hợp Quốc và các đối tác quốc tế. Kể từ tháng Hai năm 2011, Hoa Kỳ đã viện trợ 170 triệu đô la Mỹ, chủ yếu để đáp ứng nhân đạo khẩn cấp và những thách thức an ninh do hậu quả trực tiếp của khởi đầu xung đột. Mỹ cũng tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực xây dựng năng lực các tổ chức chính phủ, phát triển xã hội dân sự, và tạo điều kiện cho cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tất cả các dự án đều được phối hợp với Sứ mệnh hỗ trợ của Liên hợp quốc ở Libi (UNSMIL).
60 Tham khảo: U.S. Government Assistance to Libya, tại
Tháng 8 năm 2011, chính phủ Mỹ bỏ lệnh đóng băng đối với 1,5 tỷ USD tài sản của Libi61 để viện trợ cho lực lượng đang lật đổ chế độ tổng thống Moamar Gadhafi Khoản tiền 1,5 tỷ USD này sẽ được chia ra làm ba phần bằng nhau, phân phối cho các nhu cầu của các tổ chức nhân đạo quốc tế hoạt động ở Libi; chi phí vận chuyển hàng nhân đạo và nhiên liệu đến Libi; giáo dục và đào tạo ở Libi. Đến 4/2012, Nhà Trắng ra thông cáo cho biết Tổng thống Obama đã chấp thuận viện trợ 25 triệu USD cho phe nổi dậy Libi. Gói viện trợ bao gồm vật tư và dịch vụ dân sự không mang tính sát thương như xe cơ giới, xe chở nhiên liệu, xe cứu thương, trang thiết bị y tế, áo giáp chống đạn, ống nhòm, đài phát thanh loại thường không có chế độ mã hóa và lương thực ăn ngay.
Mặt khác, Hoa Kỳ cũng bắt đầu lại chương trình trao đổi nhân lực toàn diện giữa hai nước, bao gồm chương trình học bổng, học tiếng Anh, tư vấn giáo dục, bảo tồn văn hóa, và các chuyến thăm ngắn hạn và đào tạo tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ còn phối hợp với Liên Hợp Quốc, cùng với xã hội dân sự, chính phủ, và các phương tiện truyền thông đảm bảo quá trình xây dựng hiến pháp ở Libi là minh bạch và có sự tham gia giám sát rộng rãi của công chúng. Điểm trọng tâm là đảm bảo Hiến pháp bảo vệ quyền lợi cho người thiểu số và phụ nữ.
Đối với Yêmen62:
Trong năm qua, Yêmen đã trải qua một sự thay đổi đáng kể và đang trên con đường đường dẫn đến nền dân chủ. Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho những nỗ lực của người dân Yêmen đạt được mục tiêu này thông qua một chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh cho phép chính phủ đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân Yêmen. Ngoài việc cung cấp viện trợ nhân đạo hiện tại, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Yêmen bằng cách cung cấp viện trợ kinh tế, hỗ trợ nền quản trị tốt, khuyến khích mở rộng sự tham gia chính trị, và hỗ trợ an ninh để chống lại mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Hoa Kỳ cung cấp gói viện trợ 147 triệu USD cho Yêmen trong năm tài chính 2011
61 Các quỹ của Libi ở Mỹ đã bị đóng băng theo nghị quyết 1970 của Liên hợp quốc, nhằm buộc lực lượng của Gadhafi ngừng việc sử dụng vũ lực để đối phó với những người biểu tình.
62 Tham khảo: U.S. Government Assistance to Yemen, xem tại:
và kế hoạch cung cấp 346 triệu USD trong năm tài chính 2012 - số tiền lớn nhất của gói viện trợ từ chính phủ Mỹ đến Yêmen cho đến nay.
Đối với viện trợ dân sự: Hoa Kỳ sẽ chỉ định một phần đáng kể hỗ trợ trực
tiếp cho người dân Yêmen, bao gồm viện trợ nhân đạo cũng như hỗ trợ quá trình chuyển đổi và phát triển. Hoa Kỳ viện trợ 116 triệu USD cho Yêmen trong năm tài chính 2011 và kế hoạch cung cấp 185 triệu USD trong năm tài chính 2012.
Đối với viện trợ nhân đạo: Cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Yêmen là một
trong những thách thức lớn nhất trên thế giới. Có gần 550.000 người phải di dời (IDP), hơn 225.000 người tị nạn, và 160.000 người di cư và người tị nạn đang cần sự giúp đỡ. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây của Liên hợp quốc cho thấy gần một nửa dân số Yêmen đã không tiếp cận được nguồn thực phẩm, và gần một triệu trẻ em dưới năm tuổi đang bị suy dinh dưỡng cấp tính. Hoa Kỳ là nhà cung cấp viện trợ nhân đạo lớn nhất tại Yêmen, và đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của những người dân dễ bị tổn thương nhất. Hoa Kỳ cung cấp 62 triệu USD trong viện trợ nhân đạo cho Yêmen trong năm tài chính 2011 và cung cấp 117 triệu USD trong năm tài chính 2012. Với sự tài trợ này, các đối tác nhân đạo đang cung cấp dịch vụ bảo vệ, nước và vệ sinh môi trường, lương thực khẩn cấp, và dịch vụ y tế cho người vô gia cư, người tị nạn, nạn nhân của cuộc xung đột, và những cư dân dễ bị tổn thương khác.
Đối với viện trợ quá trình phát triển và chuyển đổi: Hoa Kỳ hỗ trợ cho quá
trình chuyển đổi quan trọng và nhu cầu phát triển của Yemen, tập trung vào việc cải thiện cung cấp dịch vụ (y tế, giáo dục, và nguồn nước) cho các giai đoạn dễ bị tổn thương của người dân, nâng cao đời sống kinh tế và cơ hội phát triển, hỗ trợ chính phủ đại diện và sự tham gia của tất cả người dânYemen trong quá trình chuyển đổi của họ, bao gồm cả hội nghị Đối thoại quốc gia, và cung cấp cho thanh thiếu niên Yêmen những cơ hội dân sự, xã hội, kinh tế có ý nghĩa. Hoa Kỳ cung cấp gói viện trợ phát triển là 54 triệu USD trong năm tài chính 2011 và kế hoạch cung cấp gần 68 triệu USD trong năm tài chính 2012.
Đối với Xyri:
Trong bối cảnh cuộc nội chiến Xyri đang diễn ra theo tình hình ngày càng phức tạp, Hoa Kỳ đã lên kế hoạch viện trợ cho phe đối lập Xyri và người dân tỵ nạn
nhưng trong thực tế, việc viện trợ này gặp nhiều vấn đề khó khăn phát sinh nên còn rất hạn chế.
Sau khi Tổng thống B. Obama tuyên bố cung cấp viện trợ cho phe đối lập Xyri, Chính phủ Mỹ bắt đầu bàn vấn đề viện trợ vũ khí với Ủy ban tình báo Quốc hội, nhưng, một vấn đề lớn hơn phải đối mặt của chính quyền Obama là, do lo ngại vũ khí rơi vào tay tổ chức khủng bố al – Qaeda nên Ủy ban tình báo Quốc hội đã tuyên bố tiến hành hạn chế đối với việc vận chuyển vũ khí.
Ngày 7/8/2013, Mỹ tuyên bố khoản hỗ trợ nhân đạo bổ sung trị giá 195 triệu USD cho Xyri trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại quốc gia này đang tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Khoản viện trợ của Mỹ bao gồm lương thực, thuốc men, phiếu lĩnh thực phẩm và các bữa ăn dành cho khoảng 245.000 người tị nạn Xyri đang cư trú tại Gioocđani, Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc và Ai Cập. Theo số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, khoản tiền này đã nâng tổng số viện trợ của Mỹ lên tới hơn 1 tỷ USD dành cho Xyri kể từ khi bất ổn chính trị bùng phát tại quốc gia Trung Cận Đông này hồi tháng 3/2011.
Tóm lại, trong bối cảnh ―hậu Mùa xuân Ả rập‖ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và các cuộc xung đột chưa có dấu hiệu chấm dứt, mục tiêu thiết lập nền dân chủ của Mỹ ở khu vực Trung Cận Đông vẫn là một bài toán chưa thể có lời giải. Bên cạnh những nỗ lực viện trợ có tính toán và được lập kế hoạch kỹ lưỡng, chính phủ Mỹ sẽ vẫn thực hiện những bước đi thận trọng để đảm bảo cho lợi ích và mục tiêu chủ yếu