Việc đồng bộ giữa bộ tạo mã giả ngẫu nhiên tại máy thu và chuỗi mã giả ngẫu nhiên trong phổ của sóng mang mà máy thu thu được là điều kiện chủ yếu để thực hiện việc đa truy nhập. Chính nhờ có điều kiện này mà máy thu có thể phân biệt được đoạn tin hữu ích m(t). Việc đồng bộ được thực hiện theo hai pha:
- Thu nhận chuỗi mã. - Bám chuỗi mã.
2.4.5.1. Thu nhận chuỗi mã
Ở đây sóng mang thu nhận được s1(t) được nhân với chuỗi giả ngẫu nhiên được tạo ra tại máy thu. Chuỗi đó có lệch pha so với chuỗi thu được p(t). Tín hiệu s2(t) ở đầu ra của bộ nhân được đưa đến bộ lọc thông dải BPF (Band Pass Filter). Bộ lọc thông dải có dải thông ứng với sóng mang wc ở điểm giữa và có phổ tần rộng so với m(t) nhưng lại hẹp so với p(t). Bộ lọc đó có hiệu ứng của tích trung bình và như vậy tín hiệu đầu ra của bộ lọc được biểu diễn bởi:
Bộ tách hình bao được đặt sau bộ lọc để tách các giá trị đỉnh của tín hiệu ở đầu ra của bộ lọc giá trị đỉnh của tín hiệu ở đầu ra của bộ lọc.
Khi biên độ của sóng mang được điều chế bởi tín hiệu m(t) là hằng số thì tín hiệu đầu ra của bộ tách sóng đường bao sẽ cho giá trị tuyệt đối của hàm tương quan
p(t), do đó:
Hình 2-12: Mô tả nguyên lý thu nhận chuỗi mã trong hệ thống DS-CDMA
Quá trình này lặp lại cho đến khi biên độ ở đầu ra của bộ tách đường bao vượt quá mức ngưỡng cố định và điều đó nói lên rằng quá trình đã đạt được đỉnh tương quan đối với . Sau đó quá trình chuyển sang chế độ bám.
2.4.5.2. Bám chuỗi mã
Vòng thu nhận ở đây bao gồm hai nhánh: một nhánh tiến và một nhánh lùi. Tín hiệu được tạo ra bởi bộ tạo chuỗi giả ngẫu nhiên trong nhánh tiến là p(t + Tc/2)
và trong nhánh lùi là p(t - Tc/2). Hai tín hiệu tại đầu ra của bộ tách đường bao được
trừ nhau để tạo ra tín hiệu lỗi và tín hiệu đó
sau khi lọc sẽ được dùng để điều khiển bộ tạo chuỗi giả ngẫu nhiên sẽ tiến hay lùi. Dấu của chỉ ra hướng hiệu chỉnh sẽ được thực hiện và sự biến đổi của là hàm của và nó có đặc tính của một tín hiệu lỗi trong vòng kiểm tra.
Hình 2-13: Nguyên lý hoạt động của quá trình bám mã