1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

137 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

Sự kiện Festival Huế được phản ánh dưới góc nhìn báo chí không chỉ cung cấp thông tin, giải trí, giới thiệu và truyền thông về văn hóa Huế mà còn giúp cho các cơ quan, ban tổ chức rút ra

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-

HỒ THỊ DIỆU TRANG

TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ

ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-

HỒ THỊ DIỆU TRANG

TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ

ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,

VIETNAMNET, VNEXPRESS

(Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái

TP Hồ Chí Minh- 2011

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục 3

Danh mục ký hiệu từ viết tắt 5

Danh mục các bảng biểu, mô hình 6

Danh mục các ảnh 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài 8

2 Lịch sử nghiên cứu 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

3.1 Mục đích nghiên cứu 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4.1 Đối tượng nghiên cứu 11

4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 12

6.1 Ý nghĩa lý luận 12

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 13

7 Kết cấu đề tài 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG TRÊN BÁO CHÍ 14

1.1 Truyền thông 14

1.1.1 Khái niệm 14

1.1.2 Phân loại truyền thông 16

1.2 Truyền thông trên báo chí 16

1.3 Truyền thông sự kiện Festival Huế 17

1.3.1 Xác lập bối cảnh văn hóa Huế 17

1.3.2 Khái niệm Festival 19

1.3.3 Tổng quan về Festival Huế 20

1.3.4 Festival Huế - Một hiện tượng văn hóa đương đại ở Việt Nam 23

1.4 Truyền thông sự kiện Festival Huế trên một tờ báo in và hai tờ báo điện tử 24

1.4.1 Báo Thừa Thiên-Huế 24

1.4.2 Báo VietnamNet và VnExpress 26

Trang 4

Chương 2 QUÁ TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP HÓA TRUYỀN THÔNG SỰ

KIỆN FESTIVAL HUẾ ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,

VIETNAMNET, VNEXPRESS (TỪ 2000-2010) 28

2.1 Tính định kỳ của Festival Huế 28

2.2 Kế hoạch hoạch định tổ chức truyền thông trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress 30

2.3 Thực tiễn truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, Vietnamnet, VnExpress 33

2.3.1 Những nội dung Festival Huế được truyền thông trước, trong và sau sự kiện diễn ra 33

2.3.2 Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo in: báo Thừa Thiên-Huế 45

2.3.3 Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo điện tử: VietnamNet và VnExpress 56

2.4 Sự phát triển tính chuyên nghiệp của truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet, VnExpress qua các kỳ tổ chức 68

2.4.1 Thay đổi về chất qua các đợt truyền thông sự kiện Festival Huế 68

2.4.2 Tính chuyên nghiệp được nâng cao qua 6 lần tổ chức 71

2.4.3 Tiến đến quản trị truyền thông Festival Huế trong tương lai 73

Chương 3 TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ TỪ GÓC NHÌN PR TRONG MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG ĐẦU THẾ KỶ XXI 75

3.1 Nhận diện môi trường truyền thông đầu thế kỷ XXI 75

3.1.1 Quốc tế 75

3.1.2 Việt Nam 76

3.2 Thành công và hạn chế của công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress 77

3.2.1 Thành công 77

3.2.2 Hạn chế 81

3.3 Bài học kinh nghiệm truyền thông Festival Huế từ báo Thừa Thiên–Huế, VietnamNet và VnExpress 84

3.4 Giải pháp PR cho Festival Huế trên báo chí sau 6 kỳ tổ chức 87

3.5 Xây dựng mô hình truyền thông Festival Huế trong tương lai 89

3.5.1 Mô hình quy trình truyền thông đối với báo in 89

3.5.2 Mô hình quy trình truyền thông cho báo điện tử 96

PHẦN KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 107

Trang 5

DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT

7 SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats :

thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức

11 VH-TT-DL Văn hóa-Thể thao-Du lịch

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH

1 Bảng 2.1: Thời gian truyền thông sự kiện Festival Huế trên

báo Thừa Thiên- Huế

30

2 Bảng 2.2: Bảng thống kê dung lượng các đề tài truyền thông

trên báo Thừa Thiên- Huế trước khi diễn ra lễ hội

6 Bảng 2.6: Số lượng tin bài phản ánh khi sự kiện Festival Huế

diễn ra của VNN, VNE, TT-H qua các kỳ Festival Huế 39

7 Bảng 2.7: Bảng thống kê các đề tài truyền thông trên báo Thừa

Thiên- Huế trong khi diễn ra lễ hội

40

8 Bảng 2.8: Bảng thống kê dung lượng các đề tài truyền thông

trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress sau khi

12 Mô hình 3.1: Mô hình truyền thông Festival Huế cho báo in 88

13 Mô hình 3.2: Mô hình truyền thông Festival Huế cho báo điện tử 95

Trang 7

DANH MỤC CÁC ẢNH

1 Ảnh 2.1: Chuyên mục “Góc nhìn Huế” Báo TT-H, 5/5/2002 44

2 Ảnh 2.2: Chuyên mục “Bên lề Festival”, báo TT-H, 16/5/2002 45

3 Ảnh 2.3: Chuyên mục “Tiến tới Festival” với logo chung của

Festival Huế 2002 báo TT-H, 9/4/2000

46

4 Ảnh 2.4: Chuyên mục “Góc sinh viên” 20/4/2002 46

5 Ảnh 2.5: Chùm tin ngắn trên báo TT-H, 13/6/ 2004 47

6 Ảnh 2.6: Chùm tin vắn “Sôi động Festival”, báo TT-H, 6/5/2002 48

7 Ảnh 2.7: Phóng sự “Người dân Huế trước ngày Festival”chuyên

9 Ảnh 2.9: Chùm ảnh hoạt động biểu diễn trong lễ khai mạc, báo TT-H 52

10 Ảnh 2.10: PSA“Trên sàn diễn Festiva Huế 2002, báo TT-H 53

11 Ảnh 2.11: Thông tin về Festival Huế 2006 trên giao diện VNE 54

12 Ảnh 2.12:Bài viết về Festival 2010 trên chuyên mục Văn hóa -VNN 57

13 Ảnh 2.13: Thông tin về Festival 2010 trên chuyên mục Xã hội - VNE 58

14 Ảnh 2.14: Siêu liên kết thể hiện ở Tin liên quan trên VNN 59

15 Ảnh 2.15: Siêu liên kết thể hiện trên VNE 59

16 Ảnh 2.16: “Hào khí Hoa Lư” tiết mục mở màn đêm khai mạc- VNN 63

17 Ảnh 2.17: Màn múa hát cung đình Huế - VNN 64

19 Ảnh 2.19: Chùm ảnh thả diều tại lễ hội Festival Huế- VNN 66

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu

tình thơ mộng

Có thể nói Cố đô Huế chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh

thần của người dân Việt Nam nói chung và người dân Huế nói riêng Việc tổ chức một festival với quy mô lớn có ý nhĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế Với ý nghĩa đó, Festival Huế đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 và đến nay đã được tổ chức 6 kỳ Festival Huế là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam đựợc phát triển trên quan niệm mới về lễ hội, lấy mô hình của các festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm mẫu hình tổ chức với sự tài trợ của nhiều tổ chức quốc tế Trải qua 6 lần tổ chức, Festival Huế đã có những thành công nhất định, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa Huế, con người Huế của du khách trong và ngoài nước

Trong thập niên đầu của thế kỉ 21, Festival Huế được đánh giá là một sự kiện văn hóa lớn, thành công và đậm đà bản sắc dân tộc Chính vì thế, Festival Huế đã trở thành sự kiện truyền thông quan trọng luôn được các phương tiện truyền thông đặc biệt chú ý, thông tin sâu sát và toàn diện Sự kiện Festival Huế được phản ánh dưới góc nhìn báo chí không chỉ cung cấp thông tin, giải trí, giới thiệu và truyền thông về văn hóa Huế mà còn giúp cho các cơ quan, ban tổ chức rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác tổ chức các kỳ festival sau

Trang 9

Trên những cơ sở đó, các cơ quan chức năng, ban ngành sẽ có một cái nhìn tổng thể, toàn diện để tiếp tục xây dựng và phát triển một Festival Huế vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại, hướng đến tổ chức một festival chuyên nghiệp, hòa chung vào xu hướng giao lưu và hội nhập văn hóa trong khu vực và trên thế giới

Với những ý nghĩa thực tiễn đó, chúng tôi chọn “Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ

của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Festival Huế là sự kiện văn hóa quan trọng của Huế Tính đến năm 2010, sự kiện này đã tổ chức 6 lần liên tiếp (năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010) Vì thế trong nhiều năm qua, một số học giả, nhà văn hóa, nhà khoa học đã có một số công trình nghiên cứu về Festival Huế ở nhiều góc độ khác nhau

Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ chức Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì Đây là những báo cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng kết công

tác và đề ra phương hướng cho các kỳ tổ chức festival sau Chẳng hạn như: Báo cáo

tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa

Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,

2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch Thừa Thiên- Huế Những báo cáo tổng kết

này đã đúc rút được những ưu điểm và hạn chế của các kỳ festival, đánh giá tác động của lễ hội và rút ra những kinh nghiệm để tổ chức các kỳ lễ hội lần sau

Các báo cáo tổng kết cũng nêu rõ những thành công của Festival Huế để lại những ấn tượng sâu đậm với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế Công tác tổ chức được đổi mới và mang tính chuyên nghiệp Công tác tuyên truyền truyền thông được chú trọng Chương trình nghệ thuật có chất lượng cao, thể loại phong phú, thể hiện rõ chủ đề Festival Huế và bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc Công tác

an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đạt hiệu quả tuyệt đối Công tác lưu trú, hoạt động dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu Hoạt động thương mại, dịch

Trang 10

vụ tiếp tục sôi động Công tác kêu gọi tài trợ có phát triển góp phần chủ động các nguồn chi, giải quyết tốt các hoạt động festival so với các năm

Nhìn chung, các báo cáo tổng kết này chỉ ở dạng tổng kết sơ bộ các hoạt động lễ hội chứ chưa đi sâu tổng kết đánh giá các hoạt động truyền thông và truyền thông

sự kiện festival

Tiếp nối các báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đã tiếp cận khảo sát sự kiện Festival Huế ở những khía cạnh hẹp.Ví

dụ: Bài tham luận của tác giả Trần Thị Mai “Những tác động tích cực của Festival Huế-

Xét ở góc độ du lịch”, được đăng ở Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện vào năm

2002 tại trường Đại học Kinh tế -Huế Trong bài tham luận này, tác giả Trần Thị Mai đã tổng kết những hiệu ứng tích cực của Festival Huế đến du lịch Festival Huế

đã tạo được môi trường và không gian khá lý tưởng cho du lịch tỉnh Thừa Huế

Thiên-Trong khi đó, Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ

năm 2005 tại trường ĐH Kinh tế-Huế với tiêu đề “Đánh giá tác động kinh tế của

Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế” lại đi theo chiều

hướng nghiên cứu tác động ở góc độ dịch vụ liên quan cụ thể là các khách sạn, nhà hàng

Còn với Luận văn Thạc sĩ với tên đề tài “Đánh giá mức độ thỏa mãn của du

khách đối với lễ hội Festival Huế 2006” của Phan Thị Thanh Tâm bảo vệ năm 2007

tại trường ĐH Kinh tế-Huế lại đi theo hướng nghiên cứu ở góc độ công chúng, du khách đối với sự kiện Festival Huế Trong Luận văn này, tác giả đã nêu lên được những điều hài lòng, chưa hài lòng của du khách và những đề xuất, kiến nghị để công tác tổ chức Festival Huế những kỳ kế tiếp tốt hơn

Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa của

Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội

ấn hành năm 2009 đã dành một tiểu mục đề cập đến công tác truyền thông đối với

sự kiện Festival Huế [19; tr.119] Tuy nhiên, tiểu mục này chỉ mới nêu ra một số ưu điểm và nhược điểm của công tác truyền thông đối với sự kiện này mà chưa đi sâu vào phân tích và đánh giá kỹ lưỡng

Trang 11

Nhìn chung các công trình đã đề cập trên hoặc là những tổng kết chung hoặc là

cụ thể về một tác động, ảnh hưởng của lễ hội Festival Huế chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề công tác truyền thông, công tác PR về Festival Huế trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong khi hoạt động này lại có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các Festival Huế tiếp theo

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào những mục đích sau:

Thứ nhất, khẳng định vai trò và đóng góp to lớn của sự kiện Festival Huế trong

bối cảnh giao lưu và hội nhập nền văn hóa thế giới

Thứ hai, nêu bật vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc

thông tin sự kiện văn hóa có quy mô lớn, truyền thông hình ảnh Huế ra bạn bè quốc tế

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các phương tiện truyền thông

trong việc thông tin, phản ánh, PR cho sự kiện Festival Huế

Hai là, rút ra những bài học kinh nghiệm cho các phương tiện truyền thông khi thực

hiện chức năng thông tin các sự kiện văn hóa có tầm cỡ trong nước và trên thế giới

Ba là, đưa ra các kiến nghị, đề xuất những giải pháp, mô hình truyền thông

Festival Huế nhằm hướng đến xây dựng một festival chuyên nghiệp, một festival Huế đặc trưng của Việt Nam

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà Luận văn hướng đến khảo sát là sự kiện Festival Huế được phản

ánh trên 3 báo: Thừa Thiên- Huế, VnExpress và VietnamNet bao gồm các vấn đề về

truyền thông qua nội dung phản ánh, cánh thức tổ chức, dịch vụ, truyền thông hình ảnh…

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Báo Thừa Thiên-Huế, báo VnExpress và báo VietnamNet trong thời gian Festival

Huế được tổ chức: 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 Trong đó, chúng tôi chỉ tập

Trang 12

trung khảo sát truyền thông sự kiện Festival Huế qua các tin, bài, các phương thức

và hình thức truyền thông trên 3 tờ báo này

5 Phương pháp nghiên cứu

Bước đầu tiên để tiến hành khảo sát đề tài này là tập hợp các công trình, bài viết

có liên quan đến đề tài, phân tích, xử lý, tìm hiểu các công trình này để bổ sung phần lý luận trong quá trình nghiên cứu là bước đầu tiên trong quá trình hệ thống lại

lý luận

Sau đó, chúng tôi khảo sát sự kiện Festival được phản ánh trên báo Thừa Thiên-

Huế, VietnamNet, VnExpress trong 6 kỳ từ năm 2000-2010 qua thu thập các tờ báo

ở phòng lưu trữ và trên mạng Internet Bằng phương pháp phân tích văn bản, chúng

tôi khảo sát các bài viết trên các báo, các văn bản, tài liệu của các cơ quan tham gia Festival Huế, các tài liệu khoa học về festival, các tài liệu của các phương tiện truyền thông liên quan nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề của Luận văn

Tiếp đến, chúng tôi dùng phương pháp thống kê để thống kê số lượng tin bài về

lễ hội Festival Huế Chúng tôi dùng phương pháp survey để điều tra về tâm lý tiếp

nhận của độc giả, những người trực tiếp tổ chức và các phóng viên tham gia truyền thông lễ hội

Sau khi hoàn thành các thao tác trên, chúng tôi tiến hành triển khai Luận văn

bằng văn bản hoàn chỉnh theo phương pháp diễn dịch, quy nạp và phương pháp

SWOT Phương pháp diễn dịch giúp chúng tôi phân tích, lý giải những nhận định đã

được khái quát từ việc khảo sát Phương pháp quy nạp giúp rút ra những kết luận về

công tác truyền thông lễ hội Festival Huế Phương pháp SWOT là phương pháp

đánh giá một cách tổng hợp những điểm mạnh, yếu của công tác truyền thông Festival Huế Từ đó, tổng hợp thành luận điểm và đi đến các giải pháp cho truyền thông Festival Huế trong tương lai

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Nhấn mạnh chức năng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc thông tin về các sự kiện văn hóa, nhằm góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết về

Trang 13

chức năng và vai trò của báo chí Việt Nam hiện nay Đó chính là chức năng phát triển văn hóa và giải trí của báo chí

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các vấn đề nêu ra và các hướng giải quyết trong Luận văn sẽ là cơ sở cho các cấp quản lý, cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên có một cách nhìn nhận chính xác hơn về việc thông tin các sự kiện văn hoá lớn Từ đó đưa ra những phương pháp để khắc phục và hoàn thiện hơn công tác tổ chức festival nói chung và festival Huế nói riêng

7 Kết cấu đề tài

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Phụ Lục, Luận văn gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông trên báo chí

Chương 2: Quá trình chuyên nghiệp hóa truyền thông sự kiện Festival

Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (từ 2000-2010) Chương 3: Truyền thông sự kiện Festival Huế từ góc nhìn PR trong môi

trường truyền thông đầu thế kỷ 21

Trang 14

Trong xã hội loài người, truyền thông là điều kiện tiên quyết để có thể hình

thành nên một cộng đồng hay một xã hội Con người có thể quan hệ và sống được

với nhau là nhờ quá trình truyền và nhận thông tin Ngày nay, truyền thông và phương thức truyền thông là tiêu chí để đánh giá xã hội, cộng đồng hay quốc gia về trình độ văn minh

Truyền thông được xem là quá trình chia sẻ thông tin Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm

và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ

Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục tiêu + Nội dung: truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin, chương trình trên báo đài

+ Hình thức: thể hiện nội dung qua các động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin của các phương tiện truyền thông

Trang 15

+ Mục tiêu: có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người hoặc tổ chức gửi đi thông tin

Có nhiều dạng thức truyền thông khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã chia truyền thông thành hai dạng cơ bản:

+ Truyền thông ngôn từ: chữ viết hoặc lời nói

+ Truyền thông phi ngôn ngữ (non verbal): Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…

Và các nhà truyền thông đã đưa ra một số quan niệm sau:

+ Truyền thông là quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng

+ Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người

+ Truyền thông : Bao hàm ý nghĩa rộng lớn, đó là sự cố gắng tạo lập ra sự hiểu biết chung của con người với mục đích làm thay đổi hành vi

Hiện nay, theo thống kê của các nhà truyền thông học trên thế giới, truyền thông

đã được hiểu bởi hơn 200 định nghĩa dưới nhiều góc độ Từ năm 1970 trong công trình nghiên cứu của mình, “Khái niệm cơ bản về truyền thông” Frank Dance đã nêu ra 15 định nghĩa về truyền thông dưới những phương diện khác nhau như góc

độ kí hiệu lời, sự hiểu biết con người, góc độ tương tác, quá trình truyền tải, góc độ chuyển giao, góc độ kết nối- ghép nối, góc độ tính công cộng, kênh phương tiện lộ trình, góc độ phản ứng, khuyến khích, chủ định, thời gian, quyền lực

Như vậy, truyền thông như một số cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu nói trên gồm 3 loại: loại thứ nhất, xác định bản chất và nội dung của quá trình truyền thông Loại thứ hai, đề cập quá trình truyền thông cơ bản, chung cho tất cả các loại truyền thông của con người Loại thứ ba là đề cập bối cảnh mà quá trình truyền thông xảy ra

Với nhiều cách hiểu khác nhau như vậy, chúng tôi cho rằng để khu biệt một khái niệm về truyền thông mà nội hàm đầy đủ và trọn vẹn là khó khăn Định nghĩa truyền thông sau đây của nhóm tác giả thuộc khoa Báo chí- Truyền thông,

ĐHKHXH&NV Hà Nội theo chúng tôi là tương đối hợp lí: “Truyền thông là một

Trang 16

quá trình liên tục trao đổi và chia sẻ thông tin, tình cảm kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự trao đổi trong hành vi và nhận thức” [15; tr.20]

1.1.2 Phân loại truyền thông

a, Truyền thông nội cá nhân: Truyền thông cho chính mình [ 12; tr.1053]

b, Truyền thông liên cá nhân: Hai người hoặc nhóm nhỏ (làm việc nhóm)

c, Truyền thông tập thể: Trong nội bộ lớp học, cơ quan…

d, Truyền thông đại chúng: Truyền thông số đông [14; tr.3]

1.2 Truyền thông trên báo chí

Truyền thông trên báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử) là một dạng của truyền thông đại chúng (Mass Communication- tiếng Anh) hay Communication de masse -tiếng Pháp) Nó là một hoạt động truyền thông mà nội dung, hình thức, tính chất và đối tượng hướng đến là đại chúng rộng lớn

Theo đó, truyền thông trên báo chí theo Herbert Blumer là: 1, bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng rất dị biệt nhau 2, có nội dung dễ hiểu,

dễ tiếp cận, phương thức truyền thông đơn giản 3, Vừa có tính chuyên biệt vừa mang tính đại chúng Và truyền thông của báo chí bao gồm:

+ Hoạt động truyền thông (chẳng hạn như đi săn tin, quay phim, chụp hình rồi viết bài, biên tập, cuối cùng là xuất bản, hoặc phát sóng)

+ Các nhà truyền thông (bao gồm các tổ chức truyền thông như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và những người làm công tác truyền thông như nhà báo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên )

+ Đại chúng (các tầng lớp công chúng rộng rãi)

Nhà nghiên cứu truyền thông Charles Wright đã phân biệt truyền thông báo chí với các phương tiện truyền thông khác như sau:

+ Đây là những phương tiện truyền thông nhắm đến những công chúng tương đối rộng rãi, dị biệt, nặc danh và không có quan hệ gì với nhà truyền thông

+ Nội dung truyền thông được phát nơi công cộng

Trang 17

+ Cách phát hành, phát sóng được tính toán sao cho tới số lượng công chúng đông nhất

2, Truyền thông báo chí nên cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân

có một cái nhìn tổng thể về thế giới chính trị phức tạp Họ nên phân tích và giải thích chính trị sao cho công dân có thể hiểu và hành động được

3, Truyền thông báo chí nên đóng vai trò làm người chuyển tải chung cho các quan điểm của nhóm người khác nhau trong xã hội như lời Herbert Gans nói là nên

đa qua điểm

4, Truyền thông báo chí nên cung cấp số lượng và chất lượng tin tức mà mọi người muốn, tức thị trường phải là tiêu chí sản xuất tin

5, Truyền thông báo chí nên đại diện cho công chúng và tiếng nói của công chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền biết đến

6, Truyền thông báo chí nên khơi dậy cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc để công dân trên qui mô lớn có thể đánh giá đúng tình hình cuộc sống con người trên toàn thế giới và nhờ vậy những tầng lớp tinh hoa có thể hiểu chia sẻ với những người ở các tầng lớp bình thường khác

7, Truyền thông báo chí nên cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa công dân, nó không chỉ thông tin về những quyết định dân chủ mà phải là một quá trình, một thành tố trong đó

1.3 Truyền thông sự kiện Festival Huế

1.3.1 Xác lập bối cảnh văn hóa Huế

Huế là một vùng non sông kỳ tú đã lưu giữ trong lòng mình những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá Mảnh đất này đã hình thành nên những

Trang 18

phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, hội tụ nhiều danh nhân tạo nên một Huế vừa mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô

Cố đô Huế là một di sản văn hóa mang ý nghĩa quốc hồn thuần túy, một tiểu vùng văn hóa độc đáo của Việt Nam Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 và 10 năm sau, năm

2003, UNESCO tiếp tục công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là Kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại Huế đã, đang và sẽ mãi mãi được giữ gìn, bảo tồn và phát huy, sánh vai với các kỳ quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO

Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước và quốc tế là nhờ Huế còn bảo lưu được di sản văn hóa vật thể và phi vật thể bề thế bắt nguồn từ cội nguồn văn hóa dân tộc Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, hai di sản văn hóa thể giới vừa mang dáng dấp của văn hóa dân tộc nhưng cũng biểu hiện đậm chất văn hóa miền Trung và tiểu vùng văn hóa Huế Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son Huế còn lưu giữ những giá trị văn hóa dân gian - nông nghiệp độc đáo, là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi động - ở

đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hòa nhuyễn vào truyền thống địa phương Văn hóa của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hóa, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn

Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế, những món ăn đậm chất Huế mà ngày nay không thể thiếu trong những chuyến tham quan Cố đô của du khách mọi miền

Huế đã thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước, là địa điểm được các phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới quảng bá rộng rãi Để bảo tồn và phát huy các di sản, Huế cần tổ chức những lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc

Trang 19

Và sự kiện Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 đã đánh dấu một bước ngoặc lớn đối với mảnh đất Cố đô này

1.3.2 Khái niệm Festival

Theo Từ điển Anh - Việt, “Festival” có nghĩa là Ngày lễ, Ngày hội, Đại nhạc hội (thường kỳ và nổi tiếng) [ 21; tr.497]

Festival là lễ hội đương đại, mang bản chất thế tục, là một loại hình / sự kiện văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là các nghi lễ, gắn với các tôn giáo-tín ngưỡng ở các

xã hội nông thôn truyền thống [19; tr.24]

Trong Từ điển Wikipedia- từ điển Bách khoa tri thức thì “Festival” được định nghĩa như sau: “Festival is a day or period of celebration or a series of

perforrmance of music, drama…given regularly, especially once a year”, tạm dịch

như sau: “Festival là ngày hội, đại hội, liên hoan hoặc đợt biểu diễn thường kỳ về

âm nhạc, điện ảnh…”

Về từ nguyên, cũng theo từ điển này, Festival được sử dụng trong tiếng Anh và tiếng Pháp thời trung đại và có cùng nguồn gốc từ căn ngữ Latin là Festivus Từ

Festival được dùng lần đầu tiên trong ngôn ngữ Anh với tính chất là tính từ vào thế kỷ

XIV, sau đó nó được dùng như là một danh từ vào năm 1589 để chỉ “bữa tiệc ăn

mừng một ngày lễ nhà thờ”

Ngày nay, thuật ngữ Festival được dùng để nói về một loại hình sự kiện lớn

hoặc siêu lớn được sản xuất ra cho một phân khúc thị trường nào đó, với công nghệ

tổ chức hiện đại, hoành tráng, qui mô rộng, rất khác so với các lễ hội truyền thống vốn mang yếu tố nghi thức tôn giáo - tâm linh, được ra đời do nhu cầu tinh thần của một cộng đồng

Việc ra đời các festival có hai nguyên nhân: (1) Bản thân đời sống đô thị- công nghiệp cần có những cách tổ chức riêng, khác với đời sống nông thôn Nhu cầu của

cư dân đô thị đòi hỏi cần có các sự kiện văn hóa làm sống động đời sống tinh thần trong bối cảnh đường phố, quảng trường Các festival là cách thức tốt nhất biểu thị bản sắc địa phương; (2) Những người tổ chức đã nhìn thấy thêm một tiềm năng của festival: có thể mang lại lợi nhuận về mặt kinh tế hay hiệu quả về mặt văn hóa xã hội

Trang 20

Như vậy, để một festival diễn ra, cần có các yếu tố sau đây tham gia:

+ Sự tham gia của giới làm nghệ thuật: họ sẽ là chủ nhân chính trong việc tạo nên các sự kiện nghệ thuật cho festival;

+ Sự tham gia của giới tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp: hình thành cả một đội ngũ tổ chức sự kiện, với các đạo diễn, các công ty - họ sẽ là những người khớp nối các sự kiện lại với nhau;

+ Sự tham gia của chính quyền: điều này rất quan trọng, để cho chủ trương, cho phép sử dụng không gian, huy động lực lượng

+ Sự tham gia của giới truyền thông: Sự thành công của festival sẽ gắn với quá trình truyền thông Hình ảnh lễ hội sẽ được truyền thông đi khắp nơi trong và ngoài nước qua các phương thức truyền thông của các phương tiện truyền thông đại chúng Tóm lại, festival ra đời như một công cụ, một cách để quảng bá hình ảnh của địa phương, đáp ứng yêu cầu của đời sống tinh thần, và để tạo ra lợi nhuận, nếu biết đầu tư cho nó như một sản phẩm được bán trên thị trường

1.3.3 Tổng quan về Festival Huế

Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt - Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev (Pháp), tỉnh Thừa Thiên- Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một Festival với qui mô lớn hơn, chất lượng cao hơn Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình của nhiều bộ, ngành Trung ương và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000

Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt - Pháp đã phối hợp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam

Trang 21

Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế

Sự kiện Festival Huế được tổ chức định kỳ đã góp phần phục dựng những lễ hội khác như: Tái hiện lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền

- Voi Ré Từ những lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất

Cố đô

Bên cạnh đó có nhiều chương trình nghệ thuật với quy mô tổ chức lớn, thu hút

đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam

Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải

* Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, với sự tham gia của trên 30 đơn vị

nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với trên 1000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự Festival, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6000 lượt khách quốc tế Đây thực sự là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, một đợt tổng diễn tập hoạt động giao lưu có tính chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy sự hồi sinh của tỉnh Thừa Thiên- Huế sau cơn lũ lịch sử năm 1999, phát huy được lợi thế

so sánh của tỉnh Thừa Thiên- Huế trên lĩnh vực văn hóa - du lịch

* Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của

cố đô Huế” đi liền với mở rộng giao lưu quốc tế, diễn ra 12 ngày đêm và 1 tháng trước ngày khai mạc được khởi động bằng Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam” với sự tham gia của 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và các đoàn trong nước gồm 1554 nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật, thu hút trên 1 triệu lượt người tham dự, 75.000 lượt khách du lịch, trong đó có 18.000 lượt quốc tế (tăng gấp 3 lần so với Festival Huế 2000) Festival Huế 2002 đã

Trang 22

tạo được tiếng vang lớn, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo tiền đề để xây dựng Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam

* Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”

diễn ra trong 9 ngày đêm gắn với 1 tháng khởi động của Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam”, Trại Điêu khắc Dân gian, Festival Thơ Huế

và nhiều hoạt động dạo đầu, đã quy tụ 15 đoàn nghệ thuật nước ngoài đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Argentina, Úc, Ấn Độ, Đức, Mỹ, 25 đoàn nghệ thuật trong nước với 1.300 diễn viên chuyên nghiệp, gần 2.000 diễn viên không chuyên và đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ nhiều lực lượng tham gia phục vụ Festival, thu hút 1,2 triệu lượt người tham dự, 101.950 lượt khách du lịch, trong đó có 11.950 lượt khách quốc tế Đây là một lễ hội văn hóa du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, giới thiệu được những giá trị nghệ thuật đặc sắc của Huế, của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới Đồng thời đây là dịp tôn vinh Nhã nhạc Cung đình Huế - kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận, tiếp tục tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế du lịch và văn hóa phát triển, khẳng định lợi thế của một thành phố Festival của Việt Nam

* Festival Huế 2006 với chủ đề “700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên

Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển” - quy tụ 1.440 nghệ sĩ, diễn viên của 22 đoàn nghệ thuật trong nước (1171 diễn viên) và 22 đoàn nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên) đến từ các nước: Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Argentina, Indonesia, Úc Festival Huế 2006 tiếp tục phát huy được những kết quả và các kinh nghiệm của các kỳ Festival trước, đã đạt được các yêu cầu đặt ra, thu hút 1,5 triệu lượt người tham dự vào các hoạt động tại Festival Huế Một tháng khởi động trước khai mạc và 9 ngày đêm liên tục từ 3/6 đến 11/6/2006, Festival Huế 2006 đã mang đến cho công chúng 138 suất diễn, trên 40 hoạt động văn hóa và lễ hội cộng đồng Chương trình đã được công luận đánh giá là một lễ hội mang đậm chất dân tộc, hiện đại, hoành tráng, hấp dẫn và an toàn, thể hiện được đẳng cấp của một Festival chuyên nghiệp và có tính quốc tế của Việt Nam

Trang 23

* Festival Huế 2008 bắt đầu trình diễn những lễ hội đặc sắc kéo dài trong 9

ngày, xoay quanh chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” Kết cấu chương trình nghệ thuật Festival Huế 2008 đã thể hiện rõ hơn chủ đề hội nhập và phát triển Sự gần gũi, nét tương đồng về văn hoá của các nước trong khu vực được thể hiện ở nhiều tiết mục, vở diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại Các chương trình nghệ thuật của Festival thể hiện rõ sự phát triển của quá trình hợp tác và giao lưu văn hoá - nghệ thuật giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới

* Festival Huế 2010 với chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”,

hướng tới kỷ niệm quốc gia 1.000 năm Thăng Long Đông Đô Hà Nội và kỷ niệm

50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Festival Huế 2010 là một lễ hội lớn, đầy

ấn tượng và hấp dẫn với hàng trăm chương trình văn hoá, du lịch đặc sắc, nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá độc đáo của Việt Nam nói chung và Cố đô Huế nói riêng, nơi gặp gỡ các thành phố Cố đô, các thành phố có di sản văn hoá thế giới, một diễn đàn sinh hoạt văn hoá nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam và khu vực, gắn với mở rộng giao lưu quốc tế, phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển

1.3.4 Festival Huế - Một hiện tượng văn hóa đương đại ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nhiều lễ hội và nghi lễ truyền thống Theo thống

kê của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Việt Nam hiện có rất nhiều loại hình lễ hội khác nhau Với tộc người Việt, các lễ hội này gắn với xã hội nông thôn, được tổ chức bởi các cộng đồng làng, theo nguyên tắc tự quản, nhằm mục đích cầu “mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người yên, vật thịnh” Đó là các nghi lễ gắn liền với vòng sinh trưởng của cây trồng, biểu dương sức mạnh cộng đồng, khẳng định bản sắc văn hóa, được tổ chức thao hai mùa Xuân –Thu, lễ hội vào mùa Hè và mùa Đông rất hiếm xảy ra

Sau Đổi mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, đã xuất hiện các hiện tượng văn hóa mới, trong đó, các festival là một

ví dụ tiêu biểu Festival Huế là một hiện tượng văn hóa gắn với bối cảnh đô thị và nền kinh tế thị trường, được tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống Đó là

Trang 24

sản phẩm xây dựng cho một đối tượng khách hàng xác định, trên một công nghệ tổ chức sự kiện, gồm các hoạt động xác định như nhu cầu thị trường, truyền thông, tiếp thị, tìm kiếm nguồn tài trợ, tổ chức các sự kiện trên cơ sở các nguồn lực và cơ

sở han tầng và kỹ thuật xá định Đây là một lễ hội đương đại, mang bản chất thế tục, là một loại hình mang, sự kiện văn hóa nghệ thuật đô thị hơn là nghi lễ, gắn với các tôn giáo-tín ngưỡng ở các xã hội nông thôn truyền thống

Ngày nay, sự kiện này là tâm điểm của đời sống văn hóa Việc gia tăng thời gian rỗi và dành thời gian này cho các hoạt động giải trí đã dẫn đến việc phát triển của các sự kiện cộng đồng, các dịp kỷ niệm và các khu giải trí Nhìn từ góc độ chính phủ, việc họ coi đây như phần một chiến lược đối với sự phát triển kimh tế, xây dựng quốc gia và giới thiệu điểm đến, hợp tác và phát triển quan hệ quốc tế, đã hỗ trợ và đẩy mạnh các sự kiện Với các doanh nghiệp, sự kiện Festival Huế được coi

là công cụ trong chiến lược tiếp thị và thúc đẩy hình ảnh, phát triển các lợi ích thương mại mang tính văn hóa Sự nhiệt tình đam mê của các nhóm cộng đồng, các

cá nhân đối với các mối quan tâm của họ cũng là một yếu tố góp phần tạo ra một diện mạo kỳ lạ cho các sự kiện ở hầu hết ở các đề tài và chủ đề

1.4 Truyền thông sự kiện Festival Huế trên một tờ báo in và hai tờ báo điện tử

1.4.1 Báo Thừa Thiên-Huế

Báo Thừa Thiên- Huế là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Thừa Thiên- Huế, là

tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Cũng như các

tờ báo khác, báo Thừa Thiên- Huế chịu sự lãnh đạo sâu sát về đường lối của Đảng

và Nhà nước trong hệ thống quản lý hoạt động báo chí Việt Nam

Hòa chung trong hoạt động của hệ thống báo chí Việt Nam, báo Thừa Thiên- Huế

chính là phương tiện thể hiện đắc lực và hiệu quả nhất những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân trong tỉnh Đồng thời, đây cũng là nơi thể hiện những tâm tư nguyện vọng, thể hiện tiếng nói của người dân, thực hiện triệt để tinh thần dân chủ trong đời sống thông tin

Ngày nay, hoàn thiện từ khâu tổ chức và vận hành, đội ngũ lãnh đạo, phóng viên của tờ báo đã và đang làm việc một cách rất tích cực Phối hợp với lực lượng cộng

Trang 25

tác viên khắp nơi trong và ngoài tỉnh nhằm thông tin kịp thời đến bạn đọc những chuyển biến của đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Ngoài tờ nhật báo với

dung lượng 4 trang, Thừa Thiên- Huế cuối tuần còn là một bước đột phá về nội dung và hình thức với các chuyên mục: Diễn đàn cuối tuần, Kinh tế- đời sống,

trang Văn hóa nghệ thuật, Góc nhìn ra thế giới, Thể thao, Giải trí cuối tuần,… Báo Thừa Thiên- Huế hiện nay đã thu hút được đông đảo bạn đọc tham gia vào các diễn

đàn mở như: Ý kiến bạn đọc, Gia đình-nhà trường - xã hội, Góc sinh viên Nhờ sự

phong phú, hấp dẫn, chủ dộng trao đổi thông tin, tờ báo về cơ bản đã đáp ứng nhu yều cầu cao của đại đa số công chúng nhiều nơi về tính thời sự của nội dung phản ánh Văn hóa là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Vì thế mỗi dân tộc đều có những dấu ấn văn hóa riêng, những bản sắc văn hóa không thể lẫn lộn được Văn hóa trở thành đối tượng phản ánh và quan tâm của các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như các lĩnh vực khác của xã hội

Trong thời đại hiện nay, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao thì việc truyền thông, phản ánh các sự kiện văn hóa để đáp ứng nhu cầu của người dân là một lẽ thường tình Công chúng tiếp thu và làm giàu vốn tri thức văn hóa của mình qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí Có thể nói vai trò của báo chí trong việc truyền thông, giới thiệu nền văn hóa đến với công chúng là một điều rất có ý nghĩa

Festival là một hiện tượng văn hóa đương đại Nhờ có festival, tính hấp dẫn của các điểm du lịch được nâng cao Nhiều thành phố lớn trên thế giới được du khách biết đến thông qua các festival, lợi ích thông qua các hoạt động festival là rất rõ Các festival làm ra trước hết là cho du khách, thu hút du khách từ nơi khác đến, qua

đó cộng đồng địa phương hưởng lợi từ các dịch vụ, từ việc khai thác và sử dụng các tiềm năng sẵn có tại địa phương Do đó, có thể nói, việc tổ chức các festival và phát triển du lịch là hai mặt của một vấn đề của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của một cộng đồng, vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

Trang 26

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của lễ hội Festival Huế, tỉnh Thừa

Thiên- Huế đã chú trọng phát triển loại hình văn hóa này Trong đó, báo Thừa

Thiên- Huế luôn là cơ quan ngôn luận chủ lực trên con đường truyền thông, phát

triển mô hình này Báo Thừa Thiên- Huế đã đẩy mạnh và nâng cao hoạt động xúc

tiến văn hóa du lịch địa phương trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực Tuy là lĩnh vực hoạt động tương đối mới mẻ, chỉ mới tiến hành trên 10 năm, nhưng qua thời gian đó, hoạt động truyền thông xúc tiến văn hóa du lịch của báo

Thừa Thiên- Huế đã có nhiều tiến bộ, góp phần đáng kể cho hoạt động đầu tư, mở

rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước Với vai trò là chủ nhà trong

công tác truyền thông lễ hội Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế luôn đóng vai trò

chủ động trên mọi hoạt động, luôn là nhà cung cấp thông tin kịp thời và nhanh chóng nhất cho công chúng và các cơ quan thông tin truyền thông khác

1.4.2 Báo VietnamNet và VnExpress

Ngày 19/12/1997 đánh dấu sự ra đời của VietnamNet Ngày 23/1/2003 trang tin

được chính thức công nhận là báo điện tử theo giấy phép số 27/GP-BVHTT, ra hằng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, hiện đặt trụ sở tại số 4 Láng Hạ, Ba Đình,

Hà Nội, trực thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông

Ngày 26/2/2001, VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT Ngày 25/11/2002, VnExpress trở thành tờ báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép

chuyên hoạt động trên Truyền thông với giấy phép số 511/GP-BVHTT Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ, trụ sở 48 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội

Sự phát triển mạnh mẽ đưa VietnamNet và VnExpress vào nhóm những tờ báo

có số lượng người truy cập lớn nhất Việt Nam và 2 trong số 10 tờ báo lớn của thế

giới theo thống kê của Google Analytics

VietnamNet và VnExpress có lực lượng phóng viên, biên tập viên năng động,

kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề Đội ngũ cộng tác viên đông đảo Trong số

đó có nhiều học giả, chuyên gia nổi tiếng như: Nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn hóa Hữu Ngọc, nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh, nhà sử học Dương Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái, Võ Thị Hảo, nhà

Trang 27

thơ Hoàng Cát, Nguyễn Trọng Tạo Đội ngũ này đã đóng góp cho VietnamNet

những bài viết sâu sắc và để lại dấu ấn với độc giả

Với tầm ảnh hưởng lớn, VietnamNet và VnExpress đã trở thành hai tờ báo điện

tử thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất và phong phú nhất các sự kiện văn chính trị- xã hội diễn ra trong nước và quốc tế

hóa-Với tư cách là một loại hình báo chí phản ánh bằng ngôn ngữ truyền thông đa

phương tiện, ngôn ngữ thông tin của VietnamNet và VnExpress là các dạng khác

nhau như Grapic, Image, Video, Audio, Text Các loại ngôn ngữ này đã đưa được một hàm lượng thông tin lớn hơn hẵn so với các loại hình báo chí khác Đây là một trong những ưu điểm hết sức quan trọng, nhất là việc thông tin các lễ hội văn hóa Nhanh nhạy và tức thời là đặc điểm thứ hai mà các loại hình và các tờ báo khác

không có nếu so với VietnamNet và VnExpress Chính điểm này mà các lễ hội như

Festival Huế lại được phản ánh một cách tức thì, đúng lúc làm thỏa mãn được “cơn đói” thông tin cho công chúng

Sự đa dạng, có tính chuyên biệt và đặc biệt là diễn đàn để thảo luận của

VietnamNet và VnExpress là cơ hội để cho độc giả có thể nhìn nhận, đánh giá về

các sự kiện, các lễ hội văn hóa…góp tiến nói xây dựng để những sự kiện văn hóa ngày một diễn ra có chất lượng hơn

Tiểu kết chương 1

Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 là một sự kiện văn hóa đương đại gây được sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước và trên thế giới Bởi đây là sự kiện văn hóa vừa có tính đặc trưng vùng miền vừa có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, tiểu vùng và quốc tế Trong đó, báo

Thừa Thiên- Huế, VietnamNet và VnExpress đã tham gia truyền thông sự kiện này

một cách tích cực Tuy mỗi loại hình báo chí có những đặc trưng riêng, song báo

Thừa Thiên- Huế VietnamNet và VnExpress xứng đáng là những tờ báo tiên phong

trong việc truyền thông sự kiện Festival Huế

Trang 28

Chương 2 QUÁ TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP HÓA TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,

VIETNAMNET, VNEXPRESS (TỪ 2000-2010) 2.1 Tính định kỳ của Festival Huế

Nếu ngược dòng thời gian để tìm lại nguồn gốc của Festival Huế thì phải kể đến

sự kiện liên hoan văn hóa Việt - Pháp do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức năm 1992 Chính tại liên hoan này, ý tưởng về một Festival với những hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc đã được hình thành Để rồi sau đó, Festival Huế 2000

ra đời- một Festival văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam

Liên tiếp sau đó, cứ 2 năm một lần, Festival Huế được tổ chức với quy mô lần sau lớn hơn lần trước và ngày càng được tổ chức với tính chuyên nghiệp hơn Nếu như Festival Huế 2000 chỉ được tổ chức gói gọn trong Đại Nội- Huế thì đến năm 2002, Festival Huế đã vươn ra khỏi kinh thành, đến với nhiều vùng phụ cận trên địa bàn tỉnh, đến năm 2006 là đến các tỉnh trong nước và năm 2010, Festival Huế thực sự là lễ hội quốc tế

Tính quốc tế của Festival Huế cũng ngày càng cao khi số lượng các đối tác tham gia Festival đã không ngừng được mở rộng Từ 5 quốc gia có chương trình nghệ thuật tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2000, đến Festival 2006, con số này đã lên tới 19 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ Biên giới của các đoàn nghệ thuật này không chỉ gói gọn trong khu vực ASEAN mà còn vươn ra tầm thế giới Và lần tổ chức mới nhất, năm 2010 đã có đến 35 quốc gia tham dự với 478 đoàn nghệ thuật, thu hút hơn gần 1,7 triệu lượt khách tham quan

Festival Huế 2000 diễn ra suốt 12 ngày đêm khai mạc vào tối ngày 8 tháng 4 năm 2000 và bế mạc vào ngày 19 tháng 4 năm 2000 với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo của các nghệ sĩ Huế, Hà Nội, Sài Gòn, Bắc Ninh và một số nghệ

sĩ Pháp Trong 12 ngày lễ hội, chương trình được chia ra làm 4 tour với quy mô

Trang 29

quốc gia và có tính quốc tế, xây dựng Huế trở thành một thành phố Festival, định

kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa du lịch có tính đặc trưng của Việt Nam

Festival Huế 2002 là cuộc tổng diễn tập về phối hợp giao lưu văn hóa nghệ thuật

có quy mô lớn, dài ngày, với sự tham gia nồng nhiệt của quần chúng nhất là thành phần thanh niên sinh viên hoc sinh, lễ khai mạc Festival Huế vào chiều tối ngày 4 tháng 5 năm 2002 là một ngày hội lớn là một đêm liên hoan vĩ đại của toàn dân xứ Huế, vài trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về Huế

Festival Huế là một cuộc hội ngộ lớn của các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam và một số loại hình nghệ thuật đương đại của Pháp Lễ hội đã quy tụ trên

1000 nghệ sỹ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của trên 30 đơn vị nghệ thuật Tại Festival Huế 2006, 22 đoàn nghệ thuật trong nước (với 1171 diễn viên) và

22 đoàn, nhóm nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên, nghệ sĩ nước ngoài), biểu diễn

138 suất diễn tại hơn 40 điểm diễn cùng với hơn 40 hoạt động trình diễn nghệ thuật, hội thi, hội chợ, triển lãm, hội thảo khoa học cùng các hoạt động hưởng ứng khác

đã thu hút 1 triệu 500 nghìn khách trong nước và 150 nghìn khách quốc tế đến từ 50 quốc gia

Từ đó có thể khẳng định rằng: Festival Huế là một thương hiệu hấp dẫn, có uy tín; góp phần nâng cao vị thế chính trị, văn hóa, du lịch và ngoại giao của tỉnh Thừa Thiên- Huế không những trong phạm vi quốc gia, khu vực mà còn ở cả trên trường quốc tế Đồng thời Festival Huế cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh nhà

Được biết, trong thời gian tới, UBND tỉnh TT-Huế sẽ tiếp tục mở rộng truyền thông những kết quả Festival Huế 2012 đạt được một cách rộng rãi trong nước cũng như các nước trên thế giới song song với việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà tài trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện để nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ các kỳ Festival tiếp theo

Bên cạnh đó, việc xây dựng bộ máy có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, vận hành quy củ, đúng tầm để chuẩn bị cho kỳ festival sắp tới, cũng như

Trang 30

việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, sưu tầm, tìm kiếm và tái hiện các giá trị văn hóa truyền thống cũng hết sức được chú trọng

Với kinh nghiệm tổ chức Festival theo định kỳ 2 năm một lần, UBND tỉnh TT-H

đã đệ trình Đề án xây dựng Huế trở thành thành phố Festival mang đậm bản sắc văn hóa Huế trong lòng văn hóa Trung Bộ và văn hóa Việt Nam Đồng thời, UBND tỉnh TT-H đang từng bước quyết tâm đưa Huế gia nhập thành phố Festival của ASEAN

vào năm 2012, và là thành phố Festival của thế giới vào 2020, gắn "Di sản sản văn

hóa với hội nhập và phát triển" để làm động lực phát triển kinh tế-xã hội

2.2 Kế hoạch hoạch định tổ chức truyền thông trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress

Ngay khi ban tổ chức Festival Huế đưa ra kế hoạch phát động công tác tuyên

truyền truyền thông cho lễ hội, báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet và VnExpress đã

nhanh chóng tiếp nhận và đưa ra kế hoạch truyền thông của riêng mình

Người lập kế hoạch thông tin cho Festival là người trực tiếp phụ trách địa phương nơi diễn ra sự kiện Việc xây dựng kế hoạch truyền thông Festival phụ thuộc vào khung chương trình của Ban tổ chức Người lập kế hoạch phải đọc kỹ khung chương trình lễ hội và chọn những điểm nhấn Tiêu chí để chọn đề tài phụ thuộc vào kế hoạch tuyên truyền của tờ báo, đó là:

Thứ nhất, chọn hoạt động phù hợp với định hướng tuyên truyền và “gu” của báo Thứ hai, chọn hoạt động mới, vì kể từ năm 2006, Festival đã trải qua 3 kỳ tổ

chức, có những lễ hội cũ Người lập kế hoạch phải tính trước được lễ hội gì sẽ thu hút độc giả Năm 2006, Lễ tế Nam Giao lần đầu tiên được tổ chức, vừa mới mẻ vừa mang đậm yếu tố tâm linh, nên các báo nhận định lễ hội này sẽ thu hút nhiều sự quan tâm Năm 2008, Lễ tế Nam Giao vẫn phải đề cập, nhưng chú trọng hơn vào Huyền thoại sông Hương, Lễ hội Truyền Lô, Lễ tế Xã Tắc vì đây là những lễ hội hay, tổ chức quy mô, bài bản, sẽ có nhiều vấn đề để nói

Thứ ba, phản ánh lễ hội chỉ là một phần, trong kế hoạch của các báo bao giờ

cũng quan tâm nhiều đến đời sống người dân trong lễ hội, thông tin bên lề lễ hội

Trang 31

Thứ tư, tiêu chí đặt ra là phải đưa tin dưới góc độ lạ, hấp dẫn, bằng cách tìm

những hoạt động mà giới báo chí không cùng nhau “bao vây” nhưng có nét thú vị riêng Điều này cũng xuất phát từ đặc điểm hút khách của báo điện tử nói chung là tiêu

chí “ Lạ”

Thứ năm, về phân công phóng viên tác nghiệp: Mỗi kỳ Festival, VnExpress đều

có 2 phóng viên tác nghiệp và một số cộng tác viên: Festival 2000, 2002, 2004, 2006: Phong Trầm- Lê Bảo, cùng với rất ít cộng tác viên Festival 2008: Hà Linh- Trường Minh, thêm 3 cộng tác viên Tại Festival 2010: Hồng Ngân- Thoại Hà và thêm 5 cộng tác viên, nhiều hơn 2 kỳ trước

Đối với báo Thừa Thiên- Huế, tòa soạn có hẵn một đội ngũ phóng viên chuyên

trách thông tin về sự kiện Festival Huế trước, trong và sau khi lễ hội này diễn ra

Đối với VietnamNet, tòa soạn không tăng cường thêm phóng viên, chỉ có phóng

viên thường trú bản địa tác nghiệp cùng sự hỗ trợ của cộng tác viên

Năm 2000, 2002, 2004, 2006: Kỳ Nhân và Lê Kim Hải (phóng viên ảnh)

Năm 2008: Có thêm số lượng phóng viên chuẩn bị đi thường trú các vùng khác tới tác nghiệp: Kỳ Nhân (nhóm trưởng); Đăng Khoa; Ngọc Lan; Hoàng Táo; Vũ Trung; phóng viên ảnh Lê Kim Hải; cộng tác viên Na Sơn ( báo Tuổi Trẻ)

Festival 2008 là Festival thành công nhất của BTC cũng là Festival báo

VietnamNet tập trung thông tin nhiều nhất, từ tăng cường thêm phóng viên, trang bị

máy móc Hoạt động của phóng viên được phân công cụ thể như sau: Nhóm trưởng liên hệ Ban tổ chức lấy tài liệu chính thống Phóng viên Ngọc Lan phụ trách chương trình IN( là chương trình lễ hội chính); Phóng viên Đăng Khoa phụ trách chương trình OFF( hoạt động bổ trợ cho lễ hội chính) Ba phóng viên này đồng thời phát triển đề tài hậu Festival Phóng viên Hoàng Táo phụ trách mảng An ninh trật

tự, không khí bên ngoài Đây là Festival đầu tiên tòa soạn tăng cường hai bộ máy ảnh Canon 20D

Năm 2010, số lượng phóng viên tác nghiệp giảm xuống, chỉ còn phóng viên Kỳ Nhân và Nguyên Quân

Trang 32

Nhóm trưởng là người điều hành phân công nhiệm vụ Đây là người biết được

sở trường, sở đoản của từng người để phân công nhiệm vụ thích hợp Thường mỗi

sự kiện có hai phóng viên tham gia tác nghiệp, một người chịu trách nhiệm chụp ảnh, một người quan sát và viết bài

Thứ sáu, qua 6 kỳ tổ chức, công tác truyền thông về Festival Huế được chuẩn bị

Thời gian truyền thông trong khi diễn

ra lễ hội

Thời gian truyền thông sau khi diễn ra

Từ ngày 9/4/2000 đến ngày 20/4/2000

Từ ngày 21/4/2000 đến ngày 25/4/2000

Từ ngày 5/5/2002 đến ngày 16/5/2002

Từ ngày 17/5/2000 đến ngày 26/5/2002

Từ ngày 13/6/2004 đến ngày 21/6/2004

Từ ngày 22/6/2004 đến ngày 24/6/2004

Từ ngày 3/6/2006 đến ngày 11/6/2006

Từ ngày 14/6/2006 đến ngày 26/6/2006

Từ ngày 3/6/2008 đến ngày 11/6/2008

Từ ngày 14/6/2008 đến ngày 24/6/2008

Từ ngày 5/6/2010 đến ngày 13/6/2010

Từ ngày 14/6/2010 đến ngày 27/6/2010

Bảng 2.1: Thời gian truyền thông sự kiện Festival Huế trên báo Thừa Thiên- Huế

Trang 33

2.3 Thực tiễn truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, Vietnamnet,

VnExpress

2.3.1 Những nội dung Festival Huế đƣợc truyền thông trước, trong và sau

sự kiện diễn ra

Thứ nhất, nội dung truyền thông trước khi Festival diễn ra

Trước khi lễ hội Festival Huế được tổ chức, các thông tin, đề tài truyền thông

thường xuyên xuất hiện trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet và VnExpress trong

thời điểm này là: tu bổ công trình, tái tạo di tích, các hoạt động văn hóa - văn nghệ

- thể thao, sự chuẩn bị của các cơ quan ban ngành, công tác quy hoạch chỉnh trang

đô thị, ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhận xét, tâm lý, góp ý của người dân,… Trong đó, tu bổ công trình, tái tạo di tích, sự chuẩn bị của các cơ quan ban

ngành, công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị có tần số xuất hiện nhiều hơn cả Đây

là các đề tài đáp ứng nhu cầu thông tin cấp thiết của các tầng lớp công chúng

Một trong những đề tài mà báo Thừa Thiên- Huế đề cập nhiều trong 6 kỳ khảo sát khi truyền thông sự kiện Festival Huế, đó là công tác chuẩn bị và phát động

chỉnh trang đô thị của các cơ quan có thẩm quyền Các bài viết này tập trung phản

ánh thông tin về các hoạt động tổ chức, các công tác chuẩn bị nhằm tổ chức lễ hội Festival Huế - một sự kiện văn hóa nổi bật trong các năm chẵn của tỉnh TT-H nói riêng và Việt Nam nói chung Đề tài của nó chủ yếu xoay quanh các hoạt động diễn

ra trước lễ hội và sự chuẩn bị chu đáo từ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân cũng như chính quyền tỉnh TT-H

Việc xây dựng, tu bổ các công trình trên phạm vi toàn tỉnh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm hướng tới lễ hội Festival Huế là các hoạt động nổi bật trong thời gian này

STT Các đề tài truyền thông trước khi diễn ra lễ hội Dung lượng ( %)

1 Tu bổ công trình, tái tạo di tích 25 %

2 Các hoạt động bên lề: văn hóa, văn nghệ, thể thao 9%

3 Quy hoạch chỉnh trang đô thị 20%

Trang 34

4 Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh

đạo địa phương

Bảng 2.2: Bảng thống kê dung lượng các đề tài truyền thông trên báo

Thừa Thiên- Huế trước khi diễn ra lễ hội

Đề tài các công trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị, công tác đảm bảo sự an

toàn tuyệt đối hướng đến lễ hội Festival Huế là một đề tài được phản ánh nhiều trên

các số báo chuẩn bị trước khi diễn ra sự kiện Theo khảo sát của chúng tôi, ở thời gian này trong 3 năm, trong toàn bộ số báo phát hành thời gian này đã có hơn 50

tin, bài xoay quanh chủ đề này Đây là đề tài báo Thừa Thiên- Huế khai thác, phát

hiện và phản ánh thông tin cũng như cơ hội để truyền thông hình ảnh của đất cố đô xưa với bạn bè khu vực và quốc tế thông qua các tác phẩm báo chí Vấn đề này được phản ánh thường xuyên và liên tục qua các số báo, các bài viết với tần số xuất hiện khá lớn

Một số bài báo có nội dung đáng chú ý như “ Họ đang khẩn trương chỉnh trang

đô thị”- Nhi Lê (số ra 1657, ngày 21/3/2000),“Vào tiến độ”- Mai Chi ( Số 2285, ra

ngày 30/3/2002), “Festival Huế 2000 - tất cả đã vào cuộc” (Hạnh Nhi, số báo

1648, ra ngày 10/3/2000), “Làm đẹp bộ mặt của phường cũng là làm đẹp bộ mặt

thành phố” (VL, số báo 2307, ra ngày 25/4/2002), “Xây dựng và khẳng định thương hiệu Festival Huế, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ” (Diên Thống - Tuấn Hà, số

báo 2942, ra ngày 12/5/2004)…Với ngôn ngữ trong sáng, hai bài báo đã dẫn dắt người đọc đến với việc của những người công nhân thầm lặng, công việc của hộ đánh dấu vào sự thành công của lễ hội thông qua những giọt mồ hôi và tâm huyết với quê hương Cách khai thác và chuyển tải thông tin về nội dung này luôn đề cao

sự cần mẫn của những người công nhân, đem lại cho độc giả cái nhìn thân thương nhất của con người, Mai Chi đã khai thác yếu tố này thành công

Trang 35

Nếu nhìn công tác truyền thông cho lễ hội Festival trên báo Thừa Thiên- Huế là

một bức tranh thì có thể nhìn nhận, những mảng đề tài chính là những mảnh ghép

làm nên bức tranh ấy Truyền thông về lễ hội Festival Huế trên báo Thừa Thiên- Huế

là công tác phản ánh sự kiện ở tầm vĩ mô, với sự tham gia của nhiều ban ngành, đoàn thể Những mảng thông tin phong phú buộc công tác truyền thông cũng phải tiếp cận và thông tin sự kiện một cách nhanh nhất

Bên cạnh đề tài quy hoạch và chỉnh trang đô thị loạt bài viết về trùng tu, tôn tạo

các di tích lịch sử văn hóa cũng là đề tài được báo Thừa Thiên- Huế chú ý khai thác

trong thời điểm này Bài viết “Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế: đón 32.462

lượt người tham quan” của tác giả Hạnh Nhi (số ra 1626, ngày 14/02/2000), các tin

“Nâng cấp quảng trường Ngọ Môn”(M.Tự, số ra 1650, ngày 13/3/2000), “Khánh thành công trình tu bổ và chỉnh trang Cung An Định” (MT, số báo 3/5/2002), Thêm hai công trình di tích phố cổ Gia Hội – Chợ Dinh đưa vào phục vụ Festival Huế 2002” (Diệu Minh, số ra 2303, ngày 20/04/2002), “Phủ cỏ khu vực sân khấu Cung

An Định” (KQ, số báo 2964, ra ngày 7/6/2004), đã đưa ra và cung cấp một cái nhìn

toàn diện cho công chúng về các dự định xây dựng tu bổ của nhà tổ chức Qua đó, công chúng có những cái nhìn khách quan, đánh giá một cách triệt để và toàn diện nhất để góp ý nhằm hoàn thiện cho công trình

VietnamNet và VnExpress cũng rất chú trọng thông tin về trùng tu, tôn tạo di

tích, xây dựng các công trình phục vụ cho Festival Việc nhấn mạnh những thông tin này đã cho độc giả thấy được kế hoạch chuẩn bị cho Festival đang được chú trọng triển khai rầm rộ, tương xứng với sự kiện tầm cỡ Đồng thời, hai báo cũng cho độc giả thấy mặt trái của công tác này thông qua thông tin về những công trình chậm tiến độ, làm ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của các chương trình

Hàng loạt bài về nội dung này được VietnamNet và VnExpress phản ánh có chất lượng như Phục nguyên thuyền rồng triều Nguyễn trên sông Hương (VNN, Doãn Diễm, cập nhật 11:29, 25-05-2005), Khai quật di tích cung đình quan trọng tại

Huế, (Sông Lam, cập nhật 01:55 - Thứ năm, 6/3/2008) Festival Huế 2008 trước giờ

G (VNE, Kỳ Nhân cập nhật 11:45, Thứ Tư, 28/05/2008)…

Trang 36

Ngoài các công trình tu bổ, tái tạo lại các di tích, xây dựng các công trình lịch

sử… các hoạt động và lễ hội được diễn ra sớm như Vẽ hình trên lon bia của Công ty bia Huế tổ chức, ký họa chân dung các nghệ sĩ trẻ, xé tranh chân dung, viết thư

pháp trên đá, Trại điêu khắc nghệ thuật quốc tế, trại sáng tác điêu khắc dân gian, trưng bày thư pháp, đã thu hút được sự quan tâm phản ánh của báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet và VnExpress

Các bài viết đăng tải về các hoạt động này còn có thể kể đến trên báo Thừa

Thiên-Huế là “Công ty du lịch Hương Giang tổ chức các dịch vụ thể thao trên sông hương” (HP, số ra 1651, ngày 14/3/2000), “Từ 8 đến 18/4 tại Huế: Hội chợ thương mại – du lịch Festival Huế 2000” (KO, số ra 1654, ngày 17/3/2000) hay “ Bảo tàng tổng hợp tỉnh: nhiều hoạt động phục vụ 26/3 và Festival Huế 2000” (Văn Đình

Thành, số ra 1657, ngày 21/3/2000) “Triển lãm nghệ thuật festival Huế 2002, đậm

đặc và hấp dẫn” (Ngô Minh, số ra 2287, ngày 02/4/2002), “Khai mạc triển lãm Kinh kịch Trung Quốc” (MT - Tâm Hành, số ra 2308, ngày 26/4/2002), “Trưng bày thư pháp tại Huyền Không Sơn Thượng” (KQ, số ra 2964, ngày 7/6/2004)

Những nội dung truyền thông này mang lại hiệu quả lớn trong việc thu hút nhân dân và du khách đến với Festival, đồng thời đóng vai trò định hướng cho công chúng lựa chọn chương trình để xem Những thông tin giới thiệu về điểm mới, các chương trình, lễ hội đặc sắc của Festival thực sự hấp dẫn và bổ ích với độc giả, những du khách tiềm năng đang tìm kiếm tour du lịch cho mình Công tác giới thiệu này được hai báo tiến hành nhanh chóng, mang tới cho độc giả cảm nhận Festival đang tới, hứa hẹn một mùa lễ hội hấp dẫn, mời gọi du khách tham gia ngay vào

lễ hội VnExpress và VietnamNet cũng đã thực hiện thông tin tốt nội dung này Bảng

thông kê dưới đây là minh chứng

STT Tên tin, bài Tác giả Ngày cập nhật

1 Festival Huế 2006 có nhiều điểm mới Phong Trầm 01:04, Thứ bảy

21/1/2006

2 Khai mạc Liên hoan xiếc toàn quốc B.L 11:27, Thứ sáu

Trang 37

2006 26/5/2006

3 Đưa nghệ thuật đường phố bờ

Nam London đến Huế Anh Vân

07:25 , Thứ ba 30/5/2006

4 Khởi động Festival Huế 2008 B.L 06:51,Thứ sáu,

25/1/2008

5 Ngôi sao nhạc jazz Mỹ hát tại

Festival Huế Thoại Hà

09:56, Thứ sáu, 30/5/2008

6 Festival Huế 2010 hội tụ đoàn nghệ

thuật từ 5 châu lục Hồng Ngân

11:42 ,Thứ sáu, 22/1/2010

7 Sẽ có sân khấu dưới nước tại Festival

Huế 2010 Phạm Mi Ly

10:15 Thứ hai, 22/3/2010

8 Bắn pháo hoa trong dịp Festival Huế

11:44,Chủ nhật 23/5/2010

9 Lê Quý Dương đạo diễn 'Đêm hoàng

cung' tại Festival Huế Thất Sơn

06:30, Thứ tư 26/5/2010

10

Tái hiện thao diễn thủy binh thời

Nguyễn tại Festival Huế

Nguyên Sơn - Trường Long

14:40,Thứ năm 27/5/2010

Bảng 2.3: Tin, bài giới thiệu điểm đặc sắc của Festival Huế trên VnExpress

1 Festival Huế 2008 có gì mới? Khánh Linh 14:50,Thứ sáu

Trang 38

hành tinh xanh” 05/06/2010

4 Tái hiện thao diễn thủy binh thời chúa

Nguyễn Kiều Trinh

07:59,Thứ ba, 13/04/2010

5 Festival Huế 2008 trước giờ G Kỳ Nhân 11:45,Thứ tư,

28/05/2008

Bảng 2.4: Tin, bài phản ánh trước khi diễn ra Festival Huế trên VietnamNet

Phương thức truyền thông nhấn mạnh thông tin giới thiệu về các chương trình nghệ thuật trên ba tờ báo đã giúp công chúng hình dung ra quy mô, điểm mới, các chương trình chính của Festival, tạo ra tâm lý háohức chờ đón, tham gia vào mùa lễ hội Đây cũng là phương thức truyền thông hiệu quả cho công tác truyền thông các

sự kiện văn hóa

Có thể nói, mảng thông tin này là mảng thông tin truyền thông có hiệu quả đặc biệt đối với công chúng, đặc biệt là đối với đối tượng du khách quốc tế Nó tạo ra sự

an tâm và nâng cao quy mô tổ chức của lễ hội

Công tác truyền thông ngoài hình thức đưa tin, bài thì hình thức thông báo cũng

là cách truyền thông nhanh và hiệu quả Các mẫu thông báo này thường có ngôn ngữ ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề và cung cấp những thông tin chính Ngoài ra, các

báo cũng thu thập ý kiến, những nhận xét, đánh giá của người dân về công tác

chuẩn bị trước lễ hội qua các chuyên mục như Ý kiến bạn đọc (báo Thừa Huế), Ý kiến phản hồi (VietnamNet)… Những góp ý, ý kiến phản hồi của công

Thiên-chúng như thế đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả của công tác chuẩn bị Festival Huế

Với tư cách là cơ quan truyền thông, có thể nói báo Thừa Thiên- Huế,

VnExpress và VietnamNet đã làm tròn nhiệm vụ truyền tải thông tin để công chúng

hiểu thêm về những giá trị văn hóa, văn hiến lâu đời của dân tộc

Thứ hai, nội dung truyền thông khi sự kiện Festival đang diễn ra

Nếu như nhóm thông tin trước đó là khúc dạo đầu, giới thiệu thực đơn bữa tiệc nghệ thuật, thì thông tin nhóm này là sự cụ thể hóa lời hứa hẹn hấp dẫn đó Số lượng tin bài ở nhóm này chiếm phần lớn trong tổng lượng tin bài hai báo dành cho

Trang 39

mỗi kỳ Festival Bảng số liệu thống kê 3 kỳ Festival trên báo TT-H, VNN và VNE

sau cho thấy điều này

Bảng 2.5: Số lượng tin, bài khi Festival đang diễn trên báo TT-H, VNN, VNE

Nội truyền thông chủ yếu trên ba tờ báo này là tường thuật lại diễn biến các chương trình của Festival, thông tin bên lề lễ hội, không khí lễ hội tràn ngập trên mọi nẻo đường thành phố, địa phương diễn ra Festival, và cả những “hạt sạn” trong các chương trình Cụ thể:

Một là, tạo ấn tượng tốt đẹp về Festival Huế thông qua việc tường thuật các

chương trình nghệ thuật đặc sắc

Nội dung này nhằm mục đích tái hiện lại không khí sôi động, sắc màu văn hóa của các chương trình nghệ thuật, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho những người không trực tiếp tham gia lễ hội hay cho những người tham dự nhìn nhận lại

sự kiện, góp phần đưa hình ảnh Huế và Festival đến với công chúng trong nước và quốc tế Trước hết, ba tờ báo đã chú trọng đưa tin về lễ khai mạc, bởi đây là điểm nhấn đầu tiên, mở màn cho những chương trình hấp dẫn diễn ra, đồng thời cũng là

chương trình được công chúng, du khách và giới báo chí háo hức chờ đón “Ngoài

nỗ lực khoe sắc khoe hương của từng đất nước, một trong những ấn tượng đẹp nhất của đêm khai mạc là sự xuất hiện của những nét Huế, những nét Việt Nam ngay trong phần biểu diễn của các nghệ sĩ nước ngoài Festival trở thành điểm hội ngộ, giao lưu văn hóa đúng nghĩa khi người xem được chứng kiến các nghệ sĩ kèn đồng Pháp mặc áo dài, khăn đóng hòa nhịp với những bước nhảy của các thiếu nữ Việt

Nam, đội cà kheo của Bỉ đội nón lá Việt Nam…” Khai mạc Festival Huế - đêm hội

tụ sắc màu văn hóa (Hà Linh 4/6/2008-VNN)

Trang 40

Lễ khai mạc được tường thuật hấp dẫn từ đầu đến cuối với tiết mục nổi bật, đặc sắc, là câu trả lời xứng đáng cho những hứa hẹn về một mùa lễ hội đầy màu sắc,

thông qua các bài Khai mạc Festival Huế lung linh cờ hoa- Lê Bảo ( VNE, Cập

nhật 08:13, Chủ nhật, 4/6/2006),“Đại Nội bừng sáng trong đêm khai mạc Festival Huế 2006”- Quang Nam (VNN, Cập nhật 08:17,Chủ Nhật, 04/06/2006), Khai mạc Festival Huế - đêm hội tụ sắc màu văn hóa- Quang Thanh (Báo TT-H, Thứ tư, 4/6/2008), “Huế rực sáng đêm khai mạc Festival (VNN, Thứ tư, 4/6/2008), Huế 2010: Đại tiệc văn hóa bắt đầu!- Hùng Nam (Báo TT-H, Chủ Nhật, 06/06/2010)

“Khai mạc Festival Huế 2002: hoành tráng, tưng bừng, rực rỡ” (Minh Tự - HNL),

“Chúng tôi nói về cuộc gặp gỡ của ba nền văn hóa” , “Các chương trình nghệ thuật nước ngoài tại Festival Huế 2002” (MT), “Chào Festival Huế 2002” (Thanh

Ngọc), “Đi chợ quê ngày hội” (Thương Cầm), “Bằng cả tâm hồn trong đường kim

mũi chỉ” (KO), “Thời trang Minh Hạnh: Những đôi mắt của trăng” Năm 2004,

Festval Huế 2004 hiện ra trên Thừa Thiên- Huế cuối tuần (ra ngày 13/6/2004) với “

Khai mạc Festival Huế 2004: kịch tính và đầy ấn tượng” (Diên Thống)…

Nội dung lễ khai mạc thường được chú trọng truyền thông nhanh, đầy đủ Điều này chứng tỏ sự nhanh nhạy, chú trọng cập nhật thông tin của báo Thừa Thiên-Huế,

VietnamNet và VnExpress

Hai là, sau lễ khai mạc, cả ba tờ báo đã chú trọng đưa tin về những chương

trình đặc sắc Mỗi báo có phương thức nhấn mạnh nội dung riêng Điều này giúp độc giả không phải tiếp nhận trùng lặp lại thông tin Đây là nội dung có số lượng tin bài nhiều nhất Bảng thống kê sau chứng minh cho điều này:

Kỳ 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Bảng 2.6: Số lượng tin, bài phản ánh khi sự kiện Festival Huế diễn ra trên

báo VNN, VNE, TT-H qua các kỳ Festival Huế

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thuận An (1995), Kiến trúc kinh đô Huế, Nxb Thuận Hóa – Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc kinh đô Huế
Tác giả: Phan Thuận An
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa – Huế
Năm: 1995
2. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
3. Nguyễn Văn Dững (2001), Báo chí-những điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí-những điểm nhìn từ thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
4. Hà Minh Đức (1999), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: chí những điểm nhìn từ thực tiễn
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
5. Vũ Quang Hào (2008), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Thông Tấn
Năm: 2008
6. Đỗ Thị Thu Hằng (2010), PR công cụ phát triển báo chí, Nxb Trẻ Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: PR công cụ phát triển báo chí
Tác giả: Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Trẻ Tp.HCM
Năm: 2010
7. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp
Tác giả: Đinh Thị Thúy Hằng
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2007
8. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Huế xưa
Tác giả: Lê Nguyễn Lưu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2006
9. Trần Thị Mai (2002), Những tác động tích cực của Festival Huế- Xét ở góc độ du lịch, Kỷ yếu hội thảo “Du lịch Lễ hội và Sự kiện”, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác động tích cực của Festival Huế- Xét" ở "góc độ du lịch", Kỷ yếu hội thảo “"Du lịch Lễ hội và Sự kiện
Tác giả: Trần Thị Mai
Năm: 2002
10. Michael Schudson (2003),Sức mạnh của tin tức truyền thông, người dịch: Thế Hùng-Trà My, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh của tin tức truyền thông
Tác giả: Michael Schudson
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
11. Nhiều tác giả (2008), Thành phố Festival và Xuân 2008, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Festival và Xuân 2008
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2008
12. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2000
13. Vũ Hoài Phương (2005), Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế
Tác giả: Vũ Hoài Phương
Năm: 2005
14. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học báo chí
Tác giả: Trần Hữu Quang
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
15. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Tác giả: Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
16. Trần Đức Anh Sơn (2008), Huế- Triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế- Triều Nguyễn một cái nhìn
Tác giả: Trần Đức Anh Sơn
Nhà XB: Nxb Văn hóa-thông tin
Năm: 2008
17. Phan Thị Thanh Tâm (2007), Đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách đối với Festival Huế 2006, Trường ĐH Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách đối với Festival Huế 2006
Tác giả: Phan Thị Thanh Tâm
Năm: 2007
18. Tạ Ngọc Tấn (1995), Tác phẩm báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
19. Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa (2009), Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2009
20. Văn phòng Festival (2010), Thành phố Huế, thành phố Festival, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Huế, thành phố Festival
Tác giả: Văn phòng Festival
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w