0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Mô hình quy trình truyền thông cho báo điện tử

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN - HUẾ, VIETNAMNET, VNEXPRESS ( KHẢO SÁT CÁC NĂM 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 96 -96 )

7. Kết cấu đề tài

3.5.2. Mô hình quy trình truyền thông cho báo điện tử

Môi trường truyền thông Bối cảnh trong nước:

-Hiện đại hóa, đô thị hóa đang thách thức việc bảo tồn di sản văn hóa

-Huế là vùng đất có nhiều di sản văn hóa thế giới cần được giữ gìn, phát huy.

- Có nhiều Festival cùng tồn tại

Bối cảnh quốc tế:

- Xu hướng lựa chọn châu Á làm

điểm đến

- Sự hòa nhập các nền văn hóa, trong đó cần khẳng định bản sắc văn hóa.

Đối tượng truyền thông:

- Nguời dân Huế

- BTC Festival, các cơ quan liên quan

- Du khách trong nước và quốc tế

Lựa chọn nội dung thông tin

Trước Festival Trong Festival Sau Festival

- Nhắc lại thành công

của kỳ Festival trước, nhấn mạnh giá trị, ý nghĩa, tác động vào ý thức xây dựng, chuẩn bị của nhân dân, cơ

quan liên quan

- Thông tin giá cả, dịch vụ chi tiết,bản đồ rõ ràng từng địa điểm, chương trình

- Vừa thông tin, vừa

hướng dẫn, vừa cảnh báo - Tồn tại, yếu kém,

hướng khắc phục

- Giới thiệu chương trình nổi bật, giá vé, địa điểm có thể chung tour

- Thông tin góc cạnh mới, lạ, khác với báo khác

- Nhấn mạnh thông tin phát triển di sản bền vững

Gắn tuyên truyền với vận động tài trợ

- Thông tin hậu trường, có những điều chỉnh kịp thời cho tour sau

- Lên kế hoạch truyền thông Festival 2012

Phương thức thông tin -Lựa chọn thể loại:

Tin:40%

Bài, chùm ảnh: 40%

Media( videoclip, vote…):20%

-Lựa chọn loại hình ngôn ngữ:

Ảnh

Logo

Chuyên mục

-Thiết kế giao diện trang chủ và

trang thứ cấp:

Chuyển tải hình ảnh Festival Huế trên Vinnhet tờ báo

Định vị thương hiệu Festival Huế

Thu nhận phản hồi

Phản hồi tích cực, tiêu cực thông qua diễn đàn bạn đọc, hộp thư góp ý, các công cụ comment, vote..

Phương pháp tiến hành - Phân tích bối cảnh, định hình sự

kiện

- Điều tra, thống kê xã hội học

Phương tiện thông tin

-VnExpress

- VietnamNet - baodulich.net.vn ...

Phân tích mô hình:

Mục tiêu cao nhất mà mô hình này hướng tới là định vị thương hiệu Festival Huế bằng gôn ngữ loại hình báo điện tử, tức là tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu Festival Huế trong một môi trường cạnh tranh với các Festival trong nước và quốc tế. Để định vị thành công thương hiệu Festival Huế, chúng tôi đề xuất các bước sau:

1. Xác định bối cảnh:

Môi trường truyền thông trong nước và quốc tế quy định tầm quan trọng của công tác truyền thông, giúp định hướng nội dung, phương thức và phương pháp thông tin. Hiện tại, Festival Huế đang có thuận lợi bởi những giá trị văn hóa mang tầm nhân loại mà nó có. Xác định đúng trọng tâm cốt lõi và phát triển nó thì cơ hội thành công lớn, khu biệt được với các Festival khác. Mặt khác, châu Á trong đó có Việt Nam đang là lựa chọn của không ít du khách quốc tế. Bên cạnh đó là những thách thức trong bối cảnh hòa nhập với quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc đang bị đe dọa.

Xác định đối tượng: Festival hướng tới các đối tượng đa dạng, từ người dân Huế

đến BTC, các cơ quan ban ngành liên quan đến du khách trong nước và quốc tế. Với mỗi đối tượng cần nhấn mạnh thông tin phù hợp. Việc định vị thương hiệu quan trọng là do nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của khách hàng.

2. Lựa chọn nội dung thông tin: Ba nhóm thông tin trước, trong và sau Festival

là sự kết hợp chặt chẽ trong chiến lược truyền thông ở mặt nội dung, bổ trợ cho nhau để hoàn thiện nội dung cần chuyển tải và tạo ra sự liên hoàn trong chiến lược truyền thông, hướng đến kỳ Festival sau. Căn cứ vào bối cảnh, đối tượng để khai thác thông tin ở các khía cạnh. Cốt lõi là nhấn mạnh giá trị văn hóa Huế có trong Festival, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đó.

Với người dân Huế - chủ thể của Festival, cần nhấn mạnh lợi ích Festival mang lại và cách đối xử với di sản văn hóa. Với BTC, các cơ quan ban ngành cần hướng tới thông tin về những vướng mắc, sai sót trong khâu tổ chức và quản lý, từ đó đề ra

hướng khắc phục, giải pháp. Với du khách, cần nhấn mạnh thông tin giới thiệu vùng đất, con người nơi tổ chức Festival, giới thiệu các chương trình nghệ thuật thu hút, thông tin chỉ dẫn, dịch vụ…

3. Lựa chọn phương thức thông tin: Chúng tôi chia đều mức độ quan tâm dành cho tin và bài, mỗi thể loại chiếm 40%. Vì tin là thế mạnh của báo điện tử, chuyển tải thông tin nhanh nhạy, ngắn gọn. Bài, bao gồm chùm ảnh, phóng sự ảnh…có thế mạnh trong việc thông tin chi tiết, tường thuật các lễ hội, chương trình, hoặc bài phỏng vấn, phân tích sâu về các khía cạnh văn hóa – kinh tế của Festival. Còn lại 20% là của phần Media, cung cấp thông tin trực quan, sinh động, thu hút độc giả, dễ để lại ấn tượng trong tâm trí hơn ngôn ngữ viết. Phần Media có thể là các Video clip, hay phần thăm dò ý kiến công chúng, hoặc là nơi công chúng bình chọn chương trình hay nhất…nhằm gây hứng thú tham gia vào sự kiện Festival.

Trong phương thức thông tin phải chú trọng đến việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ loại hình báo điện tử. Với đặc trưng của loại hình, công chúng chỉ cần một thao tác click chuột thì cả thế giới thông tin sẽ mở ra. Trên báo điện tử, giao diện rất quan trọng để thu hút bạn đọc. Việc đăng tải sự kiện Festival Huế trên các giao diện khác nhau là điểm mới lạ tạo sự mới lạ và hấp dẫn cho công chúng.

Ngoài ra Ảnh là một loại hình ngôn ngữ quan trọng. Thời điểm đưa tin phải diễn ra trước thời gian các hãng lữ hành lên kế hoạch quảng cáo tour, nhằm giúp Huế có cơ hội trong danh sách các điểm du lịch mà họ truyền thông.

4. Lựa chọn phương tin: VnExpress và VietnaNet là những tờ báo mạng hàng

đầu Việt Nam, lượng người truy cập lớn, có nền tảng vững về tài chính, nhân vật lực…nên là hai phương tiện truyền thông phù hợp mà BTC Festival nên lựa chọn làm đơn vị truyền thông cho Festival.

5. Phương pháp tiến hành: Phân tích bối cảnh để thấy được vị trí của thương

hiệu Festival trên thị trường, qua đó có cách lựa chọn thông tin cần chuyển tải phù hợp. Điều tra, thống kê xã hội học: Nghiên cứu nhu cầu thông tin của công chúng, đánh giá mức độ thỏa mãn của công chúng đối với các hoạt động lễ hội.

6. Thu nhận phản hồi: Bằng các công cụ comment dưới mỗi bài viết, các hình thức bầu chọn, chuyên mục trao đổi ý kiến…để thu nhận những đánh giá khách quan của độc giả. Qua đó, vừa biết hiệu quả thông tin mang lại, vừa có thay đổi kịp thời trong phương thức truyền thông.

Tiểu kết chƣơng 3

Báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress có những ưu thế riêng về ngôn ngữ loại hình trong việc chuyển tải một sự kiện, một lễ hội văn hóa lớn đến với công chúng trong nước và trên thế giới. Thương hiệu Festival với sự giúp sức của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress nói riêng đã tạo được ấn tương tốt trong lòng công chúng.

Ba báo này (một báo in, hai báo điện tử) đã trở thành cầu nối nối kết xã hội với Festival Huế, giúp hình thành dư luận xã hội, phổ biến thông tin với tốc độ lan tỏa nhanh, nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc nơi công chúng.

Truyền thông trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet và VnExpress cũng góp

phần tác động đến tư tưởng, hành vi của công chúng và cách thức tổ chức của các nhà tổ chức Festival Huế. Cả ba tờ báo cũng quan tâm tới ý kiến người dân khi tham gia lễ hội, bằng việc mở ra các chuyên mục góp ý sau lễ bế mạc, chỉ ra điểm thành công, thiếu sót của Festival để BTC, các cơ quan ban ngành liên quan điều chỉnh, hoàn thiện hơn ở kỳ Festival sau.

Ngoài ra, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress cũng đã thực hiện khá tốt công việc PR, truyền thông cho hình ảnh Festival Huế. Đây là một trong những ưu điểm khá lớn của việc truyền thông hiện đại mà hầu hết các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế đang theo đuổi. Festival Huế năm 2012 còn thời gian khá dài nữa mới bắt đầu khai mạc nhưng kế hoạch truyền thông và PR cho Festival Huế 2012 đã được báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress khởi động. Điều đó thể hiện được tính chuyên nghiệp lớn trong công tác truyền thông của báo Thừa

PHẦN KẾT LUẬN

Festival Huế trong thực tiễn tổ chức và vận hành từ năm 2000 đến 2010 và qua truyền thông đã trở thành một thương hiệu hấp dẫn, có uy tín, góp phần nâng cao vị thế chính trị, văn hóa, du lịch và ngoại giao của Thừa Thiên -Huế trong nước và quốc tế. Sự thành công của "thương hiệu Festival Huế" đã tạo ra nhiều thuận lợi trong việc xúc tiến, truyền thông du lịch và văn hóa cho tỉnh nhà.

Qua các kỳ tổ chức fesstival, đã khẳng định rõ Chính phủ chọn Huế làm nơi định kỳ tổ chức festival quốc tế và từng bước hình thành thành phố festival của Việt Nam là một chủ trương đúng đắn và hợp lòng dân. Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu đặc trưng của một liên hoan văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế, nâng cao vị thế của một vùng đất giàu bản sắc văn hóa và có bề dày lịch sử. Từ đó, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc, thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển du lịch, mở rộng quan hệ ngoại giao, đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển.

Ngày nay, Huế đang trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Cứ mỗi hai năm, nhân dân thành phố Huế lại đón chào sự kiện quan trọng này. Việc tổ chức sự kiện Festival Huế và xây dựng Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam là điều rất cần thiết để các di sản được thế giới tôn vinh, khai thác và quảng bá tốt nhất.

Để sự kiện Festival Huế có thể tổ chức thành công và liên tục, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp chính quyền thì còn có sự đóng góp to lớn của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng. Bởi vì, phát triển văn hóa và giải trí là chức năng quan trọng, khách quan của báo chí. Đây là kênh thông tin phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các loại hình, tác phẩm văn hóa, góp phần nâng cao trình độ văn hóa và đáp ứng nhu cầu thông tin văn hóa- giải trí của công chúng. Báo chí quan tâm hàng đầu đến những giá trị văn hóa nhân văn mà Festival Huế là một trong những sự kiện tầm cỡ chứa đựng giá trị cao cả này. Đây là điều kiện quan

trọng để đại chúng hóa các giá trị văn hóa, góp phần phát triển con người một cách toàn diện- mục tiêu cao cả của chế độ ta.

Trong 6 kỳ diễn ra lễ hội Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet,

VnExpress vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc truyền thông sản phẩm văn

hóa, vừa là nơi kiểm nghiệm, tích tụ và sáng tạo giá trị văn hóa. Sức mạnh và ưu thế của báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress thông qua hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ đặc thù đã cùng lúc đạt được nhiều mục đích: giáo dục chính trị- tư tưởng, giáo dục đạo đức thẩm mỹ, PR... Tất cả nhằm mục đích truyền thông và xây dựng cho Festival Huế một cốt lõi văn hóa mang đậm tính đặc trưng của văn hóa Huế và khu vực miền Trung, tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những đổi mới trong công tác truyền thông sự kiện của báo Thừa Thiên- Huế,

VietnamNet, VnExpress đã đưa Festival Huế đến với công chúng trong nước và thế

giới đến trong một kỷ nguyên mà ở đó các phương tiện truyền thông đại chúng là cầu nối đặc biệt và quan trọng. Trong xu thế này, báo điện tử, báo in đã có những lợi thế trong việc tuyên truyền truyền thông các sản phẩm văn hóa. Festival Huế nhờ ba tờ báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet và VnExpress đã được giới thiệu đến

đông đảo bạn đọc, qua đó góp phần truyền thông, giới thiệu rộng rãi hình ảnh Huế đến với nhân dân cả nước và quốc tế.

Trong dòng chảy mạnh của cơn lốc truyền thông của các phương tiện truyền thông về lễ hội Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã chọn cho mình con đường đúng đắn và hiệu quả nhất để chuyển tải những thông tin truyền thông đến với công chúng một cách nhanh nhất. Truyền thông trên báo Thừa

Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đang phát huy tích cực thế mạnh của mình. Việc này thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Festival Huế cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công tác này còn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước tận dụng thế mạnh sự kiện để phát triển thêm các hoạt động kinh doanh về mảng văn hóa xã hội.

Đồng thời qua quá trình truyền thông lễ hội Festival Huế này của báo Thừa

Thiên Huế, VietnamNet, VnExpress, các nhà tổ chức, những người làm truyền

thông, PR, truyền thông lễ hội văn hóa rút ra được những kinh nghiệm, giải pháp để hoàn thiện hơn công tác truyền thông cho sự kiện văn hóa tầm cỡ là Festival Huế.

Nhìn chung, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã khá thành công trong công tác truyền thông Festival Huế. Qua từng kỳ tổ chức, các báo đã dần hoàn thiện và có bước thay đổi tích cực trong công tác truyền thông sự kiện Festival Huế. Điều đặc biệt là qua 6 kỳ tổ chức Festival Huế, báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet,

VnExpress đã sản xuất và cung cấp thông tin cho nhiều cơ quan thông tấn báo chí

và công chúng trong nước và quốc tế, đã mở được chuyên mục hướng đến Festival Huế khá ổn định và có uy tính.

Festival Huế là sự kiện văn hóa tầm cỡ, có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Trước sự kiện này, báo chí không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin, trao đổi, giải trí đơn thuần mà còn là phương tiện truyền thông hiệu quả trong việc trực tiếp bảo tồn, phát triển di sản văn hóa, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia và bồi đắp, nâng cao trình độ văn hóa cho công chúng.

Cho nên, cần chú ý thêm rằng, định hướng cho công tác truyền thông lễ hội Festival là đi sâu vào truyền thống dân tộc, nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa lịch sử. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và khẳng định thương hiệu của một Festival Huế mang tính riêng biệt, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà các luồng văn hóa đa dạng đã giao lưu thân mật và được mở rộng cửa. Mục tiêu này muốn đạt được cần lắm sự thay đổi và chủ động của các phương tiện truyền thông trong công tác truyền thông về lễ hội Festival. Còn với khuôn khổ một Luận văn cao học báo chí, chúng tôi cũng đã cố gắng hướng tới xây dựng một mô hình truyền thông trên báo điện tử và báo in cho Festival Huế nhằm xây dựng nên mô hình truyền thông Festival Huế chuyên nghiệp, xứng tầm quốc tế trong các kỳ tổ chức Festival Huế kế tiếp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách

1. Phan Thuận An (1995), Kiến trúc kinh đô Huế, Nxb Thuận Hóa – Huế. 2. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ bản, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Dững (2001), Báo chí-những điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb

Một phần của tài liệu TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN - HUẾ, VIETNAMNET, VNEXPRESS ( KHẢO SÁT CÁC NĂM 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 96 -96 )

×