7. Kết cấu đề tài
2.3.2. Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo in: báo Thừa Thiên-Huế
Ngôn ngữ báo in trong việc truyền thông sự kiện Festival Huế mà chúng tôi hướng đến khảo sát là ngôn ngữ theo cách hiểu rộng, đó là các yếu tố hình thức thể hiện nội dung thông tin được sử dụng để chuyển tải thông điệp đến công chúng. Theo đó, ngôn ngữ truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên-Huế là các
chuyên trang, chuyên mục, ngôn ngữ thể loại, hình ảnh…phản ánh một cách sinh động và hiệu quả về lễ hội Festival Huế.
Thứ nhất, chuyên trang, chuyên mục là thuật ngữ thường dùng cho các mẫu,
trang thông tin có nhiệm vụ, mục đích chuyển tải những thông tin có cùng nội dung, cùng đề tài hay cùng một vấn đề, sự kiện phản ánh.
Chuyên trang, chuyên mục thường được cố định bởi một tên gọi hay đóng khung trong một maket nhất định. Hiệu quả mà chuyên trang, chuyên mục thu được cũng là những hiệu quả nhất định thu được từ nhóm đối tượng công chúng khu biệt.
Chuyên mục, chuyên trang được sáng tạo nhằm tạo ra sự phong phú, đa dạng cho tờ báo, đặc biệt
xuất phát từ khả năng thông tin, những đòi hỏi cụ thể của nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của công chúng ở từng giai
đoạn khác nhau. Trong quá trình khảo
sát báo Thừa Thiên- Huế, chúng tôi nhận
thấy công tác truyền thông sự kiện Festival Huế thông qua hình
thức chuyên trang, chuyên mục đã có những thành công nhất định. Năm 2000, năm đầu tiên diễn ra lễ hội Festival ở Thừa Thiên- Huế, công tác phân tách chuyên mục, chuyên trang cũng đã được thực hiện khá quy mô. Các chuyên mục tiên phong trong công tác truyền thông cho lễ hội phải kể đến như: Sổ tay văn hóa, ý kiến bạn
đọc, Chuyện cuối tuần, Khách mời tuần này, Góc nhìn Huế, Cố đố tạp lục,…
Các chuyên mục thường xuất hiện trên báo Thừa Thiên- Huế hàng ngày như Bạn biết chi chưa đã thay đổi thông tin từ thông tin đời sống bình thường sang
chuyển tải thông tin Festival Huế. Những thông tin này đã bám sát vào công tác truyền thông Festival và đi vào sự kiện trọng điểm của địa phương, không những chuyển tải thông tin mà còn là kênh truyền thông sự kiện một cách hiệu quả.
Ngoài các chuyên mục, chuyên trang cũ còn có sự xuất hiện của các chuyên mục, chuyên trang mới và mang nội dung hấp dẫn như: Bên lề Festival, Góc Festival, Góc Huế, Nhật ký Festival... cho thấy sự quan tâm và cách làm truyền
thông chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng về lễ hội Festival Huế ngày càng tăng.
Ảnh 2.1: Chuyên mục Góc nhìn Huế (TT-H, Chủ nhật
Thông tin trên các chuyên trang, chuyên mục ngày càng được đa dạng hóa, khai thác trên mọi khía cạnh của cuộc sống. Mỗi chuyên trang, chuyên mục đều chọn cho mình một nội dung thông tin khu biệt bằng cách chuyển tải thông tin theo phương thức mới, văn phong gần gũi tới thị hiếu của người đọc.
Các chuyên trang xuất hiện trên báo Thừa Thiên- Huế ngay từ năm đầu tiên
Festival Huế được tổ chức với tên gọi: Festival Huế 2000. Chuyên trang này được
phân chia theo các trang A, B, C, D để độc giả tiện lợi khi theo dõi thông tin. Tiếp theo chuyên trang đầu tiên trên cứ mỗi lần diễn ra Festival Huế là có thêm một số chuyên trang mới như Bên lề Festival (2010), Ý kiến bạn đọc (2008), Đi chợ cuối tuần (2006) Chuyện đời thường (2002), vừa làm nhiệm vụ cung cấp thông tin nhanh, nhiều vừa truyền thông hiệu quả cho lễ hội.
Các chuyên trang luôn chọn cho mình cách đưa những thông tin tổng hợp, kết hợp với nhiều thể loại. Còn các chuyên mục thì xuất hiện với ngôn ngữ thông tin bình dân, văn phong giản dị như “Cay quá!” (chuyên mục Bên lề Festival- số ra
2316, ngày 8/5/2010) “Sự cố ve sầu”,(chuyên mục Ý kiến bạn đọc- số ra 1671, ngày 6/4/2008), “Thân phận cây cỏ” (chuyên mục Đi chợ cuối tuần- số ra 14, ngày
9/4/2006), “Mệ cũng đi xem Festival”, “Áo pul và mũ cho ngày Festival” (chuyên
mục Chuyện đời thường -số ra 1677, ngày 12/4/2002).
Các chuyên trang, chuyên mục phản ánh thông tin hết sức phong phú, từ công tác chuẩn bị, quá trình diễn ra lễ hội, nhận xét của khách du lịch trong và ngoài nước đến tâm tư, nguyện vọng của những người được mang danh “chủ nhân của lễ
hội”. Phản ánh sự kiện Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế đã nhấn mạnh vai trò
của các chuyên mục, chuyên trang và coi đây là một trong những cách truyền thông hình ảnh, thông tin thông minh nhất về một sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn ở địa phương. Chuyên trang, chuyên mục là cách truyền thông đi sâu vào từng nhóm đối tượng và từng nhóm vấn đề cụ thể. Vì thế, công tác truyền thông qua hình thức này thường chuyên biệt hóa thông tin cho công chúng.
Về hình thức, các chuyên trang, chuyên mục xuất hiện trên báo Thừa Thiê -Huế thường có tên gọi cụ thể, một số chuyên mục xuất hiện có tính khu biệt hơn, đưa thông tin cụ thể hơn như Góc festival, bên lề Festival, Tiến tới Festival Huế 2000… Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, tên chuyên mục thường xuất hiện kèm logo của Festival Huế hoặc logo riêng của chuyên mục.
Ảnh 2.3: Chuyên mục Tiến tới Festival
viên với logo chung của Festival Huế 2002, báo Thừa Thiên- Huế, chủ nhật 9/4/2000
Ảnh 2.4: Chuyên mục Góc sinh với
logo của chuyên mục, báo Thừa Thiên-
Vị trí sắp xếp, đăng tải của các chuyên trang, chuyên mục qua các kỳ Festival cũng có sự thay đổi. Các biểu tượng và hình ảnh nhằm truyền thông cho Festival Huế được đăng tải trên báo Thừa Thiên -Huế cũng có sự luân chuyển, thay đổi. Động thái này đã tạo nên sự sinh động cho các chuyên mục, thu hút độc giả. Nhiều vi-nhét được maket nhằm đánh mạnh vào tâm lý hồi hộp chờ đợi của công chúng độc giả. Cách làm táo bạo này đã tạo nên hiệu quả và sự thành công cho công tác truyền thông lễ hội Festival Huế trên loại hình báo in
Thứ hai, truyền thông Festival Huế qua ngôn ngữ thể loại.
Những tác phẩm báo chí viết về sự kiện lễ hội Festival Huế đều tìm cho mình một thể loại và một dạng ngôn ngữ hợp lý để trình bày. Các thể loại được sử dụng nhiều thường là tin, phỏng vấn, phóng sự, bài phản ánh…Trong đó, thể loại được sử dụng nhiều nhất vẫn là thể loại Tin.
Ảnh 2.5:Chùm tin ngắn trên báo TT-H, số 2970, ngày 13/6/ 2004
Tin là một thể loại cơ bản, thông dụng nhất và giữ vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông lễ hội Festival Huế trên báo Thừa Thiên-Huế. Nó phản ánh nhanh về những sự kiện thời sự có ý nghĩa với ngôn ngữ xác thực, cô đọng, ngắn gọn và dễ hiểu.
Theo thống kê của chúng tôi, lượng tin trên báo Thừa Thiên- Huế đăng tải trong thời gian diễn ra lễ hội Festival Huế trong cả 6 kỳ tiến hành khảo sát là 517 tin, chiếm 73% các tác phẩm báo chí. Sở dĩ tin được sử dụng nhiều vì tin cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, với ngôn ngữ ngắn gọn nhất, trực tiếp nhất về các sự kiện đang diễn ra liên quan đến sự kiện văn hóa nổi bật này.
Hình thức phản ánh của tin căn cứ vào tầm quan trọng của sự kiện được phân ra nhiều cấp độ khác nhau. Chẳng hạn, tin Thêm một khách sạn tư nhân ra đời trong
dịp Festival Huế 2002 (Hoàng Nguyên, báo Thừa Thiên- Huế số 1671, ngày
6/4/2002) được maket nằm trên trang nhất, hay chùm tin ngắn ở số báo ra ngày 12/6/2004 với các tít nhỏ: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế: Huy động 300 nhân
viên tham gia công tác bảo vệ, Ba chiếc khinh khí cầu sẽ được thả tại Festival Huế 2004, Điện lực Thừa Thiên Huế: Đầu tư 1 tỷ đồng cho Festival,….
Cách thức truyền thông của tin được thể hiện bằng chữ và bằng hình ảnh. Ngôn ngữ chữ viết đi vào truyền thông nhanh nhất, ngôn ngữ hình ảnh là hình thức cung cấp thông tin, bổ sung thêm thông tin.
Ảnh 2.6: Chùm tin vắn với tít “Sôi động Festival”, báo Thừa Thiên -Huế, số 2314, ra ngày 6/5/2002
Nhìn chung, ngôn ngữ thể loại tin báo Thừa Thiên-Huế đã trả lời được những
câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn với tính chất thông báo, nhằm truyền thông rộng nhất về sự kiện lễ hội Festival tới công chúng độc giả.
Bên cạnh thể loại tin, báo Thừa Thiên- Huế còn sử dụng thể loại Phóng sự như là một thể loại chủ lực để phản ánh sự kiện này. Phóng sự có ưu thế phân tích sâu vấn đề, đưa ra chính kiến, để từ đó cung cấp cho độc giả cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và chính xác. Những ý kiến nêu lên trong các bài phóng sự góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vướng mắc một cách hiệu quả, đưa ra những giải pháp khả thi để khắc phục những vấn đề tồn tại..
Các bài phóng sự trên báo Thừa Thiên- Huế thường xuất hiện dưới hai hình
thức, hoặc là xuất hiện trong các trang trong hoặc là trong chuyên mục Phóng sự.
Ảnh 2.7:Phóng sự “Người dân Huế trước ngày Festival” được maket trong chuyên mục Phóng sự, báo Thừa Thiên- Huế số 1672, ra ngày 7/4/2000
Một trong những điểm nổi bật của ngôn ngữ phóng sự Festival Huế trên báo
Thừa Thiên-Huế là khả năng phản ánh hiện thực nóng bỏng qua ngôn ngữ miêu tả
tiết và sinh động chính là một trong những thế mạnh của phóng sự so với các thể loại báo chí khác trong công tác truyền thông về lễ hội Festival.
Nếu hiệu quả truyền thông của ngôn ngữ thể loại tin Festival Huế là ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu thì hiệu quả truyền thông của ngôn ngữ phóng sự Festival Huế là tường thuật, mềm mại, đi sâu vào các hoạt động của lễ hội. Với sự tham gia của ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, những người đã trực tiếp chứng kiến toàn bộ hoặc một phần sự kiện, phóng sự Festival Huế thực sự đã tạo được sự tin cậy nơi công chúng.
Các tác phẩm phóng sự trên báo Thừa Thiên- Huế thực hiện công tác truyền thông cho lễ hội Festival sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giọng điệu riêng biệt vừa phản ánh lễ hội hấp dẫn vừa thể hiện được cách làm truyền thông khá chuyên nghiệp.
Tác giả Thanh Ngọc trên số báo 2958, ra ngày 31/5/2004 với phóng sự Người dân Huế trước ngày Festival bằng ngôn ngữ hình ảnh đã cho độc giả cái nhìn bao
quát về lễ hội Festival. Khác với phóng viên Hoàng Thành ở Nhà dân đón du khách
lưu trú – cánh cửa đang rộng mở!, Thanh Ngọc với ngôn ngữ miêu tả sinh động đã
dẫn dắt độc giả đến với không khí tấp nập, hào hứng của người dân Thừa Thiên- Huế trước ngày diễn ra lễ hội. Những mặt được và chưa được trong công tác chỉnh trang đô thị, xã phường, cho Festival cũng được đề cập trực diện qua ngòi bút của tác giả.
Với những ưu điểm của mình, ngôn ngữ phóng sự của báo Thừa Thiên- Huế
phản ánh 6 kỳ Festival đã được thể hiện cách sống động, toàn diện. Có thể nói, báo
Thừa Thiên -Huế đã sử dụng thể loại phóng sự cho công tác truyền thông sự kiện lễ
hội Festival Huế hết sức thành công.
Bên cạnh đó, Phỏng vấn cũng là một thể loại chiếm nhiều dung lượng trên các
trang báo Thừa Thiên- Huế trong các số ra dịp lễ hội Festival Huế. Những bài
phỏng vấn đăng tải trên báo Thừa Thiên- Huế là những câu hỏi và câu trả lời khúc
chiết, dễ hiểu, có chủ đề, giúp công chúng có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh một sự việc, sự kiện nào đó mà họ đang cần quan tâm.
Ví dụ: Trên số báo ra ngày 11/5/2002, tác giả Minh Tự cũng có bài phỏng vấn
các du khách nước ngoài đến từ các quốc gia Australia, Đức và Pháp với tiêu đề
“Du khách nước ngoài nói gì về Festival”. Bài phỏng vấn không chỉ cho công
chúng thấy tình cảm của bạn bè năm châu đối với Việt Nam mà còn gián tiếp truyền thông hình ảnh lễ hội Festival Huế nói riêng và hình ảnh Việt Nam nói chung ra
trường quốc tế bằng ngôn ngữ hết sức gần gũi, đời thường mang đậm dấu ấn Việt Nam. Ngôn ngữ thể hiện trong các bài phỏng vấn trên báo Thừa Thiên-Huế về
Festival là ngôn ngữ phỏng vấn thời sự và ngôn ngữ phỏng vấn chân dung. Ngôn ngữ phỏng vấn thời sự ngắn gọn, súc tích, là ngôn ngữ của sự kiện bản thể, có tính thời sự cao. Ngôn ngữ phỏng vấn trong phỏng vấn chân dung thường là những ngôn từ mềm, có tính văn chương, là các câu hỏi đáp có tính giao tiếp, mang phong cách đời thường.
Ngôn ngữ phỏng vấn trên báo Thừa Thiên- Huế luôn đem lại cho công chúng
cái nhìn sâu sắc hơn thông qua ngôn ngữ của các nhân vật. Các bài phỏng vấn này thường chuyển đến công chúng sự kiện Festival qua nhận xét - câu trả lời- của các nhân vật tham gia trả lời phỏng vấn. Thông qua ý kiến, nhận xét của các du khách trực tiếp tham gia lễ hội để truyền thông về lễ hội qua góc nhìn sinh động và trực quan hơn.
Truyền thông qua thể loại phỏng vấn là truyền thông mang tính cộng đồng khi những tiếng nói cộng đồng, tiếng nói từ chính những người đang trực tiếp tham gia sự kiện lễ hội luôn được chú ý. Nếu các thể loại khác thường mang tính chủ quan thông qua ngôn ngữ và sự bình giá của tác giả thì ở thể loại phỏng vấn, ngôn ngữ nhân vật lại thể hiện khá sinh động và hấp dẫn sự kiện mang tính giao tiếp,tương tác cao và có tính khách quan cao.
Thứ ba, sử dụng nhiều thể loại ảnh để truyền thông. Lễ hội Festival Huế là lễ
hội được tổ chức với quy mô rộng, thời gian kéo dài và có ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước và quốc tế. Nhiều hoạt động của lễ hội diễn ra cần truyền thông bằng ngôn ngữ chữ viết và ngôn ngữ hình ảnh.
Báo Thừa Thiên -Huế thường sử dụng ảnh để nhấn mạnh và tập trung phản ánh phần chính hội. Đó là những hình ảnh khai mạc, các hoạt động biểu diễn, hình ảnh du khách, hình ảnh con người và danh lam thắng cảnh Huế…Các bức ảnh đều được chụp công phu, bắt mắt, có độ hoàn mỹ cả về giá trị thẩm mỹ lẫn nội dung thông tin, là yếu tố để truyền đạt thông tin khá hiệu quả.
Ảnh 2.8: “Toàn cảnh lễ khai mạc lễ hội Festival Huế 2000”, báo Thừa Thiên- Huế cuối tuần, số 15, ra ngày 16/4/2000
Ảnh xuất hiện trên hầu khắp ở số báo của báo Thừa Thiên- Huế. Những hình
ảnh ấy cho độc giả thấy được không khí sôi nổi của lễ hội với những lễ nghi truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Về hình thức, báo Thừa Thiên-Huế sử dụng khá nhiều dạng hình ảnh. Đặc biệt, phóng sự ảnh luôn chiếm lượng lớn. Phóng sự ảnh truyền thông về lễ hội Festival Huế luôn có từ 5 đến 7 ảnh. Các bức ảnh được chụp ở nhiều góc độ: trung cảnh, toàn cảnh, cận cảnh… đảm bảo nội dung được truyền tải trọn vẹn.
Thường xuyên xuất hiện cố định trên trang 4 của nhật báo
Thừa Thiên- Huế và trang B
của Thừa Thiên- Huế cuối tuần, phóng sự ảnh là hình
thức phản ánh bằng ảnh hiệu quả nhất về lễ hội Festival Huế. Các phóng sự ảnh xuất hiện trên báo Thừa Thiên- Huế với vai trò truyền thông lễ hội Festival phải kể đến như: Một số hình ảnh về Trại điêu khắc quốc tế “Ấn tượng Huế Việt Nam 2002” (số ra 2318, ngày