Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo điện tử: VietnamNet và

Một phần của tài liệu Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 56)

7. Kết cấu đề tài

2.3.3.Truyền thông Festival Huế bằng ngôn ngữ báo điện tử: VietnamNet và

VnExpress

Ngôn ngữ truyền thông báo điện tử về sự kiện Festival Huế qua Vietnamnet và

VnExpress là những hình thức chuyển tải thông tin đặc trưng của hai tờ báo này. Đó

là giao diện trang chủ, ngôn ngữ thể loại, ảnh, mục và chuyên mục.

Thứ nhất, truyền thông Festival Huế trên giao diện trang chủ.

Với VietnamNet, thông tin về cập nhật về Festival bao giờ cũng xuất hiện trong hộp tin Mới nhận, Tiêu điểm ở giao diện cũ hay Tin Mới nhất, Tin Mới nóng, Tin Nổi bật ở giao diện mới. Hình thức xuất hiện dưới dạng tít kèm ảnh minh họa lớn ở

góc trên cùng bên trái khi nó là tin Mới nhất trong một thời điểm nhất định. Ảnh đại diện sẽ nhỏ hơn khi chúng được chuyển xuống nhóm tin Nổi bật. Hoặc chỉ xuất

hiện dưới dạng tít trong hộp thông tin Mới nóng. Khi rê chuột tới tít bài sẽ xuất hiện phần lời dẫn đầu, có tác dụng cung cấp thông tin cơ bản để người đọc quyết định đọc tiếp hay không. Sau đó chuyển xuống chuyên mục Văn hóa nằm trên thanh

định hướng, bên trái màn hình trong giao diện cũ và ngay dưới măng sét trong giao diện mới (từ ngày 15/7/2009). Mỗi mảng thông tin như chuyên mục Văn hóa này

tin bài được xếp vào hộp thông tin Tiêu điểm, Đọc nhiều nhất…Điều này giúp cho tin bài về Festival có cơ hội được độc giả click chọn đọc.

Ưu điểm của báo điện tử nói chung và VietnamNet nói riêng là báo có quyền giữ tin bài có vị trí đứng đầu về số lượng truy cập. Nhiều tin, bài về Festival Huế được đăng tải đã thu hút một lượng khán giả lớn với số lần truy cập nhiều. Ví dụ, bài viết

Nhặt sạn ba ngày đầu Festival Huế của phóng viên Kỳ Nhân- Ngọc Lan, thu hút

240.000 lượt truy cập và 700 phản hồi, chỉ đưa lên trang khoảng 50 phản hồi, tạo ra luồng dư luận trong xã hội (thống kê CMS báo VietnamNet). Bài viết này cũng nằm trong vị trí 20 bài được truy cập nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2008. Hay bài

Festival Huế 2008: Kiêu sa lễ hội áo dài! – Kỳ Nhân- Ngọc Lan cũng thu hút 16.000

lượt truy cập.

Tin bài Festival chủ yếu dưới dạng text kèm hình ảnh tĩnh minh họa, nằm ở nửa bên trái của trang. Các tiêu đề đều được bắt đầu từ lề bên trái được thiết kế chỉ nằm gọn trên một dòng, phần văn bản dùng font Arial, gọn gàng và dễ đọc, phù hợp với quy luật thị giác của độc giả là đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Những tin bài Festival sau khi tồn tại trên các hộp tin Mới nhận, Mới nóng, Nổi bật…một số

tin sẽ chuyển xuống mục Tiêu điểm, Đọc nhiều nhất, Phản hồi nhiều nhất .

Những tin bài không nằm trong các hộp thông tin trên được đẩy xuống chuyên mục Văn hóa. Bài mới đẩy xuống phân biệt với các tin bài khác bằng tiêu đề màu đỏ. Việc sắp xếp thông tin về Festival vào cùng một chuyên mục tạo thuận lợi cho người đọc khi được tiếp cận thông tin theo cách: chỉ một lượng tối thiểu lần nhấp chuột sẽ đọc được một lượng tối đa tin tức mình quan tâm.

Các thông tin tường thuật các chương trình, lễ hội không quá đặc sắc sẽ tồn tại trong thời gian 6- 8 giờ sau khi có tin bài về Festival mới xuất bản, sau đó ẩn trên trang chủ, độc giả chỉ thấy khi nhấp vào chuyên mục Văn hóa.

Với trang chủ VnExpress, Festival Huế thông tin trên giao diện cũ và giao diện mới. Trang chủ giao diện cũ có thanh chứa các chuyên mục nằm bên trái, độc giả dễ dàng lựa chọn chuyên mục yêu thích, dưới đó là công cụ tìm kiếm. Giao diện này không đưa được nhiều tin mới trên trang nhưng thể hiện rõ ràng tin chính của trang.

Ảnh 2.11: Thông tin về Festival Huế 2006 trên giao diện VnExpress

Tin tức về Festival lúc mới cập nhật được VnExpress ưu tiên xếp vào mục Tin chính, sau đó một thời gian nhất định, khi có tin nổi bật hơn, chúng sẽ được chuyển

xuống mục Văn hóa hoặc Xã hội. Một điều thuận lợi là trong giao diện cũ sau hình ảnh và lời dẫn của tin nổi bật, mới nhất là đến ngay mục Xã hội, tạo điều kiện cho độc giả tiếp nhận thông tin về Festival có ở đây trước thông tin ở mục khác. Mục

Văn hóa cũng ở gần đó, chỉ sau chuyên mục Thế giới và Kinh doanh nên cơ hội để

thông tin Festival xuất hiện trong tầm nhìn của độc giả lớn hơn nhóm thông tin khác. Festival 2008, 2010 được thông tin trên giao diện mới (từ tháng 5/2008), với những thay đổi khiến việc cập nhật thông tin dễ dàng hơn. Giao diện mới có gam màu chủ đạo là đỏ -đen. Cũng như VietnamNet, giao diện trang chủ có 2

phần chính: Nửa bên trái là phần nội dung, bên phải là phần media thông tin hay quảng cáo. Phần văn bản căn lề bên trái, dùng font Times New Roman như cũ.

Dưới măng sét là menu ngang, chứa 15 chuyên mục. Những thông tin mới về Festival sẽ xuất hiện trong hộp tin mới, chữ màu xanh phân biệt rõ với tin chính của trang. Những bài viết quan trọng về Festival Huế được post lên tại đây như Khai mạc Festival Huế - đêm hội tụ sắc màu văn hóa (Hà Linh, cập nhật 09:29, Thứ tư,

4/6/2008), Hồn xưa trong lễ hội áo dài Huế (Quốc Huy, cập nhật 19:02, Thứ hai, 9/6/2008), Tái hiện thao diễn thủy binh thời Nguyễn tại Festival Huế (Nguyên Sơn- Trường Long, cập nhật 14:40, Thứ năm, 27/5/2010)… Điều này giúp giao diện mới

của VnExPress, cũng như VietnamNet đã phô diễn được nhiều thông tin nổi bật ở

trang chủ.

Ngoài ra, VietnamNet và VnExpress còn làm nổi bật và tập trung thông tin Festival Huế thành nhóm thông tin trên giao diện qua các chuyên mục. VietnamNet tập trung thông tin trên chuyên mục Văn hóa. Giao diện các trang trong này có sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tương đồng với trang chủ. Tin mới nóng, nổi bật chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trên trang chủ và bị những thông tin, bài mới upload sau đó đẩy vào trang trong. Nguyên tắc mà các báo điện tử đều đặt ra là đưa tin nhanh nhất. Đây là điều kiện hút độc giả và tạo cảm giác độc quyền về thông tin.

Việc tập trung tin, bài Festival vào chung một chuyên mục cho phép người dùng nhanh chóng nhận được một khối lượng thông tin lớn với ít thao tác nhất. Đồng thời hình thức sắp xếp thông tin trên giao diện trang trong một cách tập trung giúp độc giả dễ dàng xem lại thông tin cũ khi họ quan tâm hay muốn đối chiếu thông tin.

Ảnh 2.12: Bài viết về Festival 2010 trên chuyên mục Văn hóa - VietnamNet

VnExpress phân bố thông tin Festival vào hai chuyên mục Xã hội và Văn hóa.

Nội dung thông tin về các vấn đề có tính xã hội, đời sống dân sinh trong Festival sẽ được xếp vào chuyên mục Xã hội. Nội dung thông tin mang tính truyền thông, giới thiệu, giải trí Festival được xếp vào chuyên mục Văn hóa. Việc đăng tải thông tin

trên cả hai chuyên mục giúp phân loại thông tin Festival, để độc giả dễ dàng lựa chọn thông tin họ quan tâm và đặt sự chú ý vào một nhóm thông tin chuyên biệt nhất định.

Ảnh 2.13: Thông tin về Festival 2010 trên chuyên mục Xã hội - VnExpress

Ngoài ra, giao diện của VietnamNet và VnExpress còn cung cấp nội dung thông tin cùng chủ đề bằng hình thức siêu liên kết- hyperlink. Nội dung thông tin của báo điện tử có khả năng phát triển không giới hạn nhờ việc thiết lập các siêu liên kết- hyperlink. Dưới mỗi tin, bài về Festival đều có đường dẫn tới thông tin khác cùng chủ đề. Điều này giúp độc giả cập nhật lại thông tin cũ nếu muốn và xem được nhiều thông tin về Festival. Các liên kết này giúp độc giả dễ kiểm định lại thông tin nếu cảm thấy thắc mắc hay thu nhận được nhiều thông tin cùng một chủ đề dễ dàng

mà không mất nhiều thời gian. Các tiêu đề liên kết thường thường nằm dưới sapô. Để dễ phân biệt với bài chính, các tiêu trên Vietnamnet có màu sắc khác với bài, còn

VnExpress để kiểu chữ gạch chân – Underline.

Ảnh 2.14: Siêu liên kết thể hiện ở Tin liên quan trên VietnamNet

Ngôn ngữ thông tin bằng giao diện trên Vietnamnet và VnExpress đã đem lại

những lợi thế so sánh hơn hẳn so với loại hình báo in. Chính giao diện đẹp, bắt mắt, hiệu quả đã đem lại những thành công lớn cho công tác truyền thông các lễ hội.

Thứ hai, ngôn ngữ truyền thông qua các thể loại.

Sự phân biệt cụ thể về thể loại trên báo điện tử hiện nay là hết sức khó khăn. Vì thế, trong phần này, chúng tôi chỉ phân biệt tin, bài, chùm ảnh và lấy đó làm cơ sở khảo sát.

Báo điện tử cập nhật thông tin liên tục, nhanh nhạy nên Tin là thể loại chủ chốt. Tin báo điện tử có những điểm khác so với tin báo in, đó là tin mở, dễ dàng bổ sung thêm thông tin.

Qua khảo sát trên hai báo, chúng tôi thấy Tin Festival tồn tại chủ yếu ở dạng tin văn bản ( text news), còn tin âm thanh( Audio News, tin hình ( Video news) ít xuất

hiện. Trong tin văn bản, chúng tôi thấy một số đặc điểm về ngôn ngữ sau:

Phần lớn tin có tít, tít chứa ngôn ngữ định danh, gọi tên sự kiện được sử dụng nhiều. Ngôn ngữ định danh này giúp độc giả nắm bắt rõ ràng đối tượng, tốn ít thời gian. Những tin kiểu này như VnExpress: 20 nước sẽ tham dự hội chợ Festival Huế

2006 (Tin vắn tổng hợp 17/2/2006); Khai mạc liên hoan xiếc toàn quốc 2006

(26/5/2006); Liên hoan diều nghệ thuật tại Huế (Lê Khánh Chi- 4/6/2008); Festival

Huế 2010 hội tụ đoàn nghệ thuật từ 5 châu lục (Hồng Ngân- 21/1/2010)…

VietnamNet: Festival Huế 2008: Đua trải đánh nhau vỡ đầu (Ngọc Lan- 11/6/2008); Festival Huế 2010: Phục dựng Lễ tế Nam Giao như thật (Nguyên Bình, 10/06/2010)…

Ngôn ngữ tít tin Festival trên cả hai báo đều ngắn gọn, khúc chiết, chứa đựng thông tin chính ngay trong tít. Tít trên báo điện tử nói chung thường không gắn với ngữ cảnh, nên cách sử dụng ngôn ngữ trực tiếp, ngắn gọn đề cập tới thông tin cơ bản giúp công chúng dễ hình dung ra nội dung thông tin để lựa chọn đọc hoặc bỏ qua.

Ngôn ngữ tin trên VietnamNet và VnExpress là ngôn ngữ sự kiện, trực tiếp, cụ

thể và ngắn gọn. Để tránh sự dài dòng, hai báo đều dùng cách viết tắt khá hợp lý. Ví dụ: Trên VietnamNet: Trong khuôn khổ Festival Huế 2010 và kỷ niệm Đại lễ kỷ

niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bộ VHTT&DL phối hợp với Trung tâm Festival Huế và Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý VHTT&DL và Công ty Tali‟s Media tổ chức chương trình “Vì một hành tinh xanh” (Rác thải lại đưa thông điệp “Vì một hành tinh xanh” (Nguyên Bình- Cập nhật 05:24, Thứ Bảy, 05/06/2010) Còn VnExpress cũng thường xuyên viết tắt tên cơ quan, chức danh:

Đến dự lễ khai mạc có ông Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBND Tp.HCM, cùng nhiều vị lãnh đạo của Trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế.(Khai mạc Festival Huế lung linh cờ hoa- Lê Bảo- Chủ nhật, 4/6/2006, 08:13 GMT+7)

Thể loại Bài được VnExpress và VietnamNet dùng để thông tin, miêu tả tường

thuật sự kiện diễn ra và thông tin hậu Festival. Ngôn ngữ thể loại bài được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VnExpress và VietnamNet chú trọng rất lớn, có một số đặc điểm sau:

Một là, về ngôn ngữ viết: Trước hết, hai báo chú trọng ngôn ngữ tít. Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Ngôn ngữ tít bài trên hai báo đa phần là ngôn ngữ định danh, định vị sự việc, sự kiện một cách cụ thể, rõ ràng, ít sử dụng thủ pháp chơi chữ.

Ngôn ngữ ở bài là ngôn ngữ có tính chính luận-nghệ thuật, dễ hiểu, nhưng cũng rất trau chuốt, mềm mại. Bởi hai báo ý thức được họ đang thông tin về Festival- việc chuyển tải giá trị văn hóa, cộng thêm tính chất thông tin giải trí nên rất cần ngôn ngữ tinh tế, nhẹ nhàng. Chẳng hạn: Festival Huế 2008: Kiêu sa lễ hội áo dài- Kỳ Nhân (VNN) Festival 2008: Tôn nghiêm lễ tế Xã Tắc - Đăng Khoa (VNN), Sông Hương thắp sáng huyền thoại -Nguyên Bình, (VNE) Duyên dáng áo dài cùng sen „Vọng thiên niên‟-Nguyên Bình (VNE)…Những bài báo này đều được chia

thành nhiều đoạn, mỗi đoạn từ 3-4 câu, xen giữa là các hình minh họa. Đây là sự phân chia hợp lý, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin của báo điện tử, công chúng tiếp thu thông tin với cảm giác nhẹ nhàng.

Hai là, về ngôn ngữ đa phương tiện- multimedia: Trong thông tin về Festival, hai báo sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện tích hợp chủ yếu hai ngôn ngữ , đó là văn bản( text) và hình ảnh tĩnh (still image). Cả hai báo đã khai thác triệt để yếu tố ngôn

ngữ đa phương tiện, thể hiện ở chỗ dùng nhiều hình ảnh đồ họa (graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) hay các chương trình tương tác (interactive program). Ưu điểm này khiến hình thức thông tin Festival sinh động, phong phú và đặc biệt là tạo ra được không gian tương tác để độc giả có thể tham gia trực tiếp vào sự kiện.

Nhìn chung, bài trên VnExpress và VietnamNet có ảnh minh họa nên dung

lượng câu chữ vừa phải, khoảng 700- 1200 chữ. VietnamNet và VnExpress có sự

chủ động thông tin bằng hình ảnh, rút gọn phần lời nên dung lượng bài vừa phải, hợp lý, dễ đọc, dễ hiểu.

Thứ ba, về ngôn ngữ hình ảnh truyền thông sự kiện Festival.

Hình ảnh là ưu thế của báo điện tử, nó có vai trò quan trọng trong việc chứng minh thông tin, làm rõ thêm thông tin. Qua khảo sát, chúng tôi thấy VietnamNet và

VnExpress có một số phương thức sử dụng ngôn ngữ hình sau:

Một là, nhấn mạnh ưu thế chính của hình ảnh bổ trợ trong tin, bài:

Đa phần hình bổ trợ trong tin, bài về Festival Huế là hình ảnh về sự kiện, con người. Các tác giả đã chọn đối tượng, thời điểm bấm máy, góc máy hợp lý để có những khuôn hình đẹp, bám sát nội dung thông tin, minh họa, bổ sung thêm thông tin tốt và hợp lý. Kích thước ảnh khá chuẩn, ảnh đại diện: 360x495 pixel; ảnh dành cho bài: 480x 360 pixel.

Đặc biệt, các bài đăng trên VietnamNet và VnExpress về sự kiện Festival Huế luôn đầu tư rất nhiều ảnh minh họa, trung bình 3-5 ảnh mỗi bài. Cá biệt, các bài viết về lễ khai mạc và bế mạc Festival có từ 5- 15 ảnh. Chẳng hạn: STT Vietnamnet VnExpress Tác phẩm Số lượng ảnh Tác phẩm Số lượng ảnh

1 Đại nội bừng sáng trong đêm khai mạc Festival 2006

Quang Nam, ảnh: Na Sơn

10

Khai mạc Festival Huế lung linh cờ hoa –

Lê Bảo- 4/6/2006

2 - Festival Huế 2008: Thắp sáng

Huyền thoại sông Hương- Ngọc

Lan- Đăng Khoa

3 Nét đẹp cổng thơ tại Festival

Huế- Lê Bảo- 5/6/2006 4

3 Festival 2008: Lễ tế Nam Giao hoành tráng và thiêng liêng-

nhóm PV 7

Khai mạc Festival Huế 2008- đêm hội tụ sắc

màu văn hóa- Hà Linh 4

4 Festival Huế 2010: Đại tiệc văn hóa bắt đầu” Nguyên Bình- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mai Long- Dương Thanh Xuân 16

Hàng nghìn người đội mưa dự Festival Huế 2010 – 6/6/20101- Trường Long- Nguyễn Toàn

10

Bảng 2.9: Số lượng ảnh trong tin bài Festival trên VnExpress và VietnamNet

Tiêu biểu nhất, trên VietnamNet có bài: Festival Huế 2010: Đại tiệc văn hóa bắt đầu” – Nguyên Bình- Mai Long- Dương Thanh Xuân- sử dụng tới 16 ảnh, đan

xen giữa các đoạn thông tin văn bản. Chú thích ảnh cũng rất tốt, đảm bảo có thông tin về con người, địa điểm, sự kiện, sự việc.

Ảnh 2.17: Màn múa hát cung đình Huế- Nguyên Bình- Mai Long- VNN

Ảnh 2.18: Hát quan họ Bắc Ninh- Nguyên Bình- Mai Long- Dương Thanh Xuân- VNN Như vậy, ảnh là lợi thế của VnExpress và VietnamNet, giúp cho bài viết trở nên

Một phần của tài liệu Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 56)