Bài học kinh nghiệm truyền thông Festival Huế từ báo Thừa Thiên–Huế,

Một phần của tài liệu Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 84)

7. Kết cấu đề tài

3.3.Bài học kinh nghiệm truyền thông Festival Huế từ báo Thừa Thiên–Huế,

theo số liệu thống kê của chúng tôi trong Festival 2010 cải thiện không đáng kể. Lượng khách biết các thông tin về Festival Huế 2008 qua tivi, đài, sách báo chiếm 48,7%, truyền miệng chiếm trên 21%, qua công ty du lịch 7,7%, qua báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet và VnExpress 8,3%. Như vậy, trong kỷ nguyên bùng nổ

thông tin toàn cầu mà thế mạnh truyền thông trên các phương tiện truyền thông trong đó có báo chí chưa được khai thác tốt sẽ khiến thông tin bị bó và không có khả năng lan toả ra các quốc gia trên thế giới.

Thứ tư: Thiếu phối hợp đồng bộ trong chiến dịch truyền thông giữa các tờ báo

nói riêng và các phương tiện truyền thông nói chung với các cơ quan ban ngành. Việc thiếu liên kết khiến hiệu quả truyền thông giảm sút. Thông tin trùng lặp, thậm chí bất nhất, gây nhàm chán, khó chịu cho công chúng.

3.3. Bài học kinh nghiệm truyền thông Festival Huế từ báo ThừaThiên–Huế, VietnamNetVnExpress Huế, VietnamNetVnExpress

Từ quá trình khảo sát thực tiễn công tác truyền thông lễ hội Festival Huế qua các thời kỳ trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress, chúng tôi thấy rằng những kinh nghiệm sau đây sẽ là những tham khảo có giá trị cho báo chí và các cơ quan liên quan trong công tác truyền thông, PR sự kiện Festival Huế những năm kế tiếp.

Thứ nhất: Tranh thủ sự hỗ trợ và phát huy sức mạnh tổng hợp của các đối tác nước ngoài, bộ, ngành trung ương, các doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương và của quần chúng tham gia đóng góp cho Festival. Đây là một kinh

nghiệm rất quan trọng để đưa đến thành công của công tác truyền thông, đặc biệt là ra nước ngoài.

Thứ hai: Quan tâm tới các yếu tố hạ tầng kỹ thuật. Chú ý từ giao diện đến

đường truyền, liên kết tới các trang thông tin khác nhanh chóng, tránh việc đường truyền chậm, quá tải. Chú ý tới việc truyền thông chính mình thông qua các phương tiện truyền thông khác như panô, tờ rơi, sổ tay du lịch… Ngoài ra công

nghệ mới sẽ giúp cho các nhà tổ chức truyền thông thông tin Festival kịp thời, có hiệu quả, nhanh chóng kết nối với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế.

Thứ ba: Quan tâm đến công chúng. Công chúng là một trong những yếu tố

quyết định sự thành bại của một cơ quan truyền thông đại chúng. Theo

Blog.buzzdigital.vn/ thì tình hình sử dụng các phương tiện truyền thông tại Việt Nam nghiêng về giới trẻ, từ 15-34 chiếm trên 70%. Về thói quen và hành vi có đến 90% người dùng sử dụng các phương tiện truyền thông để tìm kiếm thông tin. Những con số này cho thấy độc giả của truyền thông nói chung, báo chí nói riêng là lớp người năng động, nhạy cảm, có kiến thức và học vấn cao, có điều kiện và khả năng tiếp cận với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và có sự quan tâm đặc biệt tới những vấn đề quốc tế.

Để tăng dần tỷ lệ khách quốc tế tới tham dự Festival cần tích cực khai thác hiệu quả trang thông tin bằng tiếng nước ngoài như tiếng Anh và tiếng Pháp…Cần huy động sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, sử dụng triệt để kênh truyền thông qua giới thiệu của người dân với vai trò là chủ thể của lễ hội.

Thứ tư: Quan tâm tới tính chất của thông tin tuyên truyền. Festival Huế là sự

kiện văn hóa nổi bật, có ý nghĩa chính trị - văn hóa và kinh tế to lớn. Tuyên truyền cho lễ hội văn hóa phải có chiến lược đúng đắn, hợp lý, khác với các chiến dịch truyền thông về các vấn đề khác. Đó là giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế - chính trị - văn hóa.

Thứ năm: Chú ý thời gian, thời điểm tuyên truyền. Công tác truyền thông phải

diễn ra từ sớm, thường xuyên, liên tục, có các kế hoạch tác động tới nhiều đối tượng công chúng đa dạng. Cần chú trọng công tác truyền thông trước Festival để kịp thời cung cấp thông tin cho các công ty lữ hành giới thiệu tới cho du khách đăng ký tour. Chú trọng thời điểm thông tin phải trước thời điểm truyền thông bán tour du lịch của các hãng lữ hành quốc tế. Cập nhật thông tin tốt nhất vào sáng sớm, là thời điểm nhiều độc giả bắt đầu tìm kiếm thông tin trong ngày mới.

Thứ sáu: Quan tâm đến chất lượng - hình thức thông tin, giao diện. Nâng cao

thông tin. Xây dựng giao diện tiện dụng, đẹp mắt. Sau thông tin tổng quát phải nhanh chóng cập nhật thêm thông tin cụ thể. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, khai thác triệt để yếu tố đa phương tiện để tạo ra những hình thức thông tin thu hút như Media, xem truyền hình trực tuyến, bầu chọn chương trình thu hút nhất…

Thứ bảy: Nâng cao chất lượng và ý thức đội ngũ phóng viên văn hóa, xây dựng phương tiện vật chất kỹ thuật đảm bảo, giới thiệu hình ảnh Festival Huế trên giao diện. Đội ngũ làm báo, từ lãnh đạo, ban biên tập đến phóng viên, cộng tác viên, kỹ

thuật viên…phải được đào tạo bài bản, có trình độ lý luận, nghiệp vụ chuyên môn, có hiểu biết về văn hóa, có kỹ năng, kỹ xảo, năng động, thoát khỏi ảnh hưởng của cơ chế làm báo quan liêu, thụ động, kích thích được tính sáng tạo trong hoạt động báo chí.

Xây dựng giao diện tiện dụng, hợp tác giới thiệu logo Festival trên vinhet, tăng cường phương tiện tác nghiệp cho đội ngũ phóng viên. Trang báo cần hiển thị đầy đủ thông tin với các cấp độ khác nhau một cách hợp lệ trên trang chủ và trang thứ cấp. Như vậy sẽ tạo sự linh hoạt trong quản trị, rất dễ quản lý. Mặt khác, người đọc dễ cập nhật nội dung. Toà soạn phục vụ độc giả cái họ cần bằng cách chuẩn bị sẵn sàng càng nhiều thông tin càng tốt chứ không phải bắt người đọc tự tìm kiếm.

Ban biên tập cần phải biết xác định giá trị của từng thông tin mình đưa lên, theo một quan điểm về phân cấp thông tin phù hợp với tính chất của từng toà soạn và có những giải pháp hiển thị đầy đủ thông tin với các cấp độ khác nhau một cách hợp lý trên trang chủ và trang thứ cấp. Toà soạn phục vụ độc giả cái họ cần bằng cách chuẩn bị càng nhiều thông tin càng tốt chứ không phải bắt người đọc tự tìm kiếm những gì mình có.

Tốc độ đường truyền cần cải thiện để phục vụ lượng độc giả lớn của những trang web có số lượng người truy cập lớn như VnExpress và VietnamNet.

Thứ tám: Tăng cường giáo dục nhận thức cho người dân địa phương - chủ thể Festival Huế. Khi người dân ý thức được giá trị, lợi ích của việc mình làm, thì họ sẽ

tự biết bảo vệ. Khi đó, di sản sẽ được bảo tồn theo cách bền vững nhất. Theo chúng tôi, nên liên kết theo từng nhóm để chuyên môn hóa, hỗ trợ lẫn nhau. Một số tờ báo

có lượng truy cập cao sẽ liên kết mở ra chuyên mục, chuyên môn hóa, để đào sâu thông tin chứ không đưa tin trùng lặp. Báo điện tử liên kết với phát thanh, truyền hình để có từng đoạn video clip phục vụ độc giả.

Rất nhiều ý kiến cho rằng thời điểm tổ chức của Festival Huế không phù hợp, thời gian dồn dập và cách thức tổ chức thiếu chuyên nghiệp. Thiết nghĩ, biện pháp cố định thời gian tổ chức Festival trong năm và biến thành năm Festival thay cho 9 ngày tổ chức để xây dựng chiến lược truyền thông thường xuyên là việc nên xem xét. Huế đã được mệnh danh là thành phố Festival đặc trưng của Việt nam, nên việc tạo nên một thành phố quanh năm trong bầu không khí lễ hội, giao lưu văn hóa - nghệ thuật là một nhiệm vụ hàng đầu. Qua đó, việc thông tin tuyên truyền có thể diễn ra thường xuyên, lâu dài.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 84)