7. Kết cấu đề tài
3.1. Nhận diện môi trƣờng truyền thông đầu thế kỷ XXI
3.1.1. Quốc tế
Những năm đầu thế kỷ XXI, môi trường truyền thông có những thay đổi rõ rệt, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng của công tác truyền thông. Môi trường truyền thông chi phối đến tất cả các quá trình chuyển tải thông tin mà công tác truyền thông thực hiện. Nếu ở những thập niên trước, truyền thông chỉ là sự phổ biến thông tin trên phạm vi hẹp, bằng những phương tiện truyền thông lạc hậu thì ở thế kỷ XXI, môi trường truyền thông mới đem lại cho truyền thông những sự lựa chọn tối ưu và đa dạng với hàng loạt công cụ và phương thức truyền thông mới. Đó có thể là báo in, báo hình, báo nói hay hợp thời hơn với Facebook, Email, Blog,…Môi trường truyền thông mới hình thành nên những phương thức mới và
những thông tin mới. Tất cả tạo nên sự đa dạng trong phong cách chuyển tải, phương thức chuyển tải và thông tin cần chuyển tải.
Truyền thông ở đầu thế kỷ XXI đã biết tận dụng linh hoạt các yếu tố khoa học kỹ thuật hiện đại, tâm lý tiếp nhận thông tin của con người nhằm tạo ra những hiệu ứng tích cực. Khoảng thời gian một vài năm trở lại đây, truyền thông đã tạo ra sự khác biệt rất lớn, các phương thức khác nhau, các kênh truyền tải thông tin đa dạng càng ngày càng chiếm lĩnh và lan tỏa rộng khắp và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống mỗi người.
Chẳng hạn như Blog nếu biết ứng dụng, chúng sẽ trở thành kênh truyền tải
thông điệp rất tốt…, Youtube thật hữu hiệu nếu biết cách tạo ra sự thu hút người
xem, Picasa kho thư viện lưu trữ của bạn, Facebook sân chơi thật nhộp nhịp…muôn màu muôn vẽ đa dạng, phong phú các nguồn tài nguyên trên truyền thông.
Phương tiện truyền thông đại chúng mới đã trở nên phổ biến và thiết thực trên nhiều quốc gia. Những trang mạng xã hội gần đây thu hút hàng trăm triệu lượt người vào mội ngày vượt xa những tạp chí lớn uy tín và lâu đời. Những trò chơi
trực tuyến, Blog, Facebook, Web… giờ không còn là địa chỉ của giới thanh niên, tuổi teen…
Môi trường truyền thông mới, truyền thông đa phương tiện đã cho phép mọi người liên hệ với nhau dễ dàng, cũng như các doanh nghiệp liên hệ với khách hàng đơn giản hơn bao giờ hết. Khách hàng được tham gia vào sâu hơn, sáng tạo cả thông điệp quảng cáo cho doanh nghiệp, tính tương tác qua lại rất tiện lợi mà truyền thông truyền thống không thể làm được.
Truyền thông tạo ra quá trình lan tỏa rất nhanh và mạnh, chưa bao giờ tiếp thị lan truyền nhanh và mạnh như thời điểm này. Chẳng hạn như đoạn Video clip – hầu hết là miễn phí – mà công chúng muốn chia sẻ, họ gửi nó đến bất kỳ ai mà họ muốn, làm cho phát tán nhanh chóng miễn là đoạn Video clip đó có nội dung hay.
Môi trường truyền thông mới hấp dẫn nhất chính là công chúng chính là người tạo ra nội dung mà không phải là doanh nghiệp, các nhà báo, nhà sản xuất truyền thông. Người sản xuất truyền thông là người tạo ra sân chơi còn công chúng là người sử dụng sân đó để chơi, công chúng có thể viết lách, thỏa sức sáng tạo, tích hợp…Đây có thể xem là cuộc đại cách mạng trong truyền thông trong xã hội loài người.
Ngày nay truyền thông đóng vai trò là hệ thống chuyển tải thông tin hiệu quả nhất từ trước đến nay. Hầu như không có rào cản nào có thể ngăn cản được các luồng thông tin khắp nơi trên thế giới “chảy” vào các quốc gia, khu vực kể cả từng hộ gia đình.
Những ưu điểm trên khẳng định xu hướng của truyền thông mới là công cụ tốt nhất trong thế kỷ XXI cho đến khi loài người chúng ta có được hình thức thông minh hơn.
3.1.2. Việt Nam
Sự phát triển của Việt Nam trong những năm đổi mới đã đạt những tiền đề kinh tế- xã hội và văn hóa quan trọng cho sự phát triển của loại hình tổ chức sự kiện. Đó là mức sống của người dân đã được cải thiện, nhờ đó cơ cấu chi tiêu của người dân đã có chuyển biến theo hướng chú trọng hơn vào các hoạt động văn hóa tinh thần, đặc biệt là từ tầng lớp trung lưu trở lên.
Sự phát triển mang tính phong trào của Festival ở các tỉnh cũng tạo nên một sức ép cho các nhà quản lý, các nhà tổ chức, biểu diễn về việc cần phải chuyên nghiệp
hơn. Phải được đào tạo các kiến thức và kỹ năng quản lý, tổ chức sự kiện thay vì chỉ cần là nghệ sĩ, là đạo diễn sân khấu, là tự học, tự chuyển sang nghề tổ chức sự kiện. Một loạt các công ty tổ chức sự kiện, các công ty truyền thông ra đời tạo nên mạng lưới những người làm nghề tổ chức sự kiện rộng khắp. Đó là một bước phát triển mới trên thị trường. Điều đó cũng cho thấy yếu tố thị trường đã thúc đẩy công nghệ tổ chức sự kiện và cũng làm phức tạp hóa hoạt động này.
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung, tỉnh Thừa Thiên- Huế coi mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động của các huyện và thành phố Huế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động ngành dịch vụ, du lịch. Trong đó Festival Huế và thành phố Festival trở thành động lực cho tiến trình này.
Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế - thành phố festival của Việt Nam đã khẳng định xây dựng thành phố festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam, trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố festival, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên- Huế và vùng kinh tế. Đồng thời cũng chính là sự đóng góp của Huế trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia trong quá trình hội nhập.
3.2. Thành công và hạn chế của công tác truyền thông sự kiện Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress
3.2.1. Thành công
Một sự kiện hay một vấn đề muốn lan tỏa, đi vào công chúng trước hết sự kiện, vấn đề đó phải được biến đổi thành các thông điệp mang thông tin. Chính các phương tiện truyền thông là nơi duy nhất có thể làm được điều này một cách hiệu quả. Sự kiện Festival Huế, hình ảnh Festival Huế ngày một có chỗ đứng trong lòng công chúng trong và ngoài nước là nhờ có sự truyền thông hữu hiệu của các phương tiện thông tin trong đó nổi bật là ba tờ báo Thừa Thiên–Huế,VietnamNet và
lần tổ chức của báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress phải kể đến một số điểm sau:
Thứ nhất: Hình ảnh cố đô Huế và Festival Huế đã được giới thiệu rộng rãi đến
với đông đảo nhân dân trong nước và du khách quốc tế, thu hút du khách đến tham gia lễ hội. Qua đó nâng cao uy tín và vị thế của thương hiệu Festival Huế trong môi trường lễ hội trong nước và quốc tế.
Để có hiệu quả này, trước hết là do công tác tuyên truyền được báo Thừa Thiên
–Huế, VietnamNet và VnExpress xây dựng có kế hoạch bài bản, triển khai sớm, liên
tục trong thời gian dài và có lộ trình, định hướng hợp lý.
Trong quá trình truyền thông cụ thể về các kỳ Festival, ba tờ báo đã kịp thời đưa những thông tin quan trọng về Festival đến với công chúng. Nội dung thông tin phong phú, đa dạng làm thỏa mãn phần nào nhu cầu thông tin của độc giả. Hình thức thông tin nhanh nhạy, ngoài sử dụng tin, bài, còn đặc biệt chú ý phát huy hiệu quả của chùm ảnh, phóng sự ảnh để giới thiệu một cách trực quan, sinh động các hoạt động của lễ hội.
Nhờ khả năng đa phương tiện và tính tương tác cao của báo điện tử (VietnamNet và VnExpress), kết hợp với việc phản ánh sâu của loại hình báo in (báo Thừa Thiên-
Huế) ba tờ báo đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết với công chúng, lôi kéo
công chúng tham gia vào quá trình truyền thông, sản xuất và nhận thông tin.
Riêng VietnamNet và VnExpress đã xây dựng cộng đồng điện tử thông qua
những tính năng mới của web 2.0 - cho phép người sử dụng xây dựng các kết nối xã hội và trao đổi, chia sẻ thông tin và cộng tác trong những dự án trên mạng. Công chúng có thể truy cập VnExpress và VietnamNet thông qua blog, wiki, mạng kết nối xã hội hay để lại ý kiến sau mỗi bài báo. Thông qua đó nhân rộng mối quan tâm và tình cảm của độc giả dành cho Festival Huế.
Với lượng truy cập khổng lồ hằng ngày trên cả hai báo, cơ hội để hình ảnh Festival Huế lưu lại trong lòng độc giả trong và ngoài nước khá lớn. Thông tin về Festival liên tục cập nhật trong những ngày cận kề Festival và những ngày diễn ra lễ hội đã thu hút sự chú ý của độc giả.
Báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress đã làm tròn chức năng truyền thông theo nhóm. Nhóm thông tin trước kỳ Festival thông tin kịp thời, cập nhật và ngắn gọn, công chúng biết đến Festival Huế ở góc độ khái quát, toàn diện. Nhóm thông tin này có vai trò thu hút du khách tới Festival Huế. Nhóm thông tin khi Festival diễn ra đã khai thác tốt ngôn ngữ hình ảnh, mang đến cho công chúng một cái nhìn cận cảnh, đa sắc màu văn hóa của lễ hội. Nhờ vậy, độc giả khắp nơi biết đến các lễ tế tâm linh như Nam Giao, Truyền lô- Vinh quy bái tổ, Xã tắc; Lễ hội vua
Quang Trung lên ngôi, Hội thi Tiến sĩ võ, Huyền thoại sông Hương, Đêm hoàng cung…đậm chất văn hóa Huế. Những hình ảnh đẹp, những giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể của Festival Huế được chuyển tải đến công chúng càng làm bồi đắp thêm tình cảm của công chúng với xứ Huế.
Số lượng khách tham dự Festival tăng lên mỗi kỳ là có sự đóng góp lớn của ba tờ báo. Theo thống kê của Trung tâm Festival, Festival Huế 2006 thu hút hơn 153 nghìn lượt khách đến Huế trong tháng 6 diễn ra lễ hội, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Festival 2008, chỉ tính tour đầu tiên, mở đầu là lễ khai mạc, con số mà BTC đưa ra là hơn 150.000 lượt khách đăng ký đặt phòng tham dự lễ hội. Tại Festival 2010, có 180 ngàn lượt khách du lịch đến Huế với hơn 30 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 62,58% so với 2008.
Thứ hai: Nâng cao nhận thức của cơ quan chức năng và nhân dân trong việc bảo
tồn, phát huy và khai thác các giá trị di sản văn hóa Huế.
Qua các kỳ Festival, những giá trị mang đậm văn hóa Huế đã được tái hiện lại và chuyển tải trên diện tích các báo hết sinh động, hấp dẫn. Ngoài những lễ hội chính được ưu tiên đăng tải, các lễ hội cộng đồng được tổ chức tại các huyện và vùng ven thành phố như: Hương xưa làng cổ; Chợ quê ngày hội; Thuận An biển
gọi…đã được báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress dành một diện tích
báo nhất định, trang trọng để giới thiệu. Sự truyền thông mạnh mẽ này còn bồi đắp lòng tự hào và vun đắp ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa vốn có của quê hương.
Các bài viết trên ba tờ báo vừa thông tin về chương trình, vừa đề cao giá trị của các di sản văn hóa, và đánh giá tác động của chúng đối với nhân dân địa phương,
công chúng cả nước và thế giới. Thông tin về các chương trình phục dựng di sản văn hóa phi vật thể cung đình giúp công chúng hiểu rõ hơn về văn hóa cung đình, trực tiếp tôn vinh các di sản vật thể triều Nguyễn. Thông tin định hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong bảo tồn di sản, hay cảnh báo cơ quan chức năng và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy các sản phẩm văn hóa truyền thống Huế.
Về nội dung, các bài viết tập trung khai thác thông tin ở hai khía cạnh, hai mặt được và chưa được trong công tác tổ chức sự kiện cũng như các hoạt động liên quan đến sự kiện lễ hội Festival Huế. Những hoạt động hoặc những nội dung đã làm tốt được biểu dương, hoan nghênh và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, nhưng những mặt còn yếu kém và chưa được thực hiện một cách đúng đắn, và đúng thời điểm thì thông qua báo chí để góp ý, phê bình nhằm hoàn thiện những hoạt động này sao cho tổ chức thật quy mô và chặt chẽ sự kiện văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn này.
Báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress cũng giúp các cơ quan chức
năng, các tổ chức đoàn thể rút ra những kinh nghiệm, những bài học quý giá để hoàn thành tốt công tác được giao và rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức những năm kế tiếp.
Truyền thông trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet và VnExpress cũng góp phần tác động đến tư tưởng, hành vi của công chúng và cách thức tổ chức của các nhà tổ chức Festival Huế. Những bài viết phê phán kịp thời kiểu làm ăn thời vụ, tăng giá dịch vụ khách sạn, dịch vụ di chuyển, ăn uống trong thời kỳ diễn ra Festival, hay phân tích những sai sót trong cách thức tổ chức một số chương trình của Ban tổ chức Festival khiến du khách không hài lòng đã giúp người dân và Ban tổ chức có cái nhìn thấu đáo hơn về lợi ích thực sự Festival Huế mang lại, cũng như cách thức để gia tăng những lợi ích đó.
Cả ba tờ báo nói trên cũng quan tâm tới ý kiến người dân khi tham gia lễ hội, bằng việc mở ra các chuyên mục góp ý sau lễ bế mạc, chỉ ra điểm thành công, thiếu sót của Festival để BTC, các cơ quan ban ngành liên quan điều chỉnh, hoàn thiện hơn ở kỳ Festival sau.
Để làm mới chương trình cũng như giới thiệu được nét đặc sắc của mỗi kỳ Festival, báo Thừa Thiên–Huế, VietnamNet và VnExpress đã chọn cách thông tin phong phú, đa dạng, ít trùng lặp với kỳ Festival trước, hướng tới đối tượng đa dạng, từ chủ thể của Festival Huế, đến BTC, các cơ quan chức năng, và du khách. Cách làm này vừa làm mới trang báo, vừa tránh sự nhàm chán ở độc giả, đồng thời thu hút sự chú ý của mỗi đối tượng đến vấn đề họ quan tâm, qua đó gia tăng tính chủ động, tích cực trong tiếp nhận thông tin của công chúng.
Thứ ba: Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ của loại hình báo in và báo điện tử
Với cách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào các sự kiện quan trọng, tin, bài, ảnh trên báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress đã phản ánh được hầu khắp các hoạt động của lễ hội trước, trong và sau khi diễn ra. Mục tiêu của các bài viết là hướng đến các đối tượng công chúng để truyền thông, giới thiệu, tuyên truyền cho lễ hội Festival Huế và các hoạt động liên quan hướng tới sự kiện này. Thông qua tin, bài, ảnh với ngôn ngữ chuyển tải đa dạng của hai loại hình báo chí là báo in và báo điện tử, báo Thừa Thiên –Huế, VietnamNet và VnExpress đã tạo dựng được một phong cách truyền thông đặc trưng về lễ hội khá rõ nét.
Bằng những thông tin sinh động, hấp dẫn, với lối viết linh hoạt, cùng với việc sử dụng các chuyên trang, chuyên mục, hình ảnh, giao diện...của báo Thừa Thiên –
Huế, VietnamNet và VnExpress đã góp phần xây dựng được thương hiệu và hình ảnh sự kiện được truyền thông trong trí nhớ của công chúng. Đó là một Festival Huế riêng biệt, một Festival Huế vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa hội tụ của nhiều nền văn hóa.
Với cách truyền thông chuyên nghiệp và hiện đại như vậy, báo Thừa Thiên–Huế, VietnamNet và VnExpress ngoài việc tuyên truyền phát huy các giá trị văn hóa truyền