Thay đổi về chất qua các đợt truyền thông sự kiện Festival Huế

Một phần của tài liệu Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 68)

7. Kết cấu đề tài

2.4.1.Thay đổi về chất qua các đợt truyền thông sự kiện Festival Huế

Từ năm 2000, công tác truyền thông và truyền thông Festival Huế đã triển

khai. Nội dung truyền thông về Huế và Festival trên báo Thừa Thiên Huế, VietnamNet, VnExpress đã được vụ UNESCO, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể

Thao và Du lịch hỗ trợ. Ban tuyên giáo đã chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt lưu tâm đến những tờ báo điện tử như: VietnamNet,VnExpress và tờ báo địa phương Thừa Thiên- Huế đẩy mạnh việc truyền thông, truyền thông cho sự kiện Festival. Ngoài ra, nhiều cơ quan báo in, báo hình, báo điện tử ở Trung ương và địa phương đã nhận bảo trợ thông tin và có kế hoạch truyền thông, truyền thông cho Festival Huế .

Về số lượng tin, bài, nếu Festival Huế năm 2000, có tổng số tin, bài thực hiện việc truyền thông trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress là 200 thì năm 2006 đã có 300 tin, bài và đến năm 2010 báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã dành 700 tin, bài thông tin cho sự kiện này.

Đáng chú ý là trong Festival Huế năm 2000, trong tổng số 120 nhà báo thuộc 100 cơ quan báo chí trong nước và quốc tế thì chỉ có 10 nhà báo của 3 tờ báo báo

Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress tham gia tác nghiệp. Nhưng đến năm 2010, trong tổng số 654 nhà báo thuộc 104 cơ quan báo chí trong nước và quốc tế đã có 83 nhà báo của 3 tờ báo trên tham gia truyền thông giới thiệu Festival Huế trên các báo của mình.

Điều đó cho thấy báo Thừa Thiên- Huế,VietnamNet,VnExpress đã rất chú trọng đến việc truyền thông Festival Huế ngày một chuyên nghiệp hơn. Ở đây, cũng có thể thấy rằng những tờ báo này đã dần hoàn thiện và có bước phát triển trong quá trình truyền thông sự kiện Festival Huế qua các kỳ tổ chức.

VietnamNet,VnExpress đã được nâng cấp dần dần qua các kỳ truyền thông sự kiện Festival Huế. Những chuyên mục dành cho việc truyền thông Festival Huế được 2 tờ báo này xây dựng khá hoành tráng. Nếu 3 kỳ Festival Huế trước (2000, 2002, 2004), chuyên mục Festival chưa được giới thiệu rộng rãi trên hai báo này thì đến năm 2008 đã có chuyên mục Festival Huế xuất hiện. Và đặc biệt năm 2010

VietnamNet, VnExpress đã tổ chức chuyên mục tin bài cập nhật cho Festival Huế.

Từ năm 2006, VietnamNet, VnExpress đã xây dựng việc tương tác và truyền thông Festival Huế bằng nhiều đường link khác nhau. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, trong 6 ngày diễn ra Festival Huế năm 2000 có 5780 lượt người truy cập

vào trang báo điện tử VietnamNet, VnExpress. Nhưng đến năm 2010, thống kê trong 5 ngày từ 2-7/6 đã có 32.317 lượt người truy cập vào các bài viết của hai tờ báo này. Ngoài ra, trong kỳ Festival Huế năm 2010, VietnamNet, VnExpress đã hoàn tất việc nâng cấp giao diện và chuyên mục Festival Huế giai đoạn 2 theo hướng mở. Theo đó, các chuyên mục này có thể tùy biến theo thời gian lễ hội, phù hợp với công tác cập nhật thông tin trước, trong và sau Festival. Đồng thời những chuyên mục này cũng bổ sung các dịch vụ như gửi và tương tác thông tin, đăng ký mua vé, đăng ký tour du lịch trong lễ hội...Đặc biệt, tính đến kỳ Festival Huế năm 2010, VietnamNet, VnExpress đã thực hiện được 60 clip, mỗi clip dài từ 1-3 phút được phát liên tục trong chuyên mục Video Festival Huế.

Với phương thức truyền thông như trên, báo điện tử VietnamNet, VnExpress đã chú trọng thay đổi cách truyền thông lên một bước phát triển mới trở thành một kênh thông tin có chất lượng.

Mỗi khi sự kiện Festival Huế diễn ra, công tác truyền thông sự kiện này của báo Thừa Thiên- Huế càng được chú ý. Nhận nhiệm vụ trọng đại này trong 3 kỳ Festival, báo Thừa Thiên -Huế chỉ sử dụng diện tích mặt báo vừa phải để truyền

thông cho sự kiện. Nhưng qua các kỳ Festival Huế tiếp theo nhận thất sự kiện này có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn đến công chúng trong nước nói riêng và công chúng trong tỉnh nói chung, báo Thừa Thiên-Huế đã thay đổi cách truyền

thông và truyền thông bằng việc tăng số lượng tin bài, tăng diện tích và mở rộng các hướng tiếp cận sự kiện với nhiều chuyên mục khác nhau về Festival Huế. Ngoài ra, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, báo Thừa Thiên- Huế đã in 5000 poster và 10.000 tập gấp truyền thông về Festival Huế, kèm theo phụ trương cho mỗi số báo phát hành. Công tác truyền thông Festival Huế càng chuyên nghiệp và phát triển hơn khi kỳ Festival Huế 2010, báo Thừa Thiên- Huế đã triển khai công tác truyền thông

bằng phương thức bán báo tại cụm hai đầu cửa ngõ của thành phố, sân bay, nhà ga, đường sắt, bến xe và các trung tâm văn hóa của thành phố. Có thể nói rằng, báo Thừa

Thiên- Huế đã tự dần hoàn thiện và phát triển phương thức truyền thông qua lễ hội

Nhìn chung, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã khá thành công trong công tác truyền thông Festival Huế. Qua từng kỳ tổ chức, thông tin và truyền thông cho lễ hội các báo đã dần hoàn thiện và có bước thay đổi tích cực trong công tác truyền thông sự kiện Festival Huế. Điều đặc biệt là qua 6 kỳ tổ chức Festival Huế, báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress đã sản xuất và cung cấp thông tin cho hơn 150 cơ quan thông tấn báo chí và công chúng trong nước và quốc tế, đã mở được chuyên mục hướng đến Festival Huế khá ổn định và có uy tính. Theo thống kê của chúng tôi, tính đến Festival Huế năm 2010, báo Thừa Thiên- Huế,

VietnamNet, VnExpress đã đưa được 700 tin bài về Festival. Các báo này cũng đã phối hợp với Vietnam Airlines, các văn phòng báo chí miền Trung, các công ty lữ hành quốc tế để gửi tin bài tài liệu truyền thông về Festival Huế tại một số quốc gia trên thế giới.

2.4.2. Tính chuyên nghiệp đƣợc nâng cao qua 6 lần tổ chức

Qua 6 lần tổ chức Festival Huế, tính chuyên nghiệp của truyền thông sự kiện Festival Huế trên báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã được khẳng định.

Báo Thừa Thiên- Huế, Vietnamnet, VnExpress đã thông tin ngày một phong phú và đa dạng các nội dung của lễ hội qua từng kỳ Festival bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình triển khai thực hiện việc truyền thông Festival Huế, có thể thấy các tờ báo nói trên đã thể hiện tính chuyên nghiệp ngày một cao. Biểu hiện của vấn đề này là nếu như trong hai kỳ Festival Huế 2000, 2002 hệ thống quảng bá chỉ gói gọn trong việc viết tin bài thì đến các kỳ Festival Huế tiếp theo (2004, 2006, 2008, 2010), hệ thống truyền thông cho lễ hội này đã có những hình thức phong phú như: mở ra các chuyên mục (Hướng tới Festival Huế, Bên lề Festival Huế, Sự

kiện nóng Festival Huế (báo Thừa Thiên- Huế), Tâm điểm Festival Huế, Chương trình lễ hội Festival Huế (VietnamNet),Thông tin nhanh Festival Huế, Dịch vụ tour Festival Huế...(VnExpress), tạo hệ thống tiếp nhận thông tin đa chiều (PR, Quảng bá lễ hội qua việc phát và bán báo ở các tụ điểm đông người như nhà ga, sân bây, bến xe, các trường ĐH...).

Tính chuyên nghiệp của quá trình truyền thông ngày càng rõ nét hơn khi những kỳ Festival Huế sau, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã dành những mục, chuyên mục riêng biệt, đều đặn đăng tải các thông tin chính và các dịch vụ liên quan đến lễ hội. Nhờ vào cách làm này mà sự truyền thông, quảng bá luôn liên tục lan tỏa rộng rãi và đáp ứng được nhu cầu thông tin và dịch vụ cho công chúng và khách du lịch.

Với việc thay đổi nhiều nhóm nội dung truyền thông trong các kỳ Festival Huế nhằm phản ánh mọi mặt của lễ hội được thể hiện qua khá nhiều phương thức khác nhau, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã mang đến sự cụ thể hóa và cá nhân hóa thông tin theo hướng chuyên biệt cho từng nhóm đối tượng. Cách làm này thể hiện rõ nét tính chuyên nghiệp của truyền thông sự kiện mà thế giới đã áp dụng.

Cách thức truyền thông của báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress của những kỳ Festival Huế gần đây luôn luôn có sự linh hoạt phù hợp với từng nhu cầu của công chúng. Nói cách khác báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress giúp cho việc quảng bá hình ảnh Festival Huế đến mọi công dân, giúp họ có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân. Đây là điểm mới thể hiện được sự cách tân trong quá trình truyền thông mà các kỳ Festival Huế không có được.

Cả VietnamNet, VnExpress và báo Thừa Thiên-Huế đều thể hiện sự phát triển

cách truyền thông theo hướng hiện đại qua 6 kỳ tổ chức Festival Huế. Từ những hình thức truyền thông Festival Huế đơn giản bằng tin, bài phản ánh (các kỳ Festival Huế 2000, 2002) đến những hình thức truyền thông chuyên sâu hơn như bài phỏng vấn, phóng sự, trao đổi, giao lưu trực tuyến (Festival Huế 2004-2010),

báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress, đã thực sự trở thành những nhà “truyền

thông” chuyên nghiệp.

Có thể nói qua các kỳ tổ chức Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VnExpress đã trở thành những cơ quan báo chí mạnh và chuyên nghiệp trong việc

2.4.3. Tiến đến quản trị truyền thông Festival Huế trong tƣơng lai

Với những thành công đã đạt được về công tác truyền thông và truyền thông sự kiện Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress tiếp tục phát huy và mở rộng việc truyền thông đi đến quản trị truyền thông Festival Huế một cách chuyên nghiệp và thường xuyên hơn.

Thứ nhất, trong các đợt truyền thông Festival Huế 2010, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã mở rộng việc quan hệ với các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông và thu thập thông tin cho tờ báo mình. Các phóng viên của các tờ báo này tham gia đầy đủ các đợt tổ chức họp báo, tiếp cận các thông cáo báo chí, tham gia các buổi briefing ngắn để cập nhật

thông tin. Ngoài ra, các báo còn tạo điều kiện để đưa các các cuộc phỏng vấn, phóng sự đặc biệt lên báo.

Thứ hai, các tờ báo đã tích cực PR cho sự kiện Festival Huế qua việc giới thiệu các chương trình trong lễ hội Festival Huế và truyền thông các hoạt động liên quan như các hoạt động văn hóa, hoạt động tài trợ xã hội…Đến năm 2010 đã có 20 hoạt động liên quan phụ trợ được các tờ báo này đứng ra tổ chức.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch cho các hoạt động thông tin và các dịch vụ liên quan ngay trên trang báo mình như dịch vụ tìm và tương tác thông tin Festival Huế, dịch vụ đặt vé, dịch vụ tour, các hoạt động phi thương mại trực tiếp với công chúng như giao lưu trực tuyến, thư viết trực tiếp đến ban tổ chức...

Thứ tư, chú trọng đến quản lý khủng khoảng truyền thông khi truyền thông sự

kiện Festival Huế. Điều tra nguyên nhân và giải quyết vấn đề thành công và hạn chế khi truyền thông sự kiện Festival Huế trên tờ báo mình. Truyền thông hiệu quả đến các đối tượng bên trong và bên ngoài tờ báo bằng các công cụ khác nhau.

Thứ năm, quan hệ PR đối nội trong nội bộ các phóng viên, biên tập viên trong

cơ quan ba tờ báo. Với việc xây dựng các chuyên mục Festival Huế cho tờ báo trong đó đến Festival Huế 2010 đã có 7 chuyên mục về Festival Huế. Ba báo này đã khá thành công trong công việc PR nội bộ trong công tác truyền thông Festival Huế.

Thứ sáu, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã dần tiến tới quản trị công chúng. Báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress hiện nay đã là cầu nối giữa ban tổ chức với công chúng mục tiêu và công chúng tiềm năng. Báo Thừa

Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress sẽ “thay” ban tổ chức lễ hội Festival Huế kiểm soát đối tượng công chúng trong quá trình tiếp cận thông tin và tiếp xúc với các dịch vụ khác.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua 6 kỳ tổ chức Festival Huế, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress

đã phần nào hoàn thành tốt trách nhiệm thông tin tuyên truyền của mình, đồng thời truyền thông và PR cho thương hiệu Festival Huế đạt hiệu quả cao. Không thể thông tin hết các nội dung sự kiện, chương trình diễn ra liên tục, dồn dập nhưng cả ba báo đã biết lựa chọn thông tin phù hợp với phong cách báo mình để truyền thông.

Về mặt nội dung, báo Thừa Thiên- Huế, VietnamNet, VnExpress đã thông tin khá đầy đủ về sự kiện Festival Huế ở nhiều góc độ khác nhau. Về hình thức thông tin, báo Thừa Thiên -Huế, VietnamNet, VnExpress đã tận dụng lợi thế không giới hạn dung lượng thông tin để phát huy sức mạnh truyền thông và bước đầu đã đem lại những thành công nhất định.

Tuy còn một số hạn chế nhỏ nhưng qua các kỳ truyền thông Festival Huế, báo

Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress đã có những bước phát triển mới, cải biến

cách truyền thông ngày một hiện đại hơn. Sự chuyên nghiệp trong công tác truyền thông lễ hội của ba tờ báo trên cũng dần được khẳng định qua từng kỳ phản ánh thông tin lễ hội Festival Huế. Tính chuyên nghiệp này ngày một được khẳng định và phát huy ở các kỳ Festival Huế kế tiếp.

Chƣơng 3

TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ TỪ GÓC NHÌN PR TRONG MÔI TRƢỜNG TRUYỀN THÔNG ĐẦU THẾ KỶ XXI

3.1. Nhận diện môi trƣờng truyền thông đầu thế kỷ XXI 3.1.1. Quốc tế 3.1.1. Quốc tế

Những năm đầu thế kỷ XXI, môi trường truyền thông có những thay đổi rõ rệt, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng của công tác truyền thông. Môi trường truyền thông chi phối đến tất cả các quá trình chuyển tải thông tin mà công tác truyền thông thực hiện. Nếu ở những thập niên trước, truyền thông chỉ là sự phổ biến thông tin trên phạm vi hẹp, bằng những phương tiện truyền thông lạc hậu thì ở thế kỷ XXI, môi trường truyền thông mới đem lại cho truyền thông những sự lựa chọn tối ưu và đa dạng với hàng loạt công cụ và phương thức truyền thông mới. Đó có thể là báo in, báo hình, báo nói hay hợp thời hơn với Facebook, Email, Blog,…Môi trường truyền thông mới hình thành nên những phương thức mới và

những thông tin mới. Tất cả tạo nên sự đa dạng trong phong cách chuyển tải, phương thức chuyển tải và thông tin cần chuyển tải.

Truyền thông ở đầu thế kỷ XXI đã biết tận dụng linh hoạt các yếu tố khoa học kỹ thuật hiện đại, tâm lý tiếp nhận thông tin của con người nhằm tạo ra những hiệu ứng tích cực. Khoảng thời gian một vài năm trở lại đây, truyền thông đã tạo ra sự khác biệt rất lớn, các phương thức khác nhau, các kênh truyền tải thông tin đa dạng càng ngày càng chiếm lĩnh và lan tỏa rộng khắp và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống mỗi người.

Chẳng hạn như Blog nếu biết ứng dụng, chúng sẽ trở thành kênh truyền tải

thông điệp rất tốt…, Youtube thật hữu hiệu nếu biết cách tạo ra sự thu hút người

xem, Picasa kho thư viện lưu trữ của bạn, Facebook sân chơi thật nhộp nhịp…muôn màu muôn vẽ đa dạng, phong phú các nguồn tài nguyên trên truyền thông.

Phương tiện truyền thông đại chúng mới đã trở nên phổ biến và thiết thực trên nhiều quốc gia. Những trang mạng xã hội gần đây thu hút hàng trăm triệu lượt người vào mội ngày vượt xa những tạp chí lớn uy tín và lâu đời. Những trò chơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trực tuyến, Blog, Facebook, Web… giờ không còn là địa chỉ của giới thanh niên, tuổi teen…

Môi trường truyền thông mới, truyền thông đa phương tiện đã cho phép mọi người liên hệ với nhau dễ dàng, cũng như các doanh nghiệp liên hệ với khách hàng đơn giản hơn bao giờ hết. Khách hàng được tham gia vào sâu hơn, sáng tạo cả thông điệp quảng cáo cho doanh nghiệp, tính tương tác qua lại rất tiện lợi mà truyền thông truyền thống không thể làm được.

Truyền thông tạo ra quá trình lan tỏa rất nhanh và mạnh, chưa bao giờ tiếp thị lan truyền nhanh và mạnh như thời điểm này. Chẳng hạn như đoạn Video clip – hầu hết là miễn phí – mà công chúng muốn chia sẻ, họ gửi nó đến bất kỳ ai mà họ

Một phần của tài liệu Truyền thông sự kiện FESTIVAL Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên - Huế, Vietnamnet, Vnexpress ( Khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 (Trang 68)