7. Kết cấu đề tài
1.4.2. Báo VietnamNet và VnExpress
Ngày 19/12/1997 đánh dấu sự ra đời của VietnamNet. Ngày 23/1/2003 trang tin được chính thức công nhận là báo điện tử theo giấy phép số 27/GP-BVHTT, ra hằng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, hiện đặt trụ sở tại số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, trực thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông.
Ngày 26/2/2001, VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT. Ngày 25/11/2002, VnExpress trở thành tờ báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép
chuyên hoạt động trên Truyền thông với giấy phép số 511/GP-BVHTT. Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ, trụ sở 48 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.
Sự phát triển mạnh mẽ đưa VietnamNet và VnExpress vào nhóm những tờ báo
có số lượng người truy cập lớn nhất Việt Nam và 2 trong số 10 tờ báo lớn của thế giới theo thống kê của Google Analytics.
VietnamNet và VnExpress có lực lượng phóng viên, biên tập viên năng động, kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề. Đội ngũ cộng tác viên đông đảo. Trong số đó có nhiều học giả, chuyên gia nổi tiếng như: Nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn hóa Hữu Ngọc, nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh, nhà sử học Dương Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái, Võ Thị Hảo, nhà
thơ Hoàng Cát, Nguyễn Trọng Tạo...Đội ngũ này đã đóng góp cho VietnamNet
những bài viết sâu sắc và để lại dấu ấn với độc giả.
Với tầm ảnh hưởng lớn, VietnamNet và VnExpress đã trở thành hai tờ báo điện tử thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất và phong phú nhất các sự kiện văn hóa- chính trị- xã hội diễn ra trong nước và quốc tế.
Với tư cách là một loại hình báo chí phản ánh bằng ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện, ngôn ngữ thông tin của VietnamNet và VnExpress là các dạng khác
nhau như Grapic, Image, Video, Audio, Text. Các loại ngôn ngữ này đã đưa được một hàm lượng thông tin lớn hơn hẵn so với các loại hình báo chí khác. Đây là một trong những ưu điểm hết sức quan trọng, nhất là việc thông tin các lễ hội văn hóa.
Nhanh nhạy và tức thời là đặc điểm thứ hai mà các loại hình và các tờ báo khác không có nếu so với VietnamNet và VnExpress. Chính điểm này mà các lễ hội như
Festival Huế lại được phản ánh một cách tức thì, đúng lúc làm thỏa mãn được “cơn đói” thông tin cho công chúng.
Sự đa dạng, có tính chuyên biệt và đặc biệt là diễn đàn để thảo luận của
VietnamNet và VnExpress là cơ hội để cho độc giả có thể nhìn nhận, đánh giá về
các sự kiện, các lễ hội văn hóa…góp tiến nói xây dựng để những sự kiện văn hóa ngày một diễn ra có chất lượng hơn.
Tiểu kết chương 1
Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 là một sự kiện văn hóa đương đại gây được sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước và trên thế giới. Bởi đây là sự kiện văn hóa vừa có tính đặc trưng vùng miền vừa có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, tiểu vùng và quốc tế. Trong đó, báo
Thừa Thiên- Huế, VietnamNet và VnExpress đã tham gia truyền thông sự kiện này một cách tích cực. Tuy mỗi loại hình báo chí có những đặc trưng riêng, song báo
Thừa Thiên- Huế VietnamNet và VnExpress xứng đáng là những tờ báo tiên phong
Chƣơng 2
QUÁ TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP HÓA TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN FESTIVAL HUẾ ĐỊNH KỲ TRÊN BÁO THỪA THIÊN- HUẾ,
VIETNAMNET, VNEXPRESS (TỪ 2000-2010) 2.1. Tính định kỳ của Festival Huế
Nếu ngược dòng thời gian để tìm lại nguồn gốc của Festival Huế thì phải kể đến sự kiện liên hoan văn hóa Việt - Pháp do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức năm 1992. Chính tại liên hoan này, ý tưởng về một Festival với những hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc đã được hình thành. Để rồi sau đó, Festival Huế 2000 ra đời- một Festival văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
Liên tiếp sau đó, cứ 2 năm một lần, Festival Huế được tổ chức với quy mô lần sau lớn hơn lần trước và ngày càng được tổ chức với tính chuyên nghiệp hơn.
Nếu như Festival Huế 2000 chỉ được tổ chức gói gọn trong Đại Nội- Huế thì đến năm 2002, Festival Huế đã vươn ra khỏi kinh thành, đến với nhiều vùng phụ cận trên địa bàn tỉnh, đến năm 2006 là đến các tỉnh trong nước và năm 2010, Festival Huế thực sự là lễ hội quốc tế.
Tính quốc tế của Festival Huế cũng ngày càng cao khi số lượng các đối tác tham gia Festival đã không ngừng được mở rộng. Từ 5 quốc gia có chương trình nghệ thuật tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2000, đến Festival 2006, con số này đã lên tới 19 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. Biên giới của các đoàn nghệ thuật này không chỉ gói gọn trong khu vực ASEAN mà còn vươn ra tầm thế giới. Và lần tổ chức mới nhất, năm 2010 đã có đến 35 quốc gia tham dự với 478 đoàn nghệ thuật, thu hút hơn gần 1,7 triệu lượt khách tham quan.
Festival Huế 2000 diễn ra suốt 12 ngày đêm khai mạc vào tối ngày 8 tháng 4 năm 2000 và bế mạc vào ngày 19 tháng 4 năm 2000 với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo của các nghệ sĩ Huế, Hà Nội, Sài Gòn, Bắc Ninh và một số nghệ sĩ Pháp. Trong 12 ngày lễ hội, chương trình được chia ra làm 4 tour với quy mô
quốc gia và có tính quốc tế, xây dựng Huế trở thành một thành phố Festival, định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa du lịch có tính đặc trưng của Việt Nam.
Festival Huế 2002 là cuộc tổng diễn tập về phối hợp giao lưu văn hóa nghệ thuật có quy mô lớn, dài ngày, với sự tham gia nồng nhiệt của quần chúng nhất là thành phần thanh niên sinh viên hoc sinh, lễ khai mạc Festival Huế vào chiều tối ngày 4 tháng 5 năm 2002 là một ngày hội lớn là một đêm liên hoan vĩ đại của toàn dân xứ Huế, vài trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về Huế.
Festival Huế là một cuộc hội ngộ lớn của các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam và một số loại hình nghệ thuật đương đại của Pháp. Lễ hội đã quy tụ trên 1000 nghệ sỹ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của trên 30 đơn vị nghệ thuật.
Tại Festival Huế 2006, 22 đoàn nghệ thuật trong nước (với 1171 diễn viên) và 22 đoàn, nhóm nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên, nghệ sĩ nước ngoài), biểu diễn 138 suất diễn tại hơn 40 điểm diễn cùng với hơn 40 hoạt động trình diễn nghệ thuật, hội thi, hội chợ, triển lãm, hội thảo khoa học cùng các hoạt động hưởng ứng khác đã thu hút 1 triệu 500 nghìn khách trong nước và 150 nghìn khách quốc tế đến từ 50 quốc gia.
Từ đó có thể khẳng định rằng: Festival Huế là một thương hiệu hấp dẫn, có uy tín; góp phần nâng cao vị thế chính trị, văn hóa, du lịch và ngoại giao của tỉnh Thừa Thiên- Huế không những trong phạm vi quốc gia, khu vực mà còn ở cả trên trường quốc tế. Đồng thời Festival Huế cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Được biết, trong thời gian tới, UBND tỉnh TT-Huế sẽ tiếp tục mở rộng truyền thông những kết quả Festival Huế 2012 đạt được một cách rộng rãi trong nước cũng như các nước trên thế giới song song với việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà tài trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện để nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ các kỳ Festival tiếp theo.
Bên cạnh đó, việc xây dựng bộ máy có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, vận hành quy củ, đúng tầm để chuẩn bị cho kỳ festival sắp tới, cũng như
việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, sưu tầm, tìm kiếm và tái hiện các giá trị văn hóa truyền thống cũng hết sức được chú trọng.
Với kinh nghiệm tổ chức Festival theo định kỳ 2 năm một lần, UBND tỉnh TT-H đã đệ trình Đề án xây dựng Huế trở thành thành phố Festival mang đậm bản sắc văn hóa Huế trong lòng văn hóa Trung Bộ và văn hóa Việt Nam. Đồng thời, UBND tỉnh TT-H đang từng bước quyết tâm đưa Huế gia nhập thành phố Festival của ASEAN vào năm 2012, và là thành phố Festival của thế giới vào 2020, gắn "Di sản sản văn
hóa với hội nhập và phát triển" để làm động lực phát triển kinh tế-xã hội
2.2. Kế hoạch hoạch định tổ chức truyền thông trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress
Ngay khi ban tổ chức Festival Huế đưa ra kế hoạch phát động công tác tuyên truyền truyền thông cho lễ hội, báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet và VnExpress đã nhanh chóng tiếp nhận và đưa ra kế hoạch truyền thông của riêng mình.
Người lập kế hoạch thông tin cho Festival là người trực tiếp phụ trách địa phương nơi diễn ra sự kiện. Việc xây dựng kế hoạch truyền thông Festival phụ thuộc vào khung chương trình của Ban tổ chức. Người lập kế hoạch phải đọc kỹ khung chương trình lễ hội và chọn những điểm nhấn. Tiêu chí để chọn đề tài phụ thuộc vào kế hoạch tuyên truyền của tờ báo, đó là:
Thứ nhất, chọn hoạt động phù hợp với định hướng tuyên truyền và “gu” của báo. Thứ hai, chọn hoạt động mới, vì kể từ năm 2006, Festival đã trải qua 3 kỳ tổ
chức, có những lễ hội cũ. Người lập kế hoạch phải tính trước được lễ hội gì sẽ thu hút độc giả. Năm 2006, Lễ tế Nam Giao lần đầu tiên được tổ chức, vừa mới mẻ vừa mang đậm yếu tố tâm linh, nên các báo nhận định lễ hội này sẽ thu hút nhiều sự quan tâm. Năm 2008, Lễ tế Nam Giao vẫn phải đề cập, nhưng chú trọng hơn vào Huyền thoại sông Hương, Lễ hội Truyền Lô, Lễ tế Xã Tắc vì đây là những lễ hội hay, tổ chức quy mô, bài bản, sẽ có nhiều vấn đề để nói.
Thứ ba, phản ánh lễ hội chỉ là một phần, trong kế hoạch của các báo bao giờ
Thứ tư, tiêu chí đặt ra là phải đưa tin dưới góc độ lạ, hấp dẫn, bằng cách tìm những hoạt động mà giới báo chí không cùng nhau “bao vây” nhưng có nét thú vị riêng. Điều này cũng xuất phát từ đặc điểm hút khách của báo điện tử nói chung là tiêu chí “ Lạ”.
Thứ năm, về phân công phóng viên tác nghiệp: Mỗi kỳ Festival, VnExpress đều
có 2 phóng viên tác nghiệp và một số cộng tác viên: Festival 2000, 2002, 2004, 2006: Phong Trầm- Lê Bảo, cùng với rất ít cộng tác viên. Festival 2008: Hà Linh- Trường Minh, thêm 3 cộng tác viên. Tại Festival 2010: Hồng Ngân- Thoại Hà và thêm 5 cộng tác viên, nhiều hơn 2 kỳ trước.
Đối với báo Thừa Thiên- Huế, tòa soạn có hẵn một đội ngũ phóng viên chuyên
trách thông tin về sự kiện Festival Huế trước, trong và sau khi lễ hội này diễn ra. Đối với VietnamNet, tòa soạn không tăng cường thêm phóng viên, chỉ có phóng viên thường trú bản địa tác nghiệp cùng sự hỗ trợ của cộng tác viên.
Năm 2000, 2002, 2004, 2006: Kỳ Nhân và Lê Kim Hải (phóng viên ảnh)
Năm 2008: Có thêm số lượng phóng viên chuẩn bị đi thường trú các vùng khác tới tác nghiệp: Kỳ Nhân (nhóm trưởng); Đăng Khoa; Ngọc Lan; Hoàng Táo; Vũ Trung; phóng viên ảnh Lê Kim Hải; cộng tác viên Na Sơn ( báo Tuổi Trẻ).
Festival 2008 là Festival thành công nhất của BTC cũng là Festival báo
VietnamNet tập trung thông tin nhiều nhất, từ tăng cường thêm phóng viên, trang bị
máy móc. Hoạt động của phóng viên được phân công cụ thể như sau: Nhóm trưởng liên hệ Ban tổ chức lấy tài liệu chính thống. Phóng viên Ngọc Lan phụ trách chương trình IN( là chương trình lễ hội chính); Phóng viên Đăng Khoa phụ trách chương trình OFF( hoạt động bổ trợ cho lễ hội chính). Ba phóng viên này đồng thời phát triển đề tài hậu Festival. Phóng viên Hoàng Táo phụ trách mảng An ninh trật tự, không khí bên ngoài. Đây là Festival đầu tiên tòa soạn tăng cường hai bộ máy ảnh Canon 20D.
Năm 2010, số lượng phóng viên tác nghiệp giảm xuống, chỉ còn phóng viên Kỳ Nhân và Nguyên Quân.
Nhóm trưởng là người điều hành phân công nhiệm vụ. Đây là người biết được sở trường, sở đoản của từng người để phân công nhiệm vụ thích hợp. Thường mỗi sự kiện có hai phóng viên tham gia tác nghiệp, một người chịu trách nhiệm chụp ảnh, một người quan sát và viết bài.
Thứ sáu, qua 6 kỳ tổ chức, công tác truyền thông về Festival Huế được chuẩn bị
từ rất sớm. Cụ thể:
Năm
Thời gian diễn ra lễ hội
Thời gian truyền thông trước khi diễn ra lễ hội
Thời gian truyền thông trong khi diễn ra lễ hội
Thời gian truyền thông sau khi diễn ra lễ hội 2000 Từ ngày8 /4/2000 đến ngày19/4/2000 Từ ngày13/02/2000 đến ngày 8/4/2000 Từ ngày 9/4/2000 đến ngày 20/4/2000 Từ ngày 21/4/2000 đến ngày 25/4/2000 2002 Từ ngày 4/5/2002 đến ngày15/5/2002 Từ ngày 4/02/2002 đến ngày 4/5/2002 Từ ngày 5/5/2002 đến ngày 16/5/2002 Từ ngày 17/5/2000 đến ngày 26/5/2002 2004 Từ ngày 12/6/2004 đến ngày20/6/2004 Từ ngày 6/5/2004 đến ngày 12/6/2004 Từ ngày 13/6/2004 đến ngày 21/6/2004 Từ ngày 22/6/2004 đến ngày 24/6/2004 2006 Từ ngày 3/6 /2006 đến ngày11/6/2006 Từ ngày 25/5/2006 đến ngày 2/6/2006 Từ ngày 3/6/2006 đến ngày 11/6/2006 Từ ngày 14/6/2006 đến ngày 26/6/2006 2008 Từ ngày 3/6/2008 đến ngày11/6/2008 Từ ngày 22/5/2008 đến ngày 2/6/2008 Từ ngày 3/6/2008 đến ngày 11/6/2008 Từ ngày 14/6/2008 đến ngày 24/6/2008 2010 Từ ngày 5/6/2010 đến ngày13/6/2010 Từ ngày 15/3/2010 đến ngày 4/6/2010 Từ ngày 5/6/2010 đến ngày 13/6/2010 Từ ngày 14/6/2010 đến ngày 27/6/2010
2.3. Thực tiễn truyền thông Festival Huế trên báo Thừa Thiên –Huế, Vietnamnet, VnExpress VnExpress
2.3.1. Những nội dung Festival Huế đƣợc truyền thông trước, trong và sau
sự kiện diễn ra
Thứ nhất, nội dung truyền thông trước khi Festival diễn ra.
Trước khi lễ hội Festival Huế được tổ chức, các thông tin, đề tài truyền thông thường xuyên xuất hiện trên báo Thừa Thiên- Huế,VietnamNet và VnExpress trong
thời điểm này là: tu bổ công trình, tái tạo di tích, các hoạt động văn hóa - văn nghệ
- thể thao, sự chuẩn bị của các cơ quan ban ngành, công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị, ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhận xét, tâm lý, góp ý của người dân,…. Trong đó, tu bổ công trình, tái tạo di tích, sự chuẩn bị của các cơ quan ban
ngành, công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị có tần số xuất hiện nhiều hơn cả. Đây là các đề tài đáp ứng nhu cầu thông tin cấp thiết của các tầng lớp công chúng.
Một trong những đề tài mà báo Thừa Thiên- Huế đề cập nhiều trong 6 kỳ khảo sát khi truyền thông sự kiện Festival Huế, đó là công tác chuẩn bị và phát động chỉnh trang đô thị của các cơ quan có thẩm quyền. Các bài viết này tập trung phản
ánh thông tin về các hoạt động tổ chức, các công tác chuẩn bị nhằm tổ chức lễ hội Festival Huế - một sự kiện văn hóa nổi bật trong các năm chẵn của tỉnh TT-H nói riêng và Việt Nam nói chung. Đề tài của nó chủ yếu xoay quanh các hoạt động diễn ra trước lễ hội và sự chuẩn bị chu đáo từ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân cũng như chính quyền tỉnh TT-H.
Việc xây dựng, tu bổ các công trình trên phạm vi toàn tỉnh, tổ chức các hoạt