Có thể nói, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông cá nhân, mà biểu hiện là thư điện tử e-mail, điện thoại Internet Internet phone, tán gẫu qua mạng chat, website cá
Trang 1-
LÊ MINH THANH
TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN TRONG XU THẾ
BÙNG NỔ THÔNG TIN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội, 2010
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ MINH THANH
TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN TRONG XU THẾ
BÙNG NỔ THÔNG TIN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Duy Thông
Hà Nội, 2010
Trang 3Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài 6
7 Kết cấu của luận văn 7
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung 8
1.1 Truyền thông, truyền thông cá nhân và sự tiếp nhận thông tin
theo kiểu truyền thống của công chúng 8
1.1.1 Truyền thông 8
1.1.2 Truyền thông cá nhân 13
1.1.3 Sự tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền thống của công chúng 18
1.2 Internet và những lợi thế của Internet trong việc truyền bá thông tin cá nhân 19
1.2.1 Khái niệm Internet 19
1.2.2 Ba mô thức ứng dụng Internet 20
1.2.3 Những tiện ích của Web 2.0 21
1.3 Khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên Internet 27
1.3.1 Website cá nhân 27
1.3.2 Mạng xã hội 29
1.3.3 Blog 32
Tiểu kết chương 1 46
Trang 42.1 Sự phát triển của mạng xã hội và blog những năm gần đây 47
2.1.1 Mạng xã hội 47
2.1.2 Blog 53
2.2 Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet ở Việt Nam hiện nay 60
2.2.1 Mặt tích cực 61
2.2.2 Mặt tiêu cực 78
2.3 Những nguyên nhân của thực trạng trên 87
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan 87
2.3.2 Nguyên nhân khách quan 90
Tiểu kết chương 2 94
Chương 3: Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân và đề xuất giải pháp phát triển truyền thông cá nhân trong tình hình hiện nay 95
3.1 Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân 95
3.2 Vấn đề quản lý những kênh truyền thông cá nhân trên Internet ở Việt Nam hiện nay 99
3.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển truyền thông cá nhân ở Việt Nam 109
3.3.1 Giải pháp về chính sách 109
3.3.2 Giải pháp về truyền thông 111
3.3.3 Giải pháp về giáo dục, đào tạo 113
Tiểu kết chương 3 116
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 134
Trang 5Có thể nói, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông
cá nhân, mà biểu hiện là thư điện tử (e-mail), điện thoại Internet (Internet phone), tán gẫu qua mạng (chat), website cá nhân, blog (một dạng nhật ký, trang thông tin điện tử cá nhân, website cá nhân trên mạng Internet), mạng
xã hội (social network)… đang mang đến một kỷ nguyên truyền thông dân
chủ mà trong đó blog và mạng xã hội là những biểu hiện tiêu biểu và tích
cực
Ngày nay, Internet với những ứng dụng vượt trội trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi các hình thức vui chơi, giải trí, thói quen nghe, xem, đọc, viết của con người Các ứng dụng của công nghệ truyền thông mới cho phép con người có thể giao tiếp và thể hiện mình trên mạng một cách tự tin và thoải mái - điều mà đôi khi họ không thể làm tốt được ở
ngoài cuộc sống thật Bất cứ ai cũng có thể nói lên những suy nghĩ, những
tâm tư, quan điểm, chính kiến của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm và xã hội quan tâm Chưa bao giờ, việc tải thông tin lên mạng lại đơn giản như hiện nay Chỉ cần có trong tay thiết bị nối mạng Internet, mọi cá nhân đều có thể đăng tải những thông tin hoặc bất cứ điều gì họ thích trên mạng Đó là
Trang 6kết quả sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các phương tiện truyền thông
cá nhân
Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng
Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội với khối lượng, thông tin, tri
thức khổng lồ và tốc độ truyền tin nhanh chóng đã và đang thực sự tạo nên một diện mạo mới trong lĩnh vực truyền thông Với những tính năng ưu việt, dân chủ và năng động mà công nghệ thông tin mang lại, bất cứ ai cũng có thể thỏa mãn nhu cầu truyền thông theo cách mà họ muốn Mỗi cá nhân đều có thể trở thành một chủ thể độc lập trên Internet, có thể phát biểu ý kiến, có thể thông tin, liên kết, giao tiếp với nhau… đã hình thành nên một môi trường trao đổi thông tin mới Môi trường trao đổi thông tin mới này chưa hoàn toàn được coi là chính thống, nhưng có thể làm thay đổi cách cung cấp và tiếp cận
thông tin của báo chí Đồng thời, với xu hướng truyền thông “We – media”
như hiện nay, thì các website blog và mạng xã hội cũng làm thay đổi cách
tiếp nhận thông tin của công chúng Thay vì bị áp đặt bởi truyền thông một chiều theo kiểu truyền thống trước đây, thì xã hội đang tiến tới truyền thông
đa chiều - mỗi người đều có thể là người cung cấp thông tin tới đông đảo công chúng
Tại Việt Nam, blog và mạng xã hội trực tuyến (sau đây gọi chung là website cá nhân) vẫn là những khái niệm rất mới mẻ trong vòng 5 năm trở
lại đây, song với giá trị và sức mạnh của mình, các phương tiện truyền thông
cá nhân này đã và đang trở thành những kênh thông tin thu hút ngày càng nhiều đối tượng công chúng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thể hiện mình, chủ động tham gia vào quá trình truyền thông, góp phần tạo nên một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của con người hiện đại
Tuy nhiên, sự bùng nổ của những kênh thông tin cá nhân này trong một thời gian ngắn đã gây ra nhiều vấn đề bất cập Các blogger (người viết
Trang 7blog) và cư dân mạng xã hội vẫn chủ yếu hoạt động một cách tự do, ngẫu hứng, không định hướng đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, những thông tin sai sự thật xuất phát từ các website cá nhân,
vu khống, xâm phạm đời tư… gây tổn hại đến uy tín, danh dự cá nhân, tổ chức khác cũng đã xuất hiện Trong khi đó, các quy định, nguyên tắc dành cho phương thức truyền thông cá nhân mới mẻ này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc
Việc cá nhân hóa trong hoạt động truyền thông, đề cao sự tham gia của công chúng trong việc tạo dựng và phát hành thông tin đến xã hội, đã làm cho các website cá nhân (blog và mạng xã hội) trở thành một hiện tượng đặc biệt Website cá nhân đang trở thành kênh truyền thông cá nhân có sức lan tỏa, thu hút rộng rãi và có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với công chúng, đang đe dọa vị thế độc quyền về truyền thông của các phương tiện truyền thông đại chúng
Trước xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tìm ra một kênh truyền thông để tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả là một nhu cầu tất yếu Truyền thông cá nhân đã đáp ứng được đòi hỏi đó, song bên cạnh những lợi thế và ưu điểm của mình, nó cũng chứa đựng rất nhiều mặt hạn chế, khuyết điểm tác động tiêu cực đến đời sống xã hội
Vậy những thế mạnh và hạn chế của truyền thông cá nhân là gì, đâu là những nguyên nhân của những mặt tốt và mặt xấu đó, làm sao để phát huy được những mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực cho truyền thông cá nhân?
Với mong muốn nghiên cứu và phân tích sự tác động nhiều mặt của truyền thông cá nhân nhằm giải đáp phần nào những câu hỏi đó, chúng tôi
chọn đề tài: “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình tại khoa Báo chí và Truyền
thông, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, truyền thông cá nhân trên mạng Internet, cụ thể ở đây là blog và mạng xã hội mà chúng tôi muốn đề cập đã được các nhà nghiên cứu, nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông phân tích, tìm hiểu khá
tỉ mỉ về những khía cạnh liên quan đến các kênh truyền thông cá nhân này nên khá thuận lợi cho người viết để tìm ra những vấn đề lý thuyết chung về truyền thông cá nhân
Ở Việt Nam, từ khi blog và mạng xã hội xuất hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây, đã có khá nhiều bài báo quan tâm và viết về những website cá nhân này Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả nghiên cứu về blog và mạng
xã hội là các nhà báo, giảng viên Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về blog, mạng xã hội bên cạnh các phương thức truyền thông khác Ở mức độ chuyên sâu hơn thì cho đến nay đã có một số khoá luận đề cập đến blog, mạng xã hội Ví dụ: Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Blog - dưới góc nhìn báo chí”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Vũ Thị Thuý (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài
“Blog và nhu cầu được “làm truyền thông” của giới trẻ Việt Nam hiện nay”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Bước đầu tìm hiểu loại hình báo chí công dân”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam” Các khoá luận này đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên, mới chỉ khai thác đề tài về truyền thông cá nhân dưới dạng những kênh thông tin riêng lẻ và ở những khía cạnh nhỏ hơn trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp
Trang 9Như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Truyền thông cá nhân
trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” với tư cách là công trình đề cập
khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề này Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng kế thừa những ý tưởng khai phá của các tác giả đi trước cùng với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế, phát triển theo logic khoa học của chúng tôi
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội, tìm ra những nguyên nhân của những ưu thế và hạn chế đó
- Tìm ra hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp để lành mạnh hóa
và hiệu quả hóa truyền thông cá nhân trên mạng Internet
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề chung về truyền thông cá nhân, khái lược một
số dạng thức thông tin cá nhân trên mạng Internet
- Phân tính những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet thông qua blog và mạng xã hội
- Nhận định xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển và quản lý cho truyền thông cá nhân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Truyền thông cá nhân là một lĩnh vực rộng lớn nên trong việc thực hiện đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đi tìm hiểu tất cả các ngóc ngách của đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những điển hình của truyền
thông cá nhân trên mạng Internet là blog và mạng xã hội trực tuyến của
Trang 10người Việt là chủ yếu Trong đó, chúng tôi tập trung phần lớn vào nội dung thông tin và hình thức thể hiện trên các trang blog và mạng xã hội
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông
tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Căn cứ chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ trương, đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước
Ngoài ra, Luận văn sử dụng những thao tác chủ yếu sau:
+ Thống kê tình hình phát triển blog và mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, thực trạng blog và mạng xã hội tại Việt Nam
+ Thu thập thông tin về chủ đề blog và mạng xã hội trên báo chí Việt
Nam và một số tài liệu nước ngoài
+ Phân tích: Căn cứ vào những nguyên tắc và vấn đề chính, đi sâu tìm hiểu những chi tiết cụ thể về lí luận và thực tiễn xoay quanh chủ thể nghiên cứu
+ Tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin về lí luận, cũng như thực tiễn
đã thu được, tập hợp để rút ra những ý chính, khái quát vấn đề
+ So sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa các chủ thể, nhân tố nghiên cứu
+ Khảo sát trên thực tế những nội dung và hình thức thể hiện thông tin trên những blog và mạng xã hội tiêu biểu để minh chứng cho những luận điểm
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa lý luận: Mặc dù đài, báo đã nói rất nhiều về hiện tượng blog, mạng xã hội, báo chí công dân hay những khía cạnh khác nhau của
Trang 11phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng Internet ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chính thức hay một xuất bản phẩm nào về
đề tài này được công bố Vì vậy, người viết hi vọng tác phẩm nghiên cứu này
sẽ giúp đưa ra một số gợi mở để những người quan tâm lấy đó làm cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu Luận văn hệ thống những vấn đề lý thuyết chung về truyền thông cá nhân, Internet, web 2.0 và những dạng thức thông tin cá nhân trên Internet Đồng thời, trên cơ sở đó, người viết đưa ra những nhận xét khoa học về xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân trong tương lai
Về giá trị thực tiễn, người viết hi vọng, luận văn này sẽ được đọc bởi những người còn có thái độ khá tiêu cực với truyền thông cá nhân trên mạng Internet vì những mặt trái của nó, để họ có thể thay đổi cái nhìn này theo hướng tích cực hơn, góp phần đưa truyền thông cá nhân trên mạng Internet, đặc biệt là blog và mạng xã hội, thực sự trở thành những trang thông tin cá nhân lành mạnh và hiệu quả hơn Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, giám sát
và quản lý những trang thông tin điện tử cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được bố cục làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung
Chương 2: Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân và đề xuất giải pháp phát triển truyền thông cá nhân trong tình hình hiện nay
Trang 12Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG 1.1 Truyền thông, truyền thông cá nhân và sự tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền thống của công chúng
1.1.1 Truyền thông
1.1.1.1 Sơ lược về truyền thông
Theo Cơ sở lý luận báo chí truyền thông 1, truyền thông (từ tiếng Anh:
communication): nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao
đổi, liên lạc, giao thông…
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có
nghĩa là chung hay công cộng Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người Những thành viên trong bộ lạc sử dụng truyền thông để thông báo cho nhau nơi săn bắt, cách thức săn bắt Đó là điều kiện để tạo nên những mối quan hệ xã hội giữa người với người Thiếu truyền thông - giao tiếp, con người và xã hội loài người khó hình thành và phát triển Từ xa xưa cho đến nay khi sống chung trong một cộng đồng các thành viên cần phải hiểu nhau
và thông cảm cho nhau Khi con người biết sống chung với nhau và có tổ chức thì họ cần phải có truyền thông để hiểu và bảo vệ nhau Từ lâu người ta
đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin, quy định việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi Những người đi rừng bẻ lá
1
Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, trang 7
Trang 13băm vỏ cây để đánh dấu đường đi và những địa điểm nguy hiểm Bắt đầu từ tín hiệu đơn giản, người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc Trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu, phát hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại của thiên nhiên Đồng thời, trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, thông báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung quanh Chính sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá trình hình thành phát triển, tăng cường truyền thông - giao tiếp trong xã hội loài người
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, Internet… Các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành những cái không thể thiếu được để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế cũng như mỗi chế độ xã hội
Mặt khác, truyền thông còn nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người Mỗi cá nhân trong xã hội đều cần có sự bộc lộ những khía cạnh khác của đời sống tinh thần, cần hiểu biết tâm tư, tình cảm thái độ của mọi người trước mỗi sự kiện để tự điều chỉnh hành động của mình sao cho hợp lý Chính quá trình truyền thông đã giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, nắm bắt được những gì liên quan giữa mình và cuộc sống phong phú xung quanh, đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức, phương hướng cho những hành vi và hoạt động tiếp theo
Truyền thông có hiệu quả sẽ làm con người hiểu nhau; những mệnh lệnh, chỉ thị, thông tin truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, lấp được khoảng cách giữa con người với con người, khoảng cách giữa kinh tế, kỹ
Trang 14thuật và cơ chế quản lý xã hội Vòng tròn khép kín và mối quan hệ qua lại bởi thông tin nhiều chiều giữa Nhà nước, các phương tiện thông tin và các tầng lớp xã hội có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên, đó chính là quá trình vận động tất yếu của truyền thông
Khái niệm về truyền thông bao hàm một ý nghĩa hết sức rộng lớn Danh từ truyền thông - communication có nghĩa là làm thành cái chung, liên lạc giao tiếp Truyền thông là sự cố gắng tạo lập ra sự hiểu biết chung của con người, với mục đích làm thay đổi nhận thức và hành vi Truyền thông
khác với thuật ngữ “Các phương tiện truyền thông đại chúng” (Mass Media hay Mass Commnunication) bao gồm: sách, báo, phát thanh, truyền hình,
phim tài liệu, báo điện tử… nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng là một kênh của truyền thông, là một kênh quan trọng và có hiệu quả nhất của quá trình truyền thông
1.1.1.2 Định nghĩa
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau, tùy theo góc nhìn đối với truyền thông Dưới đây nêu ra một số định nghĩa được dùng tương đối phổ biến:
- Theo John R Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời
- Martin P Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua
đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng
ta Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống
Trang 15- Còn theo quan niệm của Dean C Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn
- Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người
- Theo S Schaehter, “Truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên”
- Theo Gerald Miler (1966), về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ
- Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo một thiết kế có chủ đích
Ngoài ra, có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền thông Mỗi định nghĩa, quan niệm lại có những khía cạnh hợp lý riêng Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm này vẫn có những điểm chung, với những nét tương đồng rất cơ bản
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicate”, nghĩa là biến
nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩa, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người, một nhóm người sang một người hoặc nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu
Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểu
Trang 16biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi
1.1.1.3 Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dự chính:
+ Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình
truyền thông Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dung thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác
+ Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến
đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật… được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó
Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và
có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp
+ Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển
tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau
2
Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 14, 15
Trang 17như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện…
+ Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp
trong quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên
cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng với những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại
+ Phản hồi/Hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp
từ người nhận trở về nguồn phát Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông Trong một số trường hợp, mạch phản hồi bằng không hoặc không đáng kể Điều đó có nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng
+ Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong
quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch
Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vì khởi phát quá trình truyền thông trước
1.1.2 Truyền thông cá nhân
1.1.2.1 Khái niệm
Truyền thông cá nhân là một loại hoạt động truyền thông, trong đó các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm…, và chịu những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi 3
Dấu hiệu để phân biệt truyền thông cá nhân và truyền thông 1 - 1 nhóm và truyền thông của một cá nhân với công chúng trong các tiếp xúc
3
Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 65
Trang 18mặt đối mặt là tính chất cá nhân trong việc tham gia và chịu ảnh hưởng của
truyền thông
1.1.2.2 Phân biệt truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng trong môi trường Internet
* Khái niệm truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng:
Truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social Media) là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia 4
Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube)
Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùng miền,
cả nước, khu vực hay toàn bộ thế giới) nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm lôi kéo
và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang dặt ra 5
* Phân biệt truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng trong môi trường Internet:
Internet, có khả năng làm chức năng phương tiện truyền thông cá
nhân, mà biểu hiện tiêu biểu là thư điện tử (e-mail), điện thoại internet
(internet phone), tán gẫu qua mạng (chat), diễn đàn (forum), website nội bộ,
4
Theo Wikipedia, http://vi.wikipedia.org
5
Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 113
Trang 19blog (một dạng nhật ký, website cá nhân trên mạng Internet) Internet có chức năng tạo môi trường liên lạc tuyệt vời và rẻ tiền cho các cá nhân hay tổ chức giao dịch với nhau tương tự như những kỹ thuật truyền thông cá nhân truyền thống hiện nay vẫn còn trong đời sống: gửi thư, điện thoại, telex hay fax…
Internet còn đảm nhiệm chức năng của một phương tiện truyền thông
tập thể Nhiều cơ quan và công ty đã ứng dụng việc thiết lập những mạng
cục bộ hoặc những trang chủ internet diện rộng vào việc quản lý và giao dịch thông tin trong nội bộ đơn vị hay nội bộ ngành của mình, vượt qua những ngăn cách về không gian địa lý hay thời gian
Và chức năng quan trọng của Internet là chức năng của một phương
tiện truyền thông đại chúng Ngày nay, với Internet, con người trên khắp
hành tinh có thể chia sẻ, tận hưởng, vừa có thể là chủ thể truyền thông (người khởi nguồn) lại vừa có thể là khách thể truyền thông (người tiếp nhận) Internet tạo ra khả năng cung cấp thông tin trực tiếp theo yêu cầu của người khai thác nó
Có thể nói, với thế mạnh công nghệ trong việc truyền tải thông tin đến cộng đồng, Internet đã làm lu mờ ranh giới giữa truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng Trong môi trường Internet, thông tin được truyền đi khắp thế giới, một trang blog cá nhân nhiều khi thu hút đến
100 ngàn lượt độc giả mỗi ngày, trong khi có những tờ báo trực tuyến số lượng độc giả lại thấp hơn nhiều Chính những thế mạnh của Internet, đặc biệt là khả năng truyền tải thông tin vượt qua rào cản không gian và thời gian, đã mang đến cho truyền thông cá nhân khả năng có thể cạnh tranh với
truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng
Trang 201.1.2.3 Các nhân tố của truyền thông cá nhân
* Các nhân vật tham gia:
Có thể là hai hay nhiều người tham gia truyền thông trong một không gian và thời gian xác định với các mục tiêu mang tính cá nhân Với các hoạt động truyền thông cá nhân có nhiều nhân vật tham gia thường được phân chia thành 3 nhóm chính: nhóm có mục tiêu chủ yếu là phát thông tin (nguồn phát), nhóm có mục tiêu chủ yếu là nhận thông tin (người nhận) và nhóm tham gia do ngẫu nhiên hoặc do các ảnh hưởng từ các cá nhân khác, hoặc do
ép buộc phải tham gia Với nhóm thứ ba này phải tác động vào nhu cầu thâm nhập xã hội, khơi gợi vào nhu cầu chia sẻ, hứng thú của họ, tạo ra cho họ hướng mục tiêu là hoạt động truyền thông mới trở nên có ý nghĩa và đem lại hiệu quả Yêu cầu quan trọng của nhóm thứ ba này là khả năng hòa nhập vào các nhóm khác
* Mục tiêu của truyền thông cá nhân:
- Tìm hiểu và phát hiện: Mục đích của các nhân vật truyền thông là tìm hiểu và phát hiện một cái gì đó; là thu nhận chứ không phải là phổ biến thông tin; tìm hiểu vấn đề, đặt câu hỏi với đối tượng nghe, ghi chép… nhằm thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá và nhận định để phát hiện là những kỹ năng quan trọng nhất
- Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin với những người cùng tham gia vào quá trình truyền thông
- Truyền đạt, giải thích, thuyết phục để người khác hiểu, chấp nhận và thừa nhận những thông tin, ý kiến của người truyền tin
- Cùng nhau giải quyết vấn đề: hai bên tham gia truyền thông cá nhân cùng trao đổi, chia sẻ thông tin để xây dựng một hình ảnh có lợi cho cả hai bên, mà từng bên không thể đơn phương xây dựng được
Trang 21- Giải quyết xung đột: làm cho các thành viên thực sự có mong muốn giải quyết xung đột và tìm ra nhóm giải pháp thích hợp nhất
* Nội dung thông điệp:
Trong truyền thông cá nhân, các thông điệp được chuyển tải qua lại giữa các thành viên tham gia tạo ra sự liên tục và tác động qua lại của quá trình truyền thông Yêu cầu tối thiểu của thông điệp trong truyền thông cá nhân có hiệu quả là:
- Nội dung thông điệp phải rõ ràng, cụ thể và chính xác
- Nội dung thông điệp phải liên quan đến nhu cầu của đối tượng
- Tạo ra sự tin cậy và tin tưởng cho người phát thông điệp
- Tạo sự trao đổi các thông điệp trong truyền thông cá nhân
* Công cụ hay phương tiện truyền thông cá nhân:
Công cụ chủ yếu của truyền thông nói chung và truyền thông cá nhân nói riêng là các yếu tố ngôn ngữ (nói, viết) và các yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục, khoảng cách thân sơ…) với sự hỗ trợ của người trung gian và các công cụ kỹ thuật hỗ trợ khác như thư từ, điện thoại, máy fax, băng đĩa âm thanh, hình ảnh, Internet…
* Bối cảnh truyền thông:
Không gian, tình huống, ngữ cảnh là hoàn cảnh trong đó các hoạt động truyền thông cá nhân được thực hiện Đó là nhân vật thứ 3 trong hoạt động truyền thông mặt đối mặt, là yếu tố chi phối mạnh mẽ cách thức tổ chức hoạt động truyền thông, nội dung, hình thức và tính chất của thông điệp, công cụ truyền thông
* Kênh truyền thông cá nhân:
Kênh là đường liên lạc giữa các nhân vật, giữa chủ thể và khách thể Kênh truyền thông cá nhân phổ biến gồm năm giác quan của con người, mà
Trang 22chủ yếu là thính giác và thị giác với sự hỗ trợ của nhân vật trung gian và các phương tiện kỹ thuật khác như, điện thoại, thư tín, fax, các dịch vụ truyền tin qua mạng Internet
1.1.3 Sự tiếp nhận thông tin theo kiểu truyền thống của công chúng
Trong nhiều năm trước đây, người ta vẫn hiểu truyền thông là đi liền với các cơ quan báo chí, các tập đoàn tư bản truyền thông Các thông tin mà công chúng nhận được, những thứ đến được với công chúng, chỉ đi qua một kênh duy nhất, đó là báo chí Báo chí ở đây bao gồm cả báo in, phát thanh, truyền hình, và những năm đầu thế kỷ 21 thì còn là cả báo trực tuyến nữa Các thông tin đều được truyền đi, hoặc có thể gọi là đi qua một bộ lọc duy nhất, đó là các cơ quan báo chí Việc tiếp nhận các phản hồi từ phía công chúng cũng đã có, nhưng chưa thực sự là sợi dây liên kết giữa người cung cấp và người tiếp nhận thông tin
Mô thức truyền thông truyền thống đó được gọi là mô thức độc hướng (one-to-many) - một nguồn đa tiếp nhận6 Điều này có thể trong một chừng mực nào đó vẫn mang lại những lợi ích cho truyền thông trong thời đại mới ngày nay Tuy nhiên, mỗi một thời kỳ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin chính là sự phản ánh nhu cầu của con người trong cuộc sống Ngày nay, xu hướng tiếp nhận thông tin một cách thụ động
đã không còn nữa Mỗi người đều cảm thấy không thoả mãn với những gì
mà báo chí cung cấp, cũng như không thoải mái với việc mình chỉ được là người tiếp nhận thông tin Trong cuộc sống, có rất nhiều những vấn đề mà mọi người dân đều có thể tham gia và tiếp cận Nhưng họ thiếu một kênh truyền thông, thiếu một môi trường để thể hiện những hiểu biết, và tạo dựng nên cộng đồng công chúng của riêng mình Chính những nhu cầu, đòi hỏi
6
Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi, trang 82
Trang 23này đã làm cho mô thức truyền thông một nguồn - đa tiếp nhận trở nên cũ
Và thế giới đang hình thành nên một mô thức truyền thông hoàn toàn mới:
đa nguồn - đa tiếp nhận (many -to- many) 7
1.2 Internet và những lợi thế của Internet trong việc truyền bá thông tin cá nhân
1.2.1 Khái niệm Internet
Mạng Internet là mạng của các mạng máy tính toàn cầu Mặc dù, đó là một khái niệm đơn giản nhưng để diễn tả khái niệm này một cách chân thực
và chính xác lại là công việc không đơn giản
Internet gồm có hàng vạn mạng máy tính liên kết bởi các máy tính dành riêng gọi là các bộ chọn đường (router), vì một bộ chọn đường có thể liên kết hai mạng sử dụng các công nghệ khác nhau Bộ chọn đường có thể
liên kết một mạng cục bộ (LAN) với một LAN khác; một LAN với một
mạng diện rộng (WAN), hoặc giữa các WAN Và cũng chính bởi vì Internet
làm nên các mạng liên kết bằng bộ chọn đường, người ta xem Internet như là mạng của các mạng Bộ chọn đường có nhiệm vụ xác định chính xác nội dung của một gói tin, đường đi - đến của gói tin đó, bảo vệ nội dung gói tin
Vì vậy, các cơ quan báo chí nối mạng Internet thông thường phải sử dụng riêng cho công việc của họ một máy tính router nhằm đảm bảo chất lượng thông tin
Như vậy, một máy tính kết nối Internet để khai thác thông tin phải thông qua ít nhất một máy chủ, nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider) và cổng Ra/ Vào mạng Internet Đối với máy tính cung cấp thông tin lên mạng, máy tính đó còn phải thông qua nhà cung cấp nội dung lên mạng (Internet Content Provider - ICP) và các cơ quan chức năng khác
7
Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi, trang 82
Trang 24Qua quá trình tồn tại và phát triển, các nhà nghiên cứu đã khái quát hóa và đưa ra 3 mô thức ứng dụng Internet trong truyền thông, gồm:
1.2.2.1 Mô thức đơn nguồn - đơn tiếp nhận
Bắt đầu với quan điểm: "Truyền thông đại chúng đầu tiên được định hình như là sự cung cấp thông tin một chiều từ nguồn tới đích" Đó cũng là dạng thức đầu tiên của Internet với e-mail và FTP: “đơn nguồn - đơn tiếp nhận” (one-to-one, một người gửi - một người nhận) bởi chúng là những cách thức truyền thông đầu tiên giữa một cá nhân với một cá nhân
1.2.2.2 Mô thức đơn nguồn - đa tiếp nhận
Với sự ra đời của mạng World Wide Web (www), một người có thể đưa thông tin lên một trang web và cho phép nhiều người khác cùng đọc Đó
là mô thức thứ hai: “đơn nguồn - đa tiếp nhận” (one-to-many, một người gửi
- nhiều người nhận) Tuy nhiên, dù là nhiều người được đọc thông tin nhưng
họ vẫn thụ động với thông tin đó khi không có khả năng “phản hồi trực tiếp” hay sửa đổi thông tin mà họ cho là sai hoặc có vấn đề Do đó, nó vẫn là một dạng truyền thông một chiều
Trang 251.2.2.3 Mô thức đa nguồn - đa tiếp nhận
Và giờ đây với sự ra đời của file sharing (chia sẻ thông tin), blog (nhật
ký mạng), mạng xã hội trực tuyến, Wiki (trang web mở) và tagging (thẻ
nhớ), một mô thức ứng dụng Internet mới hình thành cho phép:
- Nhiều người cùng lúc có thể đóng góp và tiếp nhận, sửa chữa, phản hồi trực tiếp với thông tin
- Các yếu tố thông tin có thể được liên kết qua lại giữa các trang web khác nhau
Với sự phát triển đến mô thức “đa nguồn - đa tiếp nhận” many, nhiều người gửi - nhiều người nhận), con người vừa có thể cung cấp, vừa có thể thu nhận thông tin trên Internet; họ có thể kết nối và giao tiếp sôi nổi trong cùng một phạm vi (một blog, một trang web) được cấu thành một cách linh động, sẽ không có một ranh giới nhân tạo nào giữa các công cụ thông tin liên lạc, và định nghĩa của chữ “nhiều” (many) ở đây cũng giống như “nhiều” trong các tổ chức, sản phẩm, quá trình, sự kiện, khái niệm, v.v
(many-to-vì ai cũng có thể tham gia, không phân biệt tuổi tác, đối tượng Đó chính là dạng truyền thông đa chiều
1.2.3 Những tiện ích của Web 2.0
Truyền thông cá nhân phát triển mạnh mẽ trước tiên là vì nhu cầu giao tiếp, chia sẻ và trao đổi thông tin của con người Tuy nhiên, đó là nguyên nhân chủ quan, còn nguyên nhân khách quan là sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông và các ứng dụng Internet, trong đó, đáng chú ý nhất
là Web 2.0 Thế hệ web mới này được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng bởi những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ
mà còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó
Trang 26mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem"
1.2.3.1 Phân biệt Web 2.0 với Web 1.0
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ thông tin hiệu quả Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web) Tuy nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu
Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn Nó là phương tiện phát tin hơn là phương tiện chia sẻ thông tin Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay weblog), mạng xã hội, wiki web mới trở nên có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với
8
http://www.web2vietnam.com
Trang 27- Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
- Tập hợp trí tuệ cộng đồng
- Dữ liệu có vai trò then chốt
- Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng
- Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
- Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
- Giao diện ứng dụng phong phú
1.2.3.2 Những tiện ích của Web 2.0
Cung cấp nội dung:
Bước phát triển đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến Web 2.0 đó là
cơ chế cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hoá để cho phép người dùng sử dụng thông tin theo cách của mình (nghĩa là có khả năng tùy biến thông tin) Có nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội dung như RSS, RDF và Atom, tất cả đều dựa trên XML Ngoài ra còn có các giao thức đặc biệt như FOAF và XFN dùng để mở rộng tính năng của website hay cho phép người dùng tương tác
Trang 28Dịch vụ web:
Các giao thức truyền thông 2 chiều là một trong những thành phần then chốt của kiến trúc Web 2.0 Có hai loại giao thức chính là REST và SOAP REST (Representation State Transfer) là dạng yêu cầu dịch vụ web
mà máy khách truyền đi trạng thái của tất cả giao dịch; còn SOAP (Simple Object Access Protocol) thì phụ thuộc máy chủ trong việc duy trì thông tin trạng thái Với cả hai loại, dịch vụ web đều được gọi qua API Ngôn ngữ chung của dịch vụ web là XML, nhưng có thể có ngoại lệ
Một ví dụ điển hình của giao thức truyền thông thế hệ mới là Object Properties Broadcasting Protocol do Chris Dockree phát triển Giao thức này cho phép các đối tượng ảo (tồn tại trên web) tự biết chúng "là gì và có thể làm gì”, nhờ vậy có thể tự liên lạc với nhau khi cần
Phần mềm máy chủ:
Web 2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước nhưng chú trọng hơn đến phần mềm làm việc ở "hậu trường" Cơ chế cung cấp nội dung chỉ khác phương thức cấp phát nội dung động (của Web 1.0) về danh nghĩa, tuy nhiên dịch vụ web yêu cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn
Các giải pháp phát triển theo hướng Web 2.0 hiện nay có thể phân làm
2 loại: hoặc xây dựng hầu hết tính năng trên một nền tảng máy chủ duy nhất; hoặc xây dựng ứng dụng "gắn thêm" cho máy chủ web, có sử dụng giao tiếp API
Cộng đồng:
Công nghệ chỉ là "bề nổi" của Web 2.0, chính cộng đồng người dùng mới là yếu tố nền tảng tạo nên thế hệ web mới Việc chuyển từ "duyệt và xem" sang "tham gia" là cuộc cách mạng thực sự, dĩ nhiên nhờ có sự phát triển công nghệ giúp hiện thực khả năng này nhưng ở đây muốn nhấn mạnh đến hành vi của người dùng đối với web
Trang 29Về cơ bản, Web 2.0 trao quyền nhiều hơn cho người dùng và tạo nên môi trường liên kết chặt chẽ các cá nhân với nhau Giờ đây có nhiều minh chứng cho thấy cộng đồng người dùng có thể đóng góp, chia sẻ thông tin giá trị khi họ có phương tiện thích hợp, mà các phương tiện truyền thông cá nhân như mạng xã hội, blog là những điển hình
Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị Ở đây có sự tương đồng với thuyết chọn lọc tự nhiên
1.2.3.3 Web 2.0 với việc chia sẻ các thông tin cá nhân
Có thể nói, Web 2.0 với rất nhiều ứng dụng và tiện ích, cho phép con người có thể chia sẻ thông tin cá nhân cũng như mọi vấn đề mà mình yêu thích và quan tâm thông qua Internet Chỉ cần những thủ tục đăng ký đơn giản, mỗi người sử dụng Internet đều có thể sở hữu một khoảng không gian riêng trên mạng Ở đó, họ có thể xây dựng một “ngôi nhà” riêng cho mình, kết hợp hài hoà giữa những điều kiện cho phép và khả năng sáng tạo của mình Sau khi có “nhà”, người dùng có thể khẳng định danh tiếng cũng như thương hiệu cá nhân của mình bằng cách nói lên các quan điểm, ý kiến, viết
nhật ký (blog) Ngoài ra, tuỳ theo tiện ích và dịch vụ mà các website mạng
xã hội cung cấp, người dùng có thể chia sẻ những bài hát, những bộ phim,
những bức ảnh hay các đoạn video clip của bản thân mình, hoặc là do ý thích
cá nhân của mình
Internet trước đây đóng vai trò như một nguồn thông tin khổng lồ Còn trong năm 2007, World Wide Web trở thành một hệ điều hành, một nền tảng tương tác rộng lớn mà trên đó các ứng dụng hoạt động ngay trong trình
duyệt, hỗ trợ người sử dụng hợp tác với nhau theo thời gian thực MySpace,
YouTube… là những đại diện tiêu biểu của Web 2.0 bởi chúng biết tận dụng
Trang 30mô hình tương tác mới mẻ Web ngày nay tạo điều kiện cho mọi người chia
sẻ thông tin dễ dàng, dù đó chỉ là việc họ ăn gì trong bữa tối hay quan điểm của họ về một cuốn sách mới phát hành
Những chương trình phần mềm đóng gói, được phân phối qua đĩa CD
để cài trên từng hệ thống, đang có nguy cơ trở thành "di sản" của thế kỷ XX Trong thế giới Internet tiến hóa, phần mềm không phải một bộ sản phẩm mà phải trở thành một dịch vụ, giống như người ta mua vé máy bay mà không cần thiết sở hữu cả một chiếc máy bay cồng kềnh và tốn kém Thế giới trực tuyến trong tương lai gần về cơ bản sẽ thay đổi quan niệm của mọi người về Internet từ một công cụ thông tin và thương mại hai chiều thành một cộng đồng ảo thịnh vượng toàn cầu Để hiểu nơi mà web sẽ hướng đến, việc nhìn nhận lại quá khứ và xem xét ý định của những người tạo ra nó là một bước đi hợp lý
Những đại diện tiêu biểu của Web 2.0 đang phản ánh lại giá trị của
Web thời kỳ đầu "Trong giai đoạn đầu tiên, Web và Internet là một nền tảng
chia sẻ và hợp tác giữa các nhà nghiên cứu”, Phillip Evans, Phó Chủ tịch
Công ty tư vấn Boston (BCG), cho hay Hiện tượng bùng nổ công nghệ trong thập niên 1990 được ví với vụ nổ Big Bang Vốn đầu tư mạo hiểm được rót xuống như mưa rào mùa hạ và các website mọc lên nhiều như nấm Thế giới Internet dành cho giới nghiên cứu khoa học bỗng chốc thành nơi phục vụ những lợi ích rất bình dân như giải trí, thương mại điện tử và kết bạn online Mỗi website là một thành trì bao quanh bởi các bức tường và người sử dụng chuyển từ cổng này sang cổng khác để ngắm nghía và chọn lựa những gì họ muốn Tuy nhiên, giống như một quả bóng căng bị xì hơi, cuộc khủng hoảng dotcom diễn ra khiến Web như bị bỏ hoang với nhiều khoảng không trống rỗng Nhưng rồi những "ngôi sao" mới lại bắt đầu tỏa sáng với sự ra đời của
xu hướng Web 2.0
Trang 31Việc chia sẻ và phân loại nội dung trên Internet đã có từ lâu, nhưng tại sao các website khuyến khích sự tham gia của người sử dụng đến bây giờ mới thành công? Câu trả lời chính là băng thông Internet "Những site như YouTube trước đây không thể hoạt động được Mạng chia sẻ ngang hàng, podcast cũng tồn tại lay lắt vì thiếu dịch vụ băng rộng", Evans giải thích
Tổ chức nghiên cứu Pew của Mỹ cho hay năm 2001, chỉ 5% người dân nước này có cơ hội kết nối Internet tốc độ cao, còn tỷ lệ này giờ đã tăng lên 42%.9
Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ web 2.0, thói quen thông tin,
quan hệ, giao tiếp của con người đã thay đổi Và các web cá nhân (blog và
mạng xã hội) chính là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của công nghệ
mới này Với web cá nhân con người có thể tạo cho mình những mối quan
hệ mới, với nhiều cách thể hiện bản thân, và quan trọng nhất là có được một kênh thông tin mới, mà trong đó con người vừa là những nhà cung cấp thông tin, lại vừa là công chúng
1.3 Khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên Internet
1.3.1 Website cá nhân
1.3.1.1 Khái niệm Website
Website (trang web) là một trang thông tin trên mạng Internet, cung cấp thông tin và tài liệu cho người truy cập dưới dạng văn bản động, có chức năng truyền thông đa phương tiện
Tận dụng những khả năng to lớn của mạng Internet và ngôn ngữ đánh
dấu siêu văn bản, một website bao giờ cũng là tài liệu đa phương tiện và có
chức năng truyền thông đa phương tiện - multimedia Nghĩa là, website có tác dụng như một phương tiện truyền thông chuyển thông tin đến người đọc
9
T.N, Giải mã web 2.0 trước thềm năm mới, Vnexpress.net, chuyên trang Vi tính, ngày 16/02/2007
(http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/02/3B9F351E/)
Trang 32dưới nhiều hình thức: chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hoạt họa… Một website tổng hợp nhiều hình thức cung cấp thông tin có tác động đến đối tượng tác động qua nhiều giác quan, cải thiện môi trường và điều kiện truyền thông Người sử dụng có thể đọc lướt qua bản tin, chọn những tin tức được họ quan tâm nhất, chuyển qua xem một phóng sự truyền hình, sau đó nghe một đoạn nhạc, quay trở lại nghiên cứu biểu đồ về thị trường chứng khoán… Nói chung, người truy cập website có nhiều khả năng để lựa chọn nhất trong một quá trình tiếp nhận thông tin Hơn nữa, chức năng multimedia khiến cho người đọc trở nên động hơn, linh hoạt hơn
1.3.1.2 Khái niệm Website cá nhân
Website cá nhân (trang web cá nhân) là website do một cá nhân sở hữu, hay nói cách khác website cá nhân là một trang thông tin cá nhân trên mạng Internet, cung cấp thông tin và tài liệu cho người truy cập dưới dạng văn bản động, có chức năng truyền thông đa phương tiện
1.3.1.3 Sự phát triển của Website cá nhân
Trang web cá nhân, thuật ngữ này không chỉ gói gọn ở trong phạm vi trang chủ của một cá nhân với mục đích cung cấp thông tin cho những ai quan tâm đến mình Sự phát triển của những phần mềm ứng dụng, phần lớn được cung cấp miễn phí, cho phép cá nhân có thể tích hợp các công cụ đơn giản và đưa các ứng dụng một cách dễ dàng vào trang chủ của mình Các nguồn tư liệu trực tuyến có thể lưu, gắn thẻ (tag), phân loại và tái định hướng mục đích sử dụng một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ kiến thức đặc biệt nào cả Các trang như Wordpress.com và Edublogs, cũng như Twitter, Facebook, Youtube và Flickr đang trở thành những dòng chảy thông tin
Trang 33chính, cho phép người sử dụng không chỉ đọc, mà còn tham gia cùng phát triển với người sở hữu trang chủ, các cá nhân đều có thể tham gia trao đổi, chia sẻ thông tin, tương tác với nhau, bất cứ ai cũng trở thành nguồn tin đồng thời cũng là nguồn nhận tin Với những ứng dụng ưu việt của công nghệ thông tin, những trang web cá nhân đã hình thành nên những trang web cá
nhân đặc biệt như blog (nhật ký cá nhân, trang thông tin điện tử cá nhân),
mạng xã hội đã mở ra một xu thế truyền thông mới - truyền thông cá nhân
1.3.2 Mạng xã hội
1.3.2.1 Khái niệm
Mạng xã hội hay còn gọi là mạng xã hội ảo, là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt thời gian và không gian 10
Trang 34Mạng xã hội cung cấp những tính năng đa dạng cho người sử dụng, như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Sự ra đời của nó mang tới một công cuộc đổi mới trong cách cư dân mạng liên kết với nhau Đồng thời nó trở thành một phần tất yếu mỗi ngày đối với hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này mang đến nhiều phương thức giúp các thành viên trong một mạng lưới có thể tìm kiếm bạn bè, đối tác Có thể kể đến: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
1.3.2.2 Đặc điểm của mạng xã hội
Mạng xã hội được phát triển trên nền Internet nên mạng xã hội cũng mang những đặc điểm cơ bản, đồng thời cũng là đặc điểm nổi bật của Internet là liên kết, tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ
Tính liên kết cộng đồng
Mạng xã hội mở ra một thay đổi lớn, đó là mở rộng phạm vi kết nối giữa mọi người cả về thời gian và không gian Không cần phải gặp gỡ trực tiếp để kết bạn, người này có thể trở thành bạn của người kia thông qua việc gửi một đường link đến hòm thư để kết bạn Sự liên kết giữa các cá nhân tạo
ra một cộng đồng mạng với số lượng thành viên tham gia đông đảo Chẳng hạn ở mạng xã hội facebook hiện nay, tính liên kết đang được thể hiện rất rõ, đặc biệt sự liên kết theo nhóm, một cá nhân có thể kết bạn với nhiều người khi chỉ cần click vào nút "become fan" của những nhóm có chung một sở thích, một lĩnh vực quan tâm Khi tham gia vào những nhóm này, tất cả các thành viên sẽ thường xuyên giao lưu với nhau, chia sẻ và kết nối với nhau
Trang 35thông qua việc đưa ra ý kiến của mình Tính liên kết của mạng xã hội làm nâng cao sự hiểu biết về cộng đồng trong mỗi cá nhân
Tính đa phương tiện
Cũng giống như khả năng đa phương tiện của Internet, mạng xã hội có
sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ họa, hình khối Mạng xã hội hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động của Web 2.0 với rất nhiều các ứng dụng và tiện ích Chỉ cần những thủ tục đăng ký đơn giản, mỗi người sử dụng Internet đều có thể sở hữu một khoảng không gian riêng trên mạng xã hội.12
Ở đó, họ có thể xây dựng một “ngôi nhà” riêng cho mình Sau đó, người dùng có thể chia sẻ thông tin cá nhân cũng như mọi vấn đề mà mình yêu thích và quan tâm Tuỳ theo tiện ích và dịch vụ mà các website mạng xã hội cung cấp, người dùng có thể chia sẻ những bài hát, những bộ phim, các đoạn video của bản thân mình hoặc của người khác tuỳ vào sở thích cá nhân Tính đa phương tiện của mạng xã hội còn cho phép người dùng xây dựng thư viện ảnh riêng cho mình, có thể gửi tin nhắn và chát với bạn bè, có thể nghe nhạc và chơi các trò chơi Cuối cùng, người sử dụng có thể tạo dựng các mối quan hệ mới trong xã hội ảo, bằng cách tìm ra những đặc điểm chung, những người có cùng sở thích, cùng các mối quan tâm, qua hệ thống tìm kiếm trên website mạng xã hội
Lê Thu Quỳnh, Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp Báo Chí, Trường Đại học
KHXN&NV-ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, năm 2007
Trang 36những người cùng tham gia mạng xã hội Tính tương tác của mạng xã hội được thể hiện rất rõ thông qua việc thông tin được truyền đi và ngay sau đó
đã được sự phản hồi từ phía người nhận
Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ
Tất cả các mạng đều có những ứng dụng gần giống nhau như có thể viết bài, tải video, đăng một bức ảnh Nhưng mỗi một mạng xã hội đều có khả năng đăng tải các ứng dụng này với dung lượng khác nhau Với mạng xã hội facebook, các cá nhân thường được thông qua việc cập nhật và đăng các các clip, các đường link hoặc những bức ảnh nhanh và có dung lượng lớn, tuy nhiên, việc viết bài lại chỉ có dung lượng rất ít Còn blog giống như một trang báo điện tử, qua blog người ta có thể viết những bài viết dài, không hạn chế về dung lượng, nhưng việc đăng các clip chia sẻ thì lại không được thuận tiện như facebook
1.3.3 Blog
1.3.3.1 Khái niệm
Blog là từ viết tắt của thuật ngữ: Weblog Trong đó, Web là sự mã hóa thông điệp theo một ngôn ngữ nhất định cho phép người sử dụng thông qua một trình duyệt có thể tiếp nhận được thông tin
Từ điển Wikipedia định nghĩa: Blog là một dạng nhật kí trực tuyến (Online diary) Blogger có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ để, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân Chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống Blog được các phần mềm hỗ trợ như: movable type, wordpress Văn bản Blog dùng phong cách thảo luận Một Blog thường chỉ liên quan đến một chủ đề yêu thích
Trang 37Weblog dùng để chỉ một dạng tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật kí trực tuyến dựa trên nền Web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày, về một vấn đề gì đó
Blog ra đời gắn với sự phát triển phần mềm trong cộng đồng, đó là một hình thức tổ chức thông tin từ dưới lên của việc tải thông tin lên mạng Thao tác này còn được gọi là Blogging
Theo định nghĩa của Thomas Friedman - tác giả cuốn “Thế giới
phẳng” thì “Blog là một hộp tin tức (soap box) ảo của riêng bạn, ở đó mỗi
sáng thức dậy bạn có thể nói với cả thiên hạ về điều bạn nghĩ về bất cứ chủ đề nào theo hình thức cột báo hoặc một bản tin hoặc chỉ là một bài viết ngắn, rồi đưa nội dung này lên địa chỉ Web của bạn và sau đó để cả thiên hạ tới xem”.13
Một cách định nghĩa khác cho rằng: Weblog, hay đơn giản là blog, là một trang web nơi chứa đựng các bài viết theo một chu kỳ và trình tự thời gian trong một trang web chung Điểm đặc trưng của những trang web này có thể được sử dụng bởi bất kì người truy cập Internet nào.14
Giải thích dễ hiểu hơn, một trang web khác viết: Weblog là một website được cập nhật đều đặn bao gồm các bài viết theo ngày được sắp xếp lần lượt theo trình tự thời gian, vì vậy bài được viết sau cùng sẽ được hiển thị đầu tiên (xem theo trật tự thời gian) Về cơ bản, các weblog được tạo bởi các cá nhân nên có phong cách riêng biệt và thân mật 15
13
Thomas Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, Hà Nội, trang 182-183
14 Nguyên Văn, A weblog, or simply a blog, is a website which contains periodic, reverse chronologically
ordered posts on a common webpage Such a web site would typically be accessible to any Internet user ,
(http://www.blog-connection.com/blog-definition.htm)
15 Nguyên Văn, A weblog, or blog, is a frequently updated website consisting of dated entries arranged in
reverse chronological order so the most recent post appears first (see temporal ordering) Typically, weblogs are published by individuals and their style is personal and informal,
(http://techsophist.net/eportfolio/documents/CadleLL).
Trang 38Theo nhà báo nổi tiếng người Mỹ Rebecca Mckinnon, từng là trưởng đại diện của CNN tại Đông Á, trong một lần trả lời phỏng vấn báo
Vietnamnet thì: Blog là những Website do cá nhân mở và đăng những
nhận xét của người đó về các vấn đề của đời sống
Tóm lại, một blog gồm có những đặc tính cơ bản sau:
- Một blog thông thường là một trang web chứa các đề mục thông tin
- Một blog được tổ chức theo thứ tự thời gian trước sau, từ đề mục gần đây nhất tới đề mục lâu nhất
- Một blog mang tính công cộng, tức là mọi người có thể thấy nó thông qua mạng Internet
- Các đề mục của một blog thường được tạo ra bởi cùng một người
- Các đề mục của một blog thường là sự tiếp diễn của suy nghĩ, hành động, mà không bị bó buộc vào một trình tự nào
- Đặc thù là nhật kí cá nhân
- Thuộc sở hữu của một người (có khi là nhóm người)
- Thông tin do người chủ của blog đó quyết định
- Tạo một blog rất dễ dàng và miễn phí vì nó được tài trợ bởi các nhà cung cấp lớn như Yahoo 3600
(trước đây), MySpace, My Opera, VietSpace, Blog.com, Wordpress
- Khả năng liên kết giữa các blog rất rộng
- Tính năng hạn chế và còn tùy nhà cung cấp Tuy nhiên cũng có blog được viết bằng mã nguồn mở
- Dễ bị kẻ xấu lợi dụng để truyền đạt thông tin không lành mạnh
- Dữ liệu (bài viết) trên blog không có gì là bảo đảm cho sự tồn tại của
nó, bởi nếu nhà cung cấp "sập" (do quá tải chẳng hạn) thì blog cũng sập theo
Trang 391.3.3.2 Phân biệt blog với website, forum và báo chí trực tuyến
Blog và website:
Có thể nói blog là một dạng đặc biệt của website cá nhân, cùng là trang thông tin cá nhân trên mạng Internet Tuy nhiên, blog cũng có những
đặc thù riêng, khác với những website thông thường mà chúng ta đã biết
Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được ai đó tạo ra để đưa thông tin cá nhân lên Internet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ vào một đường dẫn URL để có thể đọc được chúng, thì đâu là điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ “blog” và “website cá nhân” này?
Điểm khác biệt đầu tiên là blog thường thay đổi nội dung nhanh hơn website cá nhân, sự thay đổi nội dung của blog xảy ra ngay khi có một bản tin mới với thời điểm cập nhật mới hơn bản tin trên cùng Còn website thì ngược lại, thường được thiết kế theo dạng tĩnh, chậm thay đổi, và việc cập nhật của website thường thay đổi cả trang chứ không dựa trên bản tin mới như blog
Thứ hai, dù rằng có rất nhiều công cụ trực quan để tạo website, nhưng người xây dựng và cập nhật website cá nhân vẫn còn phải hiểu biết rất nhiều loại định dạng tập tin và khuôn mẫu Trong khi đó, rất nhiều máy chủ chứa blog cho phép người tạo blog cập nhật thông tin trực tuyến mà gần như chẳng phải làm gì cả Chỉ cần vào trang chủ blog, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào một nút có dạng như “Publish ” (tạo lập) hoặc tương
tự, và mọi việc hoàn tất
Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người đọc tin trong blog Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng ghi sổ lưu niệm (guestbook), thì blog khuyến khích cao độ mối giao tiếp giữa
Trang 40người xem tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều công cụ như
“Comment” (bình luận), “trackbacks” (đường dẫn), “message” (tin nhắn)
Do tính thời sự của blog, có khi người ta dùng từ blog như một từ chỉ hành động đưa một sự kiện cá nhân nào đó lên Internet, kiểu như: “sao hôm
nay online sớm thế?”, “đã ăn cháo chưa”, “đêm qua ngủ ngon không?”
Blog và forum:
Không có gate-keeper như website, nhưng forum do một hoặc một nhóm người nắm quyền điều hành, gọi là Administrator, gọi tắt là admin Admin là người kiểm tra bài viết hoặc phản hồi của người khác và có quyền quyết định sử dụng, sửa đổi hoặc xóa bỏ bài viết Ngược lại, trên blog, mọi thông tin đưa ra đều do chủ blog quyết định, thông tin phản hồi cũng vậy Blogger không có quyền sửa đổi Nếu muốn xóa comment thì phải xóa cả bài viết của mình
Muốn tham gia viết bài trên một forum, người sử dụng phải đăng kí làm thành viên của forum đó và chấp thuận mọi quy định của forum (hay chính xác là của Admin) Còn khi muốn lập một blog, người sử dụng phải sử dụng các trang tạo blog miễn phí do các nhà cung cấp như Yahoo, Youtube,
My opera, Vietspace, blog.com, wordpress.com, Những nhà cung cấp này thường không thể kiểm soát được nội dung đăng của blogger, còn dữ liệu (bài viết) trên blog không được đảm bảo, nếu nhà cung cấp "sập", dữ liệu đó cũng mất theo"
Khi cần sự chia sẻ nhưng không thể tâm sự trực tiếp với bạn bè, càng không dám đăng lên blog, người ta sẽ tìm đến forum "Blog mang tính cá nhân, thể hiện cái tôi cao hơn diễn đàn, bởi nó bộc lộ tính cách, con người của chủ nhân Forum là nơi bạn hoà nhập cái tôi ấy vào một cộng đồng"