Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Mặt tích cực

2.2.1.1. Làm phong phú thêm cách thức và phương tiện thông tin

Điểm ưu việt đầu tiên đáng chú ý nhất của các kênh truyền thông cá nhân trên mạng Internet với các kênh thông tin khác là ngoài khả năng trực tuyến ra, còn có tính hai chiều. Bất cứ thông tin nào mà công chúng tiếp cận được đều có thể bình luận thoải mái và liên hệ trực tiếp với tác giả, thậm chí còn chat (tán gẫu, trò chuyện), hay gọi điện thoại PC-PC với tác giả để bình về thông tin đó nếu chưa cảm thấy thỏa mãn. Người nhận tin có thể sử dụng nhiều cách để phản hồi và chia sẻ thông tin với tác giả được rõ ràng, cụ thể hơn. Đã có không ít cuộc trao đổi, bình luận sôi nổi giữa các độc giả và tác giả bài viết trên trang web cá nhân, thậm chí biến thành một cuộc tranh luận giữa các độc giả với nhau về bài viết.

Điều này đặc biệt bị tác động bởi suy nghĩ của người dân Việt Nam, vốn rất bị ảnh hưởng bởi văn hoá làng xã, với cơ chế tin đồn, sự truyền

miệng, nghe ngóng, hóng hớt, sang tai46. Khi nhìn thấy một vấn đề gì đó mới lạ, hay ho (mà báo chí do nhiều nguyên nhân không thể đăng tải được), họ liền ngay lập tức gửi đi nhiều người, kèm theo những bình luận của mình của mình. Và với sức mạnh của truyền thông mới, với sức mạnh lan toả thông tin của những mạng xã hội và trang web cá nhân khi mà mỗi người đều có thể là một đầu mối thông tin bằng cả việc cho và nhận, thì phản ứng dây chuyền hoàn toàn có thể xảy ra. Có không ít trang web cá nhân thu hút hàng trăm phản hồi (feedback) và bình luận (comment) sau mỗi bài viết, các trang web cá nhân vốn quen thuộc đối với cư dân mạng trong mấy năm gần đây như blog của BLV Anh ngoc, Cogaidolong, Ca sĩ Phương Linh, Trang Hạ, Only U, Tacke, Joe, Tracy Yêu Anh, Nhimlongxanh, Andre... luôn thu hút sự chú ý của nhiều người với hàng trăm comment sau mỗi bài viết.

Một trong những sự kiện đình đám những năm gần đây trên các trang web cá nhân là bài viết có thể gọi là “chửi” Hà Nội của một cô bé người Sài Gòn có nick là Bé Crys khi đăng tải một bài viết chê trách và phàn nàn về Hà Nội lên blog của mình với những lời lẽ khá nặng nề và có phần thiếu lịch sự, thì ngay lập tức đã hình thành nên một làn sóng phản ứng dữ dội từ rất nhiều người yêu Hà Nội trên Yahoo!3600 mấy năm trước (nay blogger này đã chuyển sang Yahoo Việt Nam!360Plus 47). Họ vào blog của cô bé Crys để mắng mỏ, góp ý, khuyên bảo, chửi bới… Nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đây, bé Crys nhanh chóng trở thành nhân vật của “truyền thông”, khi mà rất nhiều các câu chuyện xoay quanh cô bé và bài viết của cô. Và báo chí vào cuộc khi

46

Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Nghề làm báo từ mẹ Đốp đến… trang điện tử,Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

47

Blog Yahoo Viet Nam!360Plus của bé Crys,

đăng tải những ý kiến của các cư dân mạng, cũng như bài phỏng vấn chính tác giả. Blog Yahoo Viet Nam!360Plus của bé Crys

Có thể nói, các trang web cá nhân đã ảnh hưởng rất lớn đến cách thức và phương tiện thông tin của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, những người sử dụng Internet thường

xuyên. Web cá nhân không chỉ tạo ra một không gian truyền thông đa chiều giữa người viết và độc giả, giữa những độc giả với nhau, mà còn làm phong phú cho cách thức giao tiếp của họ khi thể hiện những ý kiến của mình, từ những ngôn ngữ và những ký hiệu mà chỉ có ở dân blogger, đến những file hình ảnh, âm thanh, video... để minh họa cho những ý kiến của họ. Những cách thức và phương tiện thông tin mới đó đã tạo nên sức hấp dẫn trong truyền thông nói chung và truyền thông cá nhân nói riêng.

2.2.1.2. Mọi cá nhân đều bình đẳng trong thông tin

Nếu như trước đây phát hành thông tin đại chúng tập trung trong tay một số cá nhân và tổ chức giàu có, những đối tượng có tiềm lực tài chính để thiết lập hạ tầng tốn kém phục vụ cho việc in ấn và phát hành báo, tạp chí hoặc phát thanh truyền hình. Nhưng giờ đây, bất cứ ai cũng có thể làm được điều này một cách đơn giản và rẻ tiền thông qua một trang web cá nhân.

Sự phát triển của các trang web cá nhân đã mở cơ hội cho tất cả mọi người, từ những nhà báo chuyên nghiệp đến những người dân bình thường

đều có thể trở thành chủ thể cung cấp, chia sẻ và xuất bản thông tin. Và đã xuất hiện không ít những trang web cá nhân nổi tiếng, có số lượng người truy cập (pageview) lên đến hàng chục nghìn mỗi ngày - niềm mơ ước của không ít trang báo điện tử chính thống...

Tacke đã từng là trang web cá nhân có lượng truy cập lớn nhất trong năm 2007 - 2008. Trang web cá nhân của Tắc kè vốn nổi tiếng như là một kênh tin tức, thời sự với những đề tài mới, lạ, hấp dẫn người đọc. Hầu như lúc nào người đọc cũng thấy blogger này online (trực tuyến) để tìm kiếm thông tin, hầu hết các bài viết đều do anh sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng thu hút đến 100.000 lượt mỗi ngày.

Blog Tacke trên Yahoo!3600

Trang web cá nhân của nhà văn Trang Hạ48, phóng viên báo Tiền phong, từng là cây bút viết truyện ngắn nổi đình đám ở Hà Nội, lại là một diễn đàn về văn hóa và một số những vấn đề xã hội. Nhu cầu đọc và tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay là không giới hạn. Do đó, việc tiếp cận những thông tin mới, từ những nguồn mới, với cách cung cấp thông tin

48

theo kiểu mới cũng làm cho công chúng thích thú. Trang web cá nhân của Trang Hạ vào ngày cao điểm có thể thu hút trên 20.000 lượt độc giả.

Blog Wordpress của nhà văn Trang Hạ

Khi tham gia vào một trang web cá nhân bất kỳ, với tư cách là một cá nhân bình thường, các cá nhân đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Không có sự khác biệt giữa website cá nhân của giám đốc và nhân viên, càng không có sự khác biệt giữa nhà báo và công dân bình thường trong một trang web cá nhân. Mọi nhà báo đều là một công dân bình thường trong trang web cá nhân, và ngược lại, mọi công dân đều có thể trở thành nhà báo trong trang web cá nhân của mình. Trong thế giới mạng, phóng viên Trang Hạ, Bình luận viên Anh Ngọc, hay ca sĩ Phương Linh... khi tham gia blog cũng chỉ là những blogger; còn những cái tên như Tacke, Tracy Yêu anh, Joe, Hà Kin... trước đây chẳng ai biết đến, thì nay bỗng thành những người “nổi tiếng” vì những bài viết gây sốt của họ, thì họ cũng chỉ là những blogger mà thôi. Điều làm nên sự khác biệt không phải là tên tuổi của một cá nhân, mà bằng chính những gì họ thể hiện ra trong cộng đồng web cá nhân của mình: bằng các bài viết, bằng các bức ảnh, bằng sự liên kết, tạo dựng các mối quan hệ…

Các trang web cá nhân hấp dẫn vốn quen thuộc với cư dân mạng như BLV Anh Ngọc, Cogaidolong, Ca sĩ Phương Linh, Trang Hạ, Only U, Tacke, Joe, Tracy Yêu Anh, Nhimlongxanh, Andre... thu hút độc giả cũng từ những bài viết, cách tổ chức thông tin của họ.

Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông cá nhân có tính riêng biệt cao nên sự tự do cá nhân cũng được nâng cao hơn các loại hình khác rất nhiều. Các chủ nhân của các trang web cá nhân có thể đăng tải bất kỳ những gì mình thích miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, từ những câu chuyện riêng tư, đến các chủ đề kỹ thuật, thể thao, tin học, phong thủy, chính trị... như chuyên trang văn học của Trang Hạ49, chuyên trang văn học của dịch giả Thái Bá Tân50, chuyên trang Ảnh cưới của Võ Phương51

, chuyên trang thơ của nhà thơ, họa sĩ Lý Huy Quang52, chuyên trang du lịch của Hoàng Phương53... Hiện nay, có hàng triệu trang web cá nhân tại Việt Nam, nhưng mỗi người lại có chiều hướng thông tin riêng của mình. Có không ít người chọn trang web cá nhân làm kênh thông tin PR cho bản thân, cho doanh nghiệp của mình, nhiều ca sĩ đăng tải những bài hát, những album âm nhạc của họ trên trang web cá nhân để khuếch trương tên tuổi của mình, cũng nhiều người nhờ các trang web cá nhân để nói lên những suy nghĩ của mình mà họ không thể nói trong cuộc sống thực, cũng có những người nhờ quen nhau trên trang web cá nhân trở thành bạn, vợ chồng của nhau... Có thể nói, các trang web cá nhân đã mở ra cơ hội tham gia chia sẻ, trao đổi cũng như tiếp cận thông tin cho bất cứ cá nhân nào.

49 http://trangha.wordpress.com/2010/ 50 http://www.thaibatan.com/ 51 http://photovophuong.com/ 52 http://lehuyquang.com/ 53 http://www.phuongnguyen.info/

2.2.1.3. Không ngừng mở rộng quan hệ và nội dung thông tin

Những tưởng trong cuộc sống hiện đại hiện nay, chỉ cần một cú điện thoại, một tin nhắn MMS hay SMS là người ta có thể dễ dàng nói chuyện, sẻ chia tâm sự cùng nhau, nhưng sự thật không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng như vậy: “Anh có biết em buồn lắm khi vây quanh em là nỗi cô đơn, khi mà em muốn tâm sự cùng bạn bè nhưng chẳng ai nhấc máy cả, bởi mọi người còn đang bận rộn, đang vui vẻ bên người yêu. Em có thể giấu đi nỗi buồn, nỗi cô đơn, những hụt hẫng trong cuộc sống nhưng liệu em có vượt được qua chúng không?...” (tâm sự của một blogger).54

Và họ tìm đến các trang web cá nhân. Tại thời điểm chất chứa những ưu phiền, qua những dòng nhật kí trực tuyến, họ tìm được nơi trút giận, tâm sự. Và rồi những người bạn trong thế giới ảo tìm đến, đọc, và đưa ra những lời động viên, khuyên nhủ... Họ tìm được niềm khuây khỏa nhanh chóng. Người thân, bạn bè của họ cũng có thể tìm đọc những dòng nhật ký này một cách dễ dàng để hiểu hơn về người thân thương của mình.

Cũng qua những trang web cá nhân, họ có thể có rất nhiều người bạn mới với nhiều điểm tương đồng về sở thích, quan điểm. Nhờ có các trang web cá nhân, bạn trẻ khắp nơi trên đất nước và thế giới có thể dễ dàng kết bạn cùng nhau mà không cần qua một cầu nối hay câu lạc bộ nào.

Các trang web cá nhân còn là nơi để giới trẻ “tự do” trình bày quan điểm của mình. Bất kể vấn đề gì, miễn là họ tìm thấy điểm hay ho, hấp dẫn đối với cá nhân họ, họ đều có thể đưa ra những đánh giá, nhận định chủ quan nhất của mình. Người đọc web cá nhân cũng tương tự. Thông qua các

54

comment (bình luận), message (tin nhắn), họ hoàn toàn có thể nêu ý kiến riêng của mình về vấn đề mà họ quan tâm.

Giữa đám đông, giữa tập thể, không phải ai muốn là có thể nói lên tiếng nói của mình, huống hồ có rất nhiều người trẻ tính nhút nhát, luôn sợ bị phê bình, đánh giá. Nhưng trên blog thì khác. Khi không biết ai là ai, đúng ra là chỉ biết một phần về người phát ngôn, người trẻ thấy tự tin rất nhiều, và họ có đủ mạnh bạo để nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề mà không phải chịu trách nhiệm trước bất cứ ai về lời nói đó của mình.

Giống như trên forum, chỉ cần có một “topic” (chủ đề) là một sự kiện, vấn đề “hay ho” là chủ nhân của các web cá nhân đua nhau viết và nhận xét liên tục. Mỗi bài viết, mỗi nhận xét là một suy nghĩ, nhận định, quan điểm cá nhân của họ về vấn đề, kể cả kiểu comment đơn giản như “Tôi thấy bạn viết rất đúng” hay “Anh viết hay quá!”, “Duyệt!”, “Tuyệt vời!”,... thậm chí chỉ là một lời cảm ơn người viết vì đã cung cấp những thông tin hay, bổ ích cho mọi người. Qua đó, các cá nhân không ngừng mở rộng mối quan hệ và nội dung thông tin của mình.

2.2.1.4. Tăng cường tính cộng đồng trong xã hội

Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, và không phải người quản lý web cá nhân nào cũng nhận ra điều đó. Khi tham gia vào mạng xã hội, mỗi cá nhân đều được sử dụng một khoảng không gian riêng, ở đó họ có thể nói lên những quan điểm cá nhân, tâm sự, chia sẻ những kinh nghiệm, những bức ảnh, bài hát hay đoạn phim mà mình yêu thích,… Nhưng để thông tin đó lan truyền, cũng như để mạng xã hội phát triển thì phải cần đến sự liên kết, tạo nên một sức mạnh tập thể. Blog được nhắc đến rất nhiều trong thời gian vừa qua, thậm chí đã từng có lúc

được coi là mối đe doạ đối với ngành báo chí. Nhưng nhiều người đã quên rằng blog sẽ không thể có được sức mạnh và thu hút được đông đảo người tham gia đến thế nếu nó không nằm trong một cộng đồng nhất định. Nếu chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ các thông tin và quan điểm cá nhân, thì nó được gọi là các website cá nhân thuần túy. Nhưng các trang weblog luôn nằm trong một hệ thống mạng xã hội online, với những mối liên kết trong đó. Nhờ thế mà blog có được sức mạnh. Đó chính là sức mạnh của số đông, của tập thể.

Trong thời gian trước, có khá nhiều hiện tượng blog Yahoo!3600

ở Việt Nam đã chứng minh cho thấy sức mạnh cộng đồng và khả năng lan toả, kêu gọi của nó. Phong trào kêu gọi các thành viên trong mạng xã hội treo cờ mừng Quốc khánh 2-9, phong trào để ảnh Bác Hồ để bày tỏ tấm lòng kính yêu đối với Bác trong ngày 19-5,… Tất cả những lời kêu gọi và phong trào hưởng ứng đó thực sự trở thành một nét đẹp trong cộng đồng mạng xã hội ảo ở Việt Nam, vừa mang tính giáo dục cao, vừa khơi dậy niềm tự hào dân tộc của người dân Việt Nam ở mọi nơi trên thế giới.

Trong quá trình tham gia sân chơi trong cộng đồng blogger hay cộng đồng mạng xã hội, tính dân chủ và công bằng sẽ tạo ra các nguyên tắc riêng trong quá trình tham gia và các nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho cộng đồng nên người tham gia phải tập theo tính cộng đồng vốn có. Khi một thông tin, bài viết đưa lên có giá trị và được nhiều người đọc thì ảnh hưởng của nó đến mọi người là rất lớn và nó đem lại cho cộng đồng nhiều khía cạnh mới mẻ của cuộc sống.

Có thời gian đầu, một số trang web cá nhân của những người nổi tiếng sẽ thu hút được rất nhiều công chúng tò mò vào xem. Nhưng nếu họ không viết gì trong đấy, không thể hiện mình,… thì dần dần những trang web cá

nhân như vậy sẽ bị lãng quên. Đã có rất nhiều những cá nhân nổi tiếng trong thế giới blog hay mạng xã hội như Joe, Trang Hạ, Bố cu Hưng, Đức Hiển,... nhờ vào các bài viết và những quan điểm, nhận xét, hoặc bằng sự chia sẻ các thông tin (ảnh, video,…) lên trang web cá nhân của mình. Và chính những điều này mới làm cho một cá nhân trở nên đặc biệt trong thế giới mạng.

Cũng chính điều này là bài học cho các nhà báo trẻ. Chính các nhà báo có thể tự đánh giá và thẩm định những thông tin, bài viết của mình thông qua cộng đồng mạng xã hội, hay thế giới blog. Và chính các bài viết của nhà báo sẽ góp phần tạo nên sự định hướng thông tin cho mạng xã hội hay thế giới blog mà mình tham gia. Đây không đơn giản chỉ là công việc cá nhân, mà còn mang tính xã hội, tính cộng đồng rất cao.

2.2.1.5. Đo cảm xúc của công chúng

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 65)