Vấn đề quản lý những kênh truyền thông cá nhân trên Internet

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Vấn đề quản lý những kênh truyền thông cá nhân trên Internet

Internet ở Việt Nam hiện nay

Sự phát triển của các kênh truyền thông cá nhân trên Internet như các website cá nhân, blog, mạng xã hội với khối lượng thông tin, tri thức khổng lồ và tốc độ nhanh chóng đã và đang tác động nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan truyền thông đại chúng, tác động đến các hoạt động quảng cáo, PR, tác động đến dư luận xã hội, hình thành nên một thế hệ công chúng truyền thông mới, năng động, tích cực hơn.

Phải nói rằng, những tiện ích mà các kênh truyền thông cá nhân trên Internet đã mang lại cho mỗi cá nhân trong việc trao đổi, bày tỏ quan điểm, nhận thức cá nhân về các vấn đề, sự kiện, hiện tượng, con người. Ưu thế của công nghệ đã tạo ra lợi ích rất nhiều cho người sử dụng. Điều này đã thúc

đẩy việc mở rộng hay nâng số lượng người sử dụng Internet trong mỗi vùng, lứa tuổi, thậm chí trong phạm vi quốc gia và rộng hơn. Chủ nhân của những trang web cá nhân này với các hoạt động mang tính xã hội của mình, cũng góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, thể hiện vai trò công dân và phát huy khả năng liên kết cộng đồng mạnh mẽ của mình. Đơn cử như: cuộc tuyên truyền rầm rộ treo avatar cờ Tổ quốc vào các ngày lễ lớn, hay khi Đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch AFF Cup 2008, bình chọn cho Vịnh Hạ Long, vận động ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, địa chỉ từ thiện giúp người nghèo, trẻ em bất hạnh, cứu trợ đồng bào lũ lụt...

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tốt mà các trang thông tin điện tử mang lại, cũng đã bắt đầu xuất hiện những mặt tiêu cực của chúng.

Đến nay, sau 5 năm chính thức có mặt tại Việt Nam, đã có hàng loạt vấn đề liên quan đến các kênh truyền thông cá nhân trên Internet mà điển hình là blog, đang đặt ra cần được các nhà quản lý nhanh chóng tìm hình thức định hướng. Những blog “đen”, blog sex, blog phản động, chống phá Đảng và Nhà nước... cũng đã hình thành.

Cùng với đó là việc sao chép thông tin một cách ngẫu hứng, tùy tiện, không có sự cho phép của nguồn tin cũng không ghi rõ nguồn tin trên blog hay việc copy ảnh cá nhân của người khác tùy tiện từ các mạng xã hội mà không hỏi ý kiến của họ đang đặt ra những vấn đề vi phạm yếu tố bản quyền. Những thông tin sai sự thật xuất phát từ blog, vu khống, xâm phạm đời tư... gây tổn hại đến uy tín, danh dự cá nhân, tổ chức khác cũng đã xuất hiện. Mà tiêu biểu trong thời gian gần đây là vụ người mẫu Xuân Lan kiện báo Tiếp thị và Gia đình xâm phạm đời tư trong việc khai thác thông tin trên blog để hình thành nên một bài báo mà không được sự đồng ý của cá nhân,

hay đình đám hơn là vụ kiện tụng giữa blogger Cogaidolong - Hương Trà với ca sĩ Phương Thanh về việc viết sai sự thật về Liveshow Mưa.

Quản lý hay không quản lý? Làm thế nào để khai thác và phát huy những mặt tích cực của các kênh truyền thông cá nhân trên Internet, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những tác động tiêu cực, nội dung xấu phát tán qua công cụ chuyển tải thông tin rất nhanh chóng này, để những trang web cá nhân mang lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội... là những vấn đề đặt ra xuyên suốt trong mấy năm gần đây với các Bộ, ngành Truyền thông, các cơ quan báo chí và cả chính giới blogger và cư dân mạng xã hội tại Việt Nam. “Đây là vấn đề gây đau đầu với nhiều quốc gia tạo thách thức lớn cho toàn thế giới”, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Đỗ Quý Doãn nhận định.

Cộng đồng blog, mạng xã hội Việt Nam hiện vẫn đang hình thành và phát triển một cách tự phát, nhiều blog được lập ra ngẫu hứng, theo mốt, theo trào lưu, chứ không do yêu cầu muốn thông tin hoặc chia sẻ thông tin. Các blogger tuy đa phần tập trung ở các đô thị lớn song trình độ học vấn, kinh nghiệm ứng xử cũng như ý thức cộng đồng... lại có độ chênh, và rất không đồng đều. Chất lượng và nội dung thông tin lại phụ thuộc rất lớn vào ý thức của các blogger.

Những phát ngôn trên các kênh truyền thông cá nhân này tuy là những phát ngôn nằm trong thế giới ảo, nhưng những tác động của nó lên thế giới, lên các cá nhân không dừng lại ở thế giới đó, mà đó là những tác động rất thật, thậm chí là vô cùng lớn lên thế giới thật. Nếu như các blogger không có ý thức công dân, có trách nhiệm công dân, không am hiểu luật pháp, không đủ sự nhạy cảm về việc đưa thông tin chủ quan, vội vàng về các vấn đề quốc gia, hoặc tung lên mạng với các hình ảnh, thông tin kích động bạo lực, tình dục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của con

người Việt Nam thì sẽ gây ra những hiệu quả xã hội không nhỏ, thậm chí nghiêm trọng.

Về việc quản lý blog hiện nay ở Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều vấn đề nan giải, nhiều ý kiến khác nhau.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cho rằng: "Blog là thông tin cá nhân, nếu nó chỉ để dành cho cá nhân đó viết và đọc thì không ai có quyền kiểm soát. Nhưng khi cung cấp nó công khai trên mạng có nghĩa là tham gia giao lưu với công chúng, trình bày suy nghĩ của mình về đời sống, xã hội và chính trị thì phải được quản lý. Tôi cũng không cho rằng, chúng ta phải đặt vấn đề đăng ký hoặc cấp phép đối với việc mở blog nhưng thông tin trên blog thì phải nằm trong sự hướng dẫn của Luật Báo chí mới đảm bảo thông tin đi đúng hướng. Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do công luận nên mình không thể cấm họ bàn đến vấn đề này hay vấn đề kia nhưng nếu sự bàn luận ấy vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phải bị xử lý. Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi vì gần đây có rất nhiều blog viết, bình luận về những vấn đề rất nhạy cảm, vượt ra ngoài những quy định thông tin được quảng bá, mà điều đó tác động rất mạnh mẽ theo hướng tiêu cực tới suy nghĩ của giới trẻ".59

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cũng có ý kiến: "Tôi chia sẻ quan điểm phải đặt vấn đề quản lý đối với blog khi sửa đổi Luật Báo chí lần này. Luật pháp chúng ta không vi phạm tự do cá nhân, không cấm nếu như anh lập blog để chia sẻ suy nghĩ, tình cảm với nhiều người, điều đó quá tốt; trên thực tế có rất nhiều blog cá nhân tốt, số lượt truy cập lớn ngang một tờ báo điện tử, trở thành địa chỉ gần gũi của

59

nhiều người. Và tôi thậm chí còn muốn mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ đều có blog của mình. Nhưng cũng có những blog vượt ra ngoài những thông tin cá nhân, bình luận quá xa về các vấn đề chính trị, xã hội, bới móc cá nhân, mạt sát người khác, thậm chí phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực thì rõ ràng luật pháp phải có chế tài xử lý... Nhà nước tôn trọng tự do cá nhân nhưng cá nhân cũng phải có trách nhiệm đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.60

Tôi cũng chia sẻ rằng, quản lý thế giới ảo là khó nên ngoài các quy định luật pháp cũng cần lưu ý các giải pháp kỹ thuật. Điều quan trọng nữa, theo tôi là, mỗi người cần ý thức về trách nhiệm công dân, đặc biệt là các nhà báo còn có trách nhiệm xã hội khi viết thông tin lên blog trước khi thỏa mãn nhu cầu cá nhân".

Biên tập viên Anh Ngọc cho rằng, “sự dân chủ trên Net là điều dễ nhận thấy, nhưng không phải thích viết gì thì viết, kể cả những vấn đề rất nhạy cảm về chính trị mà chúng ta không nên bàn luận”.

Có ý kiến cho rằng, phải quản lý chặt các kênh truyền thông cá nhân trên Internet để ngăn chặn những nội dung xấu phát tán trên thế giới ảo này. Nhưng ngay như xã hội ngoài đời thực, những tệ nạn vẫn còn tồn tại và không thể ngăn chặn, loại bỏ hoàn toàn được. Những nội dung xấu trên cũng chỉ chiếm một phần nhỏ của thế giới blog, cộng đồng mạng xã hội. Và cũng giống như xã hội thực, chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại của những mặt trái này, vì nó được tạo ra từ chính những mặt trái trong xã hội ngoài đời thực.

Trong thời đại Internet, việc tạo ra một website cá nhân, blog hay mạng xã hội rất nhanh chóng và thuận tiện, bên cạnh đó, các nhà cung cấp

60

các dịch vụ này luôn quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật để sản phẩm của họ ngày càng tiện ích và thu hút thêm công chúng tham gia. Ngăn cấm các trang web cá nhân là một điều không thể, vì mỗi người đều có quyền trao đổi thông tin của riêng mình, và có vô vàn công cụ trên mạng để mỗi người tạo ra website của riêng họ, chứ không riêng gì một hình thức cố định nào. Những gì được viết ra trên đó thuộc về quyền riêng tư cá nhân và chưa hẳn là đúng đắn, nhưng đó là quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân và công dân đã được hiến pháp quy định. Tuy nhiên “Muốn có sự tự do thì cần phải có sự quản lý và khi anh thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật thì lúc đó, anh lại hoạt động một cách tự do, thoải mái nhất”.

Trước đây cũng đã từng có những ý kiến lo ngại Internet khi vào Việt Nam sẽ mang theo những nội dung xấu, ảnh hưởng không tốt đến chính trị, xã hội. Nhưng thực tế 13 năm qua đã chứng minh: Internet đã nâng cao dân trí, nâng cao kiến thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi con người và của toàn đất nước. Internet là một môi trường giáo dục tốt, bổ sung những thiếu hụt yếu kém của giáo dục Việt Nam, giúp thế hệ trẻ tiếp cận, thừa hưởng được những kiến thức của toàn nhân loại. Uy tín, sự vững mạnh về chính trị ở Việt Nam đang ngày càng được củng cố mạnh mẽ hơn. Người dân gửi gắm niềm tin vào Lãnh đạo Đảng, Chính phủ nhiều hơn. Thông qua Internet, người dân Việt Nam đã có thể đối thoại trực tuyến với Lãnh đạo Chính phủ, đồng thời đặt ra những yêu cầu cao hơn về năng lực quản lý điều hành đối với cấp lãnh đạo.

Việc quản lý các kênh truyền thông cá nhân trên Internet là cần thiết, song “Quản lý không có nghĩa là nghiêm cấm, thắt chặt mà quản lý là một sự tạo điều kiện, tạo hành lang pháp lý cho phát triển”.

Trên thực tế, Việt Nam không phải là nước duy nhất thực hiện việc quản lý blog hay mạng xã hội. Một số nước như Xin-ga-po, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a,... cũng đã thực hiện nhưng chưa thực sự thành công. Bởi việc quản lý blog là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm và phức tạp. Với các mạng xã hội facebook hay Twitter, ở nhiều nước cũng cấm sử dụng dịch vụ này nơi làm việc. Một cuộc điều tra gần đây của hãng tư vấn Robert Half Technology cho thấy, phần lớn các công sở tại Mỹ đều chặn truy cập vào các website mạng xã hội như Facebook và Twitter, trong đó, 54% công ty chặn hoàn toàn các mạng xã hội, còn 19% khác chỉ cho phép sử dụng chúng “cho mục đích kinh doanh”, chỉ 10% công ty được khảo sát cho phép sử dụng mạng xã hội trong lúc làm việc vì mục đích cá nhân; 16% cũng đồng ý cho sử dụng nhưng phải “hạn chế”.

Với số lượng hàng triệu blog và mạng xã hội thuộc rất nhiều dịch vụ như Yahoo Việt Nam!360Plus, Blogger, Worpress, Opera, Myspace, Facebook, Twitter... thì việc quản lý được những web cá nhân này là vấn đề rất khó, đặc biệt là nếu muốn quản lý các trang thông tin điện tử cá nhân theo dạng hành chính, có nghĩa là quản lý từng con người cụ thể, từng nội dung trong blog hay mạng xã hội. Bởi “Ngay bây giờ quản lý những thông tin hiện hữu bằng giấy, bằng hình ảnh rất cụ thể mà đôi khi còn những khó khăn phức tạp, huống hồ là những thông tin trên mạng... trong khi đó, bây giờ ở bất cứ nơi nào, chỉ cần máy tính nối mạng, mọi người đã đưa được thông tin lên blog hay mạng xã hội của họ... Rõ ràng, cơ quan quản lý không thể nắm bắt hết tất cả các thông tin hàng ngày đưa lên blog”. “Đếm số lượng blog đã khó chứ chưa nói đến việc biết được nội dung của blog là gì”. Và trên thực tế, tại các quốc gia có hệ thống Internet phát triển trên thế giới như Mỹ

hay Trung Quốc đều đã chứng tỏ không thể bắt buộc các blogger đăng ký và khai báo danh tính khi tạo blog hay mạng xã hội.

Tuy nhiên, việc phát triển các kênh truyền thông cá nhân trên Internet một cách tràn lan bừa bãi, thiếu định hướng tất sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội nảy sinh, mà điển hình trong thời gian qua là ảnh hưởng của các trang web “đen”, web bẩn, web phản động chống phá Đảng và Nhà nước, sự xâm phạm đời tư của người khác, quay lén nữ sinh thay đồ... gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và tâm lý giới trẻ Việt Nam. Việc cần phải quản lý, cần có một hành lang pháp lý để định hướng phát triển cho những trang thông tin điện tử cá nhân là rất cần thiết.

Ngày 18/12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

Hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân với mục tiêu: khuyến khích phát triển và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân giúp cá nhân mở rộng khả năng tương tác trên môi trường Internet để trao đổi, chia sẻ các thông tin phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy định của pháp luật Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống xã hội và tinh thần gắn kết cộng đồng. Khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong sáng, lành mạnh trên các trang thông tin điện tử cá nhân. Khuyến khích việc sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên các mạng xã hội trực tuyến đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình, bảo đảm không vi phạm các hành vi nghiêm cấm nêu trên. Chủ thể trang thông tin điện tử cá nhân có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến trong hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân phải có trách nhiệm ngăn chặn và loại bỏ những nội dung thông tin vi phạm các quy định của pháp luật, khi phát hiện hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định...

Song, theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, Thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog) chỉ mang tính định hướng, tuyên truyền để người dùng biết cái

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)