Mặt tiêu cực

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Mặt tiêu cực

2.2.2.1. Cái “tôi” cực đoan trong xã hội gia tăng

Lập trang web cá nhân, viết blog, nhật ký hay các loại tự truyện là quá trình tất yếu của việc thể hiện “cái tôi” và quá trình cá nhân hóa. Đã có thời gian việc sở hữu một blog hay một website cá nhân được cho là “đẳng cấp”, “sành điệu”, từ đó nổi lên làn sóng lập blog hay trang web cá nhân trong giới

trẻ, và cứ nửa giây trên thế giới lại có 1 blog mới ra đời. Web cá nhân đã trở thành nơi để các cá nhân nói lên những suy nghĩ riêng tư và mong muốn chia sẻ những suy nghĩ ấy, nhưng cũng là nơi các cá nhân cũng muốn khẳng định mình và thể hiện mình.

Năm 2006 đã chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng viết blog - một dạng nhật ký điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử cá nhân. Những người nổi tiếng cũng tham gia viết blog, trong khi đó, chính những người bình thường lại trở thành nổi tiếng trong cộng đồng cư dân mạng. Nhiều blog đã thu hút được hàng triệu người truy cập và có blog cũng đạt được số lượt truy cập hàng ngày tương đương với một tờ báo điện tử. Blog đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống ảo của cộng đồng cư dân mạng tại Việt Nam. Từ các trang web cá nhân này, nhiều hoạt động có ích cho xã hội đã được phát động như quyên góp sách cho trẻ em nghèo, kêu gọi hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực các trang web cá nhân cũng gây ra không ít những tình huống bi hài trong cộng đồng cư dân mạng. Khi vấn đề quản lý thông tin từ blog còn được bỏ ngỏ, không ít người đã lợi dụng blog để “trưng” góc nhìn “bẩn” lên mạng, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, nói xấu cá nhân, không ít blog được trình bày phản cảm, khác người xa lạ với thế giới thực, với những thứ ngôn ngữ “dị dạng” khó hiểu lại được cho là “sành điệu”, “độc đáo”... gây phản cảm cho nhiều người.

Các cuốn tự truyện của Lê Vân gần đây, hay mới đây là việc phô thân hình của Lê Kiều Như trên mạng để “lăng xê” cho “Sợi Xích”, cuốn sách đã bị Hội Nhà văn cấm phát hành. Có thể nói, khao khát thể hiện “cái tôi” là mong muốn chính đáng của mỗi người, nhưng sự bộc lộ một cách thái quá, kệch cỡm và lố lăng cần phải được lên án và loại bỏ.

2.2.2.2. Sự hỗn loạn về thông tin

Internet vốn là vùng tự do tuyệt đối, không có một tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, nhất là về mặt nội dung đăng tải trên các website cá nhân, blog, mạng xã hội.

Do các trang web cá nhân được thiết lập khá dễ dàng, không bị khống chế về số lượng và thả nổi (như không phải đăng ký tên miền qua VNIC, thậm chí công dân mạng cũng chẳng biết chủ nhân của các trang web đó là ai…) nên với web cá nhân, một người có thể trình bày tâm sự hay suy nghĩ riêng tư lành mạnh, phát biểu ý kiến nghiêm túc về một vấn đề văn hóa - xã hội mà họ thấy cần thiết, đề xuất một nội dung thảo luận, hy vọng nhận được ý kiến giúp đỡ từ cộng đồng…, thì một người khác lại có thể dùng các trang web này để thỏa mãn thói háo danh, tung ra các ý kiến nhảm nhí, sử dụng trang web cá nhân để bôi nhọ người khác, thậm chí là nhân danh tự do cá nhân để thực hiện các hành vi "phản văn hóa"…

Có thể nói, việc các trang web cá nhân xuất hiện tràn lan, trăm hoa đua nở, mang lại sự phong phú về thông tin, nhưng cũng gây nên sự hỗn loạn về thông tin cho người tiếp nhận. Sở hữu trong tay kênh truyền thông, các cá nhân thỏa sức cho ý kiến, đăng bất cứ thứ gì, mà đôi khi không cần biết thông tin đó là sai hay đúng, chủ yếu theo suy nghĩ chủ quan của họ. Khi ứng dụng công nghệ ngày càng phát triển, chỉ trong tích tắc, thông tin đã lan đi khắp nơi trên thế giới qua mạng Internet khiến cho việc kiểm soát thông tin trở thành vấn đề khó khăn nhất của những nhà cung cấp website hay quản trị mạng. Không những thế, với sự tự do thông tin, tự do ngôn luận của các cá nhân cũng gây không ít phiền toái cho người tiếp nhận. Nhưng có khi cũng gây hại cho chính bản thân người phát tin.

Theo nhưng số liệu mới đây về tác động của các thông tin trên mạng xã hội, 20% cuộc ly dị ở Anh do một bên phát hiện những thông tin về sự phản bội của người kia trên mạng xã hội facebook55

, có tới 40% những tin nhắn trên mạng nhắn tin "thời thượng" twitter là nhảm và trống rỗng56

, hay hàng loạt những cư dân mạng bị đuổi việc do cung cấp những thông tin không tốt trên web cá nhân của mình về công ty hay sếp của họ.

Gần đây, các trang web cá nhân chuyên trang về văn học xuất hiện khá nhiều, đặc biệt là việc cho đăng tải các “công trình” chưa được đánh giá chất lượng, đã khiến nhiều nhà văn thực thụ và các nhà quản lý lên tiếng vì có nhiều tác phẩm có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của thế hệ trẻ và thể hiện sự thiếu định hướng trong cuộc sống.

Không chỉ có văn học, các lĩnh vực thông tin khác như ca nhạc, phim ảnh... cũng nhận được sự quan tâm đông đảo của người sử dụng trang web cá nhân. Điều đáng bàn là, những thông tin liên quan đến xì-căng-đan của những ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng lại thường nhận được sự quan tâm của người sử dụng nhiều hơn cả. Những ví dụ gần đây trong đời sống nghệ thuật nước nhà cũng chỉ ra hiện tượng này khi có các ca sĩ, người mẫu, diễn viên bị tung những hình ảnh không đẹp lên mạng hay bị đưa lên mạng những tin đồn thất thiệt, như xì-căng-đan của ca sĩ Phương Thanh trên blog Cogaidolong, người mẫu Trang Nhung lộ ngực, ảnh nude của Lê Kiều Như... Những thông tin này được lan truyền nhanh chóng trên mạng và thu hút sự tò mò của những người sử dụng trẻ tuổi.

Thông tin quá nhiều thiếu định hướng đã gây khó khăn cho việc hình thành nhân cách trong giới trẻ đô thị. Dù công việc giảng dạy (đặc biệt là những bài học về đạo đức) có tính một chiều không phải lúc nào cũng tốt,

55

Công ty chuyên về các thủ tục ly dị Divorce-Online của Anh cho biết.

56

nhưng với một môi trường hỗn loạn thông tin như trên các trang web cá nhân, nơi mà những điều xấu luôn có sức hút, quyến rũ đối với giới trẻ đôi khi lại có hại nhiều hơn đối với sự hình thành nhân cách của thanh niên.

2.2.2.3. Sự lệch chuẩn chính tả

Các trang web cá nhân mang tính cá nhân rất cao, mỗi trang là sự thể hiện sở thích, cá tính của người viết. Vì vậy, mỗi cá nhân lại có thể lựa chọn cho mình những cách viết khác nhau: chỉ cùng một từ mà có rất nhiều cách thể hiện bằng chữ viết. Ví dụ như từ “hạnh phúc” lúc được viết là hạh phúk, khi thì hak phuk, rồi lại hanh. fuc΄…

Nhiều khi một số hiện tượng viết tắt, hiện tượng rút gọn từ ngữ, hay sử dụng nhiều kí hiệu khó hiểu, không nhất quán trên các trang web cá nhân, thậm chí trong một bài viết đã gây ra sự khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin của người đọc.

Sáng tạo trong việc biến đổi hình thức chữ viết sẽ đem đến sự mới mẻ, tăng thêm hiệu quả cho bài viết. Các trang web cá nhân là nơi mà các cá nhân có thể tự do thể hiện mình. Song, nó cũng là một kênh truyền thông hữu hiệu, giúp chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến giữa các cá nhân trong cộng đồng. Sự lạm dụng quá mức hiện tượng này trên các trang web cá nhân đã gây ra những tác động xấu tới giới trẻ.

Với lứa tuổi và tâm lí của giới trẻ, họ rất thích và rất dễ dàng khám phá, nắm bắt những điều mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên nhiều khi họ lại không nhận thức rõ được giữa cái nên và không nên trong việc sử dụng những điều mới lạ này. Với việc tiếp xúc và sử dụng những cách viết từ ngữ một cách biến dạng như trên các trang web cá nhân hiện nay lâu dần sẽ trở thành một thói quen với giới trẻ. Nếu như những cách viết này được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ như trên các diễn đàn, trên blog, mạng xã hội hay trong những tin

nhắn, những cuộc trò chuyện trực tuyến… giữa các bạn trẻ với nhau thì chúng sẽ tạo ra không khí nói chuyện thoải mái, cởi mở, thân mật. Nhưng khi chúng đã trở thành thói quen và được đưa vào những bài viết, bài kiểm tra trong trường học thì điều đó thật nguy hiểm.

Ý nghĩa lớn nhất mà các trang web cá nhân mang lại cho con người là tạo ra sự liên kết giữa các cá nhân trong xã hội thông qua việc chia sẻ, bày tỏ quan điểm của bản thân. Vì vậy, có thể thấy thông tin có một tầm quan trọng rất lớn trong các bài viết trên blog. Tuy nhiên với thực tế sử dụng hệ thống chữ viết rối rắm trên các blog như hiện nay người đọc rất khó có thể nắm bắt được thông tin. Mỗi bài viết lại có một cách viết, cách quy ước riêng nên gây khó khăn khi đọc chúng của độc giả. Đặc biệt đối với những người ít khi đọc các trang web này, ít khi tiếp xúc với những cách viết kiểu này thì đành phải…“chịu” trước chúng. Đến đây ta thấy có một “nghịch lí” xảy ra là hiện tượng bất đồng ngôn ngữ lại xảy ra với người Việt khi đọc những bài viết trên trang web cá nhân được viết bằng tiếng Việt. Tuy nhiên đó lại là sự thật, đây là hệ quả tất yếu của việc quá lạm dụng các hiện tượng lệch chuẩn chính tả trên các trang này.

Hiện nay trang web cá nhân được coi như một phương tiện truyền thông hiệu quả bởi khối lượng thông tin, tri thức khổng lồ cùng với tốc độ nhanh. Các trang web cá nhân không chỉ là thế giới riêng của các bạn trẻ mà còn là một mảnh đất màu mỡ của tất cả mọi người. Mang tính chất “mở” nên thông qua trang web cá nhân tất cả mọi người đều có thể chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Việc sử dụng ngôn ngữ “dị dạng”, hỗn tạp trên các trang web cá nhân không những ảnh hưởng đến việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, yếu tố rõ ràng, dễ hiểu của thông điệp truyền thông, mà còn tác động đến bản sắc văn hóa của người Việt, khi mà ngôn ngữ lại là tinh hoa của mỗi nền văn hóa.

2.2.2.4. Sự xâm phạm đời tư

Tầm quan trọng của các trang web cá nhân hiện nay không còn bất cứ ai có thể phủ nhận. Sức mạnh và sự ảnh hưởng của chúng được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: web cá nhân là nơi chia sẻ những tâm sự rất đời thường của mọi người, là nơi để kết bạn, làm quen… thậm chí nhờ sự phát triển của các trang web cá nhân mà kéo theo muôn vàn những sự kiện và những nhân vật nổi tiếng trước đây chưa bao giờ có như: sự nổi tiếng của các “hot blogger”, kiếm tiền bằng cách viết entry…

Tuy nhiên, với việc số lượng các trang web cá nhân sẽ không bao giờ hạn chế, các cá nhân có thể tha hồ tạo nhiều tài khoản web khác nhau mà không có bất cứ ai có thể kiểm soát, đã tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực. Nổi bật nhất chính là việc nhiều cá nhân đã tạo nhiều trang web giả khác nhau nhưng lại với mục đích không hề trong sáng chút nào. Điển hình là sự xâm phạm đời tư của người khác.

Nhiều trang web cá nhân với những cái tên ất ơ, vu vơ như: “Quạ con”, “Thỏ non”, “Ke san tin”, “Vo danh”, “Crys”, “Chém gió”... xuất hiện nhan nhản trên mạng mà không ai biết họ là ai. Những cá nhân này lợi dụng việc không ai biết đến mình xâm phạm đến đời tư người khác từ việc nói xấu, quay lén, tung ảnh nóng, hay các clip “bẩn”... gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời tư của người khác. Điển hình là vụ kiện ầm ĩ giữa ca sĩ Phương Thanh và blogger Cogaidolong mấy năm gần đây, việc người mẫu Trang Nhung lộ ảnh nóng, hay gần đây những clip nữ sinh đánh nhau lột quần áo, clip quay lén nữ sinh thay đồ... bị đưa lên các trang web cá nhân và lan truyền nhanh chóng trong cư dân mạng đã gây hoang mang cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ những người còn bồng bột, thiếu kinh nghiệm sống

để biết cách bảo vệ mình khỏi những cá nhân bất hảo xâm phạm đời tư của họ.

Thanh Hà (lớp 11A6 trường NTH) tâm sự: “Không hiểu mình mắc tội với ai mà suốt cả thời gian dài hồi tháng 8 mình bị những Blog lạ vào comment với lời lẽ rất khiếm nhã. Vào những Blog đó xem chủ nhân là ai để hỏi rõ ngọn ngành, thì thấy chỉ trơ trọi cái avatar duy nhất là hình của một diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng, còn lại thì trống hoác, không friendslist, không entry… Cứ như thế suốt mấy tuần liền, mình sợ quá nên để comment ở chế độ “just friends” thì mới hết bị chửi.”57

Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc lạm dụng các phương tiện truyền thông cá nhân để xâm phạm đời tư, nói xấu, bôi nhọ nhân phẩm của cá nhân, tổ chức càng trở nên dễ dàng thì các kẻ xấu đã lợi dụng những trang thông tin cá nhân để xâm phạm chuyện riêng tư của người khác. Những hiện tượng này tuy chưa nhiều, nhưng đã gây nên những ảnh hưởng xấu cho xã hội, gây hoang mang cho nhiều người, nhất là những người nổi tiếng.

2.2.2.5. Tác động tiêu cực của những trang web “đen”

Một vấn đề tuy không mới, nhưng cũng làm những nhà quản lý truyền thông, đặc biệt là các Admin của các trang web cá nhân đau đầu ở thời điểm này, đó là sự xuất hiện của các blog “bẩn”, hay nói chính xác hơn chính là “sex blog”.

Khi Internet đã len lỏi tới mọi nhà, mọi người dân, khi các trang web cá nhân đang không còn xa lạ gì với giới trẻ Việt Nam, thì việc xuất hiện những tiêu cực, những vấn đề xã hội như trên không có gì là đáng ngạc nhiên. Lợi dụng việc hình thành và tạo không gian ảo một cách tự do và miễn phí của các trang web cá nhân, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của những

57

nhà quản lý, vốn không phải ở Việt Nam, những trang web cá nhân có cái nick đầy ẩn ý như sexgirl, badgirlbaby, damcongtu, girlcantinh... xuất hiện không ít.

Trong đó có blog của sexgirl là những bài viết tự sự mang tính đồi trụy của một gái bán hoa lành nghề. Sexgirl cũng tự giới thiệu về bản thân mình như sau: “Em la 1 co gai thich quan he tinh duc, neu can hay lien he 9508xxx, 090971xxxx. Hiện nay, em đang làm ở nhà hàng trong X Plaza. Các anh thích thì ghé thăm em nha hihihi”. Đẳng cấp hơn, blog của “Anh Ngheo” đạt đến trình độ như một forum đen chuyên post các hình ảnh, câu chuyện, thậm chí cả link download những thước phim đồi truỵ.

Đáng buồn thay, số lượng người truy cập và ủng hộ các trang web cá nhân này lại không phải là ít. Mặt tiêu cực này tất nhiên không riêng gì những trang web cá nhân ở Việt Nam. Nó là những vấn đề thực tế mà xã hội Internet ngày nay đang phải đối mặt. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế, đó là nhận thức của người dân Việt Nam còn chưa cao, đồng thời văn hoá xã hội Việt Nam không hề chấp nhận những thông tin nặng về tình dục và

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)