Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

2.3.2.1. Sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông cá nhân

Sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông cá nhân là nguyên nhân khách quan trực tiếp nhất tạo nên những thực trạng trên đây. Hai yếu tố Internet và các trang thông tin điện tử cá nhân đã tạo nên sự kết nối, trong đó các cá nhân tiếp nhận và chia sẻ thông tin không giới hạn, nhờ vậy mà nguồn vốn thông tin của xã hội được mở rộng đến vô cùng thông qua các mạng lưới cá nhân rộng khắp toàn cầu.

Việc cá nhân hóa trong hoạt động truyền thông, đề cao sự tham gia của công chúng trong việc tạo dựng và phát hành thông tin đến xã hội, đã khiến cho các trang web cá nhân trở thành một hiện tượng đặc biệt. Sự liên kết giữa các trang web cá nhân thực sự đã tạo nên một mạng lưới xã hội (social network), một cộng đồng ảo và có khả năng liên kết và hình thành một mạng lưới thông tin năng động và linh hoạt; hoạt động song song cùng với hệ thống thông tin báo chí chính thống.

Hệ thống thông tin này cung cấp những thông tin bổ sung, lấp đầy những khoảng trống truyền thông. Thông tin trên các trang web cá nhân có

thể là về những vấn đề mà báo chí thường ít dành chỗ để đăng như những tản văn, dòng suy nghĩ, phản hồi cá nhân trước những hiện tượng xã hội. Nhưng cũng có không ít những trang web cá nhân đăng tải những thông tin mới mẻ, nóng hổi, phản ánh sinh động những sự kiện, hiện tượng xã hội dưới góc nhìn độc đáo và chân thực.

Sự phát triển nhanh chóng của các trang web cá nhân làm cho người ta quan tâm đến nó như một cơn sốt thì ngay chính bản thân thông tin và khả năng tuyệt vời của nó lại làm người ta bị hấp dẫn. Rất nhiều người đã đến với các trang web cá nhân không phải vì tính thông tin cập nhật trên các trang mạng này. Họ đọc để tìm thấy những ý kiến cá nhân, những nhận định, những góc nhìn, cảm xúc của cá nhân về sự kiện hiện tượng

Song chính sự hấp dẫn của những phương tiện truyền thông cá nhân và tiện ích của Internet, nhân tố mạnh mẽ đang góp phần làm “phẳng” thế giới, thì cũng là nơi để những tội phạm mạng lợi dụng tính năng ưu việt của nó để tạo blog “đen”, blog “bẩn”, tuyên truyền phản động... gây hỗn loạn thông tin và hoang mang trong dư luận.

Có thể nói, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông cá nhân đóng vai trò tích cực tạo nên một luồng gió mới mẻ hấp dẫn trong lĩnh vực truyền thông, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm “bẩn”, gây nhiễu loạn về thông tin nếu không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng những phương tiện truyền thông mới mẻ này.

2.3.2.2. Sự khó khăn trong việc quản lý các trang web cá nhân

Mặc dù, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 07 ngày 18/12/2008, hướng dẫn Nghị định 97/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, đã tạo ra “hành lang” cụ thể cho người tham gia môi trường Internet có mở trang thông tin cá nhân. Theo đó, blogger phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp trên blog và hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về các vấn đề về sở hữu trí tuệ

đối với các thông tin trên trang cá nhân của mình; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến (gọi tắt là nhà cung cấp) cũng phải chịu trách nhiệm về “khách hàng” của mình.

Tuy nhiên, văn bản quản lý trên chưa có chế tài xử phạt cho những trường hợp vi phạm nên nhiều blogger vẫn thờ ơ với Thông tư này. Bên cạnh đó, những mạng xã hội mà giới trẻ Việt Nam sử dụng để tạo blog chủ yếu ở nước ngoài như Yahoo!3600

trước đây, Opera, Wordpress, Facebook hay Twitter, nhưng Thông tư quản lý blog lại không đưa ra quy định đối với người tham gia mạng xã hội nước ngoài do đó nhiều người đánh giá thông tư chỉ nhằm phục vụ thiểu số (khoảng 15% người dùng mạng nội địa) và cảm thấy mình không liên quan.

Ngoài ra, một số tỏ ra không mấy quan tâm vì nghĩ thế giới blog giống như một lễ hội hóa trang, thật ảo lẫn lộn và quản lý web cá nhân chẳng khác gì công dã tràng xe cát, khó xác định được danh tính thực của blogger để xử phạt. Dù vậy, ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng phòng virus thuộc Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa Hà Nội (Bkis), khẳng định bất cứ thông tin nào trên Internet cũng để lại dấu vết, tức là về mặt kỹ thuật, việc lần ra người viết blog là điều hoàn toàn có thể.

Tuy các cơ quan chức năng đã có những biện pháp quản lý và định hướng để blog phát triển lành mạnh, song với tốc độ phát triển và lan truyền thông tin nhanh chóng trên các trang web cá nhân, việc quản lý các trang web cá nhân này còn có nhiều bất cập. Ngay cả khi có thể hợp tác với các nhà cung cấp mạng nước ngoài để quản lý thì việc kiểm soát thông tin trên các trang web cá nhân cũng gặp khó khăn vì vấn đề ngôn ngữ và đáng ngại nhất là các nhà cung cấp không thể có đủ nhân sự để kiểm soát thông tin trên các trang web cá nhân. Việc buông lỏng quản lý cũng tạo đà để các trang

web cá nhân phát triển nhưng cũng gây nhiều lo ngại bởi những ảnh hưởng tiêu cực của các trang thông tin điện tử cá nhân.

2.3.2.3. Các nguyên nhân khác

Sự phát triển của các trang web cá nhân còn do những nguyên nhân khách quan khác như sự “lăng xê” của các phương tiện truyền thông đại chúng, sự phổ biến của các phương tiện kỹ thuật số như máy ảnh, điện thoại di động thông minh, công nghệ 3G, sự phát triển của băng thông rộng ADSL, VDSL, mạng không dây Wi-fi, hay sự phát triển của thư điện tử e- mail, công cụ chat (tán gẫu) Yahoo!Messenger,... cũng tác động gián tiếp đến sự bùng nổ của các trang thông tin điện tử cá nhân, kéo theo cả những mặt tích cực và tiêu cực.

Hầu hết những báo mạng tại Việt Nam đều có trang mục riêng liên quan đến blog: BlogViet của Vietnamnet, Chơi blog của Vnexpress, Góc của Joe trên Lao động điện tử... Nhiều website chuyên về blog, đăng tải các thông tin trong blog như tinnhanhblog.com; ngoisaoblog.com; mottramdo.com... cũng đang thu hút được số lượng người truy cập không kém gì các báo điện tử với nguồn thông tin đa dạng được khai thác từ hàng ngàn blog. Nhiều tờ báo giấy cũng dành “đất” để đăng tải những vấn đề nóng bỏng của thế giới blog Việt, như Tạp chí Sài gòn thứ Bảy với chuyên mục

Blog 3600...

Thế kỷ 21 là thời khắc mà bất kỳ ai cũng có thể ghi âm các cuộc đàm thoại bằng những chiếc máy mp3 bỏ túi, hay ghi hình tại mọi lúc mọi nơi với chiếc máy điện thoại cầm tay của mình. Chỉ cần 5 phút, họ đã có thể đưa mẩu đối thoại và hình ảnh đó lên các trang web cá nhân của mình, hay các dịch vụ miễn phí như Megaupload, Yousendit, Flickr hay YouTube v.v…; để rồi chưa tới vài giờ sau, các trang blog, mạng xã hội và diễn đàn đã ngập tràn những lời bình luận và phân tích của độc giả về sự kiện. Có thể nói, nhờ có

sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, cộng đồng đã có trong tay những công cụ cực kỳ tiện lợi và rẻ tiền để từ đó thay đổi hoàn toàn quá trình thu nhận và trao đổi tin tức của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:

Sự phát triển của những trang thông tin điện tử cá nhân (gồm website cá nhân, blog và mạng xã hội) đang mang đến một kỷ nguyên truyền thông dân chủ, góp phần làm phong phú cách thức và phương tiện thông tin, tạo nên môi trường thông tin bình đẳng, là nơi để cá nhân mở rộng quan hệ và nội dung thông tin của mình cũng như tăng cường tính cộng đồng trong xã hội. Trong mối quan hệ với báo chí, kênh truyền thông cá nhân này còn là nơi để các nhà báo đo cảm xúc của công chúng, tìm kiếm nguồn tin, khai thác đề tài mới, song nó cũng là kênh giám sát và kiểm chứng thông tin trên báo chí. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, những phương tiện truyền thông cá nhân này cũng làm gia tăng cái “tôi” trong xã hội, gây nên sự hỗn loạn của thông tin, “bóp méo” tiếng Việt, xâm phạm đời tư của người khác và những ảnh hưởng tiêu cực của những trang web “đen”, web “bẩn”.

Chương 3:

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN

TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 3.1. Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân

Trong thực tế, bất cứ một sự kiện xã hội nào cũng đều chịu tác động của nhiều nhân tố xã hội khác nhau. Bernard R. Berelson đã viết: “Nhiều loại truyền thông khác nhau về nhiều đề tài khác nhau, vốn được theo dõi bởi nhiều loại người dân khác nhau, trong bối cảnh của nhiều loại điều kiện khác nhau, đã có nhiều loại tác động khác nhau”58. Quả vậy, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới việc tiếp nhận thông điệp truyền thông nơi người dân, tùy vào loại hình truyền thông, đề tài, bối cảnh và nhiều loại điều kiện khác nhau...

Nếu như trước đây, với phương thức đơn nguồn - đa tiếp nhận, báo chí đóng vai trò độc quyền trong việc nắm giữ và công bố thông tin đến cho công chúng và công chúng là những người thụ động trong việc tiếp nhận các thông tin ấy theo quan điểm của nhà báo, tòa soạn thì nay mọi thứ đã thay đổi. Sự ra đời và bùng nổ của các hình thức trao đổi thông tin trực tuyến như báo mạng điện tử, hệ thống website tin tức, e-mail, diễn đàn (forum)... và đặc biệt là sự ra đời của các phương tiện truyền thông cá nhân như blog, mạng xã hội, đang dẫn đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức trao, nhận và xử lý thông tin.

58

Với những tính năng ưu việt, dân chủ và năng động mà công nghệ thông tin mang lại, một loại hình truyền thông mới, một thế hệ nhà báo mới, một thế hệ công chúng mới ra đời gắn liền với sự phát triển của công nghệ.

Một thế hệ công chúng chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, thay thế cho cách tiếp cận thông tin thụ động trước đây. Thế hệ độc giả lựa chọn thông tin theo mục đích, thậm chí cực đoan hóa những thứ mình thích, không muốn bị áp đặt và luôn tự đánh giá những thông tin mà mình nhận được. Và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đang tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể thỏa mãn nhu cầu truyền thông theo họ muốn.

Không chỉ tạo ra sự bình đẳng cho phép tất cả mọi người đều có thể được tiếp cận tin tức và thông tin. Những đổi mới công nghệ thông tin còn đưa đến một kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó tất cả mọi người đều có thể trở thành những người sáng tạo và đóng góp cho ngành công nghiệp báo chí. Và các chuyên gia gọi đó là We media. We media hay We the melia - Chúng ta - Giới truyền thông chính là xu hướng mới của truyền thông hiện đại, trong đó, báo chí với sự xuất hiện của các “nhà báo công dân” là một minh chứng sinh động nhất cho xu hướng này.

We media đánh dấu sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các tổ chức truyền thống và công chúng của họ. Nó đánh dấu một tiến trình báo chí mới, nhấn mạnh vào việc phát hành thông tin hơn là việc lọc thông tin, xử lý thông tin. Quá trình phát hành thông tin này xuất phát từ chính công chúng thông qua các phương tiện truyền thông phi báo chí như blog, mạng xã hội hay các forum, website cộng đồng (wiki, globalvoice...). Công chúng tự mình đóng vai trò của nhà báo, thu thập, phân tích và truyền bá tin tức và thông tin một cách nhanh chóng thông qua blog và mạng lưới liên kết các blog - mạng xã hội (social network).

Điều này tạo ra một xã hội thông tin không chỉ được hiểu ở tốc độ hay dung lượng ngày càng phong phú, khổng lồ mà còn chính ở sự thay đổi mô thức thông tin. Sự chuyển từ mô thức đơn nguồn - đa tiếp nhận (one-to- many) sang mô thức thông tin đa nguồn - đa tiếp nhận (many-to-many).

Sự ra đời của xu hướng truyền thông We media chính là phản ánh sự phát triển của Internet và xu hướng phát triển của các phương tiện truyền thông cá nhân. Sự phát triển của truyền thông cá nhân với sự hỗ trợ của Internet đã tạo nên một xã hội kết nối, trong đó các cá nhân có sự tiếp nhận và chia sẻ thông tin không giới hạn, nhờ vậy mà nguồn vốn thông tin của xã hội được mở rộng đến vô cùng thông qua các mạng lưới cá nhân rộng khắp toàn cầu.

Việc cá nhân hóa trong hoạt động truyền thông, đề cao sự tham gia của công chúng trong việc tạo dựng và phát hành thông tin đến xã hội, đã khiến cho các phương tiện truyền thông cá nhân, đặc biệt là blog và mạng xã hội trở thành một hiện tượng đặc biệt. Khi mà thuật ngữ blog (weblog), blogger hay mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên quen thuộc với công chúng, thì danh từ “phương tiện truyền thông mới”, “phương tiện truyền thông cá nhân” nhanh chóng ra đời để phân biệt với “phương tiện truyền thông đại chúng” được coi là “phương tiện truyền thông truyền thống”.

Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông cá nhân, đặc biệt là blog, mạng xã hội với khối lượng thông tin, tri thức khổng lồ và tốc độ nhanh chóng đã thực sự làm cho các phương tiện truyền thông đại chúng phải giật mình. Nói như ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamnet thì “đó sẽ là một cuộc cách mạng trong truyền thông khi một người có thể tham gia diễn đàn, có thể bày tỏ quan điểm riêng về các chủ đề

khác nhau, có thể tự mình xây dựng một tờ báo riêng... Weblog sẽ đem lại những giá trị lớn lao cho xã hội, tạo ra truyền thông dân chủ hơn. Sẽ không còn tiếng nói một phía từ các cơ quan truyền thông mà nhiều thông tin đến từ tất cả mọi người”.

Sự liên kết giữa các trang blog thực sự đã tạo nên một mạng lưới xã hội (social network), một cộng đồng ảo có khả năng liên kết và hình thành một mạng lưới thông tin năng động và linh hoạt; hoạt động song song với hệ thống thông tin báo chí chính thống.

Điều đặc biệt là tính tương tác ở các trang thông tin điện tử cá nhân đã tạo điều kiện cho người đọc có thể tham gia vào câu chuyện, thảo luận ý kiến, trao đổi thẳng thắn với tác giả của bài viết về những thông tin họ đưa ra ngay lập tức. Điều này cho phép thông tin trên các trang web cá nhân luôn có xu hướng mở rộng và tự biên tập những lỗi sai, giúp tác giả duy trì mối quan hệ với độc giả của mình, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của họ ngày càng tốt hơn.

Mặt khác, sự sinh động của việc tích hợp truyền thông đa phương tiện trên blog, khiến thông tin trong blog không chỉ dừng lại ở kênh text thông thường, mà thông tin đó còn được hỗ trợ thêm ảnh (cả tĩnh và ảnh động dạng gift, ảnh dưới dạng slide), video và file âm thanh nữa cũng đang góp phần tạo nên sức hút của loại hình truyền thông mới mẻ này.

Đối ngược với thông tin được tô vẽ, đánh bóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các thông tin trên trang điện tử cá nhân là những thông tin “thô” - tức là những ý kiến, những phân tích, những hình ảnh, dữ kiện chưa được tinh chế và đánh bóng, nó không chỉ đảm bảo tính thời sự

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)