Giải pháp về truyền thông

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 115)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Giải pháp về truyền thông

Trên các phương tiện truyền thông, sự ra đời và phát triển của các phương tiện truyền thông cá nhân như web cá nhân, blog, mạng xã hội được xem như giá trị mới của cuộc sống năng động, của phương thức truyền thông mới, của thời đại truyền thông dân chủ. Nhờ có phương tiện truyền thông, mà các trang thông tin điện tử cá nhân nhân rộng trong công chúng. Để phát huy được những ưu điểm của truyền thông cá nhân, báo chí cần:

- Nhà báo tham khảo nguồn tin từ các phương tiện truyền thông cá nhân, nhưng phải có sự lựa chọn, kiểm tra độ chính xác của thông tin.

Với số lượng blogger đông đảo, có mặt trên khắp mọi nơi với các phương tiện truyền thông cá nhân cần thiết, các blog có khả năng cung cấp cho báo chí thông tin về mọi lĩnh vực, trên khắp mọi miền đất nước không chỉ qua kênh văn bản, mà còn qua cả hình ảnh, âm thanh và thậm chí là cả video nữa. Nó mang đến cho báo chí khả năng tuyệt vời trong việc nắm bắt thông tin một cách phong phú và đa dạng, với chi phí vô cùng rẻ.

Nhưng việc đưa thông tin trên các phương tiện truyền thông cá nhân lên mặt báo như thế nào thì nhà báo cần có sự chọn lựa cẩn thận. Thông tin ngoài việc phải được kiểm chứng rõ ràng về nguồn gốc và tính chân thực. Còn cần được nhà báo nhìn nhận một cách thấu đáo các hiệu ứng xã hội khi khai thác nguồn thông tin, đồng thời tôn trọng quyền tự do ngôn luận, cũng như quyền riêng tư của chủ sở hữu những trang web này. Không thể vì chạy theo sự kiện “nóng bỏng” nhằm thu hút độc giả mà gây ra những hậu quả tiêu cực như thời gian qua.

- Nâng cao trách nhiệm, năng lực, tích lũy kiến thức, theo dõi và tiếp nhận sự giám sát và kiểm chứng từ các phương tiện truyền thông cá nhân.

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông dân chủ đang tạo ra những lực lượng phản biện, đối trọng đáng kể với báo chí. Báo chí không còn độc quyền trong lĩnh vực truyền bá tin tức và kiến thức đến cho công chúng nữa. Điều đó đòi hỏi báo chí, và đặc biệt là những người làm báo phải không ngừng nâng cao năng lực, kiến thức để có thể đưa đến những bài báo có giá trị cao với công chúng; phải có trách nhiệm với thông tin đăng tải, sẵn sàng thừa nhận sai sót nếu những sai sót đó là đúng sự thật. Chỉ có như thế, báo chí mới có thể khẳng định là một kênh truyền thông trung thực, có trách nhiệm và có giá trị đối với công chúng.

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông.

Việc đa dạng hóa các hình thức truyền thông, không chỉ giúp công chúng tiếp cận tốt hơn với thông tin, mà còn là một xu thế “không thể khước từ” của báo chí trong thời đại bùng bổ truyền thông đa phương tiện hiện nay, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các phương thức truyền thông cá nhân vô cùng ưu thế về truyền thông đa dạng.

Bản thân các hãng truyền thông có tiếng như CNN, BBC, hoặc những tờ báo nổi tiếng như New York Times, Washington Post... đều nhận thấy xu hướng hội tụ của các hình thức truyền thông mới và cũ để hình thành nên các hình thức truyền thông tích hợp. Các website của CNN, BBC, New York Times... đều quan tâm đến việc tích hợp podcast, videocast vào website của mình, bên cạnh các bài báo viết.

Nhận thức được điều đó, nhiều tờ báo điện tử tại Việt Nam cũng đã bắt nhịp và bước đầu ứng dụng các hình thức truyền thông đó trong việc thông tin đến độc giả của mình. Các đài truyền hình, phát thanh ngoài việc

duy trì việc phát sóng cũng lục tục lên mạng, báo in cũng thiết lập cho mình những phiên bản điện tử. Những sự đổi mới ấy, đang tạo ra diện mạo cho báo chí Việt Nam, thu hút nhiều hơn lượng công chúng đến với báo chí.

Một phần của tài liệu Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)