7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Giải pháp về chính sách
Giải pháp về chính sách cần thiết hướng đến hai mục tiêu: thứ nhất, đảm bảo, tạo điều kiện cho sự phát triển của truyền thông cá nhân trên mạng Internet, tránh tình trạng kìm hãm sự phát triển tất yếu này; thứ hai, hạn chế những tác động xấu do các phương tiện truyền thông này ảnh hưởng tới xã hội.
Để làm được điều này, các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động tham gia vào mạng lưới Internet, tham gia vào các trang website cá nhân, blog, mạng xã hội... Chính phủ điện tử chỉ có thể hoạt động tốt nếu các công chức có ý thức về việc sử dụng các công nghệ thông tin. Việc trang bị máy tính, Internet rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là thay đổi trong tư duy.
Quản lý các điểm truy cập công cộng (quán Internet, café wi-fi) là một phương tiện quản lý cần thiết, vì nhiều khi các điểm truy cập này là nơi giới trẻ tìm đến các thông tin không phù hợp mà không bị giám sát của gia đình. Chính vì lý do đó, những quy định về quản lý các điểm truy cập công cộng vẫn là một giải pháp khả dĩ nhất trong khi chúng ta chưa đưa ra được những giải pháp phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện nay và các điều kiện kinh tế xã hội khác. Những giới hạn về độ tuổi hay thời gian truy cập, và tường lửa tại các điểm công cộng là các giải pháp đúng trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, giải pháp tường lửa ngăn chặn thông tin không phù hợp và chỉ mang tính tình thế và không thể giải quyết triệt để được tình trạng truy cập vào những blog “đen”, blog “sex”, những trang web có nội dung không phù hợp. Giải pháp chính sách cần xem xét kết hợp cả việc truy cập vào các
trang tin điện tử có nội dung không phù hợp thông qua các thiết chế gia đình, nhà trường, các phương tiện truyền thông, các đoàn thể như đoàn thanh niên, các câu lạc bộ...
Cùng với đó, cần có chính sách tốt để phát triển những trang thông tin điện tử cá nhân phát triển lành mạnh, như mở cuộc thi sáng tác entry trên blog, mở chương trình bình chọn blog hay, trao giải thưởng cho blog có nhiều bài viết hay, có ý nghĩa tích cực đối với xã hội; đồng thời, khuyến khích và khen thưởng cho những blogger dám đấu tranh chống tiêu cực, chống các mặt trái của xã hội và dám tố cáo những chủ nhân của những trang web không lành mạnh.
Bên cạnh đó, việc quản lý bằng văn bản pháp quy rất cần thiết, tạo ra hành lang pháp lý để giám sát các trang thông tin điện tử cá nhân, song cũng cần ban hành những chế tài cho từng trường hợp vi phạm để xử lý nhằm mục đích răn đe, khuyến cáo các hình thức vi phạm khác. Việc tạo ra cơ chế tự giám sát lẫn nhau trong cộng đồng blogger là cần thiết, và thực tế đã chứng minh tính hữu hiệu của cơ chế này. Khi một blogger đưa tin sai, không phù hợp, lập tức dấy lên một làn sóng phản đối, tranh luận gay gắt như trường hợp blog bé Crys.
Theo chúng tôi, việc quản lý bằng hình thức hậu kiểm có thể là một giải pháp quản lý tốt. Chúng ta cần có quy định cụ thể về việc đưa các thông tin lên Internet (gồm cả các trang thông tin điện tử cá nhân), những ai vi phạm sẽ bị đóng cửa trang web hay thậm chí bị truy tố trước pháp luật. Đây là giải pháp được nhiều nước quản lý. Để làm được điều đó, chúng ta cần có những quy định chặt chẽ, cơ sở pháp lý rõ ràng và đội ngũ cán bộ theo dõi, xử lý những vấn đề gặp phải. Trình độ dân trí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hậu kiểm này. Những chủ thể của trang web cá nhân nói
riêng và người sử dụng Internet nói chung cần hiểu những gì được phép làm và không được phép làm khi họ cung cấp thông tin và truy cập các trang web trên mạng.