1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay

16 316 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 334,39 KB

Nội dung

Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay Lê Minh Thanh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Duy Thông Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Làm rõ những vấn đề chung về truyền thông cá nhân, khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên mạng Internet. Phân tính những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet thông qua blog và mạng xã hội. Nhận định xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển và quản lý cho truyền thông cá nhân. Keywords: Truyền thông; Báo chí; Bùng nổ thông tin Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự ra đời và phát triển của Internet (Interconnected System of Network) - hệ thống thông tin toàn cầu, thực sự đã và đang làm nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực truyền thông. Mạng Internet đã trở thành một trung tâm thông tin tổng hợp và thậm chí trở thành một thế giới với người sử dụng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của đời sống kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và sự phát triển ngày càng hiện đại của các công nghệ truyền thông, việc đưa thông tin qua mạng Internet đã trở thành một vấn đề tất yếu. Có thể nói, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông cá nhân, mà biểu hiện là thư điện tử (e-mail), điện thoại Internet (Internet phone), tán gẫu qua mạng (chat), website cá nhân, blog (một dạng nhật ký, trang thông tin điện tử cá nhân, website cá nhân trên mạng Internet), mạng xã hội (social network)… đang mang đến một kỷ nguyên truyền thông dân chủ mà trong đó blog và mạng xã hội là những biểu hiện tiêu biểu và tích cực. Ngày nay, Internet với những ứng dụng vượt trội trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi các hình thức vui chơi, giải trí, thói quen nghe, xem, đọc, viết của con người. Các ứng dụng của công nghệ truyền thông mới cho phép con người có thể giao tiếp và thể 2 hiện mình trên mạng một cách tự tin và thoải mái - điều mà đôi khi họ không thể làm tốt được ở ngoài cuộc sống thật. Bất cứ ai cũng có thể nói lên những suy nghĩ, những tâm tư, quan điểm, chính kiến của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm và xã hội quan tâm. Chưa bao giờ, việc tải thông tin lên mạng lại đơn giản như hiện nay. Chỉ cần có trong tay thiết bị nối mạng Internet, mọi cá nhân đều có thể đăng tải những thông tin hoặc bất cứ điều gì họ thích trên mạng. Đó là kết quả sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các phương tiện truyền thông cá nhân. Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội với khối lượng, thông tin, tri thức khổng lồ và tốc độ truyền tin nhanh chóng đã và đang thực sự tạo nên một diện mạo mới trong lĩnh vực truyền thông. Với những tính năng ưu việt, dân chủ và năng động mà công nghệ thông tin mang lại, bất cứ ai cũng có thể thỏa mãn nhu cầu truyền thông theo cách mà họ muốn. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành một chủ thể độc lập trên Internet, có thể phát biểu ý kiến, có thể thông tin, liên kết, giao tiếp với nhau… đã hình thành nên một môi trường trao đổi thông tin mới. Môi trường trao đổi thông tin mới này chưa hoàn toàn được coi là chính thống, nhưng có thể làm thay đổi cách cung cấp và tiếp cận thông tin của báo chí. Đồng thời, với xu hướng truyền thông “We – media” như hiện nay, thì các website blog và mạng xã hội cũng làm thay đổi cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Thay vì bị áp đặt bởi truyền thông một chiều theo kiểu truyền thống trước đây, thì xã hội đang tiến tới truyền thông đa chiều - mỗi người đều có thể là người cung cấp thông tin tới đông đảo công chúng. Tại Việt Nam, blog và mạng xã hội trực tuyến (sau đây gọi chung là website cá nhân) vẫn là những khái niệm rất mới mẻ trong vòng 5 năm trở lại đây, song với giá trị và sức mạnh của mình, các phương tiện truyền thông cá nhân này đã và đang trở thành những kênh thông tin thu hút ngày càng nhiều đối tượng công chúng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thể hiện mình, chủ động tham gia vào quá trình truyền thông, góp phần tạo nên một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của con người hiện đại. Tuy nhiên, sự bùng nổ của những kênh thông tin cá nhân này trong một thời gian ngắn đã gây ra nhiều vấn đề bất cập. Các blogger (người viết blog) và cư dân mạng xã hội vẫn chủ yếu hoạt động một cách tự do, ngẫu hứng, không định hướng đã gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, những thông tin sai sự thật xuất phát từ các website cá nhân, vu khống, xâm phạm đời tư… gây tổn hại đến uy tín, danh dự cá nhân, tổ chức khác cũng đã xuất hiện. Trong khi đó, các quy định, nguyên tắc dành cho phương thức truyền thông cá nhân mới mẻ này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc. 3 Việc cá nhân hóa trong hoạt động truyền thông, đề cao sự tham gia của công chúng trong việc tạo dựng và phát hành thông tin đến xã hội, đã làm cho các website cá nhân (blog và mạng xã hội) trở thành một hiện tượng đặc biệt. Website cá nhân đang trở thành kênh truyền thông cá nhân có sức lan tỏa, thu hút rộng rãi và có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với công chúng, đang đe dọa vị thế độc quyền về truyền thông của các phương tiện truyền thông đại chúng. Trước xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc tìm ra một kênh truyền thông để tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả là một nhu cầu tất yếu. Truyền thông cá nhân đã đáp ứng được đòi hỏi đó, song bên cạnh những lợi thế và ưu điểm của mình, nó cũng chứa đựng rất nhiều mặt hạn chế, khuyết điểm tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Vậy những thế mạnh và hạn chế của truyền thông cá nhân là gì, đâu là những nguyên nhân của những mặt tốt và mặt xấu đó, làm sao để phát huy được những mặt tích cực, giảm thiểu mặt tiêu cực cho truyền thông cá nhân? Với mong muốn nghiên cứu và phân tích sự tác động nhiều mặt của truyền thông cá nhân nhằm giải đáp phần nào những câu hỏi đó, chúng tôi chọn đề tài: “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình tại khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thế giới, truyền thông cá nhân trên mạng Internet, cụ thể ở đây là blog và mạng xã hội mà chúng tôi muốn đề cập đã được các nhà nghiên cứu, nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông phân tích, tìm hiểu khá tỉ mỉ về những khía cạnh liên quan đến các kênh truyền thông cá nhân này nên khá thuận lợi cho người viết để tìm ra những vấn đề lý thuyết chung về truyền thông cá nhân. Ở Việt Nam, từ khi blog và mạng xã hội xuất hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây, đã có khá nhiều bài báo quan tâm và viết về những website cá nhân này. Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả nghiên cứu về blog và mạng xã hội là các nhà báo, giảng viên Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về blog, mạng xã hội bên cạnh các phương thức truyền thông khác. Ở mức độ chuyên sâu hơn thì cho đến nay đã có một số khoá luận đề cập đến blog, mạng xã hội. Ví dụ: Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hương (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Blog - dưới góc nhìn báo chí”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Vũ Thị Thuý (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Blog và nhu cầu được “làm truyền thông” của giới trẻ Việt Nam hiện nay”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc 4 gia Hà Nội) với đề tài “Bước đầu tìm hiểu loại hình báo chí công dân”; Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh (K48 - Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội) với đề tài “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam” Các khoá luận này đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên, mới chỉ khai thác đề tài về truyền thông cá nhân dưới dạng những kênh thông tin riêng lẻ và ở những khía cạnh nhỏ hơn trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp. Như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay” với tư cách là công trình đề cập khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng kế thừa những ý tưởng khai phá của các tác giả đi trước cùng với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tế, phát triển theo logic khoa học của chúng tôi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: - Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet mà điển hình là blog và mạng xã hội, tìm ra những nguyên nhân của những ưu thế và hạn chế đó. - Tìm ra hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp để lành mạnh hóa và hiệu quả hóa truyền thông cá nhân trên mạng Internet. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề chung về truyền thông cá nhân, khái lược một số dạng thức thông tin cá nhân trên mạng Internet. - Phân tính những mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông cá nhân trên mạng Internet thông qua blog và mạng xã hội. - Nhận định xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển và quản lý cho truyền thông cá nhân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Truyền thông cá nhân là một lĩnh vực rộng lớn nên trong việc thực hiện đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đi tìm hiểu tất cả các ngóc ngách của đề tài mà chỉ tập trung nghiên cứu những điển hình của truyền thông cá nhân trên mạng Internet là blog và mạng xã hội trực tuyến của người Việt là chủ yếu. Trong đó, chúng tôi tập trung phần lớn vào nội dung thông tin và hình thức thể hiện trên các trang blog và mạng xã hội. * Phạm vi nghiên cứu: 5 Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và hình thức thông tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Căn cứ chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ trương, đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, Luận văn sử dụng những thao tác chủ yếu sau: + Thống kê tình hình phát triển blog và mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, thực trạng blog và mạng xã hội tại Việt Nam. + Thu thập thông tin về chủ đề blog và mạng xã hội trên báo chí Việt Nam và một số tài liệu nước ngoài. + Phân tích: Căn cứ vào những nguyên tắc và vấn đề chính, đi sâu tìm hiểu những chi tiết cụ thể về lí luận và thực tiễn xoay quanh chủ thể nghiên cứu. + Tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin về lí luận, cũng như thực tiễn đã thu được, tập hợp để rút ra những ý chính, khái quát vấn đề. + So sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa các chủ thể, nhân tố nghiên cứu. + Khảo sát trên thực tế những nội dung và hình thức thể hiện thông tin trên những blog và mạng xã hội tiêu biểu để minh chứng cho những luận điểm. 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa lý luận: Mặc dù đài, báo đã nói rất nhiều về hiện tượng blog, mạng xã hội, báo chí công dân hay những khía cạnh khác nhau của phương tiện truyền thông cá nhân trên mạng Internet ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chính thức hay một xuất bản phẩm nào về đề tài này được công bố. Vì vậy, người viết hi vọng tác phẩm nghiên cứu này sẽ giúp đưa ra một số gợi mở để những người quan tâm lấy đó làm cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu. Luận văn hệ thống những vấn đề lý thuyết chung về truyền thông cá nhân, Internet, web 2.0 và những dạng thức thông tin cá nhân trên Internet. Đồng thời, trên cơ sở đó, người viết đưa ra những nhận xét khoa học về xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân trong tương lai. Về giá trị thực tiễn, người viết hi vọng, luận văn này sẽ được đọc bởi những người còn có thái độ khá tiêu cực với truyền thông cá nhân trên mạng Internet vì những mặt trái của nó, để họ có thể thay đổi cái nhìn này theo hướng tích cực hơn, góp phần đưa truyền thông cá nhân trên mạng Internet, đặc biệt là blog và mạng xã hội, thực sự trở thành những trang thông tin cá nhân lành mạnh và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà lãnh đạo, 6 quản lý tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, giám sát và quản lý những trang thông tin điện tử cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được bố cục làm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết chung. Chương 2: Thực trạng truyền thông cá nhân trên Internet ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Xu hướng phát triển của truyền thông cá nhân và đề xuất giải pháp phát triển truyền thông cá nhân trong tình hình hiện nay. References I. Tài liệu tiếng Việt: 1. Arnold Hoffman (1987), Cách viết một bài báo, Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội. 2. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa - xã hội, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 3. Báo điện tử Dân trí, Facebook tăng cường bảo vệ thông tin người sử dụng, 29/8/2009. 4. Báo điện tử Vietnamnet, Hàng vạn người đòi công bằng cho nạn nhân “xe điên”, 24/9/2010. 5. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Kỷ yếu tổng kết công tác văn hóa - thông tin năm 2001, Hà Nội. 6. Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản. 7. Chỉ thị Số 38-CT/TW, ngày 12/8/1998 của Bộ Chính trị về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. 8. Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản. 9. Chỉ thị số 52-CT/TW, ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay. 10. Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 31/7/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí. 11. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Cẩn, Hoàng Phương (1996), Sử dụng Internet mạng máy tính toàn cầu, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 7 12. Bùi Tiến Dũng - Nguyễn Sơn Minh - Đỗ Anh Đức (2003), Tập bài giảng “Lý thuyết và Thực hành báo chí trực tuyến”, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - lí thuyết và kĩ năng cơ bản, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đỗ Anh Đức (2005), Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web, Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Đỗ Anh Đức (2007), Tập bài giảng “Báo chí trực tuyến”, Hà Nội. 22. Hà Minh Đức - Chủ biên (1997), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - đặc tính chung và phong cách, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lí luận của báo chí, Nxb. Thông tấn, Hà Nội. 25. Eric Fikhtelius (2002), 10 bí quyết kỹ năng nghề báo (Sách dịch), Nxb. Lao động, Hà Nội. 26. Nguyễn Thiện Giáp (1981), Tính độc lập – không độc lập của đơn vị ngôn ngữ, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Những con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 8 29. Bùi Việt Hà (2005), Blog – phương thức truyền thông của thế giới mới, Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế (in lần thứ hai có bổ sung). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 32. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 33. Đặng Thị Thu Hương (2009), Thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Người làm báo. 34. Đặng Thị Thu Hương (2009), Ngoại giao văn hoá và truyền thông văn hoá đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. 35. Đặng Thị Thu Hương (2010), Chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng, chuyên nghiệp – Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo VN, Học viện Báo chí tuyên truyền. 36. Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Blog - dưới góc nhìn báo chí, Khóa luận tốt nghiệp Khóa 48 Hệ Chính Quy. 37. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 38. Đinh Văn Hường (2002), Tự do báo chí trong những xã hội khác nhau, Tạp chí Người làm báo. 39. Đinh Văn Hường (2003), Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ báo chí, Tạp chí Người làm báo. 40. Đinh Văn Hường (2004), Luận bàn về thể loại báo chí, Tạp chí Người làm báo. 41. Đinh Văn Hường (2004), Nâng cao chất lượng đào tạo người làm báo trong thời đại công nghệ thông tin, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế tại Hà Nội “Cộng đồng công nghệ thông tin và báo chí ở châu Á: Viễn cảnh thể chế”. 42. Đinh Văn Hường (2005), Đào tạo nhà báo trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu khoa học 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam – Học viện Báo chí – Tuyên truyền. 43. Đinh Văn Hường (2006), Thành tựu nghiên cứu và đạo tạo ngành báo chí – truyền thông ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu khoa học 100 năm đào tạo các ngành KHXH và NV. 44. Đinh Văn Hường (2006), Báo chí Việt Nam hiện đại – xu hướng vận động và đổi mới, Hội thảo khoa học quốc tế tại Hà Nội. 9 45. Lê Minh Hoàng (chủ biên), 2007, Blog cho mọi người, Tập I, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội. 46. Lê Minh Hoàng (chủ biên), 2007, Blog cho mọi người, Tập II, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội. 47. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hà Nội. 48. Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo”, Hà Nội. 49. Hội Nhà báo Việt Nam (2000), Hội Nhà báo Việt Nam - Những tư liệu cơ bản, Hà Nội. 50. Ian Montagnes (1998), Biên tập và xuất bản (Sách dịch), Cục xuất bản, Hà Nội. 51. Khoa Báo chí - Trường ĐH KHXH&NV (2006), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 52. Khoa Báo chí - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1998), Nhà báo - Bí quyết - kỹ năng - nghề nghiệp, Nxb. Lao động, Hà Nội. 53. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội. 54. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. 56. Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. 57. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006), Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội. 58. Phùng Quang Nhượng (1997), Từ điển thuật ngữ Tin học Anh - Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 59. Trần Thế Phiệt (1997), Tác phẩm báo chí, Tập 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 60. Trần Quang (2005), Các thể loại chính luận báo chí, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Trần Quang (2001), Làm báo - Lí thuyết và thực hành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 62. Trần Quang (2005), Báo chí - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Tập V, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 63. Trần Quang (2000), Sử dụng ngôn ngữ trên báo, Tạp chí Người làm báo. 10 64. Trần Quang (2001), Lựa chọn tin tức cho báo chí, Tạp chí Người làm báo. 65. Trần Quang (2002), Sự hấp dẫn của “chuyện đời thường” trên báo, Tạp chí Người làm báo. 66. Trần Quang (2002), Yêu cầu về tính chính xác của sự kiện được phản ánh, Tạp chí Người làm báo. 67. Trần Quang (2003), Món “khai vị” trong một bài báo, Tạp chí Người làm báo. 68. Trần Hữu Quang (2000), Chân dung công chúng truyền thông, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 69. Trần Hữu Quang (2008), Xã hội học truyền thông đại chúng, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. 70. Đặng Quân, “Người tiêu dùng không cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên facebook”, Chuyên trang Vi tính, http://www.vnbrand.net/Thong-tin-thuong-hieu/nguoi-tieu- dung-khong-cam-thay-kho-chiu-voi-quang-cao-tren-facebook.html, 30/1/2010. 71. Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 21/4/2006 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí. 72. Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí. 73. Quyết định số 155-QĐ/TW ngày 23/4/2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. 74. Quyết định số 157-QĐ/TW ngày 29/4/2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy định về chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nội dung thông tin của báo chí. 75. Quyết định số 202-QĐ/TW ngày 11/12/2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế phối hợp và gắn kết công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí. 76. Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. 77. Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. 78. Quyết định số 49/2008/QĐ-BTTTT ngày 26/9/2008 ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông. [...]... nhà báo 107 Thông tư hướng dẫn Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý thông tin trên Internet 108 Vũ Thị Thúy (2007), Blog và nhu cầu được “làm truyền thông của giới trẻ Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp Khóa 48 Hệ Chính Quy 109 Nguyễn Hoàng Trang (2007), Ứng dụng podcast trong hoạt động truyền thông hiện đại, Khóa luận tốt nghiệp Khóa 48 Hệ Chính Quy 110 Lê Thị... Minh, Tp Hồ Chí Minh 84 Dương Xu n Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 85 Dương Xu n Sơn (2000), Một số vấn đề về toàn cầu hoá truyền thông đại chúng, Tạp chí Người làm báo 86 Dương Xu n Sơn (2000), Ngăn chặn tiêu cực trong toàn cầu hoá thông tin đại chúng, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc 87 Dương Xu n Sơn (2003), Vai trò của báo chí trong nền kinh tế tri thức,... 104 Thông báo kết luận số 68-TB/TW ngày 30/3/2007 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí 105 Thông tấn xã Việt Nam (1987), Cách viết một bài báo, Hà Nội 106 Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi thẻ nhà báo 107 Thông. .. rủi ro trong thương mại điện tử, Đại học Ngoại thương, Hà Nội 99 Thomas Friedman (2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, Hà Nội 100 Hữu Thọ (1988), Công việc của người viết báo, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội 101 Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội 102 Thông báo kết luận số 162-TB/TW ngày 1/12/2004 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay 103 Thông. .. Chính Quy 80 Nguyễn Thị Xu n Quỳnh (2007), Bước đầu tìm hiểu loại hình báo chí công dân, Khóa luận tốt nghiệp Khóa 48 Hệ Chính Quy 81 Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 82 Dương Xu n Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 83 Dương Xu n Sơn (2000), Báo... biên), 1993, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Thông tin, Hà Nội 90 Tạ Ngọc Tấn (biên soạn), 1995, Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội 91 Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), 1995, Tác phẩm báo chí, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội 92 Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 93 Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia,... Internet, Nxb Thống kê, Hà Nội 112 Hồ Hoàng Triết (2001), Kỹ thuật mạng máy tính, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh 113 Trường Đại học Thương mại, Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin trong các giao dịch thương mại điện tử B2B của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 2010, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, mã số B2007-07-16, chủ nhiệm đề tài: TS Đàm Gia Mạnh 114 Bạch Đình Vinh (1999), Những kiến... Web 2.0, ngày 9/1/2008 118 Website my.opera.com/jorce_13/blog, PR và blog: mối nhân duyên thú vị, 1/12/2008 119 Website nhabaotre28b.wordpress.com, Sự ra đời và phát triển của Internet, 12/10/2009 120 Website Vietbao.vn, Truyền thông điện tử - ưu thế mới, thách thức mới, 10/3/2005 121 Website 3conference.wordpress.com, Thế giới blog Việt năm 2009, 31/1/2009 II Tài liệu tiếng Anh: 122 Barbara K Kaye... impacts of electronic commerce on the travel industryproceedings, hicss 31 Hawaii 124 Blood Rebecca, Weblogs and journalism: do they connect? The vast majority of weblogs do not provide original reporting - for me, the heart of all journalism, Fall 2003 125 Chanson, S.T., and T.W Cheung, 2001, “Design and Implementation of a PKIBased End-To-End Secure Infrastructure for Mobile E-Commerce”, World Wide... webpage Such a website would typically be accessible to any Internet user , http://www.blog-connection.com/blog-definition.htm 145 Nguyên Văn, A weblog, or blog, is a frequently updated website consisting of dated entries arranged in reverse chronological order so the most recent post appears first (see temporal ordering) Typically, weblogs are published by individuals and their style is personal and

Ngày đăng: 26/08/2015, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...