Trong cuốn Kịch nói hiện đại Trung Quốc NXB Thế giới, 2002, Điền Bản Tương nhận xét: "Nếu nói rằng những năm 30, kịch nói Trung Quốc đã đi đến thuần thục thì một trong những dấu hiệu củ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯU THỊ THU HƯƠNG
Nghệ thuật kịch Tào Ngu
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS LÊ HUY TIÊU
HÀ NỘI – 2004
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LƯU THỊ THU HƯƠNG
Nghệ thuật kịch Tào Ngu
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS LÊ HUY TIÊU
HÀ NỘI – 2004
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT - QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI VÀ HIỆN
THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA TÀO NGU 11
1.1 Bối cảnh lịch sử và văn học - Những tiền đề cho việc hình
1.1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tào Ngu 11 1.1.2 Tình hình phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc nửa
1.1.3 Ảnh hưởng của kịch phương Tây trong sáng tác kịch
1.2 Tư tưởng chủ đề và quan niệm về hiện thực và con người
1.2.2 Cảm hứng nhân đạo trong kịch Tào Ngu 37 1.2.3 Quan niệm về hiện thực và con người 39
Chương 2 HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 47
2.2 Những hình tượng nhân vật chủ yếu trong kịch Tào Ngu 48
2.2.3 Hình tượng "những con người thừa" 55
2.2.6 Những người lao động nghèo khổ - lớp người dưới đáy
Trang 4xã hội 61
2.3 Những thủ pháp xây dựng hình tượng nhân vật 62 2.3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 63 2.3.2 Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật 74
3.3.1 Sự kết hợp không gian - thời gian quá khứ và hiện tại
3.3.2.Từ không gian vật thể đến không gian tâm tưởng (kết
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Là loại hình nghệ thuật du nhập từ phương Tây, kịch hiện đại xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng trước sau năm 1898 Nếu như ca kịch truyền thống Trung Quốc nghiêng về nghệ thuật tả ý thì kịch hiện đại lại thường dùng phương pháp tả thực để miêu tả cuộc sống, "lấy mô phỏng, tả thực làm hình thức biểu hiện, lấy sự quan tâm đến hiện thực cuộc sống, đến kết cục đời người làm nội dung chủ yếu, và lấy sự cao thượng và thi vị làm mục tiêu mĩ học để hướng tới" [55, 39] Sự khác biệt cơ bản này giữa kịch hiện đại và ca kịch truyền thống đã khiến một số nhà soạn kịch Trung Quốc mong muốn tiếp thu kịch nói phương Tây, đem đến cho đời sống văn hoá của nhân dân Trung Hoa một món ăn tinh thần mới Và vì thế kịch hiện đại, thời kỳ đầu được gọi là "kịch văn minh", "kịch mới" đã ra đời và bén rễ ở mảnh đất Trung Hoa ngàn năm lịch sử và dần dần trở thành một hình thức nghệ
thuật độc lập, làm đa dạng và phong phú thêm nền văn học hiện đại Trung Quốc
1.2.Trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, Tào Ngu giữ một vị trí quan trọng bởi sự cách tân trong nghệ thuật viết kịch của ông Sự xuất hiện các tác phẩm
nổi tiếng của Tào Ngu như Lôi vũ, Nhật xuất, Người Bắc Kinh, Nguyên dã (Đồng hoang) đã đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá của kịch nói hiện đại Trung Quốc Trong cuốn Kịch nói hiện đại Trung Quốc (NXB Thế giới, 2002),
Điền Bản Tương nhận xét: "Nếu nói rằng những năm 30, kịch nói Trung Quốc đã
đi đến thuần thục thì một trong những dấu hiệu của sự thuần thục đó là sự xuất
hiện của Tào Ngu với các vở kịch Lôi vũ, Nhật xuất, Nguyên dã Với nội dung sâu
sắc, kỹ xảo thuần thục, những vở kịch đó được coi là những tác phẩm kinh điển của kịch nói Trung Quốc" [DT.14,1] Cùng với Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Tào Ngu được coi là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho tiến trình hiện
Trang 6đại hoá nền văn học Trung Quốc Nếu như Lỗ Tấn được coi là “ngọn cờ đầu” của chủ nghĩa hiện thực trong thể loại truyện ngắn, Quách Mạt Nhược là người mở đầu cho trào lưu lãng mạn trong thơ ca, thì Tào Ngu chính là người mở đường cho sự cách tân và phát triển của kịch nói hiện đại Trung Quốc Các tác phẩm kịch của
Tào Ngu trong đó tiêu biểu là vở Lôi vũ đã đặt những viên gạch đầu tiên cho
phương pháp tâm lý hiện thực chủ nghĩa trong thể loại kịch Có thể nói, kịch Tào Ngu là sự kết hợp của kịch hiện đại phương Tây và ca kịch truyền thống Trung Quốc Và sự kết hợp đó đã cho ra đời một loại hình kịch nói mới vừa mang yếu tố hiện đại, vừa mang tính đặc sắc dân tộc Chính điều này là lý do chúng tôi lựa chọn Tào Ngu như một kịch tác gia tiêu biểu của quá trình hiện đại hoá văn học Trung
Quốc nửa đầu thế kỷ 20
1.3 Trong bài Sự chuyển đổi khuôn mẫu văn hoá và sự thịnh suy của kịch hiện đại Trung Quốc trong thế kỷ 20, các tác giả Trần Kiêm, Bàn Kiếm viết:
"Thành tựu cao nhất của kịch nói Trung Quốc thế kỷ 20 chỉ có Tào Ngu dành được vào thập niên 30, 40 Những tác giả trước đó phần nhiều đều thiếu tố chất văn hoá hiện đại tương ứng" [55, 41]
Chính những cách tân nghệ thuật trong các tác phẩm của Tào Ngu đã đưa kịch hiện đại Trung Quốc bước vào con đường "hiện đại hoá" ông đã kết hợp những kỹ thuật viết kịch phương Tây với những nội dung hiện thực của xã hội Trung Quốc
để tạo nên một sự đan xen văn hoá Đông - Tây đầy lôi cuốn
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Tào Ngu còn rất sơ lược Đã có một số công trình nghiên cứu về văn học Trung Quốc, trong đó có đề cập đến Tào Ngu song mới chỉ được trình bày dưới hình thức văn học sử Việc đi sâu phân tích để tìm ra những cách tân, sáng tạo trong nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu trên cơ sở tiếp thu những ảnh hưởng của nghệ thuật viết kịch phương Tây vẫn chưa được giải quyết thoả đáng Để hiểu rõ hơn về kịch Tào Ngu, chúng tôi muốn phân tích và khảo sát
Trang 7một cách cụ thể những tư tưởng, quan niệm sáng tác của ông cùng những thủ pháp nghệ thuật mà ông đã áp dụng trong các tác phẩm của mình
Luận văn này nhằm làm rõ hơn vai trò và vị trí của Tào Ngu cùng những đóng góp của ông đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc, trong đó có thể loại kịch Đây cũng là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài này làm luận văn cao học của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu Tào Ngu đã đạt được những thành tựu đáng
kể Trong các giáo trình lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc, Tào Ngu được đánh giá như một tác giả tiêu biểu, người đặt nền móng cho thể loại kịch hiện đại Trung Quốc Trong các chuyên luận của các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc, Tào Ngu được coi là người mở đường cho truyền thống chủ nghĩa hiện thực tâm lý trong thể loại kịch nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung
Trong cuốn Tào Ngu kịch tác luận, Điền Bản Tương đã khẳng định thành
công lớn nhất của kịch Tào Ngu là tạo dựng hình tượng nhân vật, đặc biệt là trong
Lôi vũ Ông cho rằng: "Trên sân khấu kịch nói Trung Quốc, cho đến lúc Lôi vũ ra
đời, chúng ta chưa thấy một nhà soạn kịch nào lại viết được một vở có nhiều nhân vật và các nhân vật lại có cá tính rõ ràng và điển hình như vậy, không có ai viết được bi kịch hiện thực và sâu sắc đến như vậy" [65,157] Tác giả còn nhấn mạnh thành tựu về chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Tào Ngu, coi đó là "hòn đá tảng mạnh mẽ đặt nền móng cho truyền thống chủ nghĩa hiện thực của kịch nói Trung Quốc"
Cũng với quan điểm này, tác giả Trương Canh trong bài Lôi vũ - sự phát triển của bi kịch [59, 153] đã cho rằng thành công nhất của tác phẩm Lôi vũ là về
phương diện nhân vật, đặc biệt là việc tạo dựng nhân vật điển hình và khẳng định tác giả Tào Ngu là nhà văn hiện thực chủ nghĩa thành công một cách không tự
Trang 8giác Trương Canh đã chỉ ra sự mâu thuẫn giữa thế giới quan và phương pháp sáng
tác của Tào Ngu và cho đó là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của Lôi vũ trong
việc lý giải hiện thực xã hội và số phận con người
Trong bài Bàn về nghệ thuật kết cấu của Lôi vũ - Nhật xuất, trong cuốn Tư liệu nghiên cứu Tào Ngu, quyển thượng, các tác giả Thẩm Uý Đức, Trần Sấu
Trúc nhận xét: "Từ kết cấu mà nói, kịch của ông bố cục chặt chẽ, cảnh linh hoạt, đầu mối nhiều, đan xen lẫn nhau, hô ứng và đối lập nhau, bởi vậy hành động rõ ràng, không khí căng thẳng, chỗ nào cũng hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh cho khán giả Tào Ngu giỏi kế thừa kinh nghiệm nghệ thuật của các nhà biên kịch cổ điển, đồng thời đã cố gắng phát huy được kinh nghiệm đó Từ trong những kịch tác của ông, chúng ta cùng với việc thấy rõ những tiến bộ tư tưởng của ông, cần phải học tập những thành tựu nghệ thuật rất cao mà ông đã đạt được" [65, 862]
Tác giả Tôn Khánh Thăng trong cuốn Tào Ngu luận, xuất bản năm 1985, đã
có sự so sánh và đối chiếu các tác phẩm của Tào Ngu với tác phẩm của các nhà viết kịch nổi tiếng phương Tây, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của nghệ thuật viết kịch phương Tây trong sáng tác của Tào Ngu trên cơ sở kết hợp với những giá trị truyền thống trong văn học cổ Trung Quốc Tác giả Tôn Khánh Thăng còn nhận định: "Tào Ngu không chỉ là kịch tác gia giỏi về xây dựng hình tượng nhân vật mà còn xuất sắc trong việc tạo dựng kết cấu Sự đa dạng trong phương thức kết cấu của các tác phẩm kịch của Tào Ngu là điều ít gặp trong số các tác giả kịch hiện đại" [63, 162]
Trong cuốn Tào Ngu - Bước đột tiến và quay trở lại của lịch sử, tác giả Mã
Tuấn Sơn đã tiếp cận các tác phẩm kịch của Tào Ngu từ góc độ phân tâm học Tác giả đã vận dụng phương pháp phê bình phân tâm học để phân tích mối quan hệ giữa tâm lý bị đè nén, ức chế, hướng nội và sáng tác kịch của Tào Ngu Tác giả Mã Tuấn Sơn cho rằng kịch Tào Ngu là kịch của những xung đột tâm lý và khẳng
Trang 9định: "Trước Tào Ngu chưa có nhà biên kịch nào thể hiện được thế giới tinh thần của thị dân một cách hứng thú và sâu sắc đến thế và thăm dò tới độ sâu như vậy, không những thể hiện được sự đấu tranh gay gắt của ý thức tự giác mà còn đụng chạm được đến những rung động nhẹ nhất nơi sâu kín nhất của tiềm ý thức, khiến cho mọi lớp tâm lý của nhân vật đều rung lên" [61, 254]
Học giả Tống Kiếm Hoa trong cuốn Tinh thần Cơ đốc và kịch của Tào Ngu, xuất bản năm 2000, đã định nghĩa lại chủ đề tư tưởng của Lôi vũ, cho đó là tư
tưởng “khuyến thiện trị ác”, một trong những luân lý tư tưởng của đạo Cơ đốc Tống Kiếm Hoa đồng thời còn đưa ra một kiến giải hết sức mới mẻ Ông cho rằng,
trong Lôi vũ, không phải quan hệ huyết thống che lấp đi mâu thuẫn giai cấp mà là
mâu thuẫn giai cấp đã làm tăng thêm tính tàn khốc trong xung đột huyết thống
Ông đi đến kết luận: "Lôi vũ của Tào Ngu là một tác phẩm ưu tú, có giá trị nghệ
thuật to lớn Dù là quá khứ hay hiện tại, nó đều có sức sống mãnh liệt trên sân khấu
kịch nói của Trung Quốc Sự sản sinh giá trị xã hội và nghệ thuật của Lôi vũ không
phải vì nó miêu tả đấu tranh và áp bức giai cấp mà bởi vì nó phản ánh một cách sâu sắc sự cảm thông của tác giả đối với những kẻ nhỏ yếu, phản ánh tình cảm chân thành của tác giả về sự căm thù đối với cường bạo, từ đó thể hiện tấm lòng nhân đạo, rộng
mở của ông" [66, 159]
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Đặng Thai Mai là người đầu tiên chuyển dịch các tác phẩm của
Tào Ngu sang tiếng Việt Tác phẩm Lôi vũ được ông dịch sang tiếng Việt năm
1943 và sau đó được Đoàn kịch Hoa Lan của Hà Nội công diễn vào năm 1946
"Vở kịch đã làm sôi nổi dư luận một dạo Làng kịch của ta vốn rời rạc bỗng hoạt động hẳn lên như một con bệnh được tiếp máu" [DT 13, 63] Những đánh giá của
Đặng Thai Mai về Lôi vũ, Nhật xuất và Người Bắc Kinh trong phần “Lời nói đầu”
của các tác phẩm này là những tư liệu quý để chúng tôi tham khảo
Trang 10Trong bài Giá trị hiện thực của Lôi vũ, Đặng Thai Mai đã phê phán lối hiểu sai lầm cho rằng Lôi vũ chỉ là "tấn kịch vận mạng, là bi kịch của một cuộc loạn luân, tìm
hứng thú của bản kịch trong màu sắc huyền bí của chủ nghĩa tiền định" [30, 264] Cùng quan điểm này với Giáo sư Đặng Thai Mai, Giáo sư Lương Duy Thứ đã nhận xét trong
bài Tào Ngu và hai vở kịch Lôi vũ, Nhật xuất: "Có người cho Lôi vũ là bi kịch tình
yêu Họ đã giải thích nguyên nhân tấn bi kịch bằng tình yêu Vì tình mà Chu Phác Viên đau khổ Vì tình mà Phồn Y héo hon, tàn tạ Vì tình mà Chu Bình, Chu Xung, Tứ Phượng phải chết thê thảm Từ cách nhìn nhận như vậy, họ chủ tâm khai thác, thưởng thức những biểu hiện hoang mang, rạo rực, bực dọc, đau khổ của con người đang say sưa thất vọng vì tình Lối hiểu lệch lạc đó dẫn người ta đến chỗ coi nhẹ hoặc phủ nhận ý nghĩa phê phán xã hội, phản ánh hiện thực của tác phẩm và đánh giá sai một số nhân vật" [52, 350]
Trong "Lời giới thiệu" của tập kịch Người Bắc Kinh, Đặng Thai Mai đã đánh giá
cao nghệ thuật của tác phẩm này: "Trong tập kịch này, đã có phần nào đi tới chỗ
nhuyễn hơn, chắc chắn hơn trong các tác phẩm trước Trong Người Bắc Kinh, tác giả
có những cố gắng rõ rệt để không "làm văn chương", để đi tới giản dị Trong Lôi vũ, Nhật xuất, đôi lúc người ta thấy ngòi bút của tác giả cố tình viết cho bay bướm, cho
lâm ly, cám cảnh Ở đây, chữ nghĩa hết sức bình thường, nhưng do đó mà lời nói cũng
có hơi, có sức hơn Bởi một lẽ là nó chân thật, nó chất phác, không phải là tô vẽ theo
cảnh ngộ, mà là từ cảnh ngộ "thốt ra", một cách tự nhiên So với Nguyên dã thì Người Bắc Kinh về mặt cấu tứ, trong tình tiết, cũng như trong đối thoại, rõ ràng là nhuần nhị,
đằm thắm hơn nhiều " [35, 10]
Trong cuốn Văn học Trung Quốc hiện đại, nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã đánh giá
rất cao nghệ thuật lựa chọn đề tài, dàn cảnh, xếp đặt tình tiết, dẫn dắt đối thoại trong kịch của Tào Ngu Nhưng về mặt nội dung tư tưởng, ông lại cho rằng Tào Ngu còn nhiều hạn chế: "Nhân sinh quan của ông bi thảm: con người hoàn toàn bị thiên nhiên
Trang 11chi phối, cá nhân hoàn toàn bị xã hội đè bẹp; chống lại thì chỉ gây chết chóc, tự tử, hoảng loạn; cảnh gia đình trong kịch ông chỉ là thối nát, tội lỗi, mà ái tình cũng không
có được một chung cục đẹp đẽ Tóm lại, ông thiếu sự chừng mực trong tư tưởng cũng như trong bút pháp, không biết điều hoà những năng lực tương phản trong các sự xung đột " [24, 294]
Trong Lịch sử Văn học hiện đại Trung Quốc, tập 1, do Đường Thao chủ biên,
các tác phẩm của Tào Ngu được đánh giá là đã phản ánh rất sâu sắc một mặt nhất định của xã hội Trung Quốc và nghệ thuật cũng đạt đến độ chín thuần thục: "Sự xuất hiện những tác phẩm của Tào Ngu đã tiêu biểu cho những thành tựu mới của sáng tác kịch nói từ phong trào Ngũ Tứ tới nay Chúng không chỉ được hoan nghênh rộng rãi đương thời, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của kịch nói đương thời, mà qua thử thách của sân khấu lâu dài, chúng vẫn được hoan nghênh rộng rãi, giữ mãi được sức hấp dẫn lớn
Các tác phẩm ưu tú Lôi vũ, Nhật xuất, Người Bắc Kinh đã mở ra một cục diện hoàn
toàn mới cho sáng tác kịch bản trong văn học hiện đại Trung Quốc" [40, 428]
Trong cuốn Văn hoá, văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam, tác giả Phương Lựu với bài Lôi vũ đọc lại và nghĩ thêm cũng đã đề cao giá trị nội
dung xã hội và nghệ thuật của kịch Tào Ngu đặc biệt là nghệ thuật kết cấu và khắc hoạ
tính cách nhân vật: "Nhưng lần này đọc lại Lôi vũ, điều làm tôi ngạc nhiên hơn là ở kết
cấu về mặt thời gian và không gian nghệ thuật của nó Về mặt này, lịch sử sân khấu thế giới tự tách đôi, một bên là sân khấu Aristote, và bên này là kịch tự sự của Brêch Được nuôi dưỡng trong truyền thống rất gần gũi với kịch tự sự, nhưng lúc sáng tác ông lại viết theo kiểu Aristote, hơn thế nữa, lại tuân thủ theo đúng luật của tam duy nhất Boalô, một quy định ngặt nghèo mà đến Môlie cũng có phần tránh né Quả vậy, câu chuyện
Lôi vũ chỉ xảy ra ở một địa điểm và chỉ trong khoảng hai mươi bốn tiếng đồng hồ -
chính xác hơn là từ bảy giờ sáng hôm trước đến hai giờ sáng hôm sau" [ 26, 205 - 206]
Trang 122.3 Ngoài những sách và chuyên luận kể trên, chúng tôi còn tham khảo về
Tào Ngu thông qua mạng Internet trong các trang web về kịch hiện đại Trung
Quốc như: http://www.google.com; mục Modern Chinese drama
2.4 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên đều chưa đi sâu tìm hiểu nghệ thuật kịch của Tào Ngu qua từng tác phẩm cụ thể, mà mới chỉ dừng ở mức bình điểm, nhận xét, còn lẻ tẻ, rời rạc, chưa có hệ thống và chưa xác định được vị trí và vai trò của tác giả trong toàn bộ nền văn học hiện đại Trung Quốc Với luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật kịch Tào Ngu trên một số phương diện cụ thể về tư tưởng chủ đề, kết cấu, hệ thống nhân vật và hi vọng sẽ góp phần đưa ra những kiến giải về sự chuyển hoá của kịch hiện đại Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử đầy biến động nửa đầu thế kỷ 20
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu được xác định là nghệ thuật kịch của Tào Ngu
3.2 Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu một cách
hệ thống nghệ thuật kịch Tào Ngu trên các phương diện tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, hệ thống hình tượng nhân vật , kết cấu
Văn bản chính mà chúng tôi sử dụng để khảo sát là ba tập kịch Lôi vũ (Đặng Thai Mai dịch, [34]), Nhật xuất (Đặng Thai Mai dịch [36]), Người Bắc Kinh (Nguyễn Kim Thản dịch [35]) và một số tư liệu về tác phẩm Nguyên dã bằng tiếng
Trung [62], [64], [65], [66] Đây là những sáng tác tiêu biểu nhất của Tào Ngu trong giai đoạn trước năm 40 Những tác phẩm sáng tác trong giai đoạn sau này
như : Thoái biến, Nhà, Trời trong sáng, Vương Chiêu Quân, Đảm kiếm thiên…
do chưa có điều kiện khảo sát và nghiên cứu kỹ, chúng tôi có ý định dành thời gian
nghiên cứu sau
Trong khi tiến hành phân tích và khảo sát các tác phẩm của Tào Ngu, để có thể hiểu kĩ hơn nghệ thuật kịch của ông, chúng tôi có so sánh, đối chiếu với một số
Trang 13tác giả, tác phẩm kịch phương Tây cũng như một số tác giả, tác phẩm của Trung Quốc trước và cùng thời với Tào Ngu Vì thế luận văn có sử dụng những tác phẩm của các tác giả khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4 Mục đích và ý nghĩa khoa học của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này của luận văn góp phần tìm hiểu nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu trên một số phương diện như kết cấu, hệ thống nhân vật, chủ đề
và tư tưởng nghệ thuật để từ đó làm rõ hơn vai trò và vị trí của ông trong lịch sử phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc
Đề tài cũng bước đầu tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu trên cơ sở so sánh với những yếu tố mỹ học cơ bản của kịch truyền thống Trung Quốc và kịch hiện đại phương Tây
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Khảo sát văn bản để tìm ra những đặc trưng trong nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu dưới cả góc độ nội dung và nghệ thuật Tham khảo những ý kiến phê bình, những chuyên luận về Tào Ngu kết hợp với những phân tích, lý luận riêng để làm sáng tỏ mục đích của đề tài
- Phương pháp đối chiếu, so sánh để nhận diện rõ hơn những đặc điểm trong nghệ thuật kịch Tào Ngu
- Phương pháp phân tích tổng hợp để lý giải những nguyên nhân và dụng ý của tác giả trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật
- Phương pháp phân tích theo loại hình để thấy rõ đặc trưng thể loại kịch nói của các tác phẩm của Tào Ngu
6 Cấu trúc của luận văn
Trang 14Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi triển khai trên ba phương diện, với các phần: Mở đầu, Nội dung (gồm ba chương) và Kết luận Cuối cùng là Mục tài liệu tham khảo Phần nội dung chính được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tư tưởng chủ đề - quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con
người trong kịch Tào Ngu Chương 2: Hệ thống hình tượng nhân vật
Chương 3: Kết cấu của kịch Tào Ngu
Trang 15
1.1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tào Ngu
Tào Ngu tên thật là Vạn Gia Bảo, sinh năm 1910 tại thành phố Thiên Tân, tỉnh Hồ Bắc, mất năm 1996 Sinh trưởng trong một gia đình quan lại phong kiến, ngay từ nhỏ Tào Ngu đã được cha mẹ bồi dưỡng năng khiếu văn chương Cha Tào Ngu là một võ quan từng làm bí thư cho đại tổng thống Lê Nguyên Hồng Ông có
ba người vợ, Tào Ngu là con của người vợ thứ hai Mẹ Tào Ngu sau khi sinh ông được ba ngày thì qua đời Cha Tào Ngu lấy em gái của vợ, tức là dì ruột của Tào Ngu Mẹ kế thích xem kịch nên thường dẫn Tào Ngu cùng đi xem Hứng thú đối với kịch của Tào Ngu bắt đầu được hình thành từ đó Gia đình Tào Ngu rất thân thuộc với giới tập đoàn tài phiệt Sống trong hoàn cảnh đó, Tào Ngu hiểu rất rõ nội tình của tầng lớp xã hội thượng lưu này Ông từng nói : "Tôi xuất thân từ gia đình quan lại phong kiến Tôi đã chứng kiến nhiều hành động lưu manh của giới thượng
lưu Những loại người xuất hiện trong Lôi vũ, Nhật xuất, Người Bắc Kinh tôi đã
gặp rất nhiều, có thể nói là có thời kì đã cùng họ sớm tối có nhau" [66, 427] Có lẽ chính điều này dã làm cơ sở cho các miêu tả sinh động trong kịch của Tào Ngu sau này
Năm 1923, Tào Ngu theo học tại trường trung học Nam Khai Khi đó ông đã
rất ham mê đọc sách Các tác phẩm mà ông thích đọc nhất là: Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa, Kính hoa duyên rồi sau đó ông đọc tới Người lái buôn thành Vơnidơ của Sêchxpia, Lơxit của Coocnây, Ngôi nhà búp bê của Ipxen
Trang 16Thời kì học ở trường trung học Nam Khai, Tào Ngu đã từng tham gia “Nam Khai tân kịch đoàn”, đoàn kịch nói do giáo viên và học sinh trong trường thành lập nên Những vở diễn của đoàn kịch đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của quần chúng trong và ngoài trường Từ khi tham gia hoạt động diễn xuất của đoàn kịch, Tào Ngu bắt đầu chú ý đọc những tác phẩm kịch kinh điển của Trung Quốc và thế giới
Và càng ngày ông càng thấy say mê kịch
Sau khi tốt nghiệp trung học với thành tích xuất sắc, Tào Ngu được tuyển thẳng vào khoa kinh tế chính trị học của Đại học Nam Khai Ở Đại học Nam Khai,
Tào Ngu vẫn tiếp tục tham gia diễn kịch Vai chính của ông trong vở Ngôi nhà búp bê của nhà viết kịch nổi tiếng người Nauy được mọi người hết mực khen ngợi Một năm sau, năm 1930, Tào Ngu chuyển sang Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh),
học khoa Văn học, chuyên ngành Văn học Phương Tây
Đại học Thanh Hoa được coi là một trong những trường đại học có danh tiếng của Trung Quốc lúc bấy giờ Tào Ngu đã được nhiều chuyên gia và học giả nổi tiếng, trong đó có cả những chuyên gia nổi tiếng về kịch như Vương Văn Hiển giảng dạy Dưới sự hướng dẫn của thầy Vương Văn Hiển, Tào Ngu đã đọc một cách có hệ thống những tác phẩm của Sêchxpia, những vở bi kịch cổ Hy Lạp và những kịch phẩm nổi tiếng của Âu Mỹ Điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp sáng tác của Tào Ngu sau này Ngoài những kiến thức gặt hái được từ những người thầy, Tào Ngu còn tích luỹ dược rất nhiều kiến thức từ thư viện của trường Đại học Thanh Hoa Đó là một kho kiến thức đồ sộ với vô vàn sách về triết học của Lão Tử, triết học Phật giáo, văn hoá Cơ đốc giáo, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa phân tâm học Freud Những kiến thức này đã trở thành nền tảng cho sự nghiệp sáng tác của Tào Ngu và biểu hiện rất cụ thể trong các tác phẩm của ông Trong thời kỳ này, Tào Ngu vẫn tiếp tục tham gia diễn kịch Ở vị trí của người diễn viên, ông có điều kiện thể nghiệm những cảm xúc của nhân vật, từ đó
Trang 17có thể lí giải sâu sắc hơn những vấn đề của kịch bản Đây có thể là lý do khiến kịch bản của Tào Ngu vừa thích hợp để diễn xuất lại vừa thích ứng với người đọc Đó không phải là những kịch bản khô khan viết ra chỉ để dàn dựng trên sân khấu mà còn là những áng văn chương, những tác phẩm văn học đích thực
Một điều cũng cần chú ý là những vở kịch do Tào Ngu và đoàn kịch của ông trình diễn trong trường học thời kỳ này chủ yếu là kịch nước ngoài Kịch hiện đại Trung Quốc trong những năm 20 của thế kỷ 20 vẫn chưa có gì gọi là đặc sắc ngoài
một số vở “kịch văn minh” Vì thế việc xuất hiện tác phẩm Lôi vũ vào năm 1933,
khi Tào Ngu còn là sinh viên năm cuối của Đại học Thanh Hoa và chỉ mới có 23 tuổi, được xem như là một dấu mốc quan trọng, một sự kiện trong lịch sử phát triển
của kịch hiện đại Trung Quốc Lôi vũ được công bố trên tạp chí Văn học quý san vào năm 1934 với bút danh tác giả là Tào Ngu Cũng năm đó, khi Lôi vũ được
trình diễn ở Thượng Hải, nó đã gây chấn động lớn trong sân khấu kịch nói Nói
như nhà văn Mao Thuẫn thì “Đương niên Thượng Hải kinh Lôi vũ” (Năm nay Thượng Hải bị kinh động vì Lôi vũ) [66, 428]
Năm 1935, Lôi vũ lại được lưu học sinh Trung Quốc tại Nhật Bản công diễn ở
Tôkyô Thành công của vở diễn đã khiến báo chí Nhật Bản hết lời ca ngợi, cho
rằng "Lôi vũ đã đưa Trung Quốc vượt qua giai đoạn Mai Lan Phương, từ đó mà tiến vào một thời kỳ mới” [65, 117] Điều này có nghĩa là Lôi vũ đã đưa Trung
Quốc vượt qua giai đoạn của hý kịch truyền thống lâu đời để bước vào thời kỳ của kịch hiện đại Tên tuổi của Tào Ngu bắt đầu được biết đến như một tài năng soạn kịch trẻ tuổi
Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1935, Tào Ngu đến dạy Anh văn ở một trường sư phạm thuộc tỉnh Hà Bắc Năm 1936, ông tiếp tục cho ra mắt bạn đọc một
tác phẩm mới với phong cách khác hẳn Lôi vũ Đó là tác phẩm Nhật xuất Tào Ngu viết Nhật xuất với ước muốn tìm kiếm ánh sáng và hy vọng cho một xã hội
Trang 18đen tối đầy bất công Vở kịch cũng gây tiếng vang lớn chẳng kém gì Lôi vũ Xét về phương diện tư tưởng và nghệ thuật, Nhật xuất là sự tiếp nối và phát triển của Lôi
vũ Cả hai đều là những vở kịch có tính hiện thực phê phán mạnh mẽ, đều tố cáo và
vạch trần không thương xót sự thối nát của giai cấp tư sản đang lên và đều cùng
hướng tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn Nhật xuất đã từng giành được giải vàng văn nghệ của tờ Đại công báo và cũng trên tờ báo này, H.E.Xêđicô, một học giả nước ngoài đã nhận xét: "Nhật xuất có thể đứng ngang hàng một cách không
hổ thẹn với những vở kịch xã hội của Ipxen và Gioocxơ Batô" [65, 119]
Cũng trong năm 1936, Tào Ngu còn sáng tác vở kịch Nguyên dã (Đồng nội) Cùng với Lôi vũ và Nhật xuất, Nguyên dã làm thành “tam bộ khúc” của kịch Tào Ngu Nguyên dã đã gây rất nhiều tranh cãi và không ít người cho rằng nó kém xa hai vở trước là Lôi vũ và Nhật xuất
Năm 1941, Tào Ngu viết tiếp vở Người Bắc Kinh, tác phẩm được đánh giá là một vở kịch ưu tú Người Bắc Kinh tiếp tục đề tài về cuộc sống đô thị Trung Quốc
những năm ba mươi đầu thế kỷ trước Đây là mảng đề tài sở trường và hết sức quen thuộc của Tào Ngu Vở kịch lấy mâu thuẫn giữa các thế hệ trong một đại gia đình phong kiến làm tuyến xung đột trung tâm để triển khai cốt truyện và phát triển tình tiết Thời gian này ở Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Nhật đang lên cao, Tào Ngu dành nhiều thời gian và công sức cho công tác tuyên truyền chống Nhật Việc sáng tác kịch bản chững lại Tào Ngu chuyển sang hoạt động chính trị, trở thành đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc Năm 1945, ông được tiếp kiến chủ tịch Mao Trạch Đông và được Mao đánh giá cao những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà Năm 1946, Tào Ngu sang Mỹ giảng dạy, đến đầu năm 1949 ông mới trở về nước Ngày 1.10.1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập Tào Ngu được bổ nhiệm làm phó viện trưởng Viện kịch Trung ương Ngoài ra ông còn giữ các chức vụ khác như: Uỷ viên thường vụ Hội nghị hiệp
Trang 19thương chính trị Trung Quốc, chủ tịch Hiệp hội văn liên kiêm kịch gia Trung Quốc, hội trưởng Hội người Trung Quốc nghiên cứu Sêchxpia Thời gian này ông
sáng tác một số vở kịch như: Bầu trời trong sáng, Vương Chiêu Quân, Đảm kiếm thiên, Nhà nhưng không có gì đặc sắc Nếu như thập niên 30 và 40 là thời kỳ
đỉnh cao huy hoàng trong sáng tác kịch của Tào Ngu thì từ năm 1942 về sau, sáng tác kịch của ông không có gì nổi trội Thời kỳ “Cách mạng văn hoá”, Tào Ngu cũng như một số văn nghệ sĩ nổi tiếng khác bị ngược đãi nặng nề Ông bị đấu tố và từng bị bắt đi quét rác ngoài đường phố Ông qua đời ngày 13 tháng 12 năm 1996,
ở tuổi 86
1.1.2 Tình hình phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ 20
Kịch hiện đại là loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ châu Âu Đầu thế kỷ 20, kịch hiện đại qua Nhật Bản rồi du nhập vào Trung Quốc Sự ra đời của kịch hiện đại Trung Quốc được đánh dấu từ năm 1907 khi "Xuân Liễu xã", kịch đoàn do lưu
học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản thành lập, trình diễn hai vở kịch Trà hoa nữ và
Nô lệ da đen kêu trời (Hắc nô hô thiên lục), phỏng theo tiểu thuyết nổi tiếng Túp lều bác Tôm của nhà văn Mỹ Harriet Beecher Stowe Chịu ảnh hưởng bởi hai vở
kịch này, sinh viên ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân cũng lập ra những nhóm kịch hiện đại tại các trường đại học của họ Từ đó, kịch hiện đại (thời đó gọi là
"kịch văn minh", "kịch mới") bắt đầu bén rễ ở Trung Quốc
“Kịch văn minh” thời kỳ đầu (1907-1917) đã tích cực trình diễn những vở kịch Nhật Bản và Âu Mỹ, từ đó làm thay đổi nội dung và thể thức của ca kịch truyền thống Trung Quốc, đánh dấu sự giao lưu và xuyên xuốt giữa kịch Trung Quốc với kịch thế giới Tuy nhiên, “kịch văn minh” cũng có những hạn chế của nó Trước hết là không có những nhà soạn kịch chuyên nghiệp, sau đó là những hạn chế về mặt kịch bản như: kịch bản chỉ được dịch từ kịch nước ngoài, hoặc là kịch bản được cải biên; kịch bản không thích hợp với diễn xuất sân khấu; kịch bản do
Trang 20học sinh tự biên Dù có sáng tác của cá nhân thì phần lớn đều không hoàn chỉnh Càng về sau “kịch văn minh” càng bộc lộ rõ nhược điểm, hình thức kịch ngày càng lạc hậu, nội dung tư tưởng ngày càng bảo thủ Có vở vì muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao nên chạy theo những giá trị thấp kém, thị hiếu tầm thường và trở thành kịch hoang đường, dâm tục, không văn minh “Kịch văn minh” dần dần đi vào con đường suy thoái Tuy nhiên không thể không công nhận vai trò mở đường của
"kịch văn minh" Âu Dương Dữ Sảnh và những thành viên trong "Xuân Liễu xã" trở thành những người có công đầu trong việc đưa kịch hiện đại du nhập vào Trung Quốc và trở thành một hình thức văn học độc lập của nền văn học hiện đại Trung Quốc
Từ sau phong trào văn hoá mới "Ngũ Tứ" (4.5.1919), kịch hiện đại trở thành một hình thức nghệ thuật quan trọng cổ động cho sự giải phóng tư duy, cổ suý văn minh, tiến bộ Trong quá trình hình thành và phát triển đó, kịch hiện đại đã dung nạp nhiều trào lưu và trường phái nghệ thuật khác nhau trong đó tiêu biểu là trào lưu hiện thực chủ nghĩa, chủ nghĩa lãng mạn… Ngoài ra, các mặt đề tài, chủ đề, hình thức và phong cách đều ngày càng phát triển đa dạng Chính trong giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện những nhà viết kịch chuyên nghiệp xuất sắc mà tên tuổi của họ đã làm rạng rỡ cho nền văn học hiện đại Trung Quốc, đó là Đinh Tây Lâm, Điền Hán, Quách Mạt Nhược, Tào Ngu, Hạ Diễn, Lão Xá…
Để có thể nhìn nhận rõ hơn sự phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ 20, có thể chia ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn từ 1917-1927
Đây có thể coi là giai đoạn sáng tạo ban đầu của kịch hiện đại Trung Quốc Trong giai đoạn này, sự xuất hiện của phong trào văn hoá mới "Ngũ Tứ" đã thúc đẩy sự phát triển của kịch hiện đại, thông qua việc phê phán "kịch cũ" truyền thống, giới thiệu sáng tác và lý luận của kịch phương Tây Một số học giả đã lớn
Trang 21tiếng công kích "kịch cũ" trên báo chí, cho rằng kịch cũ "lý tưởng đã không có, văn chương lại không thông, cần xoá sạch toàn bộ, đánh đổ tận cùng" để xây dựng
"kịch trường phái Tây Âu" Tạp chí Tân thanh niên ra số chuyên đề về Ipxen
(tháng 6.1918) cho rằng "chủ nghĩa Ipxen" có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kịch hiện đại Trung Quốc thời kỳ phôi thai Tạp chí còn lần lượt dịch và giới thiệu với độc giả những sáng tác của các nhà viết kịch nổi tiếng thế giới như Ipxen, Sêchxpia, Eugene O'Neill, Tsêkhôp, Sepna Những tác phẩm này đã có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của kịch hiện đại Trung Quốc
Mặc dù cuộc phê phán kịch cũ truyền thống của phong trào văn hoá mới có phần cực đoan, và hơi thiên lệch, song dẫu sao nó cũng góp phần khai phá con đường của kịch hiện đại, xác lập vị trí của kịch hiện đại trong sự phát triển của nền văn học Trung Quốc
Đặc trưng của kịch hiện đại Trung Quốc giai đoạn này là lấy tư tưởng "vị nhân sinh" do phong trào văn hoá mới đề xướng làm nền tảng cho sáng tác Vì thế các tác phẩm kịch luôn lấy chủ đề từ cuộc sống, phản ánh hiện thực xã hội và những vấn đề nhân sinh Kịch được coi là "một bánh xe thúc đẩy xã hội tiến lên, thông qua kịch mà nhận thức nhân sinh" (Âu Dương Dữ Sảnh) chứ kịch không phải là trò tiêu khiển, giải trí nông cạn Sự coi trọng vai trò của kịch đối với đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho kịch hiện đại Trung Quốc bước vào con đường chuyên nghiệp hoá, phát triển ngày một thuần thục hơn
Trong nội dung phản ánh, các tác phẩm kịch thời kỳ này bộc lộ sự quan tâm của các tác giả đối với những vấn đề xã hội và nhân sinh Tinh thần chống đế
quốc, chống phong kiến xuyên suốt các tác phẩm Chẳng hạn như vở kịch Việc lớn trong đời người (Chung thân đại sự, 1919) của Hồ Thích có chủ đề phản đối lễ
giáo phong kiến áp đặt chuyện hôn nhân của con cái theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy” Tuy còn mang đậm dấu ấn của tác phẩm Ngôi nhà búp bê của Ipxen
Trang 22nhưng tác phẩm của Hồ Thích có tính hiện thực cao rất phù hợp với những vấn đề đang đặt ra trong xã hội Trung Quốc
Điều dễ nhận thấy là nội dung của các tác phẩm trong thời kỳ này thường phỏng theo kịch nước ngoài mà nhiều nhất là kịch của Ipxen Ngoài ra, một số vở kịch thơ của Quách Mạt Nhược thì chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa lãng mạn trong
kịch của Gớt (tiêu biểu là vở Phaoxtơ) Nhưng từ năm 1923 trở đi, Quách Mạt Nhược lại đi theo hướng kịch lịch sử Các vở Vương Chiêu Quân, Trác Văn Quân, Nhiếp An của ông đều lấy đề tài từ lịch sử, mượn cũ nói mới, phê phán triệt
để lễ giáo phong kiến
Có thể nói, kịch hiện đại Trung Quốc thập niên 20 có bước đột phá chủ yếu là
về mặt nội dung Xét về phương diện nghệ thuật, các tác phẩm thời kỳ này chưa có
gì đặc sắc Việc áp dụng nhuần nhuyễn những kỹ thuật viết kịch phương Tây phải đợi đến thập niên 30, khi đó xuất hiện một tên tuổi mới: Tào Ngu
Giai đoạn 1927-1937
Trong giai đoạn này, đặc trưng quan trọng của phong trào kịch nói là phục vụ đắc lực cho cuộc cách mạng dân chủ và kháng chiến chống Nhật Kịch thời kỳ này vẫn tiếp tục tinh thần phản đế phản phong Nhiều đoàn kịch đã ra đời như: Phúc Đán kịch xã, Thượng Hải hý kịch hiệp xã, Tân Dậu kịch xã, Môđéc kịch xã Cũng trong thời kỳ này, lần đầu tiên trong lịch sử kịch nói Trung Quốc xuất hiện khái niệm "hý kịch của giai cấp vô sản" Khái niệm này cũng đồng thời gắn với một phong trào mới của kịch nói, phong trào “đại chúng hoá” Phong trào “đại chúng hoá” ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức kịch nói của đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời phát huy cao độ tác dụng tuyên truyền cách mạng của kịch nói Thời kỳ này, bên cạnh các bậc tiền bối như Điền Hán, Hồng Thâm, Âu Dương Dữ Sảnh, Đinh Tây Lâm đã xuất hiện một số kịch tác gia nổi tiếng như Tào Ngu, Hạ Diễn, Dương Hàn Sênh, Trần Bạch Trần, Đinh Linh Những tác
Trang 23phẩm ưu tú của họ chứng minh một điều: văn học kịch hiện đại Trung Quốc đã đạt đến mức độ chín muồi
So với giai đoạn trước, kịch nói giai đoạn này có bước nhảy vọt về mặt khai thác chủ đề và mở rộng phạm vi đề tài Hiện thực xã hội được phản ánh sâu sắc ở
nhiều khía cạnh Tiêu biểu nhất cho giai đoạn này là tác phẩm Lôi vũ (1933) của Tào Ngu Tiếp theo Lôi vũ là sự ra đời của Nhật xuất (1935) và Nguyên dã
(1936) Sự ra đời gần như liên tục của ba tác phẩm kịch của Tào Ngu cho thấy sự
cố gắng của nhà soạn kịch trong việc đi sâu khai thác đề tài xã hội, sự bức xúc của ông trước hiện thực cuộc sống So với những vở kịch trước đó, kịch của Tào Ngu miêu tả cuộc sống có chiều sâu hơn, với những xung đột gay gắt hơn Nhưng điều
cơ bản là kịch Tào Ngu đã đem đến cho kịch hiện đại Trung Quốc một sự cách tân trong nghệ thuật viết kịch
Một tác giả khác cần nhắc tới ở đây là Hạ Diễn với vở kịch Dưới mái hiên Thượng Hải Vở kịch nói về cuộc sống của tầng lớp tiểu thị dân Thượng Hải
Cũng như Tào Ngu, kịch của Hạ Diễn quan tâm sâu sắc đến những vấn đề hiện thực nhân sinh của xã hội
Thời kỳ này, kịch nói mở rộng phạm vi đề tài, hướng về cuộc sống ở nông
thôn với những cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt (tiêu biểu là Nông thôn tam bộ khúc của Hồng Thâm) Điều đáng ghi nhận là kịch giai đoạn này đã chú ý tới số
phận của những con người cụ thể, tới việc miêu tả tâm lý và khắc hoạ tính cách nhân vật Vì thế các tác phẩm kịch sinh động, đầy đặn và có chiều sâu hơn Hình tượng người nông dân, người công nhân và những con người nhỏ bé, bình thường cũng đã xuất hiện trên sân khấu thay thế cho hình ảnh các vua quan, công hầu, khanh tướng… xưa nay vẫn xuất hiện trong hý kịch truyền thống
Giai đoạn 1937-1949
Trang 24Giai đoạn này, kịch nói bắt đầu thâm nhập tiền tuyến, hậu phương, nông thôn
và phát triển ở cả các vùng căn cứ và vùng giải phóng Trung Quốc từ khi có kịch
đến nay, chưa bao giờ có tác dụng rõ rệt như vậy đối với quốc gia, dân tộc Giai
đoạn này kịch hiện đại luôn đứng trên tiền tuyến, trở thành một lực lượng mới có tầm quan trọng sống còn trong việc khơi dậy tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân Thời kỳ này, hình thức kịch phát triển mạnh nhất là hài kịch hè phố và
sân khấu nhỏ Tiêu biểu có vở Hãy đặt roi xuống do Trần Lý Đình và Thôi Nguỵ
cải biên Vở kịch nói về nỗi bất hạnh của hai cha con một cô gái kiếm sống bằng nghề biểu diễn trên hè phố, qua đó tố cáo tội ác của quân xâm lược Nhật và kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ đất nước Bị tác động bởi vở kịch, nhiều thanh niên tâm huyết đã đứng lên đấu tranh, đi theo cách mạng
Vì mục đích tuyên truyền kháng chiến và đi vào tiền tuyến nên sáng tác kịch thời kỳ này chủ yếu là kịch một màn ngắn gọn, thường do tập thể sáng tác và thường lấy đề tài tại chỗ Đề tài chủ yếu của kịch nói giai đoạn này là phản ánh cuộc sống hiện thực kháng chiến, mô tả diện mạo tinh thần của con người trong cuộc kháng chiến của dân tộc, vạch trần hành động tàn ác của kẻ thù Trào lưu kịch lịch sử xuất hiện từ thời "Ngũ Tứ" đến lúc này đã đạt đến đỉnh cao thuần thục Đại biểu xuất sắc nhất cho hình thức kịch lịch sử là Quách Mạt Nhược Trong tình hình hạn chế tự do ngôn luận và bị kiểm duyệt khắt khe, Quách Mạt Nhược đã “ mượn
xưa nói nay” Vở kịch Khuất Nguyên của ông thông qua hình tượng Khuất
Nguyên, một nhà thơ yêu nước thời cổ, đã động viên mạnh mẽ lòng quyết tâm của nhân dân Trung Hoa đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật Vở kịch thể hiện chủ đề đấu tranh chống Nhật cứu nước thông qua một kết cấu mới lạ và một phong cách lãng mạn chủ nghĩa độc đáo
Thời kỳ này, kịch hiện đại lại quay về tiếp thu truyền thống của dân tộc, học tập phương pháp nghệ thuật của hý kịch truyền thống, vận dụng ngôn ngữ quần
Trang 25chúng Có nghĩa là kịch hiện đại bước đầu tìm tòi cho mình con đường dân tộc hoá, đại chúng hoá Điều này cho thấy việc phủ nhận triệt để hý kịch truyền thống như thời kỳ phong trào văn hoá mới hay khư khư giữ cái gọi là truyền thống mà không chịu học hỏi, tiếp thu cái mới đều là những biểu hiện của sự cực đoan, thiên lệch Kịch hiện đại Trung Quốc chỉ phát triển thực sự khi nó tiếp thu cái hay, cái mới, cái tinh tuý trên cơ sở truyền thống dân tộc
1.1.3 Ảnh hưởng của kịch Phương Tây trong sáng tác kịch của Tào Ngu
Kịch hiện đại Trung Quốc là loại hình nghệ thuật du nhập từ phương Tây, vì thế việc các nhà viết kịch Trung Quốc trong đó có Tào Ngu chịu ảnh hưởng của kịch phương Tây trong khi sáng tác kịch bản là điều không có gì khó hiểu
Những ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của kịch phương Tây đối với các tác phẩm của Tào Ngu trước hết là về mặt chủ đề tư tưởng, đề tài, thể loại, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, phương thức biểu hiện Ngoài ra còn những ảnh hưởng không biểu hiện qua những chi tiết hoặc tình huống cụ thể trong tác phẩm nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được, đó là những ảnh hưởng về phong cách
và sắc thái
Dưới đây là một số tác giả, tác phẩm và trường phái tiêu biểu của kịch phương Tây mà Tào Ngu đã chịu ảnh hưởng sâu sắc
1.1.3.1 Ảnh hưởng kịch luận đề của Henric Ipxen (Henrik Johan Ibsen)
Henric Ipxen (1828-1906) là nhà viết kịch nổi tiếng người Nauy Ông đã sáng
tác được khoảng 20 vở kịch trong đó nổi tiếng nhất là những vở: Trụ cột xã hội,
Kẻ thù của nhân dân, Ngôi nhà búp bê, Bọn quỷ Các vở kịch của Ipxen thường
tập trung miêu tả những xung đột gia đình và xã hội gay gắt, qua đó phản ánh sự đen tối của xã hội tư bản mà cụ thể là thói dung tục, sự tham lam, vụ lợi của tầng lớp thượng lưu Qua việc miêu tả những xung đột gay gắt đó, các vở kịch của Ipxen cũng đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa thời đại to lớn, đó là vấn
Trang 26đề giải phóng phụ nữ, giải phóng cá tính con người, đòi hỏi tự do cá nhân Trong khi tìm hiểu và nghiên cứu văn học phương Tây, Tào Ngu đã rất chú ý tới tính luận
đề trong các tác phẩm của Ipxen Ông đã từng tham gia trình diễn vở Ngôi nhà búp bê của Ipxen khi còn học ở Đại học Thanh Hoa và vì thế có điều kiện thâm
nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, hiểu rõ hơn diễn biến tâm lý của nhân
vật Luận văn tốt nghiệp viết bằng tiếng Anh của Tào Ngu có đề tài là Bàn về Ipxen Tài liệu tham khảo của luận văn là bài Tinh hoa của chủ nghĩa Ipxen của
Bớcna Sô (Bernard Shaw) Điều này cho thấy Tào Ngu đã tìm hiểu và nghiên cứu khá kỹ về Ipxen Và những tinh hoa trong các tác phẩm của Ipxen đã được ông tiếp thu và chuyển hoá vào trong sáng tác của mình
Trong tác phẩm Lôi vũ của Tào Ngu, chúng ta có thể tìm thấy những môtip tương đồng với những môtíp mà Ipxen đã sử dụng trong vở kịch Bọn quỷ Đó là
môtíp về mối quan hệ tình ái giữa ông chủ và người đầy tớ gái, môtíp về người vợ chịu sự áp chế của người chồng gia trưởng, độc đoán, môtíp về sự yêu đương trai gái của anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ( tức là môtíp về sự loạn
luân) Hình tượng nhân vật Phồn Y trong Lôi vũ luôn luôn muốn thoát ra khỏi sự
áp chế của người chồng gợi nhớ đến nhân vật Nora trong vở Ngôi nhà búp bê của
Ipxen Khi Nora đóng sầm cánh cửa lại phía sau lưng mình là khi cô quyết tâm đoạn tuyệt với cuộc sống gia đình tù túng, trói buộc, bước ra xã hội để trở thành một con người tự do, một con người tự định đoạt cuộc sống của mình Tuy nhiên,
tính cách của nhân vật Nora đã khiến cho vở Ngôi nhà búp bê trở thành một vở
chính kịch, còn dục vọng cuồng nhiệt của Phồn Y lại phá huỷ hết thảy và khiến
cho Lôi vũ trở thành một vở bi kịch, bi kịch về số phận người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến Song sự tương đồng giữa Lôi vũ và Ngôi nhà búp bê là
ở chỗ cả hai vở kịch đều cùng đề xướng vấn đề giải phóng phụ nữ, ca ngợi ý chí và khát vọng vươn tới tự do của người phụ nữ
Trang 27Một vở kịch khác của Tào Ngu có tên là Nhật xuất lại cùng chung một chủ đề với vở kịch Trụ cột xã hội của Ipxen Đó là chủ đề về cuộc sống sa đoạ, thối nát và
sự độc ác của giai cấp tư sản Cái không khí sặc mùi tiền và rượu trong khách sạn nơi Trần Bạch Lộ ở cũng chính là cái không khí của các phòng khách thượng lưu
trong Trụ cột xã hội Những sự tương đồng về chủ đề và môtíp giữa tác phẩm của
Tào Ngu và Ipxen cho thấy Tào Ngu đã chịu ảnh hưởng của Ipxen sâu sắc đến thế nào Tuy nhiên, tiếp thu trên cơ sở truyền thống của nền kịch dân tộc, Tào Ngu đồng thời cũng đem lại những cách tân đối với sự phát triển của nền kịch nước nhà
So với các vở hý kịch truyền thống, kịch nói Trung Quốc giai đoạn này có tình tiết đơn giản, trong sáng hơn, đối thoại sinh động, đời thường hơn và quan trọng hơn
cả đó là dung nạp được nhiều vấn đề xã hội rộng lớn hơn
1.1.3.2 Ảnh hưởng của bi kịch cổ đại Hy Lạp trong sáng tác kịch của Tào Ngu
Bi kịch cổ đại Hy Lạp là hình thức sơ khai và lâu đời nhất của nghệ thuật kịch Nó hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và phát triển chín muồi vào khoảng thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên Bi kịch cổ đại Hy Lạp có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của văn học nghệ thuật ở châu Âu, và thông qua nền văn học nghệ thuật ở châu Âu mà ảnh hưởng tới các nước khác trên thế giới Bi kịch cổ đại Hy Lạp thường lấy đề tài từ thần thoại hoặc sử thi, qua đó đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội đương thời Trong bi kịch cổ Hy Lạp, quan niệm về số phận thường được các kịch tác gia đưa ra để lý giải vấn đề Điều này
cũng thể hiện rất rõ trong tác phẩm Lôi vũ của Tào Ngu Do chưa lý giải được căn
nguyên xã hội của những bi kịch, Tào Ngu vẫn bị tư tưởng định mệnh chi phối, và ông đã cho rằng : "Vũ trụ như một cái giếng tàn khốc, đã rơi vào đó thì gào khóc
bao nhiêu cũng khó mà thoát ra khỏi cái hố tối tăm ấy" (Lời bạt trong tác phẩm Lôi vũ)
Trang 28Nhận thức này đã hạn chế phần nào mức độ phản ánh hiện thực của tác phẩm
Lôi vũ
Trong bi kịch cổ Hy Lạp, vai trò chủ đạo thường thuộc về các nhân vật chính diện Nhân vật chính diện thường hay bị số phận đùa giỡn, thử thách, thường gặp nhiều khó khăn trắc trở, khổ đau và thậm chí bị huỷ diệt Song tinh thần và ý chí của nhân vật chính diện luôn luôn bất diệt Vì được sáng tác theo những quy tắc và thể thức có sẵn như vậy cho nên nhiều khi các vở bi kịch cổ đại Hy Lạp không tạo dựng được những hình mẫu nhân vật điển hình, phong phú
Nhắc tới bi kịch cổ đại Hy Lạp, người ta không thể không nhắc tới ba “đại bi kịch gia”nổi tiếng: Étsilơ (Asichylos, tiếng Pháp là Eschyle), Sôphôclơ (Sophokles) và Ơripiđơ (Euripides)
Etsilơ là nhà soạn kịch số một của Hy Lạp cổ đại Ông được coi là người sáng lập nghệ thuật bi kịch cổ Hy Lạp, là “ cha đẻ của bi kịch” vì đã có công lao trong việc chuyển hoá kịch từ những hình thái diễn xướng và kịch lễ thức thành một thể loại nghiêm chỉnh Trong cuộc đời mình, Etsilơ đã viết được hơn 90 vở kịch nhưng đến nay còn lại không nhiều, chỉ còn bảy vở mà thôi Trong số còn lại đó, được
nhắc đến nhiều nhất là vở Prômêtê bị xiềng Vở kịch này miêu tả cuộc đấu tranh
quyết liệt giữa Prômêtê, vị thần bảo hộ loài người, với thần Dớt (Zeud), và thông qua việc miêu tả cuộc đấu tranh đó, vở kịch ca ngợi lòng can đảm và tinh thần không chịu khuất phục, khẳng định ý chí của con người, phản kháng sự hung tàn, bạo ngược Mặc dù đây là một bi kịch về cuộc đấu tranh giữa các vị thần nhưng lại có liên quan đến số phận của loài người Miêu tả những âm mưu và thủ đoạn độc ác, xấu xa của các vị thần, vở kịch nhằm ám chỉ chính lối sống của tầng lớp quý tộc chuyên chế đương thời Sinh thời, Tào Ngu đã từng nói rằng: "Tôi rất thích Etsilơ, sự vĩ đại và tình cảm nồng hậu của ông" Có lẽ vì ảnh hưởng này của Etsilơ
Trang 29mà trong các tác phẩm của Tào Ngu chúng ta cũng thấy chan chứa tình yêu thương con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ dưới đáy cùng của xã hội!
Người thứ hai trong ba “đại bị kịch gia” có ảnh hưởng lớn đến Tào Ngu là
Sôphôclơ Ông nổi tiếng với hai vở kịch Ơđip (Edip) và Ăngtigôn Ơđip là câu
chuyện về sự loạn luân, phản ánh bi kịch đấu tranh giữa con người với số phận Nội dung vở kịch kể về vua Ơđip ngay từ khi mới ra đời đã nhận được lời tiên tri rằng sau này sẽ giết cha lấy mẹ Cha mẹ của Ơđip là vua Rayosơ và hoàng hậu Giôcaxtơ vì quá sợ hãi trước lời tiên tri đó mà đã đem con ném xuống hang núi Ơđip được một người cứu sống và đem về làm con nuôi Và số phận quái ác đã khiến chàng giết cha lấy mẹ Khi biết được sự thật khủng khiếp đó, Ơđip tự chọc
mù hai mắt mình rồi bỏ đi lang thang Nhân vật Ơđip trở thành một điển cố văn
học, tượng trưng cho cảm thức loạn luân Môtíp về sự loạn luân rất hay được sử
dụng trong bi kịch cổ Hy Lạp Và Tào Ngu cũng đã sử dụng môtíp này trong vở
Lôi vũ của mình Trong Lôi vũ, mối quan hệ tình ái giữa Chu Bình và Phồn Y,
giữa Chu Bình và Tứ Phượng là những mối quan hệ loạn luân mà ở đó các nhân vật đều không thể tìm cho mình một lối thoát nào khác là cái chết Và cảm thức loạn luân tội lỗi dường như được hiểu là sự báo ứng, là hậu quả của những tội lỗi
của chính con người Trong Ăngtigôn, chủ đề tác phẩm lại hướng về cuộc đấu
tranh chống lại sự chuyên chế, độc đoán, đòi tự do, dân chủ và bình đẳng của người phụ nữ Nhân vật Ăngtigôn sẵn sàng hy sinh tính mạng để giành lại công lý
và thực hiện ý nguyện của mình Vở kịch bộc lộ ý nghĩa sâu sắc về mặt tư tưởng,
đó là ca ngợi ý chí và tinh thần dũng cảm chống lại sự độc ác, tàn bạo để bảo vệ những tình cảm nhân đạo thiêng liêng của con người Chính bởi những giá trị tư tưởng như thế mà bi kịch cổ Hy Lạp đã trở thành đỉnh cao đầu tiên trong lịch sử phát triển của nghệ thuật kịch thế giới
Trang 30Khác với Etsilơ là người đại diện cho chủ nghĩa bi kịch lý tưởng, Ơripiđơ lại tiêu biểu cho chủ nghĩa bi kịch hiện thực Khi tiếp xúc với bi kịch cổ Hy Lạp, Tào Ngu đã nhận xét rằng: "Từ Ơripiđơ, tôi muốn học tập năng lực quan sát hiện thực
của ông Tôi rất thích vở Mêđê của ông"
Mêđê được xây dựng từ truyền thuyết về người anh hùng đi tìm bộ lông cừu
vàng trong thần thoại Hy Lạp Nội dung vở kịch nói về sự trả thù của nhân vật Mêđê đối với người chồng phụ bạc của mình Vở kịch vạch rõ sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, sự áp bức và chuyên quyền của người đàn ông đối với người phụ nữ trong một xã hội chuyên chế Vở kịch mang tính hiện thực cao và vẫn giữ nguyên giá trị tư tưởng của nó qua mọi thời đại Tiếp thu giá trị tư tưởng quý báu của những vở bi kịch cổ Hy Lạp, Tào Ngu đã áp dụng nó trong việc miêu tả những vấn đề của xã hội Trung Quốc Có thể nhận thấy trong các tác phẩm của Tào Ngu không khí bi thương, chủ đề số phận, sự xung đột mâu thuẫn gay gắt, cách thức miêu tả tình huống và kịch tính, phương thức kết cấu, phong cách nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực, sự miêu tả trạng thái tâm lý nhân vật…đều phảng phất bóng dáng
và sắc thái của bi kịch cổ Hy Lạp Một Mêđê kiên cường trả thù đã tự tay giết chết con trai của mình bên cạnh một Phồn Y cuồng nhiệt, dám huỷ hoại tất thảy, kể cả những người mà cô yêu thương Một Giadông vô sỉ, chuyên chế và tàn bạo, chẳng khác gì với một Chu Phác Viên chuyên quyền, gia trưởng và độc đoán Và bao trùm trên hết là tính hiện thực biểu hiện rõ nét trong các tác phẩm bi kịch cổ Hy Lạp dường như được phản chiếu qua các vở kịch của Tào Ngu
1.1.3.3 Ảnh hưởng Eugene O'Neill và thủ pháp nghệ thuật biểu hiện
Eugene O’Neill (1888-1953) là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Mỹ Ông đã từng được nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1936 Một số tác phẩm
tiêu biểu của ông có thể kể ra ở đây là: Bên ngoài bầu trời (Out side of Sky), Dục
Trang 31vọng dưới cây du (Desire under the Elms), Vượn lông (The Hairy Ape), Hoàng
đế Jones (Emperor Jones)
Bên ngoài bầu trời là vở kịch miêu tả cuộc sống bất hạnh của một gia đình
nông dân Sự bất hạnh đó bắt nguồn từ những ước mơ không được chắp cánh Vở kịch được xây dựng trên một cốt truyện hết sức đơn giản, đơn giản đến độ nếu đem
kể lại sẽ không có gì để kể, nhưng sự tài ba của nhà văn là ở chỗ ông đã miêu tả một cách tinh tế những xung đột nội tâm của nhân vật để từ đó khắc hoạ nên tính cách của nhân vật đó Andro và Roberto là hai anh em, họ cùng yêu cô hàng xóm Lucy, nhưng Lucy lại quyết định lấy Roberto Roberto từng có ý định rời bỏ cuộc sống làng quê ra ngoài sinh sống Nhưng sau khi lấy vợ, anh lại chỉ ở nhà làm ruộng Andro thường chỉ có ý muốn ở nhà làm ruộng nhưng khi bị Lucy khước từ, anh lại quyết định ra ngoài sinh sống Sống cùng Lucy và làm cái công việc cày cuốc mà mình không hề thông thạo và yêu thích, Roberto âu sầu, buồn bã và cuối cùng chết vì bệnh phổi Trước khi chết anh nói với Andro rằng họ đều là những người thất bại trong cuộc đời mà Andro là người thất bại nhiều nhất vì đã từ bỏ công việc mà mình yêu thích! Vở kịch miêu tả bi kịch của những con người không dám sống cho những ước mơ của mình
Tác phẩm Vượn lông, sáng tác năm 1922, kể về câu chuyện của anh công
nhân Jankơ bị người đời xỉ nhục đã quyết chí đi chu du thiên hạ để tìm giá trị đích thực của mình Cuối cùng, anh chỉ kết bạn được với một con tinh tinh ở vườn thú
Và trong một lần ôm tinh tinh, anh đã bị sức mạnh của nó bóp chết! Câu chuyện đầy chất bi thương và cũng là một ẩn dụ về tình người Tác phẩm của Eugene O’Neill thường có cốt truyện đơn giản nhưng ẩn sau đó là những vấn đề có ý nghĩa
vô cùng to lớn về cuộc đời và con người
Năm 1925, Eugene O’Neill lại cho ra đời một tác phẩm nữa có tiếng vang lớn
Đó là tác phẩm Dục vọng dưới cây du Nội dung vở kịch kể về lão Capô bảy mươi
Trang 32lăm tuổi, vì muốn sở hữu điền trang của người vợ trước nên đã để cho Aiby, vợ sau còn rất trẻ của mình đến quyến rũ Âubân, con trai của mình với vợ trước, người được thừa kế điền trang Aiby và Âubân sinh được một con trai Âubân kể hết sự thật với cha mình, và khi được cha cho biết đó cũng là ý đồ của ông ta thì Âubân thực sự nổi giận Vở kịch tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực, miêu tả dục vọng của con người và những hệ luỵ mà nó đem lại cho cuộc sống của con người.Vở kịch cũng sử dụng môtip về sự loạn luân, đó là mối quan hệ tình ái giữa mẹ kế và con
chồng (kiểu như Chu Bình và Phồn Y trong Lôi vũ của Tào Ngu) Và kết thúc vở
kịch, nhân vật nữ Aiby cũng tự tay bóp chết con trai của mình để chứng tỏ tình yêu với con riêng của chồng! Trong kịch của Eugene O’Neill, thủ pháp nghệ thuật biểu hiện được sử dụng một cách nhuần nhuyễn và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao Nó tác động trực tiếp đến giác quan và tình cảm của người đọc bởi những liên tưởng
và so sánh mang đôi chút sắc thái thần bí Ảnh hưởng bởi điều này trong kịch của
Eugene O’Neill, trong tác phẩm Lôi vũ của Tào Ngu, số phận các nhân vật nhiều
lúc cũng được miêu tả dưới sự chi phối của tư tưởng định mệnh thần bí Ngoài ra Tào Ngu còn chịu ảnh hưởng của Eugene O’Neill ở thủ pháp nghệ thuật miêu tả
những biến động tinh thần và tâm lý nhân vật So sánh hai tác phẩm Nguyên dã và Hoàng đế Jones chúng ta sẽ thấy rõ điều này Dù ở hai xã hội khác nhau, trong
những hoàn cảnh khác nhau, song bi kịch nội tâm mà Jones và Cừu Hổ phải gánh chịu dường như chỉ là một
1.1.3.4 Tào Ngu và Sêchxpia
Uyliam Sêchxpia (William Shakespeare; 1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch
vĩ đại người Anh Nói đến ông là nói đến thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hoá Phục Hưng châu Âu Ông đã từng được Các Mác (Karl Marx) gọi là “thiên tài soạn kịch vĩ đại nhất” của nhân loại Sêchxpia đã sáng tác được 37 vở kịch Thời kỳ đầu, những vở kịch của ông thường mang âm hưởng lạc quan chủ nghĩa Tiêu biểu
Trang 33nhất là tác phẩm Giấc mộng đêm hè Tác phẩm chủ trương tự do và giải phóng cá
tính, đòi hỏi phá bỏ sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và thần học
Thời kỳ tiếp theo, các sáng tác của Sêchxpia thiên về bi kịch, phản ánh sự buồn đau và thất vọng của tác giả trước thực tại xã hội Thời kỳ này có các tác
phẩm tiêu biểu như: Hămlet, Vua Lia, Ôtenlô, Macbet Đây là những tác phẩm
tiêu biểu cho thành tựu cao nhất trong cuộc đời sáng tác của Sêchxpia Những vở kịch này có nội dung tư tưởng sâu sắc và đạt tới trình độ nghệ thuật cao siêu, được coi là những tác phẩm kinh điển, mẫu mực trong lịch sử văn học và văn hoá nhân loại Những vở bi kịch của Sêchxpia sáng tác trong thời kỳ này vẫn tiếp tục chủ đề của thời kỳ trước, tức là chủ đề chống phong kiến, chống sự cấm dục, đồng thời phê phán và vạch trần những hiện tượng xấu xa của chủ nghĩa tư bản
Thời kỳ cuối, sáng tác của Sêchxpia thường sử dụng hình thức truyền kỳ để
biểu đạt lý tưởng và niềm tin của tác giả Ví dụ như vở Mưa bão, kịch bản dùng
thủ pháp nghệ thuật tượng trưng thần thoại và không tưởng để thể hiện chủ đề Nhà
nghiên cứu Tôn Khánh Thăng trong cuốn Tào Ngu luận nhận xét: "Nếu như Tào
Ngu tiếp thu từ bi kịch cổ Hy Lạp chủ yếu là tinh thần bi kịch và tình cảm mãnh liệt thì với Sêchxpia ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần nhân đạo cao cả, sự tưởng tượng phong phú kỳ diệu, sự thay đổi phức tạp của nhân tính, kết cấu tinh xảo và chất thơ tràn đầy trong các tác phẩm của nhà soạn kịch Phục Hưng tài ba" [62, 232]
Nếu đem đối chứng các tác phẩm của Tào Ngu với các tác phẩm của Sêchxpia
có thể sẽ không tìm thấy những chi tiết, những cấu tứ hoặc môtip tương đồng nào, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được sự ảnh hưởng của không khí bi kịch bao trùm toàn bộ các vở kịch của Sêchxpia trong các tác phẩm của Tào Ngu
1.1.3.5 Dấu ấn Kinh thánh và tinh thần Cơ đốc giáo trong kịch Tào Ngu
Trang 34Ngoài những ảnh hưỏng của kịch phương Tây, Tào Ngu còn chịu ảnh hưởng
của tinh thần Cơ đốc giáo mà cụ thể là ảnh hưởng của Kinh thánh Kinh thánh có
ảnh hưởng rất lớn đối với một số nền văn học trên thế giới Rất nhiều tác phẩm văn
học nổi tiếng có liên quan đến Kinh thánh
Đối với Tào Ngu, khi còn ngồi trên giảng đường đại học ông đã tiếp xúc với khá nhiều sách vở, trong đó có sách về đạo Cơ đốc Khi nghiên cứu về văn học phương Tây, nhất là những kịch bản nổi tiếng thì tư tưởng Cơ đốc giáo của văn hoá phương Tây đã thấm sâu vào Tào Ngu Tác phẩm bộc lộ rõ nhất tư tưởng Cơ đốc
giáo của Tào Ngu là Lôi vũ Ngay trong màn mở đầu và ở phần Vĩ thanh, Tào Ngu
đã mô tả một bầu không khí đặc trưng của các nhà thờ đạo Cơ đốc với hình ảnh
một nữ tu đang lặng lẽ cầm cuốn Kinh thánh đọc Đi sâu vào phần nội dung chúng
ta thấy, Lôi vũ lấy quan hệ loạn luân làm chủ đề, mà trong văn hoá Cơ đốc giáo, loạn luân bị coi là một tội ác Có thể thấy hầu như các mối quan hệ trong Lôi vũ đều phạm vào lời răn về đạo đức trong Kinh thánh Kinh thánh răn dạy rằng kẻ
nào quan hệ với mẹ kế, kẻ nào lấy chị em gái, dù là cùng mẹ khác cha hay cùng
cha khác mẹ làm vợ đều sẽ bị nguyền rủa và trừng phạt Kết cục trong Lôi vũ, kẻ
thì chết, người thì bị điên, kẻ thì bỏ nhà ra đi, người thì cô độc, day dứt cả đời
Đó chính là báo ứng của những tội lỗi mà con người đã phạm phải như tinh thần
Cơ đốc giáo thường thể hiện
Tóm lại, có thể nói rằng văn học phương Tây trong đó có thể loại kịch có một ảnh hưởng tương đối lớn đối với sáng tác kịch của Tào Ngu Chính những ảnh hưởng này đã khiến cho các tác phẩm của Tào Ngu có được sự cách tân và hiệu quả nghệ thuật tốt đẹp
1.2 Tư tưởng chủ đề và quan niệm về hiện thực và con người trong kịch Tào Ngu
1.2.1 Tư tưởng chủ đề
Trang 35So với hý kịch truyền thống trước đây, kịch hiện đại phong phú hơn hẳn về mặt nội dung bởi nó mở rộng phạm vi đề tài và đề cập đến mọi chủ đề trong cuộc sống Nếu như trước kia hý kịch truyền thống chỉ đưa hình tượng khanh tướng, công hầu và vua quan lên sân khấu và chỉ tập trung vào một số chủ đề và đề tài nhất định thì kịch hiện đại đã chú trọng miêu tả cả số phận của những con người nhỏ bé, bình thường trong xã hội Trong kịch Tào Ngu, đó là số phận của những cô gái điếm suốt ngày bị đánh đập, những anh nhân viên bàn giấy hèn mọn, những người phụ nữ bị chiếm đoạt cả thân xác lẫn cuộc đời Nếu như trước kia, tư tưởng trung quân của chế độ phong kiến chuyên chế chi phối chủ đề tư tưởng của hý kịch truyền thống thì bây giờ trong kịch hiện đại xuất hiện những chủ đề tư tưởng mới
lạ mang ý nghĩa thời đại sâu sắc Trong các tác phẩm của Tào Ngu đó là chủ đề về giải phóng phụ nữ, giải phóng cá tính con người, chủ đề về tự do hôn nhân, về quyền bình đẳng nam nữ Những chủ đề này đã khiến cho kịch Tào Ngu cuốn hút được độc giả và khán giả, bởi họ tìm thấy trong đó những vấn đề thiết thực của xã hội và thời đại mà mình đang sống
Trang 361.2.1.1 Chủ đề chính trị xã hội và văn hoá tư tưởng
Hầu hết các tác phẩm của Tào Ngu đều mang tính hiện thực phê phán sâu sắc Tác giả thông qua những bi kịch gia đình và bi kịch của số phận con người để vạch trần và phê phán một cách sâu sắc sự thối nát và tội ác của chế độ gia đình phong kiến và giai cấp tư sản, đặc biệt là sự chuyên chế gia trưởng và sự độc đoán, giả
dối Điển hình cho đặc điểm này là hình tượng nhân vật Chu Phác Viên trong Lôi
vũ Hắn là đại diện cho kẻ áp bức và nô dịch đối lập với Chu Phác Viên là các
nhân vật Phồn Y, Thị Bình Họ là đại diện của những người bị áp bức, bị nô dịch Bày tỏ sự thông cảm đối với các nhân vật nữ này, Tào Ngu cũng đồng thời đặt ra vấn đề phải đập tan chế độ gia đình phong kiến chuyên chế và xây dựng một chế
độ gia đình mới, xây dựng những quan hệ xã hội mới lành mạnh hơn, giàu tình người hơn để mỗi thành viên của gia đình và xã hội đều được tự do và có quyền thực hiện những khát vọng của mình Đây là một sự gợi mở quan trọng về vấn đề
chính trị xã hội mà tác phẩm Lôi vũ đem tới cho độc giả
Thông thường mà nói, chế độ xã hội, thể chế chính trị thì dễ thay đổi nhưng văn hoá tư tưởng truyền thống của chế độ xã hội và thể chế chính trị đó thì lại không thể thay đổi ngay được ngay cả khi chế độ và thể chế đó đã thay đổi Văn hoá tư tưởng thường tồn tại lâu dài trong ý thức của con người Các tác phẩm của Tào Ngu cho thấy một điều: đối với những kiểu người như Chu Phác Viên thậm chí kể cả đối với Thị Bình và Tứ Phượng thì cái ảnh hưởng sâu sắc đến họ không phải là chế độ mà là văn hoá tư tưởng Từ ý nghĩa đó, có thể nói chủ đề văn hoá tư tưởng của Lôi vũ có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó cho thấy quan niệm gia đình cao nhất chính là sự dị hoá của cá tính và nhân tính Một mặt quan niệm gia đình
đã khiến cho tình yêu thiêng liêng phải phục tùng quan hệ gia đình một cách vô điều kiện Mặt khác, nó nuôi dưỡng cá tính chuyên chế hoặc dẫn đến tính cách nhu nhược
Trang 37Trong tác phẩm Lôi vũ, mô thức văn hoá thẩm mỹ “mẹ tốt, vợ hiền” cũng tác
động đến sự phát triển tính cách của các nhân vật Cả ba cha con Chu Phác Viên, Chu Bình và Chu Xung tuy khác nhau về nhiều mặt nhưng lại có một điểm giống nhau, đó là mô thức lý tưởng để chọn vợ của họ đều là “vợ hiền, mẹ tốt” theo đúng
mỹ đức truyền thống và có tính cách phục tùng Vì thế người phụ nữ mà họ lựa chọn hoặc là Thị Bình, hoặc là Tứ Phượng chứ không phải là Phồn Y, người phụ
nữ có ý thức cá tính và tinh thần phản kháng mạnh mẽ
Một điều nữa cần nhắc đến trong Lôi vũ đó là tác giả đã phê phán thói hư
danh Cả Thị Bình và Tứ Phượng đều là những người chính trực, lương thiện và thuần khiết nhưng họ đều cùng yêu những anh chàng công tử hoàn toàn không xứng đáng Nhưng họ không oán, không hối, yêu vô điều kiện cho nên Lỗ Đại Hải
khi nhìn nhận được vấn đề này đã nói với Chu Xung: "Các anh thuộc thế giới giàu
có, cô ta (chỉ Tứ Phượng) nhìn cao lên một chút và cô ta cũng sẽ nhận được thêm một chút phiền não"
Anh còn bảo với Tứ Phượng rằng "cô thật là loại hồ đồ" Xét từ góc độ văn
hoá tư tưởng, Lôi vũ phản ánh một cách sâu sắc tính chất nguy hại của văn hoá tư
tưởng phong kiến của Trung Quốc
Trong Người Bắc Kinh, bên cạnh sự tiếp nối chủ đề tư tưởng của Lôi vũ là
phản ánh tấn bi kịch của một gia đình phong kiến trên bước đường suy vong, còn
có một chủ đề tư tưởng nữa được thể hiện song song Đó là cuộc đấu tranh giữa văn hoá mới và cũ, cụ thể là trong vấn đề hôn nhân, luyến ái Được đặt trong một bối cảnh văn hoá, nơi mà đạo đức luân lý cũ đã ăn sâu vào tiềm ý thức, các nhân vật của Tào Ngu như Tố Phương, Văn Thanh, Thụy Trinh, Giang Thái phải trải qua một cuộc đấu tranh tinh thần gay go, quyết liệt trước khi có thể thoát ra khỏi sự ràng buộc của trật tự ý thức cũ, cho dù sự thoát ra đó với người này là sự ra đi, với
người kia là cái chết Với Người Bắc Kinh, Tào Ngu đã đưa vấn đề mang tính
Trang 38văn hoá tư tưởng của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa thiện và ác, giữa luân lý đạo đức và tâm lý đi vào chiều sâu nội tâm của nhân vật, từ đó mở ra cho kịch hiện đại Trung Quốc con đường tâm lý hiện thực chủ nghĩa
1.2.1.2 Chủ đề về số phận người phụ nữ
Chủ đề này thường gắn với chủ đề tố cáo sự hà khắc, chuyên chế của lễ giáo phong kiến và đạo đức luân lý cũ Đây không phải là một chủ đề mới trong văn học Trung Quốc hiện đại Trước Tào Ngu đã từng có một số tác giả đề cập đến vấn đề
này, chẳng hạn như nhà văn Hồ Thích với tác phẩm Việc lớn trong đời người (Chung thân đại sự), Âu Dương Dữ Sảnh với tác phẩm Người đàn bà đanh đá, Điền Hán với Đêm bắt được hổ, Trần Đại Bi với U Lan nữ sĩ Trong số các tác phẩm này, Việc lớn trong đời người và Người đàn bà đanh đá là hai tác phẩm đã
xây dựng được hình tượng người phụ nữ trong mối xung đột với gia đình và lễ giáo phong kiến Đây là những tác phẩm có nội dung hiện thực sâu sắc, song hình tượng người phụ nữ chưa phải là đặc sắc Tác phẩm của Điền Hán tuy xây dựng được hình tượng một cô gái nông thôn trong bi kịch ai oán có sức cảm hoá tương đối mạnh, song câu chuyện lại mang màu sắc truyền kỳ nên đã làm yếu đi ý nghĩa xã hội của tác phẩm Tác phẩm của Trần Đại Bi thì quá thiên về giáo huấn, răn dạy nên không chú ý miêu tả hình tượng nhân vật cho rõ nét, chân thực
Trong kịch của Tào Ngu, vấn đề số phận người phụ nữ được đặt ra một cách
có ý thức và được giải quyết rất thấu đáo, tràn đầy sự thương cảm và trân trọng Lấy ví dụ như nhân vật Phồn Y khi mới ra đời đã bị không ít người đọc, người xem khinh rẻ, căm ghét bởi dục vọng cuồng nhiệt và sự thèm khát tình yêu (Trong văn
học cổ Trung Quốc, nhân vật Phan Kim Liên trong Thuỷ Hử từng bị coi là
người phụ nữ lăng loàn, thiếu chung thuỷ Song ngày nay đã có nhiều ý kiến đánh giá lại cách nhìn nhận hình tượng nữ nhân vật này một cách khách quan và nhân bản hơn Trong văn học Việt Nam cũng có mẫu nhân vật bị nhiều hắt hủi như thế,
Trang 39đó là Thị Mầu Thị Mầu luôn bị nhìn nhận là một người phụ nữ lẳng lơ, nông nổi Song bây giờ không ít nhà văn, nhà thơ lại ca ngợi, bênh vực và miêu tả Thị Mầu như một người phụ nữ dám sống, dám yêu) Sự khinh rẻ và căm ghét nhân vật Phồn Y có lẽ xuất phát từ góc độ đạo đức, luân lý truyền thống Một người phụ nữ dám chủ động đòi hỏi tình yêu từ người đàn ông, hơn nữa người đàn ông đó lại là con riêng của chồng thì nhất quyết không thể là một người phụ nữ tốt rồi Song nếu thử đặt Phồn Y vào hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá mà cô ta đang sống để lý giải sẽ thấy được sự phát triển trong tính cách và diễn biến tâm lý của Phồn Y đầy phức tạp, và sẽ thấy người phụ nữ này đáng thương chứ không phải là đáng ghét
Có thể nói, thông qua nhân vật Phồn Y, Tào Ngu muốn đặt vấn đề về sự giải phóng con người trong đó có người phụ nữ Ở vào thời điểm những năm đầu thế kỷ
20, khi Trung Quốc vẫn còn đang chìm đắm trong chiến tranh và sự mê muội, khi
xã hội vẫn còn đầy rẫy những tàn dư hủ bại của chế độ phong kiến thì vấn đề về sự giải phóng phụ nữ vẫn còn là một vấn đề hết sức khó khăn Vì thế nhân vật Phồn Y xét về một khía cạnh nào đó là nhân vật có ý nghĩa tiến bộ và tích cực đối với phong trào giải phóng phụ nữ, phong trào giành tự do dân chủ đã được khởi xướng
từ thời Ngũ Tứ
Nếu như thông qua số phận của các nhân vật Phồn Y, Thị Bình, Tứ Phượng, Tào Ngu muốn tố cáo sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và sự chuyên chế của gia đình phong kiến đã giết chết những tình cảm và khát vọng cao đẹp của con
người, thì trong tác phẩm Nhật xuất, qua số phận của Trần Bạch Lộ và Thuý Hỷ
ông lại muốn phê phán tệ nạn mãi dâm đã huỷ hoại nhân cách và cuộc đời của người phụ nữ Thông qua số phận của các cô gái điếm, tác giả muốn vạch trần sự thối nát đến cùng cực của xã hội Trung Quốc những năm 20 và 30 của thế kỷ
trước Trong tác phẩm Nhật xuất, xã hội đô thị Trung Quốc được miêu tả như một
Trang 40“xã hội kim tiền” trong đó mọi luân lý, đạo đức đều bị đồng tiền chi phối Những người phụ nữ trong tác phẩm của Tào Ngu bị cuốn phăng vào vòng xoáy của “xã hội kim tiền” đó Song, trong sự đau đớn, ê chề và nhục nhã, ở họ vẫn toả ra chút ánh sáng của sự lương thiện, muốn cứu giúp những kẻ yếu đuối sắp rơi vào cảnh ngộ như mình
Trong Người Bắc Kinh, hình ảnh cô thiếu nữ mười tám tuổi Thụy Trinh "bị
đẩy ra khỏi sự hồn nhiên, thơ dại của người thiếu nữ, đột nhiên biến thành một người đàn bà đứng tuổi đầy ưu phiền" [35, 51] mang ý nghĩa tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến và những khuôn phép phiền toái của lễ giáo phong kiến
Có thể nói chính nhờ những hình tượng phụ nữ với số phận đau thương, bất hạnh đó mà chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về xã hội Trung Quốc những thập niên đầu thế kỷ 20 Bởi luôn là nạn nhân của mọi sự bất công trong xã hội, nạn nhân của chính sự bất bình đẳng trong gia đình, của những ràng buộc của lễ giáo và tập tục do gia đình và xã hội chuyên chế đặt ra, nên số phận của những người phụ nữ luôn có sức cảm hoá và tố cáo mạnh mẽ nhất Nhìn vào một gia đình, thấy vai trò của người phụ nữ có được đề cao hay không là biết gia đình đó có sự bình đẳng hay không, nhìn vào một xã hội thấy vị trí của người phụ nữ có được tôn trọng hay không là biết xã hội đó có tiến bộ hay không
Miêu tả số phận người phụ nữ và đặt ra vấn đề giải phóng phụ nữ trong tác phẩm của mình, Tào Ngu muốn bày tỏ mối căm hờn đối với hiện tại và hy vọng được thấy ánh sáng mặt trời, thấy một xã hội mới công bằng và tốt đẹp hơn "Tôi muốn thấy đất bằng nổi sấm sét, đạp bằng tất cả mọi thứ trên mặt đất, làm cho lục
địa chìm xuống biển sâu" (Lời bạt của Nhật xuất)