Sau hơn nửa thế kỷ nhìn lại, những sự việc xảy ra với Trần Dần và các nghệ sĩ cùng chí hướng với ông không chỉ là còn là chuyện riêng tư, mà đã trở thành câu chuyện một số phận văn chươn
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN LÊ HOA
MỘT SỐ CÁCH TÂN TRONG THI PHÁP TIỂU THUYẾT
“NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN” (TRẦN DẦN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội-2013
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN LÊ HOA
MỘT SỐ CÁCH TÂN TRONG THI PHÁP TIỂU THUYẾT
Trang 34
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Cấu trúc 10
NỘI DUNG Chương 1: TRẦN DẦN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XX 11
1.1 Bối cảnh văn xuôi Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX 11
1.2 Trần Dần trong thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm và hậu Nhân văn - Giai phẩm 16
1.2.1 Thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm 16
1.2.2 Thời kỳ hậu Nhân văn – Giai phẩm 24
Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN VÀ THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN 32
2.1 Quan điểm sáng tác 32
2.1.1 Quan niệm về nhà văn 33
2.2.2 Quan niệm về tác phẩm văn chương 37
2.2 Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 40
2.2.1 Khái quát chung về quan niệm nghệ thuật 40
2.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 41
2.2.2.1 Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 42
2.2.2.2 Giá trị quan niệm nghệ thuật của Trần Dần 48
2.3 Những cách tân trong thi pháp nhân vật tác phẩm ―Những ngã tư và những cột đèn‖ 50
2.3.1 Người kể chuyện và điểm nhìn 51
Trang 45
2.3.2 Độc thoại nội tâm 56
Chương 3: NHỮNG TÌM TÒI ĐỔI MỚI TRONG THI PHÁP KẾT CẤU, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN” 63
3.1 Kết cấu 63
3.1.1 Kết cấu giả tiểu thuyết trinh thám 64
3.1.2 Kết cấu truyện lồng trong truyện 70
3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật 75
3.2.1 Không gian nghệ thuật 75
3.2.1.1 Không gian bối cảnh xã hội 76
3.2.1.2 Không gian phố phường, trong nhà 77
3.2.1.3 Không gian tâm tưởng 78
3.2.2 Thời gian nghệ thuật 80
3.2.2.1 Thời gian tuyến tính 81
3.2.2.2 Thời gian tự nghiệm 90
3.3.Ngôn ngữ 93
3.3.1 Cách thức trình bày văn bản lạ 94
3.3.2 Thay đổi nguyên tắc chính tả 95
3.3.3 Tạo sinh nghĩa cho từ 96
3.3.4 Tạo nhịp điệu bằng thay đổi chấm, phẩy 97
3.3.5 Tạo nhịp điệu bằng lặp gián cách 99
3.3.6 Ngôn ngữ thông tục, suồng sã 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 56
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trần Dần là một hiện tượng độc đáo Các tác phẩm văn chương của ông đã có
từ lâu, song đối với độc giả cũng như giới nghiên cứu văn học Việt Nam, tiểu thuyết Trần Dần vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, còn nhiều khía cạnh bỏ ngỏ Sau hơn nửa thế kỷ nhìn lại, những sự việc xảy ra với Trần Dần và các nghệ sĩ cùng chí hướng với ông không chỉ là còn là chuyện riêng tư, mà đã trở thành câu chuyện một số phận văn chương gắn với những biến động lớn lao và phức tạp trong một tiến trình lịch sử đặc biệt của dân tộc
Sáng tác của Trần Dần vốn là rất mới mẻ Nên, muốn hiểu Trần Dần, tránh những kết luận chủ quan, người đọc cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức mới Viết về Trần Dần là cơ hội để người viết biết thêm, hiểu thêm rất nhiều những giá trị văn học mới mẻ Chúng tôi nhận thấy, trong các hướng tiếp cận Trần Dần, trước hết cần tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà văn Sự hình thành, vận động và biến đổi, cơ sở khoa học và giá trị của quan niệm nghệ thuật Trần Dần tác động không nhỏ đến những tác phẩm của ông Vì từ điểm cốt yếu đó, lao động nghệ thuật của Trần Dần liên tiếp đưa ra những thể nghiệm ráo riết Mối liên
hệ giữa quan niệm và sáng tạo trong đời văn Trần Dần, khi được xem xét một cách
hệ thống, sẽ phát hiện những nét căn bản nhất trong văn chương của ông
Lâu nay, độc giả cũng như giới nghiên cứu đã được tiếp cận Trần Dần ở góc
độ một nhà thơ, nhưng tiếp cận văn chương, những sáng tạo trong nghệ thuật từ góc
độ một nhà văn với sáng tác tiểu thuyết thì không nhiều Cũng đã có một số bài viết phân tích, bình luận về tiểu thuyết mới xuất bản ―Những ngã tư và những cột đèn‖ nhưng không nhiều và chưa đánh giá đúng mức ở góc độ văn học Mặt khác, tác phẩm cũng chưa được soi chiếu dưới cái nhìn thời đại với những biến cố, tác động của phong trào ―Nhân văn – Giai phẩm‖ Vì vậy, việc nghiên cứu về văn xuôi Trần Dần trong đề tài ―Một số cách tân trong thi pháp tiểu thuyết ―Những ngã tư và những cột đèn‖ (Trần Dần)‖ được thực hiện dưới góc nhìn khách quan, khoa học là điều rất
Trang 67
cần thiết, ít nhiều góp phần tìm lại vị trí, giá trị thực của văn xuôi Trần Dần trong hành trình sáng tạo văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề
Nếu hành trình sáng tạo của Trần Dần là một con đường thăng trầm, thì lịch
sử nghiên cứu Trần Dần cũng là một cuộc phiêu lưu kì thú Dưới đây, chúng tôi sẽ
điểm lại lịch sử nghiên cứu về ông qua 3 giai đoạn:
- 1958 - 1988: Kể từ vụ Nhân văn – Giai phẩm đến trước ngày đổi mới, cái tên Trần Dần là ―nỗi hổ thẹn‖ của những người viết văn Ông là đối tượng để lên án
và kết án của số đông Vấn đề mà các bài viết về Trần Dần tập trung phản ánh trong giai đoạn này là thái độ chính trị trong sáng tác của nhà thơ Tiêu biểu cho lịch sử nghiên cứu Trần Dần ở chặng đầu tiên (trước những năm 60) là sự đánh giá của Hữu
Mai, một người cùng trong giới văn chương Trong bài Để rõ thêm chân tướng
phản động của Trần Dần, đăng lần đầu trên Văn nghệ Quân đội, 5/1958, tác giả
miêu tả lại quá trình mà Trần Dần từ ―một đứa con hư hỏng của Hà thành‖, nên người ―nhờ công ơn giáo dục to lớn của Đảng‖, nhưng đã ―phản bội lại quyền lợi của quần chúng nhân dân‖, đi vào ―con đường sáng tác bất lương‖ Tác giả Huy
Vân, viết Trần Dần – Một tâm hồn đồi trụy, đăng trên báo Nhân dân, ngày
25/4/1958, khẳng định ―Trần Dần cũng đi vào kháng chiến, nhƣng vẫn không chịu
từ bỏ quan điểm nghệ thuật sa đoạ của hắn Trong nhóm Văn nghệ Sơn La, hắn đã
vẽ toàn lối tối tăm khó hiểu, biến những hình ảnh anh dũng và đẹp đẽ của bộ đội ta thành những hình thù rất quái gở, làm thơ cũng vậy‖ Nhà thơ Tố Hữu kết tội Trần
Dần mang ―những quan điểm văn nghệ phản động‖, trong đó, để chứng tỏ hùng hồn
cho kết luận của mình, ông trích lời tự thú của chính Trần Dần: ―Đó (tức những sáng
tác của Trần Dần thời gian này) là lời xúc xiểm phiến nghịch, có cái hèn nhát của sự
dã man, cái ngu si của sự hiểm độc và có cái bất lực của sự phá hoại điên rồ [11,
tr.91] Hầu hết các bài viết thể hiện một tinh thần tranh đấu nóng bỏng – sự nóng bỏng không nảy sinh và phát triển trên cơ sở học thuật Đó là kết quả của lối phê bình xã hội học, lấy tư duy chính trị làm chuẩn Một khía cạnh khác thể hiện trong
Trang 78
nhóm bài này, đó là các tác giả chú ý tới con người ngoài đời của Trần Dần hơn chú
ý tới nghệ thuật Trong nghệ thuật, họ lại tìm những hành động và thái độ thiên về chính trị hơn là những cố gắng cách tân Nếu nói về những cách tân, có những vấn
đề khó hiểu, họ lại xếp nó vào hàng quái dị Cách nhìn này xuất phát từ đặc điểm lịch sử của giai đoạn mà chiến tranh địch ta gay cấn trên từng phương diện: Khi tiếng nói Nhân văn vừa cất lên, lập tức Đài Sài Gòn đã loan tin: miền Bắc đang có phong trào chống cộng trong lòng cộng Lối viết cách tân, sáng tạo của Trần Dần bị đối phương lợi dụng, nên phía chính thống không thể ủng hộ những tên tuổi như Trần Dần, lo ngại bất lợi cho cách mạng
Cũng có một số bài bày tỏ ý bênh vực Trần Dần Lập luận của Hoàng Cầm
trong bài viết Con người Trần Dần, tiến tới xét lại một vụ án văn học, đã giúp
người đọc hiểu thêm chút ít về một Trần Dần khác, từ góc nhìn trái tuyến Ý kiến
của Hoàng Cầm có lẽ là sự ghi nhận đầu tiên: ―do thơ Trần Dần, tôi suy nghĩ nhiều
về trách nhiệm người làm thơ trước cuộc đời: đi sâu vào đời sống có suy nghĩ của con người, tìm cách diễn tả riêng, tạo ra một thế giới riêng cho mình Tôi thấy thơ Trần Dần có phần đau xót, u ám, nhiều khi rất buồn, vừa cộc cằn lại vừa có cái tự
hào sôi nổi, nhiệt tình thẳng thắn, táo bạo‖.[3, tr.25-28] Rõ ràng, hai cách tiếp cận
khác nhau đã đưa đến những kết luận trái ngược, một bên gọi là quái gở, một bên trân trọng sự khác thường Nhưng phê phán, phủ nhận là ý chính của hầu hết các bài viết về Trần Dần Thực ra, nguyên nhân để Trần Dần trở nên là đối tượng phê phán không phải chỉ vì tiêu chí Văn học cách mạng, mà chính bởi những yêu cầu ông đặt
ra cho chính mình trong nghệ thuật Ở thời kì này, cái gọi là cách tân trong thơ Trần Dần chưa bộc lộ nhiều, có thể coi Trần Dần của Nhân văn - Giai phẩm là người lên diễn đàn chứ không phải là kẻ tiên phong nghệ thuật
- 1989 – 1995: Thời đầu đổi mới, những ấn phẩm của các tác giả Nhân văn bấy lâu bị ―treo bút‖ được xuất bản trở lại, trong tinh thần khá dè dặt của các nhà
xuất bản “Việc đầu tiên đánh dấu sự trả lại quyền công bố tác phẩm cho các tác giả
Nhân văn – Giai phẩm là hãy in vài bài thơ trên tờ tạp chí của Hội Nhà văn”, nhưng
vài bài được chọn này không hẳn là những bài ưu tú nhất, mà là những bài đưa in dễ
Trang 89
nhất, tức là ít vấn đề nhất Bài thơ Việt Bắc (Nguyên bản Đi!Đây Việt Bắc), viết
1957, được in 1990 cũng bị cắt bỏ chương 13 (Hãy đi mãi) Giới phê bình khá dè dặt nên ít nhắc tới Trần Dần, vì đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm trong một giai đoạn nhạy cảm
- 1995 – nay: Năm 1995 đánh dấu sự công nhận Trần Dần, bằng giải thưởng
của Hội Nhà văn dành cho Cổng tỉnh Điều đó, như nhận xét của Phạm Thị Hoài,
“dừng ở mức một cử chỉ thiện chí, với một quá khứ oan khiên, với một nhà thơ lớn khi ấy đã gần đất xa trời Vì thực chất, nó không mang lại cho Trần Dần nhiều người đọc hơn” [18, internet] Ý nghĩa lớn hơn mà giải thưởng này mang lại, chính
là sự mở đường cho việc xuất bản các tác phẩm tiếp theo của ông: Mùa sạch (1998),
Trần Dần thơ (2007), Những ngã tư và những cột đèn (2011); trong đó tiểu
thuyết Những ngã tư và những cột đèn đoạt Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2011
cho thể loại tiểu thuyết Giới nghiên cứu phê bình, do đó, có điều kiện tiếp cận trực tiếp, sâu rộng hơn để đưa ra những đánh giá ở tầm hệ thống Trọng tâm của các bài viết, vượt qua cái nhìn cũ, đã dần khai thác một số phương diện chính trong sáng tác của Trần Dần, như ngôn ngữ và cách ứng xử với ngôn ngữ của nhà văn, giá trị những cách tân, đặc biệt phần ngoại luật Theo đó, mỗi xu hướng cũng dần đi tới sự đối lập nhau gay gắt khi giải quyết vấn đề
Thuộc xu hướng phủ nhận Trần Dần là Nguyễn Ly với hai bài viết Trần Dần,
giữa giai thoại và văn bản, Bệnh đại ngôn; Lê Dã Thảo - Đôi điều trao đổi về việc phân tích Jờ joạc Nguyễn Hoà - Về thơ và không chỉ về thơ, Nhị Hà - Một giải thưởng kinh dị Tựu chung lại, các tác giả phê phán Trần Dần trên mấy điểm cơ bản
sau: Thứ nhất, sáng tác của Trần Dần không xứng đáng với những giai thoại về nó,
vì thơ văn Trần Dần là thứ văn chương ―sụt sùi tả oán‖, đem lại cảm giác ―mệt mỏi, nhàm chán‖, khiến người ta thất vọng Thứ hai, nội dung tác phẩm Trần Dần bị xem
nhẹ vì ―ông đang là lời biện hộ đáng ngờ cho một lối làm văn chương tự nhận là duy
mỹ, chỉ có chức năng giải trí, sau khi các tác giả của lối làm văn chương ấy đã kiêu hãnh tẩy rửa mọi chức năng khác ra khỏi tác phẩm, nhân danh tinh thần hiện đại
và hậu hiện đại” [27, internet] Thứ ba, Trần Dần mang ám ảnh tình dục, nên đã làm
Trang 910
chữ trở nên ―bẩn thỉu‖ Các tác giả phê phán Trần Dần, có căn cứ lý luận của họ, căn
cứ đó xuất phát từ hệ thống quan niệm thẩm mỹ truyền thống về chức năng thơ, đặc trưng ngôn ngữ thơ Có thể thấy, nếu nhận định về Trần Dần theo bảng giá trị ấy, thì danh sách không thể dừng lại ở con số tác giả ít ỏi này Nhưng cũng chắc chắn một điều, nội dung để phê phán Trần Dần sẽ mãi dừng lại ở những vấn đề đã nói, với các kết luận: thơ vô nghĩa, thơ tắc tị, phản thơ Lối phê bình như vậy có nguy cơ chấm hết mọi tìm tòi Chấm hết ở nhà phê bình (với quyền phủi tay: thơ không đáng tìm hiểu! thay vì đặt ra câu hỏi cho bản thân: vì sao không hiểu? Vì sao một bản lĩnh như Trần Dần lại dành cả đời để làm ra cái - không - hiểu ấy?) Và chấm hết đồng thời ở
vô số độc giả, những người quen chờ sự dẫn dắt của phê bình về những hiện tượng thơ phức tạp
Nhưng cũng ngay tại khúc quanh này, chứng kiến một luồng ý kiến trái ngược Đó là xu hướng khẳng định cách tân và đóng góp của nhà văn Trong đó phải
kể tới Phạm Thị Hoài với Thủ lĩnh trong bóng tối, Thuỵ Khuê – Trần Dần, Mỹ học
khổ đau, Đặng Đình Ân – Để đến với Jờ joạcx, Nguyễn Như Huy – Tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần qua góc nhìn của nghệ thuật ý niệm, Đoàn Cầm Thi – Thu Trần Dần, Thuận – Tôi ở phố Sinh Từ, Nguyễn Phượng - Mayakovsky và Trần Dần - từ những tương đồng đến những dị biệt, Dương Tường – Trần Dần là người cách tân thơ số một, Đỗ Lai Thúy - Trần Dần, một thi trình sạch, Khánh Phương - Độc thoại Trần Dần Điểm thống nhất của các bài này là sự ghi nhận đóng góp của Trần Dần
trên một số phương diện cơ bản Thứ nhất, xác định vấn đề bao trùm và xuyên suốt
những sáng tác của Trần Dần: ―Cách tân thơ, ga đi và ga đến, vẫn là ngôn ngữ, quan
niệm về ngôn ngữ…Trần Dần làm thơ là làm với chữ, bằng chữ, nhưng là những con chữ đã được tẩy sạch nghĩa tiêu dùng để rồi lại phục sinh chữ bằng những nghĩa mới mẻ, trinh nguyên [45, internet] Thứ hai, xác định mối liên hệ nội tại giữa những
cách tân về mặt hình thức với nhu cầu bộc lộ tâm thức của tác giả, phủ nhận quan điểm cho rằng Trần Dần chỉ đơn thuần làm thơ, viết văn như một trò giải trí:
“Con OEE, Con I, Hậu con OEE…tiếp tục là sự tràn ra của cái Tôi khép kín, cái Tôi bị chặn mất kênh giao tiếp bình thường với chung quanh, tự tìm mình trong sự
Trang 1011
nhòe mờ, không trùng khít với những phiên bản của chính mình” [34, internet] Thứ
ba, khẳng định tính tiên phong, hiện đại trong các sáng tác của Trần Dần, như tính đa thể loại, đa điểm nhìn, đa cốt truyện trong một tác phẩm; sự khai mở của Trần Dần cho Nghệ thuật Ý niệm, tính chất thị giác, nghệ thuật tạo hình trong thơ của ông
Nhìn lại cuộc phiêu lưu lịch sử tiếp cận văn chương Trần Dần, chúng ta nhận thấy hai nội dung chính có tính chi phối mọi phê bình và tranh luận: với thời Nhất định thắng, kết luận phân thành hai cực: kẻ phản động hay người yêu nước xót xa; hậu Nhân văn, kẻ phá hoại thơ hay người cách tân thơ số 1? Lần lượt, cách trả lời của mỗi người và mỗi thời sẽ tiết lộ hệ thẩm mỹ mà họ đã chọn lựa Sự phân hoá rõ rệt này chứng tỏ thơ Trần Dần buộc người ta phải đưa ra chủ kiến Mọi ý kiến phê phán hay khẳng định, thực chất đều xuất phát từ phẩm tính của Trần Dần – người đã quyết liệt văn thơ Người viết không xuất phát từ tiêu chí khen hay chê Trần Dần để đánh giá, mà trên nguyên tắc nhận định nào thấu đáo và thuyết phục, có khả năng hiểu Trần Dần Rõ ràng, dưới ảnh hưởng của thành tựu lí luận thế giới, các nhà nghiên cứu, phê bình đã dần đưa ra những cách đọc mới, khả dĩ tiếp cận sáng tác của Trần Dần Họ đã chỉ ra những luận điểm quan trọng trong quan niệm và quá trình sáng tạo của nhà văn Tuy mới dừng lại ở những nhận xét còn tản mạn, chưa được triển khai hệ thống và chi tiết, nhưng đây thực sự là những gợi ý giá trị cho luận văn
Như vậy, có thể thấy rằng cũng có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
về thơ Trần Dần và những cách tân của ông Tuy nhiên, về văn xuôi Trần Dần nói
chung cũng như về tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn nói riêng chưa có
nhiều bài báo, bài phê bình đánh giá nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, khoa học Tính đến thời điểm này, chúng tôi chưa được tiếp xúc với một chuyên luận nào ở mức độ khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ về văn xuôi Trần Dần cũng
như về tác phẩm Những ngã tƣ và những cột đèn hay về thi pháp cuốn tiểu thuyết
này
Do vậy, chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu một cách tương đối những
cách tân trong thi pháp tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn sẽ mang đến một
vài khám phá về nghệ thuật tiểu thuyết của Trần Dần
Trang 1112
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cuộc cách mạng trong văn học nghệ thuật Việt đã bỏ qua một thế hệ các tác giả trong số phận của mình Độc giả cũng như giới nghiên cứu đã bị khuyết một góc không nhỏ trong tiến trình phát triển văn học suốt thời gian khá dài
Vì vậy, với đề tài này chúng tôi hy vọng mang đến một cái nhìn khách quan
và công bằng về tiểu thuyết Trần Dần nói chung và về tác phẩm ―Những ngã tư và những cột đèn nói riêng‖ Ở đây chúng tôi chỉ đơn giản là xem xét tác phẩm tiểu thuyết của ông ở góc độ những cách tân, sáng tạo trong thi pháp tiểu thuyết Những nghiên cứu, tìm hiểu trong luận văn được đánh giá một cách khách quan, không tuyệt đối hóa với những danh hiệu: ―nhà cách tân vĩ đại‖ hay ―nhà văn tầm cỡ‖…chúng tôi cũng không xem xét trong cái nhìn về một tác phẩm từng bị hắt hủi
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi bước đầu khảo sát, tìm hiểu, đối chiếu tác phẩm ―Những ngã tư và những cột đèn‖ với các tác phẩm văn chương cùng thời
và các tác phẩm đương đại Từ đó, đánh giá khái quát về những cách tân của ông về thi pháp tiểu thuyết như những cách tân về mặt thể loại, kết cấu, hệ thống hình tượng
và ngôn ngữ tiểu thuyết
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng lý thuyết về thi pháp học, vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh xã hội và các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của Trần Dần để tìm ra những giá trị mà tiểu thuyết mang lại nhằm định vị tọa độ của ông trên tiến trình văn xuôi hiện đại
- Phương pháp khảo sát, phân loại, thống kê để tìm ra những chi tiết, ý nghĩa quan trọng, được lặp đi lặp lại như là dấu hiệu thi pháp riêng biệt của tác giả Thông qua đó, chúng tôi rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát,
hệ thống về những điểm có tính cách tân trong thơ Trần Dần
- Phương pháp so sánh: qua so sánh đối tượng với những nhà văn cùng thế hệ thậm chí với các nhà văn trẻ hiện nay từ đó người viết định vị vai trò cách tân
Trang 1213
của Trần Dần Mặt khác, so sánh ông với chính ông trong từng giai đoạn để
thấy sự đổi mới liên tục của nhà văn trong suốt chặng đường sáng tạo
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người
viết tổng hợp khái quát để có những kết luận, tránh những áp đặt chủ quan
không bám sát văn bản
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục Tài liệu tham khảo, luận văn triển khai theo 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Trần Dần trong bối cảnh văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX Chương 2: Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần và thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết ―Những ngã tư và những cột đèn‖
Chương 3:Những tìm tòi đổi mới trong thi pháp kết cấu, không gian, thời gian
và ngôn ngữ tiểu thuyết ―Những ngã tư và những cột đèn‖
Trang 1314
NỘI DUNG Chương 1: TRẦN DẦN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XX
1.1 Bối cảnh văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX
Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những điều kiện cần và đủ để chuyển từ phạm trù văn học truyền thống sang phạm trù văn học hiện đại Sự đổi mới theo hướng hiện đại hóa lúc này đã tạo cơ hội cho văn học Việt Nam gia nhập vào quỹ đạo văn học thế giới Nhiều thể loại mới ra đời
và có những thành tựu đáng kể đóng góp cho lịch sử văn học dân tộc những tác giả
và tác phẩm tiêu biểu Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX nói chung và văn xuôi Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến đáng kể Nếu như thơ ca Việt Nam đầu thế kỷ
XX có những thay đổi lớn với phong trào Thơ mới được đánh giá là ―một năm phát triển bằng 30 năm‖ (Hoài Thanh) thì văn xuôi Việt Nam lại đánh dấu bước ngoặt quan trọng với sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết Tuy ra đời muộn hơn so với một
số thể loại khác nhưng tiểu thuyết đã chứng tỏ được sức trẻ và sức sống của một thể loại đang trong quá trình sinh thành và phát triển Tiểu thuyết vừa kế thừa, tiếp nối những yếu tố truyền thống, vừa tạo nên những đứt đoạn, bứt phá quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc
Trong sự chuyển biến chung của đời sống văn học đầu thế kỷ XX, sự hình thành và hiện diện thế ―chân vạc‖ của kịch nói, thơ mới và tiểu thuyết hiện đại đã tạo
ra sự tương tác, xâm nhập giữa các thể loại và đem đến cho mọi thể loại những thành tựu đáng kể
Trong văn xuôi, có thể nói, tiểu thuyết Nam Bộ đóng vai trò tiên phong đối với một thể loại mới trong buổi đầu hình thành và nở rộ vào những năm hai mươi
với hàng loạt tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Nghĩa hiệp kỳ duyên – 1920 (Nguyễn Chánh Sắt), Tơ hồng cay nghiệt – 1925, Hiệp phố châu buồn – 1928 (Phú Đức), Tình
kế màu nhiệm – 1926 (Dương Minh Đạt), Ân oán vì tình – 1925 (Phạm Minh Kiên), Giọt máu chung tình – 1926 (Tân Dân Tử), Tô Huệ Nhi ngoại sử, Oán hồng quần –
1920, Người bán ngọc – 1931 (Lê Hoằng Mưu), Mảnh trăng thu – 1931 (Bửu
Trang 14Không giống như các nhà văn sáng tác theo lối mô phỏng cốt truyện nước ngoài hay điển xưa tích cũ, cảm hứng sáng tạo của Đặng Trần Phất trong các tiểu
thuyết Cành hoa điểm tuyết – 1921, Cuộc tang thương – 1923 bắt nguồn từ cái nền
hiện thực Việt Nam những năm hai mươi của thế kỉ.Cũng vào thập kỉ hai mươi, cuốn tiểu thuyết bứt lên so với các tiểu thuyết cùng thời, đưa nghệ thuật viết tiểu thuyết
bước vào quỹ đạo hiện đại hoá, với cốt truyện tâm lí là Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách
Sang đến những năm ba mươi mới thực sự là giai đoạn sung sức của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Trong tiểu thuyết giai đoạn 1932-1945 vấn đề được coi trọng hơn cốt truyện, tâm trạng được chú ý hơn hành động Các tiểu thuyết Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng (Nhất Linh), Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân (Khái Hưng), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Đứa con (Đỗ Đức Thu), Nỗi lòng (Nguyễn Khắc Mẫn), Diễm dương Trang (Phan Văn Dật), Bóng mây chiều (Thế Du) Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Quê người (Tô Hoài), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), đã cắm những cái mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hoá văn học, có nhiều tác phẩm đã vượt xa Tố Tâm ngày trước về cái tôi cá nhân, về quyền con người và những vấn đề của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ cũng như về tư duy sáng tạo và kỹ thuật viết tiểu thuyết
Sự phát triển mới mẻ hoàn toàn về thơ ca, văn xuôi đầu thế kỷ XX đã mang đến một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam Các cây bút không ngừng sáng tạo, tìm tòi để làm nên những tác phẩm khác lạ, ấn tượng Tuy nhiên, không phải những thể nghiệm bao giờ cũng thành công Những năm 1939 đến trước 1945, trong khi văn xuôi mà tiêu biểu với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết phát triển khá mạnh
mẽ thì Thơ mới lại rơi vào tình trạng quẩn quanh, bế tắc Giữa sự xáo trộn đó, Cách
Trang 1516
mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra đã đem đến cho dân tộc và văn học nghệ thuật
luồng sinh khí mới, như Nguyễn Đình Thi từng nói: Nhịp sống của chúng ta, từ sau
Cách mạng đập lên nhiều phen dữ dội đến bàng hoàng, đồng thời mở rộng ào ạt…Nhịp điệu cũ, theo tôi không còn đủ cho thơ của chúng ta Nhiều nhà thơ đang đập vỡ để xây dựng, thơ tìm tòi trăm nghìn phía nhƣng lúc nào cũng là một sức đang lớn lên nhƣ thổi [33, tr.15]
Từ năm 1945, văn học Việt Nam lại mang tính chiến đấu, tính cách mạng hơn bao giờ hết Với ý chí mỗi nhà văn là một người lính trên mặt trận văn hóa, không ít tác phẩm và tác giả được tôn vinh trên tinh thần chiến đấu quật cường đó Và cũng không thể phủ nhận những tác phẩm đầy ý chí, đầy hào khí đó đã góp phần kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh vì tổ quốc Sau thế hệ tiền chiến (1930 – 1945), văn học Việt Nam đi thẳng vào khói lửa trận mạc trong suốt ba mươi năm chiến tranh liên miên giặc giã với thế hệ kháng chiến (1945 – 1975) Từ trong lò lửa chiến tranh đó, nhiều lớp nhà văn, nhà thơ đã ra đời và làm nên nền căn nghệ kháng chiến giàu giá trị với đội ngũ sáng tác hùng hậu, hệ thống đề tài, nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu hiện có nhiều tìm tòi đổi mới Và cũng từ đó đã nảy sinh hiện tượng phổ quát trên văn đàn Việt Nam sau năm 1945 là số đông nhà văn nhà thơ tiền chiến tham gia Cách mạng trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa Cùng với nỗ lực gia nhập quần chúng, họ chối bỏ con người cá nhân, ―đào thải tất cả cố nhân trong lòng mình‖ (Nguyễn Tuân); do hoàn cảnh lịch sử lúc này, tiếng nói đại chúng đã lấn át tiếng nói
cá nhân Kể từ đó, văn học chủ yếu là diễn đàn của cái ta, của con người mới và ―hễ
thò đứa nào ở dĩ vãng hiện về (…) là phải giết ngay‖ (Lột xác – Nguyễn Tuân)
Trong bối cảnh đó, khá ít người biết rằng, song song với lớp nhà văn ―tìm đường, nhập cuộc‖ một bộ phận tác giả khác cũng góp phần không nhỏ trong tiến trình văn học Họ là những người luôn mang trong mình khát vọng ―đổi mới‖ và
―cách tân‖ Tác phẩm của họ không đi theo lối mòn cùng những chủ đề quen thuộc được tôn vinh Mà họ len lỏi đi theo những con đường khác, phản ánh những khía cạnh khác ở cùng một hiện tượng, một thời đại Nhóm Dạ đài ra đời năm 1946 gồm các thành viên như: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Tử Phác, Phùng Quán, Vũ
Trang 1617
Hoàng Địch…và trình làng bản Tuyên ngôn tƣợng trƣng Tuyên ngôn tƣợng trƣng ra
đời trên nền tảng tri thức, tư tưởng chịu ảnh hưởng rất rõ những trào lưu văn học phương Tây hiện đại Dù nội dung có chỗ trùng lặp, cách diễn đạt nhiều khi đại ngôn, hoa mĩ, lạm dụng từ Hán Việt…đem lại cảm giác nặng nề, rườm rà, người đọc vẫn có thể thấy rất rõ lí tưởng, tâm huyết của các tác giả đối với thơ và ―nghề thơ‖ Điều đáng nói là những vấn đề này đã được các tác giả cố gắng đúc kết như những quan điểm lí thuyết nhằm định hướng và chỉ đạo cho chính hoạt động sáng tác cụ thể
của họ Với Tuyên ngôn tƣợng trƣng, nhóm Dạ đài muốn làm một cuộc cách mạng
trong thi ca, thay đổi cách nghĩ, cách biểu hiện trong thơ, chủ trương ―chôn tiền chiến‖ (nghĩa là: phải viết khác đi, phải cách tân, phải quên những thành tựu của tiền chiến để sáng tạo nên những thành tựu mới…) Đó là cách tư duy và nhận thức rất chủ động, quyết liệt; Nhận thức văn học tiền chiến như một giá trị, nhưng để nền văn học nước nhà tiến lên với những thành tựu mới, họ coi đó là một giá trị cần phải bị vượt qua
Quá trình sáng tác của những người trong nhóm Dạ đài cho thấy ở họ tình yêu nghệ thuật sâu sắc trên nền tảng những tư tưởng, nhận thức hiện đại và giàu khát vọng của người nghệ sĩ nhằm đóng góp ―một chút gì‖ hữu ích cho nền văn học dân tộc, rộng hơn, cho quá trình kiến thiết đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong một thời cuộc lịch sử mới Tinh thần tiên phong, hiện đại đi cùng ý thức dân tộc thể hiện rõ trong tuyên ngôn và quá trình sáng tạo đó Dẫu rằng không phải bất kì
sự tìm tòi hình thức nào cũng thành công (cũng như không phải bất kỳ sự thay đổi nào trong thơ cũng mang ý nghĩa cách tân nghệ thuật) Nhưng với việc tự vượt lên những giới hạn thi pháp đã bị khai thác đến mòn sáo để tìm kiếm những lối đi nghệ thuật nhiều khi đầy chông chênh, bất trắc, phiêu lưu thì sự tìm tòi của những thành viên trong nhóm Dạ đài chính là kết quả đáng trân trọng của một sự tự giác lao động nghệ thuật nghiêm túc
Lý giải sự ra đời của bản tuyên ngôn và nhóm Dạ đài, Vương Trí Nhàn cho rằng: ―trong những năm 45 – 50, ý nghĩ chi phối Trần Dần và bạn bè quy gọn lại một điểm: Tương ứng với cuộc cách mạng trong xã hội phải có một cuộc cách mạng
Trang 1718
trong văn chương Cách mạng chẳng nhẽ lại cho phép người ta viết như cũ? Từ cách
bố trí một dòng thơ trở đi, cũng phải thay đổi Thứ văn chương vuốt ve, mơn trớn, thứ văn chương của những chàng, nàng, lại càng phải thay đổi Nghệ thuật phải được làm lại‖ [31, tr.18] Có thể nhận thấy xuyên suốt cuộc đời sáng tạo của mình Trần Dần và các bạn cùng chí hướng luôn chủ trương gạt bỏ thứ nghệ thuật không đem lại nhận thức chân thực về cuộc sống cũng như nhận thức về cuộc sống một cách giản đơn theo những đường thẳng được quy định từ trước, góp phần làm nên những thay đổi đáng kể trong đời sống văn học nước ta giai đoạn đó và cả sau này
Bước vào giai đoạn 1954 – 1964, đất nước chuyển sang một giai đoạn mới với nhiệm vụ mới: miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam đang tiếp tục chiến đấu chống Mỹ - Ngụy, tiến tới mục tiêu thống nhất đất nước Trên cơ sở đó, văn học phát triển mạnh mẽ theo hai hướng với hai cảm hứng chủ đạo là: yêu nước và chủ nghĩa xã hội Ra đời và phát triển trong điều kiện không bình thường như cậy của lịch sử, khi các nhà văn nhà thơ
―bằng những con đường khác nhau cùng đi đến một chân lý: nghệ thuật cao quý của thơ ca không phải là phong cách cầu kỳ, khó hiểu, mà chính là ở sự giản dị dễ hiểu,
ở sự hài hòa phổ cập và nâng cao giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện đại‖ nên những nỗ lực cách tân thơ của nhóm Dạ đài không dễ được chấp nhận và nhanh chóng bị chìm đi bởi nhiều nguyên nhân cũng là điều dễ hiểu
Đến giai đoạn 1965 – 1975, cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ trong cả nước phát triển mạnh mẽ với chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi
ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng Trong văn xuôi, những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (tiêu biểu với ―Người mẹ cầm súng‖ của Nguyễn Thi, ―Rừng xà nu‖ của Nguyễn Trung Thành, ―Hòn đất‖ của Anh Đức…) Ở miền Bắc, truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, ―Dấu chân người lính‖ của Nguyễn Minh Châu, Bão biển của Chu Văn…) Thể loại thơ cũng đạt nhiều thành tựu xuất sắc trong việc mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận Những thành tựu của thơ giai đoạn
Trang 1819
này ghi nhận bằng một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mỹ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…)
Trở lại các thành viên nhóm Dạ đài, mặc dù nhiều cố gắng đổi mới, cách tân không được chấp nhận, nhưng họ vẫn cống hiến hết mình cho nền văn học nghệ thuật nước nhà Cùng với nhóm Dạ đài, Trần Dần tồn tại âm thầm, ngầm chảy cùng chiều về mặt tư tưởng cách mạng của nền văn nghệ kháng chiến, nhưng không xuôi chiều với xu hướng quần chúng hóa một cách giản đơn Đó là cách tiếp nối và nối dài nền văn học nước ta trên một miền đất khác, bằng một lối đi đặc biệt
1.2.Trần Dần trong thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm và hậu Nhân văn Giai phẩm
1.2.1.Thời kỳ Nhân văn – Giai phẩm
Những sự thay đổi trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội cùng nhu cầu đổi mới văn chương của văn nghệ sỹ là nguồn mạch trực tiếp và chủ yếu tác động đến nhận thức của mỗi văn nghệ sỹ Đó chính là nguồn cội cho sự phát sinh quan niệm sáng tác của các nghệ sỹ và cuộc tranh luận văn học giai đoạn 1955 – 1958 diễn ra gay gắt trên văn đàn: Nhân văn – Giai phẩm – một phong trào đòi quyền tự do sáng tác của văn nghệ sỹ và trí thức miền Bắc khởi xướng từ năm 1955 và chính thức kết thúc vào tháng 6/1958
Thắng lợi quyết định về mặt quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5/1954 khiến cho người ta có quyền nghĩ tới một tương lai độc lập hòa bình thống nhất cho Việt Nam sau tám mươi năm nô lệ và chín năm trường kỳ kháng chiến Nhưng bước ngoặt trên bàn đàm phán tại hội nghị Geneve tháng 7/1954 không phải
là bước ngoặt đi từ chiến tranh sang hòa bình, mà Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai miền, sau hai năm sẽ tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử trên cả nước Trong giai đoạn này, sự kiện để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc ta là cuộc di dân hơn một triệu người từ Bắc vào Nam gây nên sự xáo trộn lớn trong cộng đồng Nó gieo vào lòng người những chia rẽ, hoài nghi, những hy vọng – thất vọng, tin tưởng – hụt
Trang 1920
hẫng…Đây cũng là thời điểm của sai lầm ―tả khuynh‖ trong cải cách ruộng đất được công khai thừa nhận và tiến hành sửa sai bên cạnh nguy cơ kẻ thù có mưu đồ gây rối nhằm lật đổ chính quyền non trẻ của cách mạng Trong đội ngũ trí thức yêu nước sau kháng chiến vẫn tồn tại một cách tự nhiên một lớp trí thức ―không kiên định lập trường cách mạng‖ Vì vậy, bản đề nghị đòi tự do trong sáng tác của các nghệ sĩ được đưa ra trong lúc này không phải là thời điểm thích hợp để có thể chấp nhận, thậm chí còn gây nên những hiểu lầm tai hại Tuy vậy, hành động có đáng được ghi nhận bởi sự ý thức của họ trong việc phải tìm kiếm và xây dựng một con đường phát triển nghệ thuật có tính dài lâu, bền vững Đó chính là biểu hiện của sự thức nhận mới của con người cá nhân thời kỳ ―hậu hiệp định Geneve‖
Sự thức nhận đó được biểu hiện rõ hơn cả trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm Phong trào này diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn đầu chính thức được khơi
nguồn với việc ra mắt bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần trong Giai phẩm mùa
xuân đến khi các báo Giai phẩm, Nhân văn và Đất mới bị đóng cửa Giai đoạn sau
bắt đầu từ khi xuất hiện báo Văn với phong trào tự phê bình trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kết thúc bằng việc đóng cửa báo Văn cùng với nghị quyết của ban
chấp hành các hội văn học nghệ thuật thi hành kỷ luật đối với những người trong
nhóm Nhân văn – Giai phẩm và những người tích cực hoạt động cho phong trào đó
Sau những năm tháng hoà nhập với ―người người lớp lớp‖ trong cuộc kháng chiến, hoà bình, con người nghệ sĩ Trần Dần trở lại với những trăn trở, suy tưởng của riêng mình Ông mong muốn đưa thơ ca theo hướng mới và khao khát mãnh liệt
có một chính sách tự do cho văn học nghệ thuật đã khiến ông quyết liệt trong phê
bình tập thơ Việt Bắc Ngay sau đó, Trần Dần đã cùng một số bạn trình lên Dự thảo
đề nghị cho một chính sách văn hóa với nguyện vọng sửa đổi chính sách văn nghệ
trong quân đội Cũng trong thời gian này, chuyện tình yêu của Trần Dần với người con gái phố Sinh Từ vấp phải sự phản đối dữ dội từ nhiều phía Cùng với Tử Phác, Trần Dần bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp và đi ngược lại đường lối của Đảng và bị giam 3 tháng tại Hoả Lò, Hà Nội ―Ba tháng hết nằm lại ngồi, anh đã trải qua một đoạn đời đau khổ Nhưng ở Trần Dần luôn luôn có tình yêu
Trang 2021
sự sống rất mãnh liệt nó đã ngăn không cho anh đến chỗ huỷ hoại cuộc đời còn rất trẻ của mình Anh viết bài thơ ―Nhất định thắng‖ Bài thơ mở đầu bi kịch Trần Dần,
được Hoàng Cầm cho đăng trên Giai phẩm mùa xuân khi Trần Dần đang đi học tập
Cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh Cùng năm này, tháng 10 tại Sài Gòn, nhóm văn học Sáng Tạo ra đời gồm Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ với tham vọng đưa thơ Mới vào quá khứ, mở ra một trang khác cho lịch sử thơ ca Trong lúc này, văn nghệ sĩ hai miền, không nghe thấy tiếng gọi cùng nhau cách tân đổi mới, để
cùng hô ứng (Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí ở miền Nam
có điểm mặt các văn sĩ đòi tự do sáng tạo ở Bắc Hà) Trong hoàn cảnh đất nước chưa thống nhất, mục tiêu chính trị lớn của dân tộc chưa đạt được, thì hành động đòi tự do sáng tạo của các văn nghệ sĩ dễ bị coi là rũ trách nhiệm mà các nhà văn được uỷ thác
từ lúc nhận đường (1945) Thế nên, tuy Trần Dần không hề đơn độc, nhưng tiếng nói
của các nhà văn thông qua Báo Nhân văn và tập Giai phẩm đã sớm bị làm cho im
bặt, khi ngày 5/6/1958, Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ hoan nghênh kết quả thắng
lợi của cuộc đấu tranh chống Nhân Văn - Giai Phẩm Kết quả: các cây bút liên quan
bị kỉ luật Trần Dần chính thức bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm Trong thời gian nóng bỏng này, tại Liên Xô, Ba Lan, CHDC Đức, chỉnh huấn văn nghệ đều đồng loạt diễn ra
Trở lại bài Nhất định thắng của Trần Dần, bài thơ này được coi là ngòi nổ cho
cuộc tranh luận gay gắt, có tác động lớn đến cuộc đời, sự nghiệp của Trần Dần và những người bạn cùng chí hướng với ông Ngay khi bài thơ ra đời, hàng loạt sự kiện
và bài viết được thực hiện để phê phán Trần Dần một cách nặng nề
Trong bài Vạch trần bản chất phản động của Nhất định thắng của Trần Dần, Hoài Thanh cho rằng: ―Toàn bài của Trần Dần toát ra một sự hằn học đối với chế
độ tươi sáng ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất của nhân dân ta (…) Tự nó, bài Nhất định thắng trong lời và chữ của nó chứa đựng những tư tưởng phản động, đứng về phía địch, chống lại nhân dân ta, chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước Trong nền văn nghệ chúng ta đầy tin tưởng ở hiện tại và tương lai của chế độ, của dân tộc, bài Nhất định thắng của Trần Dần thật
Trang 2122
đúng như lời đồng chí Nguyễn Tuân nói, là một thứ mụn lở trên cơ thể lành mạnh‖
[39, internet]
Cùng quan điểm với Hoài Thanh, Tố Hữu cho rằng: Cuộc tấn công vào chế
độ ta và Đảng ta đã bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi hòa bình vừa lập lại Trong khi bọn gián điệp còn giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tờ - rốt – kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lượng ở trường Đại học, thì bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong phòng Văn nghệ quân đội, đã kết thành một bè phái chống Đảng (…) Được tiêm thêm ít nhiều chất phản động của Hồ Phong, Trần Dần gióng lên “tiếng trống tương lai” chửi cán bộ chính trị là “người bệnh”, “người ròi”, “người ụ” (…) Họ đòi thực hiện những gì? Trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ Thủ tiêu chế
độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội Thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội Thành lập trong quân đội một chi Hội văn nghệ trực thuộc Hội văn nghệ, không qua Cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị” Tóm
lại là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng và lỷ luật của quân đội đối với họ.[11, tr.22-24]
Nhìn một cách khách quan, đánh giá một cách công bằng thì Trần Dần là một hiện tượng phức tạp trong văn chương Ông là một nhân vật đặc biệt, có số phận lạ lùng gắn với phong trào Nhân văn – Giai phẩm Trong bài ―Nhật ký đọc Trần Dần‖, Trần Văn Toàn nhận định: ―Thơ Trần Dần đa nghĩa quá! Chỉ với bài Nhất định thắng, có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể ca ngợi ông như một người yêu nước nồng nàn‖.[48, internet] Và bi kịch của Trần Dần
cũng bắt đầu từ căn nguyên đó, Nhất định thắng, sau khi bị cắt xén, trở thành một tác
phẩm chống cộng và được chính quyền miền Nam dùng như một biểu tượng ―tố cộng‖ Còn chính quyền miền Bắc lại dựa vào đó để buộc tội Trần Dần Bi kịch của Trần Dần là: tác phẩm của ông đã bị ―bên này‖, ―bên kia‖ phán cho những ý nghĩa không có trong văn bản thơ, đem trưng dụng để tung hô hoặc buộc tội Nhiều nhà phê bình lên án nhóm Nhân văn cho rằng lối sáng tác đó là ―đòn xóc hai đầu‖, chửi địch cũng mà chửi ta cũng được, trong đó phần chửi ta nhiều hơn
Trang 22Vì vậy, sau đó không lâu, Hoài Thanh đã phải thừa nhận những hậu quả do sự
phán xét vội vàng của mình mang lại qua bài Tôi đã sai lầm như thế nào trong việc
phê bình bài “Nhất định thắng” của anh Trần Dần Lúc này ông đã bình tâm nhận
ra ―Đấu tranh tư tưởng không thể dùng lối áp bức mệnh lệnh, cũng không thể dùng
lối đa số đàn áp thiểu số Làm như thế không bao giờ giải quyết được vấn đề tư tưởng Đó là điều sai lầm của tôi trong việc phê bình bài “Nhất định thắng” của anh Trần Dần (…) Tôi nhặt từng câu chữ để chứng minh rằng tác giả đã cố ý nói xấu chế độ ta, cố ý vu khống miền Bắc Nay tôi bình tĩnh đọc lại bài Nhất định thắng thì thấy tuy có câu không được rõ nghĩa nhưng không có gì để kết luận như thế Không
có chứng cớ mà kết luận như vậy thực ra là coi rẻ một cách quá đáng sinh mệnh chính trị của một người‖ Rồi ông thành thực nhận ra ―Làm cái việc phê bình mà mang sẵn thành kiến trong mình, lại dựa dẫm vào ý kiến chung quanh, không thực
sự cầu thị, không bình tĩnh suy xét thì thật là nguy hiểm, nhất là khi đứng trong cương vị lãnh đạo thì lại càng nguy hiểm‖ Và cuối cùng là lời khẳng định quan
trọng: ―Thật là một điều oan ức đối với anh Trần Dần Không một chứng cớ gì rõ rệt
mà đã bị buộc tội trên mặt báo trước hàng vạn người [38, internet]
Trong thời kỳ lịch sử đầy gian khó của dân tộc lúc đó, do yêu cầu của xã hội, thơ cũng như văn xuôi phải hướng vào cuộc sống công nông binh để miêu tả, động viên cổ vũ những tư tưởng, hành động, tích cực, lạc quan Tất cả phải theo tinh thần sôi nổi, sục sôi ý chí chiến đấu ―Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai‖ (Phạm Tiến Duật) Vì vậy, việc ngại nói đến riêng tư và chất trữ tình công dân bao trùm, chất nghệ sĩ tạm lắng lại là điều dễ hiểu Tính quần chúng được đẩy lên hàng đầu trong việc đánh giá văn chương: ―Quần chúng xem bài này thế
Trang 2324
nào? Quần chúng có cảm xúc không? Cái đau đớn của quần chúng có được nêu lên đây không?‖ Văn thơ không hay là ―chưa nói lên được nỗi niềm của quần chúng‖ Hơn nữa, ―sở thích và sự đánh giá của quần chúng là thước đo giá trị của tác
phẩm‖[24, tr.46] Do vậy, cách dùng từ đặt câu táo bạo của nhóm Dạ đài nói chung
và của Trần Dần nói riêng trong lúc này ít được chấp nhận cũng là điều dễ thông cảm; và văn chương phải trở về với yêu cầu của những điều quen thuộc là đòi hỏi chung xuất phát từ thực tiễn của lịch sử, xã hội Như vậy, ―cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra trên đất nước chưa cần tới những thể nghiệm Trần Dần tìm kiếm Những việc được coi là cấp bách nhất lúc này giản dị hơn nhiều: động viên quần chúng tham gia kháng chiến Yêu cầu này sớm được ông chấp nhận Ông vừa
lo phục vụ cách mạng một cách tận tụy, vừa loay hoay tìm ra ngôn ngữ nghệ thuật của riêng mình‖ [31, tr.18]
Điều đáng trân trọng là trong thời gian này (1956 – 1958) và cả khoảng thời gian dài sau đó, dù phải chịu nhiều oan ức, nhưng Trần Dần vẫn viết những tác phẩm đầy tinh thần hào sảng cách mạng và chan chứa tình yêu đất nước: Hãy đi mãi, Cách mạng tháng Tám, Bài thơ Việt Bắc…
Lúc bấy giờ, những tác phẩm ca ngợi đất nước rực rỡ trong không khí náo nức của ngày đầu hoà bình, trong tư thế của con người vừa chiến thắng vẫn giữ vai trò chủ đạo Đất nước này, nói như Trần Mai Ninh: ―Tôi lim dim cặp mắt/ Không thấy nơi nào không đẹp/ Không giàu‖, hay Tế Hanh ―Dòng thơ tôi càng thưa bóng mây sầu/ Càng lấp lánh những ánh trời hy vọng‖…Tuy nhiên, những tiếng thơ của Trần Dần không bị hòa lẫn trong các bài thơ đều nói đến thống nhất đất nước, không
có ủy mị, luôn phấn đấu đi lên trực diện đấu tranh và tin tưởng đã thành công thức của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp như: ―Thằng giặc không chạy được/ Mày chết với chúng ông‖ (Nguyễn Đình Thi); ―Áo cơm đủ đầy, thắm thịt tươi da/ Dù gian khổ, có cụ Hồ, nỏ sợ‖ (Trung Anh)
Thơ Trần Dần cũng nồng nàn tinh thần yêu nước, nhưng là một tình yêu thầm lặng, không khoa trương, ồn ào Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Dần, ngay cả lúc chạm sử thi như cái tôi chung ấy, vẫn nghe thấy một tiếng gọi khác, của cái tôi thế
Trang 2425
sự Nó đòi được biểu hiện những phương diện khác của tâm hồn, mà trong hoàn cảnh kháng chiến, người ta muốn nén lại, thậm chí gạt bỏ đi Nói về những ngày chiến đấu, cái tôi lại khai thác cái mất và cái đói Nội dung này dễ dẫn tới sự thở than, uỷ mị, xuất phát từ sự đòi hỏi những quyền lợi riêng tư Nhưng trái lại, Trần Dần diễn tả cái đã mất để khắc sâu hơn cái phải giành lại được và hơn hết ông chia
sẻ những trăn trở, đau xót trước cảnh mất nước, lân tộc lầm than:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa
Mất Huế
Con sông Hương tình tự Mất
Cửa biển Hải Phòng
Mất mũi Cà Mau! (Đây Việt Bắc)
Người ta có nói tới cái được của chiến tranh Trần Dần không phủ nhận, nhưng ông xót: bao giấc mơ đã phải vùi sâu, bao khát vọng phải kìm nén Con người sống gấp hơn khi ranh giới sống chết mong manh, vì thế bớt những suy nghĩ chiều sâu Do đó mà đói Trận đói dài của cái tôi ham hiểu biết Khát khao tri thức bức thiết như khát vọng tự do Vì tự do với nó là tự do khám phá và sáng tạo Nên sau kháng chiến, khi đa số vẫn sử dụng dấu chấm than cho chiến thắng hào hùng, Trần
Dần ném ra câu hỏi: Vì đâu? Con tàu cuộc sống/ bỏ neo/ lên bến nghỉ/ hàng năm?
Và cấp thiết đề nghị một đổi thay Phải sửa sang/ cái vỏ con tàu/ đây đó/ ít nhiều/
Trang 2526
hoen gỉ? Sự ngưng đọng, trì trệ trong lối sống, chậm bắt nhịp với những đổi thay
khiến cái tôi Trần Dần trằn trọc, day dứt Thơ kháng chiến không vắng những câu thơ, bài thơ nói về tình cảm riêng tư, ở đó, tình cảm lứa đôi hoà thắm trong tình yêu đất nước Độc giả hiện đại có thể cho sự gắn kết đó là gượng gạo, nhưng đó là một hiện thực, là cảm thức của thời đại nói chung Cách ứng xử với tình cảm riêng của mỗi cái tôi góp phần bộc lộ tính cách và bản lĩnh của nhà thơ Đa số giấu đi hay e dè
biểu hiện vì Khi riêng tây ta thấy mình xấu hổ (Chế Lan Viên) Cái tôi Trần Dần
ngược lại, trăn trở liên tục về cách ứng xử với tình cảm bản năng này Nó liên tục đưa ra những giả định để mong thoát khỏi tình cảm riêng, ―hoá giải‖ tội nhớ thương
Có hai cách điển hình là giết đi để nó hoàn toàn biến mất hoặc giải phóng ra bên ngoài thể hiện bằng nước mắt, thở than Cả hai cách này đều trở nên vô nghĩa với cái
tôi nhạy cảm của Trần Dần, vì chính đôi môi những viên đạn dày/ đêm trừ tịch/ càng
kêu/ càng đắng Càng tìm cách xoá đi, tình cảm càng hiện diện mãnh liệt
Cái chung và cái riêng luôn trở đi trở lại trong các tác phẩm của Trần Dần thời gian này Tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước còn được thể hiện bằng tinh thần cao cả, sự dấn thân mạnh mẽ đến kiệt cùng:
Đi
Chẳng tính
khẩu phần hạnh phúc Liệu rồi
gọi tên mình! (Bài thơ Việt Bắc)
Với những đóng góp không nhỏ, ―lấy chất lượng thơ làm tiêu chí và coi đó là
sự lựa chọn‖, Trần Dần được coi là một trong số các nhà thơ chống Pháp tiêu biểu (Xem ―10 chân dung nhà thơ chống Pháp tiêu biểu – NXB Phụ nữ, 2006)
Trang 2627
Nói về cái án kỷ luật đè nặng lên tâm hồn Trần Dần và các tác giả trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm Sau những tháng ngày đi lao động cải tạo tại nông trường Chí Linh cùng với Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Tử Phác, đầu năm 1959, ông được phân công dịch các tác phẩm văn học của nước ngoài, chủ yếu là văn học Nga và Pháp, ở ga-ra Hội Nhà văn Lần đi cải tạo tiếp sau đó, tại khu gang thép
Thái Nguyên, Trần Dần ghi trong nhật kí: ―Tôi đang gặp kì tứ khổ: 1 khổ lao động
nặng 2 khổ đối xử 3 khổ nhớ 4 khổ nắng mƣa bất nhất, đùng đến đùng đi‖ Dẫu
vậy, Trần Dần vẫn tìm cách biến tứ khổ thành tứ khoái: ―Tôi vẫn có: 1 khoái làm
thơ 2 khoái thu tài liệu 3 khoái dự định viết 4 Khoái nhìn nghe, ngẫm ngợi và hy vọng‖ [10, tr.18] Khối lượng công việc nặng ―một quãng ngày 2, 3 tấn trở lên‖ vẫn
không ngăn nổi ông, mỗi đêm về, trong cái nóng như lò hun và cái rét đột ngột của
Thái Nguyên, thay đổi sửa chữa và hoàn thành Cổng tỉnh Sự gắng sức và mệt óc đó
đã khiến Trần Dần kiệt sức và ốm nặng Trở về Hà Nội, kể từ đó, ông sống âm thầm bằng nghề dịch sách, đứng ngoài mọi sinh hoạt văn chương chính thống
Hơn nửa thế kỷ nhìn lại, chúng ta thấy những điều đáng tiếc đã xảy ra trong
sự kiện Nhân văn – Giai phẩm xét cho cùng là do sự không nhất quán, logic trong việc nhìn nhận và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa con người nghệ sĩ với con người công dân, giữa văn chương với những yêu cầu của cách mạng của những người thuộc nhóm Dạ đài với yêu cầu chung của thời đại và của giới lãnh đạo văn nghệ với nhu cầu tự do sáng tạo cái tôi người nghệ sĩ
1.2.2.Thời kỳ hậu Nhân văn – Giai phẩm
Suốt gần 40 năm sau vụ Nhân văn, cuộc đời Trần Dần thưa thớt sự kiện - sự kiện theo nghĩa là kết quả của sự dấn thân ngoài xã hội Rất nhiều nhân vật của Nhân văn đã dừng lại con đường sáng tạo sau tấn bi kịch đó Họ mãi dừng lại ở cột mốc ấy
và chỉ còn ngoảnh lại phía sau Với Trần Dần, cột mốc ấy, ngược lại, đánh dấu một
sự lên đường quyết liệt hơn, là thời gian sung sức nhất cho tích luỹ và sáng tạo Các tác phẩm liên tiếp ra đời tạo thành niên biểu đích thực của một nhà văn - Cách thức dấn thân của một kẻ ngoài lề: Đêm núm sen (tiểu thuyết – 1961), Jờ Joạcx (thơ - tiểu thuyết - một bè đệm, 1963), Mùa sạch ( thơ, 1964), Những ngã tư và những cột đèn
Trang 2728
(tiểu thuyết, 1964), Một ngày Cẩm Phả (tiểu tuyết, 1965), Con trắng (thơ -hồi kí, 1967), 177 cảnh (hùng ca lụa), Động đất tâm thần (nhật kí – thơ, 1974), Thơ không lời (thử nghiệm thơ thị giác, 1976), Thơ không lời – mây không lời (thơ - họa), Bộ tam thiên thanh -77 ngày ngày (1979), Bộ tam 36 thở dài – Tư Mã dâng sao (1980), Thơ mini (1987)…Chỉ những người trong cuộc, gần gũi mới biết Trần Dần đã đi qua những năm tháng đó ra sao Bởi Trần Dần sống và sáng tạo chủ yếu trong tình thế: người viết thì ngồi, cái được viết ra thì nằm Mà cuộc mưu sinh không dễ Trong gần
40 năm, viết mà không một phản hồi, thúc giục, xuất bản, Trần Dần đã cho thấy sự kiên định phi thường của ông Điều mà hiếm nhà văn làm được, ngay cả những nhà
văn lớn trên thế giới Như Milan Kundera bàn về trường hợp Kafka: ―Kafka cũng đã
là nạn nhân của sự nhỏ bé của môi trường của mình Ông bị cách ly với thế giới văn học và nhà xuất bản Đức, và điều đó với ông là trí mạng Con trai một người chủ xuất bản lớn ở Đức có viết một cuốn sách chứng minh rằng đó là lí do có khả năng hơn cả khiến Kafka không hoàn thành các cuốn tiểu thuyết mà không ai đòi hỏi ông
cả Bởi nếu một tác giả không có triển vọng xuất bản những tác phNm của mình, thì chẳng có gì thúc giục anh hoàn tất nó, chẳng có gì ngăn anh tạm thời gạt nó sang một bên và chuyển sang làm việc khác‖ [23, tr.430]
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng Và đến giai đoạn
cả nước cùng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, thơ chống Mỹ cứu nước đã xuất hiện những nét mới: hướng về chính luận Yếu tố này đã đưa đến cho văn chương cái gân guốc chắc khỏe và quan trọng hơn là tạo nên cái dõng dạc, khí thế, tập trung kẻ thù và ngợi ca, khẳng định tinh thần chiến đấu, nghị lực cách mạng của nhân dân ta Những năm 1954 – 1964 đánh dấu sự trưởng thành của một giai đoạn văn học Đó là kết quả của một quá trình tích lũy chuyển biến trong mười năm cách mạng Và sự trưởng thành này cũng chứng tỏ các nhà thơ, nhà văn đã có sự thay đổi
về chất, có trình độ tư tưởng cao, nghệ thuật độc đáo, có bản lĩnh trong đội ngũ đông đảo Tuy nhiên, ―Mười năm sau chiến tranh là chặng đường quán tính của thơ ca cách mạng Đời sống nhân dân, thân phận nhà thơ không khỏi xót xa trước tình cảnh chung của đất nước, nhưng thơ vẫn hát ca theo những cảm hứng vui tươi‖ Vì thế,
Trang 28Chuyến phà rào rạt, bến nước Bình Ca (Ta đi tới – Tố Hữu)
Tôi lim dim cặp mắt Không thấy nơi nào không đẹp
Không giàu (Tình sông núi – Trần Mai Ninh)
Cũng như cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh toàn dân, chiến tranh vệ quốc Điều này
đã quy định tính chất toàn dân của văn học và nâng cao khả năng tham gia sáng tác của quần chúng nhân dân
Trong khí thế chung ấy của dân tộc, mặc dù bị ―treo bút‖ và tác phẩm đã viết
ra không được công bố, Trần Dần vẫn góp những vần thơ hào hứng, đầy tinh thần trách nhiệm với dân tộc, với đất nước, theo cách đặc biệt của riêng ông qua tác phẩm
―Cổng tỉnh‖ Ông viết về lãnh tụ và chiến sĩ cách mạng với niềm tin yêu chân thành:
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã về
Ta sắp có quê hương
Tôi đau đồng chí Thụ ngã
Ai nhặt dùm tôi viên đạn đồng rớm máu đỏ Bạch Mai?
Ông theo chân người Phạm Bảy để khắc họa nên một tượng đài anh hùng cách mạng bằng những câu thơ hào sảng, phơi phới niềm tin:
Ơ! Có người phá tù Một người đồng đỏ đúc! Chúng mày ơi!
Trang 2930
Ông cũng viết được những vần thơ kêu gọi đầy hào sảng:
Đau tôi ngã xuống từng làng Hãy cứ mặc ruột lòi bíu đất quẫy lên Nhằm họng thù xốc đến
Tôi sẽ chém mày trên tội ác mày gây Đưa tôi sấm búa! Đưa tôi sét liềm!
Hãy đạp tung thành quách khóa (…) Vùng lên! Nô lệ vùng lên Đây là cuộc phá gông lần cuối
Để mãi mãi về sau người chẳng thể cùm người
Dù bị hắt hủi, không được công nhận, nhưng hiếm có câu thơ nào nói lên tình yêu tổ quốc sâu sắc và thấm thía đến như:
Dù bị vứt bên lề đường/ Dù bị tàn tật
Ta vẫn khăng khăng yêu tổ quốc thật lòng (Cổng tỉnh)
Viết về khí thế quật khởi của nhân dân, Trần Dần có những câu thơ sôi sục:
“Đả đảo bọn phát xít!”
Một tiếng thét đám đông cựa mình nứt bung cũi phố (…) Đả đảo bọn phát xít!/ Đánh Pháp! Đuổi Nhật”
(…) Đám đông cuộn mình/ Cuộc tuần hành loi thoi bể đấm
Không chỉ sáng tác thơ, trong những năm bị ―đóng khung‖, ―giam lỏng‖, Trần Dần còn sáng tác văn xuôi Hai tác phẩm văn xuôi tiêu biểu nhất của ông thời
kỳ này là ―Một ngày Cẩm Phả‖ và ―Những ngã tư và những cột đèn‖ Có thể thấy rằng, không chỉ trong thơ mà ngày trong văn xuôi ông cũng luôn có ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng cách tân, sáng tạo Trong tác phẩm của ông, từ nội dung đến hình thức đều hoàn toàn mới, lạ và có ý nghĩa riêng Nhưng tất cả đều được ông miệt mài tìm tòi, xây dựng với mong muốn tạo nên những nét mới, mang đến những cách tân độc đáo, góp phần đẩy nền văn học nước nhà đi xa hơn và lên cao hơn
Trang 3031
Khách quan mà nói, khi bị tách ra khỏi đời sống văn nghệ, Trần Dần có thể tìm thoát ly trong những chốn bồng lai tiên cảnh, trốn tránh hiện thực để tìm niềm vui riêng cho bản thân và cho thứ nghệ thuật bị ghẻ lạnh của mình Nhưng ngược lại, ông đã một mặt nỗ lực cách tân thơ, cách tân văn xuôi, mặt khác, tìm đường để đi đến gần với quần chúng, khẳng định vai trò của người nghệ sĩ – công dân trước vận mệnh dân tộc Chính Trần Dần đã nói: ―Mình bị ảnh hưởng Mai-a thực, nhưng cái chính là mình chịu ảnh hưởng thực tế cách mạng Việt Nam Do đó mình sẽ dần trở thành mình‖ Tư tưởng và nỗ lực đó đã giúp ông khẳng định được vị trí và giá trị nhân cách người nghệ sĩ chân chính trước cuộc đời
Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, từ 1975 – 1985, văn học Việt Nam vẫn mải miết trên những đề tài quen thuộc; khi hướng đến đời sống hòa bình, lao động xây dựng thì ngợi ca là cảm hứng chủ yếu Không bị cuốn theo lối viết giản đơn đó, Trần Dần vẫn miệt mài trên con đường nghệ thuật của mình với nhiều tác phẩm có tính khơi mở cho nền thơ hiện đại Việt Nam sau này như: thơ họa, thơ mi - ni Mặc
dù mọi sáng tác của ông đều bị ―đóng chai‖, ở trạng thái ―nằm‖ nhưng ông vẫn kiên trì, vẫn âm thầm sáng tác với sự ráo riết trong những tìm tòi, thể nghiệm nghệ thuật của mình Lúc này, những tác phẩm của ông như được viết ra cho chính mình, viết ra như một lời tự bạch để ―đổ bớt‖ mình đi:
Tôi – một người chuyên thích/những gió lên những cánh buồm bát ngát/bây giờ tôi nằm liệt nửa người
bất động như đã kề miệng hố (Ốm 2)
đến những điều tưởng chừng là nhỏ nhặt của thường nhật:
Thêm một ánh đèn/cho các ngõ xóm đìu hiu Thêm bát canh ngon
Cho mâm cơm nghèo của người tuổi tác (Ốm 4)
Từ cách ứng xử với ngoại giới:
Hãy ôm thế giới này, tha thứ cho nó Hãy thắp mọi chòm
Sao cũ! Cả những vì sao đã tắt lụi từ lâu (Sổ bụi 1979)
đến nỗi lo về sự cô đơn, ngay cả khi đã chết
Trang 31ÔI CÁI MÙI NGƯỜI, MÙI HỐI HẢ NHÂN SINH (Sổ bụi cuối 1989)
Ông không đi lạc bước sang con đường thù địch với cuộc đời, với loài người, lẩn trốn vào một thế giới huyền ảo, siêu nhiên Mà nỗi niềm thế sự vẫn đau đáu khôn nguôi:
trời Bình Định lam màu Bình Định Để gió về hôm sớm tím lam
hơn Nhớ nhà, nhớ quê (Sổ bụi 1979)
tôi khóc trên độc áck – nhân tình Trên áck độck nhân sinh
(Sổ bụi 1988)
Chính việc luôn giữ mối liên lạc chặt chẽ với cuộc đời dù trong hoàn cảnh nào đã khiến những tình cảm quen thuộc của con người đời thường vẫn sống trong ông với nhịp đập khác lạ:
12 THÁNG NĂM THứ TƯ, 19 THÁNG TƯ NHÂM TUẤT 6 giờ
Tối Tử Fác đi… đời lìa, con biệt, ô hô Ổi khóc
Và LÊNH ĐÊNH vẫn nhớ QUAY TƠ Bọn bạn khóc (Trần dần
Lê đạt, Hoàng cầm Trúc lâm Đoàn trúc zù vắng, từ viện E
khóc ra Zương tường Vv) 13 nhập quan 8 jờ sáng 14 Văn điển
(Sổ bụi 1980 – 1981)
Có một khía cạnh nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nên một Trần Dần uyên thâm và hiện đại Đó là những năm tháng dịch các tác phẩm văn học nước ngoài Nhờ đó, ông có điều kiện tiếp xúc với nguồn sách ngoại văn khổng lồ của Thư viện Quốc gia, nói theo cách của Lê Đạt là ―du học tại chỗ‖ Lúc
đó cũng may rằng anh em Việt kiều ở Paris vừa biếu Việt Nam một loạt sách về hoạt động những năm 50 của Pháp, tức là những năm sôi nổi nhất về hoạt động trí tuệ Pháp, nào là phái cấu trúc, nào là phái phê bình mới, Roland Barthes‖ Cần thấy
rõ một thực tế, một số nhân vật tiêu biểu của Nhân văn có trình độ ngoại ngữ cao,
Trang 3233
ngoài Trần Đức Thảo là người thường xuyên tiếp xúc với ngoại văn thông qua những tờ báo tiến bộ của nước ngoài, Trần Dần đã chứng tỏ ông thông thạo ngoại ngữ qua những tác phẩm dịch, như: Thơ Maiacôpxki, Tiểu thuyết ―Tội ác và trừng phạt‖ của Đôttôiepxki, Căn cứ nguyên tử của Laxmex, Truyện ngắn Pháp, một số sách dịch khác không ghi tên của nhà văn, ví dụ bộ ba tiểu thuyết dịch Jăc Vanhtrax (trilogie) gồm Chú bé, Cậu Tú, Người khởi nghĩa Một người học vào loại xuất sắc thời Pháp, tư duy sắc sảo như Trần Dần mà, mấy chục năm trời, ngày này qua ngày khác, miệt mài đọc và tích luỹ, thì kết quả của cái sự đọc ấy là không thể nhỏ Và sự thực theo cách này, Trần Dần sớm thẩm thấu trực tiếp thành tựu của khoa học nhân văn (và không ít thành tựu khoa học tự nhiên) trên thế giới Thiết nghĩ đây là nguyên nhân sâu sắc dẫn tới sự thay đổi thi pháp của Trần Dần, khiến ông dứt khoát đoạn tuyệt với lối viết của mình giai đoạn trước
Dưới góc nhìn khái quát và khách quan, chúng ta có thể nhận thấy suốt đời sáng tạo của Trần Dần luôn bước đi trên con đường của nghệ thuật chân chính; và ông cũng đã hoàn thành sứ mệnh của người nghệ sĩ chân chính, dù ở bất cứ giai đoạn nào trong đời văn và đời người nhiều sóng gió
Tiểu kết chương Dương Tường khi nhớ về Trần Dần, đã khẳng định: ―Trong nhãn chữ của tôi, Trần Dần là một người khổng lồ, cái nòi mà ở thời nào và nơi nào cũng hiếm‖ Ông
là một ca rất đặc biệt trong văn học hiện đại, người chịu nhiều hiểu nhầm (hay bị không hiểu) nhất trên cả bình diện văn học lẫn chính trị và xã hội Trong một thời gian dài (cái dài đáng sợ với hầu hết ai rơi vào tình cảnh đó vì nó chiếm quá nửa đời người, cả sau cái chết), Trần Dần liên tục chịu nhiều điều tiếng Phía bên ngoài đa số nhìn ông như một người tuẫn đạo hay chống đối Không phủ nhận yếu tố đó trong con người Trần Dần, nhưng đó chỉ là cách biểu hiện tất yếu của một tính cách quyết liệt, thẳng thắn nhiều khi đến cực đoan trong nghệ thuật của ông
Có thể nói, trong hành trình vận động của lịch sử văn học Việt Nam, Trần Dần cũng như nhóm Nhân văn – Giai phẩm đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển và đổi mới văn học Xét một cách công bằng thì những vấn đề lí luận mà
Trang 3334
các tác giả trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm đặt ra từ hơn nửa thế kỷ trước vẫn chưa hề lạc hậu Vấn đề cách tân và ý hướng xây dựng sáng tác trên nền tảng căn bản của triết học, mỹ học, khát vọng xây dựng một nền nghệ thuật trên tinh thần tiếp thu truyền thống và hội nhập thế giới, vấn đề vai trò của người nghệ sỹ - trí thức trong xã hội hiện đại; vấn đề hình thức, cách viết…vẫn đang là những vấn đề thời sự đặt ra trước mỗi người nghệ sỹ hôm nay Trong một bài viết khác, Dương Tường
cho rằng: Đáng lẽ ra Trần Dần và nhóm Nhân văn – Giai phẩm có thể là một mốc
thứ hai (sau Thơ Mới) trên tiến trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam Nếu đánh giá đúng Nhân văn – Giai phẩm và Trần Dần, có thể chúng ta phải viết lại sách giáo khoa văn học và viết lại một chương trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1955
– 1956 [50, internet]
Không chỉ gợi mở những vấn đề lí luận, trên thực tế, các tác giả này đã lựa chọn cho mình một hướng sáng tạo riêng, và hơn thế, đã tận lực đẩy những thử nghiệm của mình đến tận cùng ranh giới, khiến sáng tác của họ thường chênh vênh đứng giữa những đánh giá rất trái ngược, giữa một bên là sự độc đáo, cách tân và một bên là sự ―phản động‖, ―đồi trụy‖, tối tăm như lịch sử đã từng ghi nhận
Trong hành trình sáng tạo của mình, một mặt Trần Dần ―hướng tâm‖ Cách mạng để tiếp thu những nét tư tưởng chung của nền văn học Cách mạng, mặt khác ông không ngừng ―ly tâm‖ về cách thức thể hiện để làm nên những tác phẩm rất riêng biệt Phản ứng của Nhân văn – Giai phẩm nói chung, và của Trần Dần nói riêng tuy chưa đi xa hơn việc đặt vấn đề để đưa ra được một ý niệm mỹ học cụ thể, hoàn toàn mới mẻ; nhưng bản thân hành động đặt vấn đề đã có nhiều ý nghĩa, nó là tiền đề quan trọng và vững chắc để từ đó một ý niệm mỹ học mới được hình thành
Trang 3435
Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN VÀ THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN”
án
Những sáng tác của Trần Dần, từ năm 1957, bị ―đóng chai‖, gần 30 năm sau mới có thể quay trở lại cuộc đời Vụ án của Trần Dần là vụ án của một tinh thần luôn
―cựa mình‖, luôn đổi mới không được thừa nhận Trần Dần bị kết án cũng có nghĩa
là tinh thần cách tân bị kết án Tuy vậy, cách tân, phê phán vẫn được thực hiện trong những năm ông quan sát đời sống văn nghệ sau bức tường ngăn cách Tinh thần không mệt mỏi ấy là một sự thể hiện đúng với bản chất của một nhà văn chân chính Tìm hiểu về hiện tượng Trần Dần, ta nhận thấy ông là một sự dấn thân đến kiệt cùng, là nỗ lực bảo vệ cá nhân trước sự đồng hóa, theo tinh thần ―vấn đề không phải
là chọn lấy thời đại của mình, mà tự chọn lấy mình trong thời đại‖ Sự dấn thân đó trước hết được thể hiện ở quan niệm về nhà thơ và về thơ mà Trần Dần đã đưa ra trong bản Tuyên ngôn tượng trưng và tiếp tục được ông chiêm nghiệm, đúc kết một cách bền bỉ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình
Trong nền văn học Việt Nam, có lẽ không nhiều nhà văn đưa ra một cách hệ thống các quan niệm về văn chương, về nhà văn và riết róng theo đuổi, đào sâu chúng đến tận cùng như Trần Dần Ở những sáng tác của ông hay trọng các tập nhật
Trang 3536
ký, người đọc tìm thấy nhiều ý kiến, quan điểm sâu sắc của Trần Dần về nghệ thuật làm thơ, viết văn, về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, về truyền thống và cách tân trong văn chương, về ý nghĩa của văn học đối với cuộc đời…
2.1.1 Quan niệm về nhà văn
Trần Dần có một hệ thống rõ ràng về quan niệm thiên chức và phẩm chất của những người sáng tác văn chương nghệ thuật Và cả cuộc đời cũng như các tác phẩm văn chương của ông là minh chứng chân thực nhất, hùng hồn nhất cho những quan niệm ấy
Người sáng tác văn chương trong mắt Trần Dần, trước hết phải là người luôn biết ―dũng cảm đi tiên phong trong cuộc đổi mới‖ và ―dám hy sinh vì nghệ thuật, vì đời sống tinh thần của dân tộc‖ Để làm tròn bổn phận của một nhà văn chân chính, theo ông, điều quan trọng là phải làm tròn bổn phận người như ông đã từng nói:
―Nhân cách là văn cách Đấy là nhân cách sáng tạo Tôi mong muốn mỗi công dân là một người thơ Đầu tiên là làm người‖ [29, internet] Từ quan niệm đến hành trình sáng tạo của Trần Dần là một sự nhất quán về phương hướng và từng bước đi Nhìn lại những chặng đường đã đi ta thấy ông đã luôn làm tròn bổn phận của con người công dân lẫn con người nghệ sỹ trước vận mệnh dân tộc và trước chính cuộc đời mình
Với tinh thần cách tân mạnh mẽ, ông luôn thể hiện thái độ gay gắt với những sáng tác ―dễ dãi, tầm thường‖ Ông ghét kiểu tạo hình ảnh bằng cách so sánh nhạt nhẽo, như: ―Dòng chảy như cái này như cái kia Chim bay như cái con khỉ con tiều
gì đó‖…Ông ghét những lối tạo hình ảnh dễ dãi, tầm thường, hủ lậu Trần Dần luôn thể hiện sự khát khao muốn tìm được những giá trị mới mẻ, bền vững của thơ ca
Đòi hỏi một cách nhìn mới về người sáng tác được Trần Dần và những người
bạn cùng chí hướng đưa ra từ rất sớm Trong bản Tuyên ngôn tượng trưng của
nhóm Dạ đài, Trần Dần đã đặt ra vấn đề ― Làm sao người ta cứ khóc mãi, than mãi, rung động mãi theo con đường rung động cũ! Làm sao người ta cứ nhìn mãi vũ trụ
ba chiều và thu hẹp tâm tư ở bảy dây tình cảm‖, ―Cho nên buổi chúng tôi xuất hiện,
chúng tôi để cho tàn suy giấc mơ của những người thuở trước‖ [10, tr.53] Không
Trang 3637
bằng lòng đi trên con đường đã trở nên bằng phẳng, quen thuộc mà những nhà Thơ mới mở ra, Trần Dần và nhóm Dạ đài đề xuất ―chôn Thơ mới‖ Đề xuất này không phải là sự hạ thấp Thơ mới, mà ngược lại, những người nghệ sĩ trong nhóm Dạ đài luôn coi Thơ mới là một giá trị không thể chối cãi Nhưng đồng thời, đó cũng là một giá trị cần phải vượt qua để xác lập những giá trị mới cho văn chương Những nhu cầu đó xuất phát từ tinh thần dấn thân một cách vô tư, say mê trong nghệ thuật, vì nghệ thuật Chính điều này đã trở thành động lực âm thầm mà mạnh mẽ góp phần thúc đẩy văn học Việt Nam phát triển
Đi sâu hơn từ quan niệm về nhà thơ chân chính, Trần Dần cho rằng: Người thi
sĩ phải mất máu trên một vần thơ như người chiến sĩ mất máu trên một lô cốt địch (…) Những vần thơ hay nhất, mới nhất là những vần thơ lăn lộn trong cái thực tế mưa bão ấy [5, internet] Cách nói giàu hình ảnh và sắc sảo đó đã tô đậm thêm quan
niệm của Trần Dần về nhà thơ Theo đó, nhà thơ phải gắn mình với cuộc đời để cảm nhận được những xung động và trăn trở trước những vấn đề của cuộc sống Nhà thơ muốn sản sinh được những câu thơ giá trị cần phải lao động cật lực trên cánh đồng chữ như người chiến sĩ sẵn sàng ―mất máu trên một lô cốt đich‖ Quan niệm này có phần tương đồng với những quan niệm phổ biến rộng rãi như:
Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu (…) Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền (Là thi sĩ – Sóng Hồng)
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên)
Những điểm tương đồng đó đóng vai trò làm nền tảng tư tưởng cho hành trình sáng tạo của Trần Dần; nhưng đồng thời, ông không để bị mất đi cá tính, phong cách của mình Ông luôn tự nhủ:
ĐỪNG VIẾT CÁI GÌ KHÔNG RƠM RỚM BÊN KIA?
KHÔNG NGẠC NHIÊN CHÍNH MÌNH? (Sổ bụi, vở bụi 1985)
Trang 3738
Và khẳng khái tuyên bố:
TÔI THÍCH VIẾT CÁI CHƯA BIẾT
MẶC CÁC ÔNG VIẾT CÁI ĐÃ BIẾT (Sổ bụi 1988)
Hơn thế nữa, ông luôn có một niềm tự tín cao cả và đầy kiêu hãnh về cuộc dấn thân, tìm tòi trong những thể nghiệm nghệ thuật của mình để có thể tự tin và dõng dạc tuyên bố:
Tôi có thể mắc nhiều tội lỗi Chẳng bao giờ
mắc tội không sáng tạo – nằm ỳ
Nỗi sợ mắc tội ―không sáng tạo – nằm ỳ‖ trở thành ý thức, và từ ý thức trở thành niềm tự trọng, thành một phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ nơi ông Và những lời tuyên ngôn trên đã không trở thành lời nói suông, bởi ông luôn đặt cả cuộc đời mình, cả tâm hồn và thể xác mình trên con đường không có điểm dừng trong những cuộc dấn thân khám phá văn chương nghệ thuật đến kiệt cùng Từ sự quan sát sắc sảo và tinh thần tìm kiếm riết róng đó, Trần Dần đã rút ra bài học không chỉ cho mình:
không đi đường dễ cửa dễ
Trang 3839
tiêu chí quan trọng: Người ta hay nói tới cá tính của một nhà thơ Đó là một điều rất
hệ trọng Vì rằng, cá tính của nhà thơ rõ rệt hay mờ nhạt, đặc sắc hay tầm thường là
nó chứng tỏ nhà thơ đó sống và viết có ý thức sâu sắc hay nông cạn về vị trí của mình, của nghề nghiệp mình trong mối liên quan chung xã hội Nói cách khác, cá tính biểu hiện trình độ thức nhận của thi sĩ đối với cuộc sống (…) Ít nhất nhà thơ phải tới mức có cá tính [5, internet] Ở điểm này, Trần Dần coi tinh thần tìm tòi,
sáng tạo không chỉ ở trên bình diện chữ nghĩa, mà còn đặt ở mức cao hơn: sáng tạo phải thấm vào từng đường gân thớ thịt, trở thành nguồn máu nóng, thành tính cách của người cầm bút Theo ông, cái đau khổ của người cầm bút là ―hát lên bằng một giọng hát tầm thường‖
Thậm chí, cách viết của Trần Dần còn được nâng lên làm tiêu chí để xem xét
sự ―sống – chết‖ của nhà văn đó: “nói tao biết mày VIẾT thế nào – tao sẽ nói mày
SỐNG – CHẾT ra sao‖ (Sổ bụi 1986) Hay nói cách khác, chính cách viết của người
cầm bút làm nên giá trị của anh ta; nó có ý nghĩa đến sức sống hay vận mệnh của tên tuổi, nhân cách văn Có lẽ chính sự đòi hỏi này đã khiến Trần Dần ráo riết đến thế trong việc tìm kiếm cho mình một phong cách riêng, tạo cho mình một gam màu đặc biệt giữa nhiều gam màu dễ hòa lẫn khác
Trần Dần đưa ra định nghĩa thú vị và giàu sức gợi về nhà văn: Kẻ viết? đạp
đổ chân trời? xổng xích chân mây? Kẻ viết bất biết thị phi khen chê? Thị phi hiểu?
Có lẽ xuất phát từ chính cá tính và khát vọng nghệ thuật của mình Trần Dần muốn cấp cho nhà văn những nguồn sức mạnh đủ để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của những giới hạn, những ranh giới gò bó khả năng sáng tạo Thậm chí, người cầm bút trong mắt Trần Dần còn là người có đủ tự tín và ngông ngạo để ―bất biết thị phi khen chê‖,
―thị phi hiểu‖ Có lẽ mục đích hướng đến hành động này chỉ đơn thuần là để nhà văn, nhà thơ luôn là chính mình, sống đúng với mình và làm nên bản sắc riêng cho các sáng tác của mình Theo một cách khác, câu này cũng có thể hiểu là một sự thách thức, một kiểu ngạo đời của kẻ tự biết mình có cái hơn người, hơn đời? Nhìn lại cuộc đời sáng tạo của Trần Dần, dường như cả hai cách hiểu trên cùng được chấp nhận, bổ sung cho nhau để khắc họa nên một chân dung nhà văn rất Trần Dần
Trang 3940
Cuộc đời của nhà nghệ sĩ là cuộc đời hoạt năng Họ tìm kiếm những điều mới
mẻ và sự thật cho tác phẩm của mình một cách chủ động Sự phê phán của họ luôn
đi kèm với sáng tạo Người nghệ sĩ chân chính là người phá hủy và cũng là người gây dựng Nghệ sĩ tạo ra sự khác biệt bằng những cách tân, chính các giá trị mới đó đặt họ vào thế đối lập với những cái cũ Bởi khi bắt tay làm cái mới, họ đã phải đập nát những cái mà từ trước tới nay số đông tôn thờ Lao động của người nghệ sĩ là lao động của lòng dũng cảm Và Trần Dần suốt cả đời mình đã lao động với lòng dũng
cảm ấy, ông luôn tâm niệm: ―Thơ là mạng sống, là lý lịch thực của đời tôi‖ (Sổ bụi
1988)
Với cá tính mạnh mẽ và tinh thần cách tân triệt để đến tận cùng, Trần Dần là con người của dằn vặt, trăn trở, song cũng là con người có trái tim run rẩy, cặp mắt rưng rưng trước cái mới đang sinh thành Quan niệm về người cầm bút của Trần Dần tuy có nét cực đoan, nhưng trong đó chứa rất nhiều kinh nghiệm quý báu dành cho người nghệ sĩ chân chính trên hành trình đi tìm lối đi cho nghệ thuật thi ca của mình
2.1.2 Quan niệm về tác phẩm văn chương
Ngay từ khi bước chân vào con đường sáng tác văn chương, ông và những người cùng chí hướng với ông đã dõng dạc: ―Không thể rung cảm chúng ta nữa cái văn chương cổ tích chỉ có một chiều, chỉ gợi nhắc một cõi đất, một tâm tình…Sau cái thế giới hiện trên hàng chữ, phải ẩn giấu muôn nghìn thế giới, cả thế giới đương
thành và đương hủy‖ (Tuyên ngôn thơ tượng trưng) Những câu chữ trên thể hiện
khát vọng cháy bỏng về việc đổi mới văn chương nghệ thuật theo một lối tư duy khác, hướng tới những thang bậc giá trị và thực sự mới mẻ
Trần Dần trong suốt hành trình sáng tạo của mình luôn cố gắng thay đổi cách nghĩ, cách viết đã kịp trở thành khuôn sáo, thành công thức lúc bấy giờ Sự sáng tạo, cách tân không ngừng của ông chỉ để nhanh chóng thay đổi nhận thức ở người đọc,
từ đó thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo ở người viết Trần Dần tự nhận ―thơ tôi là một cơn
ác mộng‖ Đọc thơ Trần Dần, các kinh nghiệm cảm nhận thơ cũ luôn có nguy cơ bị xóa nhòa; và rất có thể sẽ là ―ác mộng‖ với ―độc giả muốn đi tìm nghĩa trước khi đi tìm cảm giác… chữ không trói vào nghĩa, chữ không bôi vào chỗ trống vô nghĩa, và
Trang 4041
cũng không cần phải tự dinh dưỡng bằng những thi đề rõ rệt‖ Và ông đưa ra lời
khuyên đầy khiêu khích: Bạn đọc? Nếu mày không trực hiểu? mày hay chửi và mày
không đọc nữa? mấy quyền công dân đọc của mày Quan niệm của Trần Dần có rất
nhiều điểm tương đồng với quan niệm của những nhà thơ Dạ đài, như Lê Đạt trong
Bóng chữ: ―Bạn đọc trước khi bước vào bài thơ xin tạm để lại cách đọc tuyến tính
thuần duy lý ở ngưỡng cửa như người khách bỏ giày trước khi vào một trà thất Nhật Bản…Bạn hãy thử để những hình ảnh, những con chữ trong câu thơ dắt dẫn trên con đường tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa tiêu dùng một chiều quen thuộc hàng ngày‖ Đây thực sự là những ―chỉ dẫn‖ giúp người đọc có thể tiếp cận với những nét mới ở cách biến tấu âm, biến tấu chữ…trong các tác phẩm văn chương của các tác giả Dạ đài
Từ khi tạo được những ấn tượng ban đầu đến những trang viết cuối cùng, người đọc sẽ thấy rải rác những chiêm nghiệm đặc sắc, thâm thúy và đầy tính dấn thân của ông đối với văn chương nghệ thuật Ít có tác giả nào đẩy tác phẩm lên vị trí
―bản gốc‖ của cuộc đời chung và ―lí lịch thật‖ mảnh đời riêng của mình như Trần Dần:
Tác phẩm là bản gốc? đời là bản sao
Ối ôi luôn tam sao thất bản
Cũng như nhiều hiện tượng văn học có giá trị khác, với Trần Dần, con người làm ra văn chương, nhưng văn chương cũng góp phần làm nên diện mạo con người
Đi vào từng khâu lao động của người cầm bút, Trần Dần cho rằng: ―Tôi giản
dị đồng nhất Thơ và Chữ (…) Ưu tiên tác nghĩa? Con chữ ưu tiên Bọn con Nghĩa phải sáu phía ruồi bu, à à vo ve quanh con Chữ Chữ như ám sát sự vật, từ đó đẻ ra
Nghĩa mới Tôi viết – tức là tôi để con Chữ tự mình làm Nghĩa‖ (Sổ bụi 1988)
Trong tay Trần Dần, mỗi con chữ như một sinh linh, có linh hồn, có quyền quyết định sự sống chết sinh sôi của mình trên trang giấy, cũng có quyền ban phát, ―ám sát‖ hay ―đẻ ra‖ những kẻ ―à à vo ve‖ quanh mình Ở đây, dường như ông muốn qua các tác phẩm của mình để chiêm nghiệm lại nhiều giá trị của cuộc sống Qua góc