Những cách tân trong thi pháp nhân vật tác phẩm ―Những ngã tư và những cột

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 52)

5. Cấu trúc

2.3. Những cách tân trong thi pháp nhân vật tác phẩm ―Những ngã tư và những cột

những cột đèn”

Sau thời kì Đổi mới (1986), văn học Việt Nam từng bước chứng kiến những sự kiện xé rào hệ hình nghệ thuật cũ, dướn mình sang khu vực hệ hình nghệ thuật khác. Sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Vũ Đình Giang,… giống như những làn sóng lấn dần rồi vượt tràn qua bờ chắn của hệ hình cũ, từng bước đưa văn học nước nhà hòa nhịp cùng nhân loại chuyển sang thời kì hậu hiện đại.

Sự chuyển biến đó là bước đi tất yếu của tiến trình văn học, được chấp nhận bởi sự cơi nới của ý thức hệ chính trị, được bảo đảm bằng kinh nghiệm, thành tựu

54

có tuổi thọ của nghệ thuật hiện đại thế giới, được hỗ trợ bởi khoa học công nghệ thông tin. Hoàn cảnh thuận lợi như vậy không thể tìm được ở những năm 60 thế kỉ XX. Vậy mà, chính ở những năm khó khăn đó, thiếu tất cả những điều kiện trên, cuốn tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn của một ―thủ lĩnh trong bóng tối‖ được hoài thai, sinh thành, có điều nó lặng lẽ tồn tại suốt gần nửa thế kỉ, ở ―phía nhật thực‖, ở dạng ―tiểu-thuyết-nằm‖. Đầu năm 2011, sau 44 năm đóng bụi, lần đầu tiên nó mới được công bố. Ngay lập tức, tác phẩm làm công chúng không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng bởi tính hiện đại, đi trước thời đại đến nửa thế kỉ. Nhìn từ nhiều phương diện, nội dung và hình thức, Những ngã tƣ và những cột đèn của Trần Dần là một thứ cây lạ trong vườn văn học thời ấy, khác hẳn ngay cả so với Ngƣời ngƣời

lớp lớp, một tiểu thuyết trước đấy của ông. Những bờ chắn của hệ hình nghệ thuật

đang ở ngôi độc tôn đều bị lấn qua, xoá nhòa, để trình diện trước bạn đọc một thi trình ―Mùa sạch‖ đầy lạ lẫm trong văn xuôi.

Trong luận văn, chúng tôi sẽ phân tích một số phương diện về thi pháp của

Những ngã tƣ và những cột đèn, xem độ lấn bờ của Trần Dần tới đâu trong việc đánh

đổ ngôi độc tôn của hệ hình cũ, tạo ra một đa nguyên văn hoá thẩm mỹ, mở thêm những chân trời mới cho văn học.

Trước tiên. ở phương diện văn bản hình tượng nhân vật ta thấy tác giả Những

ngã tƣ và những cột đèn đã xác lập một cái nhìn vượt qua ranh giới của nghệ thuật

hiện thực XHCN lúc bấy giờ một quãng khá xa. Dưới đây luận văn xin đi vào 2 khía cạnh: tự sự đa điểm nhìn, đối thoại đa phức. Qua đó, sẽ làm toát lên những điểm mới, cách tân trong việc xây dựng thế giới nhân vật của Trần Dần.

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 52)