Tạo nhịp điệu bằng thay đổi chấm, phẩy

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 98)

5. Cấu trúc

3.3.4. Tạo nhịp điệu bằng thay đổi chấm, phẩy

Trong tác phẩm còn có nhiều kiểu diễn ngôn là lạ so với văn chương khúc chiết miền Bắc thời đó, ví dụ như việc chập lời gián tiếp và lời trực tiếp vào nhau:

“Tôi nói hay hay hay, ba lần liền”, “Tôi nói hừm hừm, hai lần liền”, “Đối phƣơng

bảo tao đi họp, tao bảo vâng” [9, tr.97]. Nhưng lạ nhất vẫn là dấu phụ tu từ, giống

như dấu ngắt nhịp chủ tâm. Nhìn vào toàn bộ văn bản Những ngã tƣ và những cột đèn, tràn vào mắt người đọc là các dấu phẩy, dấu chấm câu nhiều hơn bất cứ một văn bản thông thường nào, cho thấy Trần Dần cố tình dùng dấu ngắt câu để tạo ra những nhịp điệu riêng, gây ấn tượng về sắc thái ý nghĩa đặc biệt có tính nội tại.

100

Ta đọc hai đoạn văn đầy dấu chấm và phẩy sau đây của Trần Dần, thử phân bố lại chúng theo cách thông thường, sẽ cảm thấy ngay một khác biệt nào đó trong sắc thái ý nghĩa. Đoạn thứ nhất: “Tôi đi làm trong phố sớm. Phố còn nhọ. Xe điện chạy lanh canh chuyến sớm nhất. Đèn đƣờng chƣa tắt. Đèn thức trắng qua đêm. Lác đác xe đạp bộ hành, là bộ hành thu, là xe đạp thu, là lác đác thu. Tôi nghe thấy tiếng ngƣời, chào nhau trong phố. Tôi chào những ngƣời quen đi qua tôi, những ngƣời không quen đi qua tôi. Tôi nghe tiếng ngƣời, hỏi nhau bây giờ làm gì. Tôi nghe tiếng ngƣời, trả lời bây giờ làm gì.” [9, tr.192 - 193]. Đoạn thứ hai:

“Tôi phóng xe vun vút, qua các ngã tƣ. Có gì xảy ra rồi. Tôi cứ chờ mãi. Cái gì xảy đến, thì đến rất nhanh, trở tay không kịp. Tôi gò cổ đạp. Nội thành láo nháo xe cộ, láo nháo nam nữ đi phố, láo nháo gió đông bắc. Nhƣng buổi sáng vẫn iên tĩnh. Phố vẫn iên tĩnh. Giao thông láo nháo, nhƣng thành phố vẫn iên tĩnh. Thành phố buổi sáng thứ năm, láo nháo gió, láo nháo cột đèn, láo nháo nữ bộ hành, nam bộ hành, láo nháo ngã tƣ, ô tô, tàu điện, láo nháo phố và tôi.” [9, tr.328]

Khi tuyên bố ―viết như khạc nhổ mọi tu từ‖, ―tóm lấy tu từ vặn ngoéo cổ‖, Trần Dần đã tuyên chiến với mọi từ ngữ sờn mòn, tự mình đi tìm những biểu hiện mới của ngôn từ. Có thể, trong Những ngã tƣ và những cột đèn, những biểu hiện mới ấy chính là những là dấu phụ tu từ, chúng có chức năng, giống như thơ bậc thang, chuyển tải cách ngắt nhịp và sắc thái ý nghĩa vào từng bộ phận nhỏ của cấu trúc câu. Cũng như xu hướng thơ mini của Trần Dần sau này, từ và lời càng bị thu tiết diện, văn bản càng tiềm ẩn độ mở. Ở đoạn trích dẫn thứ nhất, các dấu-chấm-phẩy-tu-từ chuyển tải một trạng thái hân hoan, mở tung lòng của một con người được đón chào, được hoà nhập với cuộc sống mà trước đó khước từ anh ta. Đằng sau mỗi dấu chấmlà biết bao thông tin, cho thấy cái xôn xao đong đầy nơi nơi. Ở mỗi dấu phẩy là một nốt nhạc của cái nhìn, giọng nói, lời chào. Sang đoạn trích thứ hai, ta thấy các dấu-chấm-phẩy-tu-từ vẫn tiếp tục chức năng ấy, chuyển tải những khoảng lặng và nhạc điệu, nhưng cho một trạng thái hoàn toàn khác: tâm trạng ngổn ngang và hoang mang của con người trong phút chờ bản án số phận, hoặc được ân xá hoặc bị tuyên

101

xử tức thời, nhịp điệu văn bản mỗi lúc càng trở nên trúc trắc, thập thõm ngắn dài vô lường.

Câu văn xuôi của Trần Dần ở tác phẩm tiểu thuyết này là kiểu câu rất hiếm gặp trong văn xuôi Việt Nam từ thời có chữ quốc ngữ tới nay. Không phải kiểu câu biền ngẫu như trong văn của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách hay Nhất Linh (giai đoạn viết Nho phong). Không phải kiểu câu cụt lủn, cộc lốc của Hoàng Tích Chu. Không phải kiểu câu rõ ràng khúc chiết, mềm mại uyển chuyển của Thạch Lam Ví dụ: ―Không biết, tôi đã đọc ở đâu, một í kiến về thời gian, nhƣ thế này: hiện tại

đƣợc coi, nhƣ biên giới của hai KHÔNG” [9, tr.14]. “Bởi vì, không có tờ thú, ông

Trung trố vẫn nắm đƣợc hết, mọi chi tiết tôi làm, từ trƣớc rồi” [9, tr.149]. “Khi gặp đầu mối, mọi chỉ thị và tiền thƣởng, tôi đều giấu sẵn, trong những đồ vật thích hợp, với từng hoàn cảnh” [9, tr.250].

Người đọc không cần tinh ý lắm cũng có thể nhận thấy cái lạ ở ba câu này: đó là những dấu phẩy. Nếu xóa bỏ bớt các dấu phẩy đó, câu văn của Trần Dần sẽ có được diện mạo quen thuộc với người đọc, và cũng không bị mất nghĩa. Nhưng, bằng những dấu phẩy này, Trần Dần đã tạo được nhịp điệu riêng, ―không giống ai‖, cho câu văn của mình.

Một nhịp điệu không bằng phẳng, không cân đối. Nó trúc trắc, gập ghềnh, xô lệch, đầy sự bất ngờ và đầy nỗi bất an, đúng với ―tinh thần‖ của một cuốn tiểu thuyết trinh thám.

Không nên quên cái thực tế rằng Trần Dần là một nhà thơ, một người thơ, trong suốt cuộc đời cầm bút đầy sóng gió của ông. ―Chơi‖ với nhịp điệu, thực ra đó là công việc của nhà thơ nhiều hơn nhà văn xuôi.

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)