5. Cấu trúc
3.1.2. Kết cấu truyện lồng trong truyện
Bên cạnh kết cấu giả tiểu thuyết trinh thám, Những ngã tƣ và những cột đèn
còn được xây dựng theo kết cấu ―truyện nằm trong truyện‖.
Ở những tác phẩm có kết cấu truyện lồng trong truyện là những câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luôn được đan cài vào nhau rất linh hoạt, tự nhiên, cho người đọc những ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo họ lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện.
Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn. Đó chính là thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại.
74
Trong tác phẩm Những ngã tƣ và những cột đèn có tới hai cuốn tiểu thuyết hay nói cách khác là hai cuốn nhật ký, một cuốn nhật ký của Dưỡng và một cuốn nhật ký của chính nhà văn. Một truyện do Dưỡng kể lồng với truyện do nhà văn kể. Hai truyện luôn đan cài vào nhau, có lúc nó hòa nhập vào một. Khác với kết cấu giả trinh thám, kết cấu truyện nằm trong truyện không phải là quá mới đối với văn xuôi Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sự riêng biệt lẫn xáo trộn giữa hai nhật ký tạo nên sự cuốn hút riêng cho tác phẩm.
Trước 1954, sau 1955, Dưỡng đều không ghi nhật kí. Ba cuốn nhật kí của anh (với thời gian xác định) chỉ gồm những trang được viết trong khoảng thời gian ―va chạm với một sự kiện vượt ngưỡng‖ – bị quy chụp là phần tử phản động, do thực dân cài lại để phá hoại miền Bắc, đặc biệt là sau những lần bị ông Trung Trố, nhân danh chính quyền nhân dân, trấn áp thô bạo – thời gian tinh thần lâm vào trạng thái bị chấn thương. Trong trường hợp này, khi nhân vật đột nhiên tìm đến việc ghi nhật kí, ―cây bút không chỉ là phương tiện để viết mà trước tiên và hơn hết, nó là một vật thể cho phép người ta bằng cách nào đó có thể nắm bắt được cái nỗi đau không thể chạm đến của mình‖. Bằng động thái viết, nhân vật cố gắng ―đóng khung‖ chính mình trong vùng chấn thương để giữ mình không rơi vào trạng thái tồi tệ hơn. Và, ghi nhật kí (hay viết hồi kí cũng thế), chính là ―viết một tự thuật/ chuyện đời – không chỉ có nghĩa là một tự sự miêu tả lại cuộc đời của người viết mà còn theo nghĩa đen, trực diện nhất, câu chuyện thực sự cho phép đời sống khả hữu‖.
Việc ghi nhật kí tuy không nguy hiểm nhưng nhiều khi khó nhọc, mắc míu, thậm chí phải nếm mùi thất bại (không khác biệt nhiều với việc điều tra của một thám tử). Hành vi tẩy xóa, xé bỏ vẫn thường xuyên xảy ra đối với chủ nhân nhật kí. Điều này một lần nữa cho thấy, với nhân vật bị chấn thương tinh thần như Dưỡng, ghi nhật kí, không phải để thư giãn trong phút mộng mơ, giờ tiêu khiển, mà là một cách hành động, một cách tồn tại. Nhân vật ―nhà văn‖ trong tác phẩm, về sau, khi đọc, sao nhật kí cho Dưỡng, đã phát hiện: bên cạnh những trang có tẩy xóa, có tới 11 trang bị xé, còn cuống hoặc mất cuống. ―Nhà văn‖ gọi đó là ―tập bản thảo bị thương‖.
75
Có thể nói đến nhiều lý do khiến Trần Dần để cho nhân vật chính ghi nhật kí chứ không viết hồi kí, tự truyện: sự chi phối của tư tưởng, chủ đề, của kết cấu, của tính cách số phận nhân vật, của kĩ thuật trần thuật; áp lực chỉnh thể của tác phẩm; tiềm năng ưu thế của thể loại và cả hoàn cảnh, mục đích sáng tác;…
Cả ba động thái viết (nhật kí/ hồi kí/ tự truyện), với Dưỡng, đều có tác dụng ―đóng khung chính mình trong vùng chấn thương‖. Nhưng, chỉ ghi nhật kí mới tác động trực diện được vào thực tại. Đó là một cách dấn thân tranh đấu để cải thiện tình hình. Đứng ở thời điểm hiện tại, chủ nhân ―nhật kí‖ ghi lại hiện trạng đang là của đời sống cá nhân, như nó đang có, không thể trang điểm, sửa chữa. Tự truyện, hồi kí thì khác: Tác giả buộc phải đứng ở một khoảng lùi khá xa về thời gian, hồi tưởng và viết. Khoảng cách này tước mất của anh ta một số ưu thế.
Trong cái thế giới mà nhân vật Dưỡng bị ném vào đó, anh ―không được thừa nhận đương nhiên như là trạng thái tự nhiên của tồn tại nữa‖. Tình huống bị thúc bách và tâm lý ―chấn thương‖ của Dưỡng đòi hỏi anh thực hiện cùng lúc hai loại hành động phiêu lưu để tự cứu mình: thứ nhất, về mặt xã hội, phải tự minh oan cho mình trước cộng đồng dân phố bằng một kế hoạch phiêu lưu trinh thám, tìm cho ra thủ phạm đích thực của vụ án; thứ hai, về mặt tâm lý cá nhân, phải thường xuyên ghi nhật kí để đương đầu với nỗi lạc loài, cô độc, nâng đỡ, an ủi cái tôi bị chấn thương nặng nề, cũng như mài sắc ý chí, tiếp thêm sức mạnh, hoặc thỏa mãn nhu cầu tự do tư tưởng, tự do tinh thần của mình. Đó cũng là tất cả những gì Dưỡng có thể làm – một cách phiêu lưu, đơn độc – để vượt lên trên hoàn cảnh, vượt lên chính mình. Bất đắc dĩ phải điều tra và ghi nhật kí, Dưỡng đang dấn thân vào hai cuộc phiêu lưu.
Cuộc phiêu lưu thứ nhất thực hiện trên bản đồ của thế giới thực tại ―láo nháo‖ ―ngã tư‖ và ―cột đèn‖. Cuộc phiêu lưu thứ hai, thực hiện ở cõi thầm kín của tâm hồn trong trạng thái bị chấn thương. Cuộc thứ nhất còn có kinh nghiệm trinh thám từ sách vở tiếp sức. Cuộc thứ hai, hoàn toàn tay không, (nếu không kể đến những cái có như lọ mực, cây viết, vở ghi). Đó là cuộc phiêu lưu theo thời gian trong hành trình tự nhận thức đời sống của cá nhân giữa một cộng đồng còn đầy xa lạ. Nhật kí đã có lúc phải thốt lên: ―Tôi đâu có biết, ngã tư nào lưu manh, ngã tư nào đọa lạc, ngã tư nào
76
gian dối.‖ [9, tr.304], bởi: ―Đời nghiệt ngã. Đời lằng nhằng, ngã tư đời do đó, lờ mờ và loằng ngoằng‖ [9, tr.229], hoặc ―những ngã tư và những cột đèn, không lường được đường rẽ, tôi lường một đằng, thực tế giằng một nẻo.‖ [9, tr.288]
Dẫu có thế nào những trang nhật kí ―dằn di‖, ―lem nhem mực tím‖ của nhân vật Dưỡng, vẫn/ đã được viết ra để ghi khắc những chấn động tinh thần, những đau thương cùng cực cần được chia sẻ của một tâm hồn chất chứa oan khiên cùng những bức bách cần được giải tỏa. Ghi nhật kí, là một cách ―tác động lên thời gian‖, chiếm lĩnh thực tại ở cái thời điểm đang là của nó (thực tại trong hồi kí được chiếm lĩnh ở thời điểm đã là). Và, trong trường hợp này, chính trạng thái chấn thương tinh thần của người ghi nhật kí, làm nên sắc thái tâm lý cũng như nội dung, chiều hướng suy cảm khá đặc biệt của nhân vật trung tâm trong cuốn tiểu thuyết vô tiền khoáng hậu của Trần Dần.
Ghi nhật kí là tự lột trần bản chất mình, tự do bày tỏ quan niệm riêng, phô bày cảm xúc, thái độ rõ và thật nhất của chính mình, không che giấu, kiêng kị. Mà người ghi nhật kí đã không che giấu kiêng kị bất cứ điều gì với/của bản thân thì cũng không cần phải che giấu, kiêng kị bất cứ điều gì với/ của bất kì ai. Độ trong của nhật kí vẫy gọi người ta bộc lộ thành thực hết mình, và quyền sở hữu khép kín, an toàn của nó khiến người ta yên tâm về sự bộc lộ đó. Những trang viết của Dưỡng trong
Những ngã tƣ và những cột đèn, là nhật kí với đầy đủ, tính chất như thế. Không che
giấu, không khinh giảm, vòng vo, mà trung thực, cởi mở. Nó hiện sinh đến từng khoảnh khắc, từng hành vi, ý nghĩ ―dằn di‖. Thậm chí, có thể nói, những trang nhật kí rất đắc dụng trong việc miêu tả tâm lí, bộc lộ nội tâm, suy cảm phức tạp của của nhân vật Dưỡng.
Những trang nhật ký của Dưỡng tạo nên một truyện, nhưng nó không xuyên suốt bởi nó còn được kể lại bởi lời kể của nhà văn. Dường như, những trang nhật ký của nhà văn đã hòa lẫn trong nhật ký cuộc đời của Dưỡng. Những câu chuyện được xâu chuỗi nên từ lời kể, từ điểm nhìn trần thuật luôn luôn luân chuyển qua nhiều nhân vật. Mỗi vai kể lại thể hiện một góc nhìn khác trong cuốn nhật ký của Dưỡng. Sử dụng lối kết cấu truyện lồng trong truyện nhưng không đơn thuần là một vai kể
77
hết lại câu chuyện bên trong mà ở đây hai cuốn nhật ký – hai câu chuyện được kể chân thật ở hai khoảnh khắc khác nhau. Từ đó bộc lộ diễn biến tâm lý của nhân vật chính và qua đó nói lên những đấu tranh dằn vặt, những hành động thật giả, những trạng thái hư thực mà Dưỡng phải trải qua. Và hơn hết, việc xây dựng kết cấu truyện lồng trong truyện là để người đọc thấy được sự thấu hiểu cảm thông từ những câu chắp nối, dẫn chuyện trong cuốn nhật ký nhà văn viết khi đọc nhật ký của Dưỡng. Chính việc viết nên, xây dựng nên hai cuốn nhật ký với những suy ngẫm, trăn trở chứ không phải kể lại hay tả lại, Trần Dần đã sáng tạo nên một điểm riêng khác với kết cấu truyện lồng trong truyện đơn thuần.
Những ngã tư đời, Trần Dần đã dấn bước, rẽ về phía sáng, vượt qua chính ông. Những trang văn như những bài thơ cuốn hút, giàu suy tưởng khi nhân vật nhà văn, hay chính Trần Dần, giữa những ―lẫn lộn thời gian sắp xếp cuộc đời‖, đã cật lực, đã vắt kiệt để thoát khỏi những bê bối, hỗn tạp, giả liệu, đơn điệu, tù túng, quẩn quanh.
Nhìn chung, sự thay đổi, vận động, cách tân về kết cấu tiểu thuyết có thể nói Trần Dần là người đặt viên gạch đầu tiên. Không bị hạn chế bởi tính thời đại, ông đã vượt xa hơn rất nhiều. Những cách tân về kết cấu trong tiểu thuyết Trần Dần chưa phải là toàn diện, nhưng có thể nói ông là người đi tiên phong và dám thử nghiệm. Dùng lối kết cấu giả tiểu thuyết tiêu biểu của kết cấu tiểu thuyết hiện đại phương Tây để truyền tải nội dung và đặt nền móng manh nha cho những cách tân, những bước phát triển mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, ông cũng tìm ra cho mình cách xây dựng cốt truyện, tình huống,… riêng và sử dụng hiệu quả và sáng tạo kết cấu truyện lồng trong truyện.