Quan niệm về nhà văn

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 35)

5. Cấu trúc

2.1.1.Quan niệm về nhà văn

Trần Dần có một hệ thống rõ ràng về quan niệm thiên chức và phẩm chất của những người sáng tác văn chương nghệ thuật. Và cả cuộc đời cũng như các tác phẩm văn chương của ông là minh chứng chân thực nhất, hùng hồn nhất cho những quan niệm ấy.

Người sáng tác văn chương trong mắt Trần Dần, trước hết phải là người luôn biết ―dũng cảm đi tiên phong trong cuộc đổi mới‖ và ―dám hy sinh vì nghệ thuật, vì đời sống tinh thần của dân tộc‖. Để làm tròn bổn phận của một nhà văn chân chính, theo ông, điều quan trọng là phải làm tròn bổn phận người như ông đã từng nói: ―Nhân cách là văn cách. Đấy là nhân cách sáng tạo. Tôi mong muốn mỗi công dân là một người thơ. Đầu tiên là làm người‖ [29, internet]. Từ quan niệm đến hành trình sáng tạo của Trần Dần là một sự nhất quán về phương hướng và từng bước đi. Nhìn lại những chặng đường đã đi ta thấy ông đã luôn làm tròn bổn phận của con người công dân lẫn con người nghệ sỹ trước vận mệnh dân tộc và trước chính cuộc đời mình.

Với tinh thần cách tân mạnh mẽ, ông luôn thể hiện thái độ gay gắt với những sáng tác ―dễ dãi, tầm thường‖. Ông ghét kiểu tạo hình ảnh bằng cách so sánh nhạt nhẽo, như: ―Dòng chảy như cái này như cái kia. Chim bay như cái con khỉ con tiều gì đó‖…Ông ghét những lối tạo hình ảnh dễ dãi, tầm thường, hủ lậu. Trần Dần luôn thể hiện sự khát khao muốn tìm được những giá trị mới mẻ, bền vững của thơ ca.

Đòi hỏi một cách nhìn mới về người sáng tác được Trần Dần và những người bạn cùng chí hướng đưa ra từ rất sớm. Trong bản Tuyên ngôn tượng trưng của nhóm Dạ đài, Trần Dần đã đặt ra vấn đề ― Làm sao người ta cứ khóc mãi, than mãi, rung động mãi theo con đường rung động cũ! Làm sao người ta cứ nhìn mãi vũ trụ ba chiều và thu hẹp tâm tư ở bảy dây tình cảm‖, ―Cho nên buổi chúng tôi xuất hiện, chúng tôi để cho tàn suy giấc mơ của những người thuở trước‖ [10, tr.53]. Không

37

bằng lòng đi trên con đường đã trở nên bằng phẳng, quen thuộc mà những nhà Thơ mới mở ra, Trần Dần và nhóm Dạ đài đề xuất ―chôn Thơ mới‖. Đề xuất này không phải là sự hạ thấp Thơ mới, mà ngược lại, những người nghệ sĩ trong nhóm Dạ đài luôn coi Thơ mới là một giá trị không thể chối cãi. Nhưng đồng thời, đó cũng là một giá trị cần phải vượt qua để xác lập những giá trị mới cho văn chương. Những nhu cầu đó xuất phát từ tinh thần dấn thân một cách vô tư, say mê trong nghệ thuật, vì nghệ thuật. Chính điều này đã trở thành động lực âm thầm mà mạnh mẽ góp phần thúc đẩy văn học Việt Nam phát triển.

Đi sâu hơn từ quan niệm về nhà thơ chân chính, Trần Dần cho rằng: Ngƣời thi sĩ phải mất máu trên một vần thơ nhƣ ngƣời chiến sĩ mất máu trên một lô cốt địch (…). Những vần thơ hay nhất, mới nhất là những vần thơ lăn lộn trong cái thực tế

mƣa bão ấy [5, internet]. Cách nói giàu hình ảnh và sắc sảo đó đã tô đậm thêm quan

niệm của Trần Dần về nhà thơ. Theo đó, nhà thơ phải gắn mình với cuộc đời để cảm nhận được những xung động và trăn trở trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà thơ muốn sản sinh được những câu thơ giá trị cần phải lao động cật lực trên cánh đồng chữ như người chiến sĩ sẵn sàng ―mất máu trên một lô cốt đich‖. Quan niệm này có phần tương đồng với những quan niệm phổ biến rộng rãi như:

Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu

(…) Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,

Mỗi vần thơ: bom đạn phá cƣờng quyền (Là thi sĩ – Sóng Hồng)

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên)

Những điểm tương đồng đó đóng vai trò làm nền tảng tư tưởng cho hành trình sáng tạo của Trần Dần; nhưng đồng thời, ông không để bị mất đi cá tính, phong cách của mình. Ông luôn tự nhủ:

ĐỪNG VIẾT CÁI GÌ KHÔNG RƠM RỚM BÊN KIA?

38

Và khẳng khái tuyên bố:

TÔI THÍCH VIẾT CÁI CHƢA BIẾT

MẶC CÁC ÔNG VIẾT CÁI ĐÃ BIẾT (Sổ bụi 1988)

Hơn thế nữa, ông luôn có một niềm tự tín cao cả và đầy kiêu hãnh về cuộc dấn thân, tìm tòi trong những thể nghiệm nghệ thuật của mình để có thể tự tin và dõng dạc tuyên bố:

Tôi có thể mắc nhiều tội lỗi Chẳng bao giờ

mắc tội

không sáng tạo – nằm ỳ

Nỗi sợ mắc tội ―không sáng tạo – nằm ỳ‖ trở thành ý thức, và từ ý thức trở thành niềm tự trọng, thành một phẩm chất quan trọng của người nghệ sĩ nơi ông. Và những lời tuyên ngôn trên đã không trở thành lời nói suông, bởi ông luôn đặt cả cuộc đời mình, cả tâm hồn và thể xác mình trên con đường không có điểm dừng trong những cuộc dấn thân khám phá văn chương nghệ thuật đến kiệt cùng. Từ sự quan sát sắc sảo và tinh thần tìm kiếm riết róng đó, Trần Dần đã rút ra bài học không chỉ cho mình:

không đi đƣờng dễ cửa dễ

cửa tử (Sổ bụi 1987)

Điều này đã được thời gian nghiệm chứng. Những tác phẩm được viết ra một cách dễ dãi, không phải vất vả tìm tòi bởi những ―động vật dễ dàng‖ sẽ nhanh chóng bị đẩy vào ―cửa tử‖. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả mọi tác phẩm được đầu tư thời gian và trí lực đều có giá trị nghệ thuật cao và sức sống bền lâu. Để không sớm bị đưa vào ―cửa tử‖, ít nhất là nhà văn phải tạo được cá tính của riêng mình. Vì vậy, Trần Dần rất coi trọng cá tính, phong cách viết của người sáng tạo. Rút ra từ thực tiễn trải nghiệm của mình và từ quá trình sáng tác của những nhà thơ, nhà văn đương thời, ông đề ra yêu cầu về cá tính của người cầm bút và coi đó là một

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiêu chí quan trọng: Ngƣời ta hay nói tới cá tính của một nhà thơ. Đó là một điều rất hệ trọng. Vì rằng, cá tính của nhà thơ rõ rệt hay mờ nhạt, đặc sắc hay tầm thƣờng là nó chứng tỏ nhà thơ đó sống và viết có ý thức sâu sắc hay nông cạn về vị trí của mình, của nghề nghiệp mình trong mối liên quan chung xã hội. Nói cách khác, cá tính biểu hiện trình độ thức nhận của thi sĩ đối với cuộc sống (…). Ít nhất nhà thơ phải tới mức có cá tính [5, internet]. Ở điểm này, Trần Dần coi tinh thần tìm tòi, sáng tạo không chỉ ở trên bình diện chữ nghĩa, mà còn đặt ở mức cao hơn: sáng tạo phải thấm vào từng đường gân thớ thịt, trở thành nguồn máu nóng, thành tính cách của người cầm bút. Theo ông, cái đau khổ của người cầm bút là ―hát lên bằng một giọng hát tầm thường‖.

Thậm chí, cách viết của Trần Dần còn được nâng lên làm tiêu chí để xem xét sự ―sống – chết‖ của nhà văn đó: “nói tao biết mày VIẾT thế nào – tao sẽ nói mày

SỐNG – CHẾT ra sao‖ (Sổbụi 1986). Hay nói cách khác, chính cách viết của người

cầm bút làm nên giá trị của anh ta; nó có ý nghĩa đến sức sống hay vận mệnh của tên tuổi, nhân cách văn. Có lẽ chính sự đòi hỏi này đã khiến Trần Dần ráo riết đến thế trong việc tìm kiếm cho mình một phong cách riêng, tạo cho mình một gam màu đặc biệt giữa nhiều gam màu dễ hòa lẫn khác.

Trần Dần đưa ra định nghĩa thú vị và giàu sức gợi về nhà văn: Kẻ viết? đạp đổ chân trời? xổng xích chân mây?...Kẻ viết bất biết thị phi khen chê? Thị phi hiểu?

Có lẽ xuất phát từ chính cá tính và khát vọng nghệ thuật của mình Trần Dần muốn cấp cho nhà văn những nguồn sức mạnh đủ để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của những giới hạn, những ranh giới gò bó khả năng sáng tạo. Thậm chí, người cầm bút trong mắt Trần Dần còn là người có đủ tự tín và ngông ngạo để ―bất biết thị phi khen chê‖, ―thị phi hiểu‖. Có lẽ mục đích hướng đến hành động này chỉ đơn thuần là để nhà văn, nhà thơ luôn là chính mình, sống đúng với mình và làm nên bản sắc riêng cho các sáng tác của mình. Theo một cách khác, câu này cũng có thể hiểu là một sự thách thức, một kiểu ngạo đời của kẻ tự biết mình có cái hơn người, hơn đời? Nhìn lại cuộc đời sáng tạo của Trần Dần, dường như cả hai cách hiểu trên cùng được chấp nhận, bổ sung cho nhau để khắc họa nên một chân dung nhà văn rất Trần Dần.

40

Cuộc đời của nhà nghệ sĩ là cuộc đời hoạt năng. Họ tìm kiếm những điều mới mẻ và sự thật cho tác phẩm của mình một cách chủ động. Sự phê phán của họ luôn đi kèm với sáng tạo. Người nghệ sĩ chân chính là người phá hủy và cũng là người gây dựng. Nghệ sĩ tạo ra sự khác biệt bằng những cách tân, chính các giá trị mới đó đặt họ vào thế đối lập với những cái cũ. Bởi khi bắt tay làm cái mới, họ đã phải đập nát những cái mà từ trước tới nay số đông tôn thờ. Lao động của người nghệ sĩ là lao động của lòng dũng cảm. Và Trần Dần suốt cả đời mình đã lao động với lòng dũng cảm ấy, ông luôn tâm niệm: ―Thơ là mạng sống, là lý lịch thực của đời tôi‖ (Sổ bụi 1988).

Với cá tính mạnh mẽ và tinh thần cách tân triệt để đến tận cùng, Trần Dần là con người của dằn vặt, trăn trở, song cũng là con người có trái tim run rẩy, cặp mắt rưng rưng trước cái mới đang sinh thành. Quan niệm về người cầm bút của Trần Dần tuy có nét cực đoan, nhưng trong đó chứa rất nhiều kinh nghiệm quý báu dành cho người nghệ sĩ chân chính trên hành trình đi tìm lối đi cho nghệ thuật thi ca của mình.

2.1.2. Quan niệm về tác phẩm văn chương

Ngay từ khi bước chân vào con đường sáng tác văn chương, ông và những người cùng chí hướng với ông đã dõng dạc: ―Không thể rung cảm chúng ta nữa cái văn chương cổ tích chỉ có một chiều, chỉ gợi nhắc một cõi đất, một tâm tình…Sau cái thế giới hiện trên hàng chữ, phải ẩn giấu muôn nghìn thế giới, cả thế giới đương thành và đương hủy‖ (Tuyên ngôn thơ tượng trưng). Những câu chữ trên thể hiện khát vọng cháy bỏng về việc đổi mới văn chương nghệ thuật theo một lối tư duy khác, hướng tới những thang bậc giá trị và thực sự mới mẻ.

Trần Dần trong suốt hành trình sáng tạo của mình luôn cố gắng thay đổi cách nghĩ, cách viết đã kịp trở thành khuôn sáo, thành công thức lúc bấy giờ. Sự sáng tạo, cách tân không ngừng của ông chỉ để nhanh chóng thay đổi nhận thức ở người đọc, từ đó thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo ở người viết. Trần Dần tự nhận ―thơ tôi là một cơn ác mộng‖. Đọc thơ Trần Dần, các kinh nghiệm cảm nhận thơ cũ luôn có nguy cơ bị xóa nhòa; và rất có thể sẽ là ―ác mộng‖ với ―độc giả muốn đi tìm nghĩa trước khi đi tìm cảm giác… chữ không trói vào nghĩa, chữ không bôi vào chỗ trống vô nghĩa, và

41

cũng không cần phải tự dinh dưỡng bằng những thi đề rõ rệt‖. Và ông đưa ra lời khuyên đầy khiêu khích: Bạn đọc? Nếu mày không trực hiểu? mày hay chửi và mày

không đọc nữa? mấy quyền công dân đọc của mày. Quan niệm của Trần Dần có rất

nhiều điểm tương đồng với quan niệm của những nhà thơ Dạ đài, như Lê Đạt trong

Bóng chữ: ―Bạn đọc trước khi bước vào bài thơ xin tạm để lại cách đọc tuyến tính

thuần duy lý ở ngưỡng cửa như người khách bỏ giày trước khi vào một trà thất Nhật Bản…Bạn hãy thử để những hình ảnh, những con chữ trong câu thơ dắt dẫn trên con đường tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa tiêu dùng một chiều quen thuộc hàng ngày‖. Đây thực sự là những ―chỉ dẫn‖ giúp người đọc có thể tiếp cận với những nét mới ở cách biến tấu âm, biến tấu chữ…trong các tác phẩm văn chương của các tác giả Dạ đài.

Từ khi tạo được những ấn tượng ban đầu đến những trang viết cuối cùng, người đọc sẽ thấy rải rác những chiêm nghiệm đặc sắc, thâm thúy và đầy tính dấn thân của ông đối với văn chương nghệ thuật. Ít có tác giả nào đẩy tác phẩm lên vị trí ―bản gốc‖ của cuộc đời chung và ―lí lịch thật‖ mảnh đời riêng của mình như Trần Dần:

Tác phẩm là bản gốc? đời là bản sao Ối ôi luôn tam sao thất bản

Cũng như nhiều hiện tượng văn học có giá trị khác, với Trần Dần, con người làm ra văn chương, nhưng văn chương cũng góp phần làm nên diện mạo con người.

Đi vào từng khâu lao động của người cầm bút, Trần Dần cho rằng: ―Tôi giản dị đồng nhất Thơ và Chữ (…) Ưu tiên tác nghĩa? Con chữ ưu tiên. Bọn con Nghĩa phải sáu phía ruồi bu, à à vo ve quanh con Chữ. Chữ như ám sát sự vật, từ đó đẻ ra Nghĩa mới. Tôi viết – tức là tôi để con Chữ tự mình làm Nghĩa‖ (Sổ bụi 1988).

Trong tay Trần Dần, mỗi con chữ như một sinh linh, có linh hồn, có quyền quyết định sự sống chết sinh sôi của mình trên trang giấy, cũng có quyền ban phát, ―ám sát‖ hay ―đẻ ra‖ những kẻ ―à à vo ve‖ quanh mình. Ở đây, dường như ông muốn qua các tác phẩm của mình để chiêm nghiệm lại nhiều giá trị của cuộc sống. Qua góc

42

nhìn này của nhà văn ta được thấy như một xã hội thu nhỏ với phong phú những trạng thái tinh thần gần với xã hội con người.

Những nét trong quan niệm về văn chương nghệ thuật của Trần Dần có nhiều điểm gần với quan niệm của những tác giả cùng chí hướng trong Nhân văn – Giai

phẩm: Lê Đạt, Dương Tường, Văn Cao, Hoàng Cầm,… Đơn cử như Lê Đạt, ông cho

rằng thơ phải ca ngợi…

Những con ngƣời dám cả gan đánh bốc

Với những già nua cũ kỹ của cuộc đời(Đụng long mạch) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà không sợ ―đụng long mạch‖ đã đè nặng lên bao người. Đó phải là những người có tư tưởng cấp tiến và ―cả gan‖. Hơn nữa để có những tác phẩm giá trị, ngoài những đức tính như ―siêng năng, có lòng thành‖ người cầm bút còn phải ―biết chờ‖:

Mọi câu thơ đều kỳ ngộ

Hẳn phải siêng năng, có lòng thành và nhất là biết chờ

ngƣời đẹp vỏ chữ bƣớc ra

giờ các con phe đi ngủ (Chiều Bích Câu)

Nhìn từ góc độ này, ta có thể thấy giữa Lê Đạt và Trần Dần dù có những điểm tương đồng trong yêu cầu về nền tảng tư tưởng và tinh thần cách tân, nhưng Lê Đạt vẫn như bị động, có tư tưởng nhưng chưa đủ tiềm lực và sự riết róng có thể tung hê mọi ràng buộc cương tỏa như người cầm bút trong con mắt sắc sảo, quyết liệt của Trần Dần.

Có thể nhận thấy những quan niệm về nhà văn và tác phẩm văn học đưa ra trên có những cách tân mới mẻ, thú vị (dù vẫn tồn tại ít nhiều cực đoan) nhưng đã tạo được nốt nhấn quan trọng của Trần Dần trong nền văn học Việt Nam. Những cách tân trong các tuyên ngôn kể trên trước hết là một ―phản ứng‖ thẩm mĩ cần thiết, nhằm thay đổi những cách nghĩ, cách viết đã kịp trở thành khuôn sáo, thành công thức của văn học lúc bấy giờ. Sự cực đoan hay thái quá đó cũng là nhằm mục đích tạo nên ―cú sốc‖ để nhanh chóng thay đổi nhận thức ở người đọc, từ đó thúc đẩy sự tìm tòi ở người viết.

43

Những quan niệm về người cầm bút và tác phẩm văn học của Trần Dần được đúc rút, đánh đổi bằng chính sự ―mất mát‖ của ông trong cuộc khám phá, chinh phục thế giới nghệ thuật trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình. Trong những phá cách đó có cả sự mới lạ so với quan niệm, kinh nghiệm văn học đương thời, có cả sự cực

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 35)