5. Cấu trúc
3.3.6. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã
Bên cạnh lớp ngôn ngữ thiên về ―tầng thứ 3‖ – tầng tượng trưng, Những ngã tƣ và những cột đèn còn trình diễn một khu vực ngôn ngữ phi quan phương nữa: ngôn ngữ thông tục, suồng sã. Sự hiện diện của nó được ―bào chữa‖ bởi tính chất văn bản – đó là ngôn ngữ nhật kí của một tay chơi dằn di, nó kéo người đọc đến gần với sự đời được kể. Những từ ngữ đường phố, chợ búa, cao bồi thành thị, tiếng lóng, tiếng Tây bồi được bung ra một cách công nhiên: ―đớp hít‖, ―hốc quịt‖, ―hủi‖, ―nhọ‖, ―đéo mẹ‖, ―rất xuya‖, ―bí chỗ rúc‖, ―oẳn thoằn loằn‖, ―tả pí lù‖, ―táplô‖, ―xúvơnia‖,… Cùng với lớp từ đó là lối hành ngôn tự nhiên và suồng sã: ―Tôi gạch bỏ thêm. Xoay câu, đổi í, đổi mẹ cả sự việc‖ [9, tr.149]
Song song với kiểu từ ngữ này là sự hiện diện của lớp từ vựng, cách hành ngôn mang màu sắc chính trị thời kì cách mạng dân chủ: “khoan hồng dĩ vãng”, “bất hợp tác”, “góp phần bảo vệ hoà bình thế giới”, “thắt lƣng buộc bụng để xây dựng miền Bắc”, “định kiến với phụ nữ”, “chuyên chính”, “dân tộc”, “tập thể”,…
Cùng với ngôn ngữ giàu chất thơ, chất triết lí, những từ ngữ phồn tạp trên đây đã làm một thao tác xoá đi đường biên giữa ―ngôn ngữ cao‖ và ―ngôn ngữ thấp‖, san bằng giá trị của chúng, phá vỡ ―chuẩn mực tính‖ của văn học hiện thực XHCN.
Trần Dần được biết đến trước hết là nhà cách tân trong ngôn ngữ thơ ca,
đến Những ngã tƣ và những cột đèn, ta thấy sự cách tân được nối trong dòng liên
tục, ông thực sự “đẩy ngôn ngữ văn xuôi hƣ cấu vào một cuộc thử nghiệm lạ lùng”
[28, internet], đem lại cho tiểu thuyết Việt Nam một khuôn mặt mới, đầy sinh khí, một sự quyến rũ bí ẩn cho những khả năng sáng tạo.
Tiểu kết chương
Qua những khảo sát trên, có thể thấy Trần Dần đã làm mới ngôn ngữ tỉ mỉ theo các cấp độ từ vi mô đến vĩ mô: từ chất liệu và ý thức mới về chất liệu (chữ, từ) đến thay đổi cấu trúc câu, cấu trúc tác phẩm. Ông đã giải phóng chữ khỏi thân phận cũ, lắng nghe tiếng nói con âm, theo đuổi hình dáng đường nét chữ. Thậm chí, cố tình đánh mất khái niệm nghĩa của từ. Ông đi từ lối diễn đạt tuyến tính đến phi tuyến tính, sang những câu văn tối giản có khả năng phát lộ nghịch lý nhân sinh. Ông xô
105
lệch thể loại để tác phẩm trở thành sự tổng hoà thể loại, chuyển tải hiện thực đa tầng, đa nghĩa. Vậy là, từ quan niệm đến hành trình sáng tạo, Trần Dần luôn tỏ rõ sự kiên định và bền bỉ, lập thuyết song đôi với thực hành, hay viết như một thể nghiệm cho lý thuyết đồng thời là cơ sở đề xuất ra lý thuyết.
Trần Dần đã khám phá ra những góc nhìn khác thường, những ý tưởng mới lạ theo một hệ quy chiếu mới để làm thay đổi sự phát sáng của những con chữ ở góc độ tượng thanh, tượng hình khác nhau. Ông huy động tối đa nội lực của từng con chữ để tự nó vận động dưới một hình thái mới nhằm mang đến một ý nghĩa mới, một khái niệm mới, một suy tư mới cho mỗi đơn vị câu.
Cũng chính do lối nói đó, nhiều khi do không lý giải được thấu đáo về cơ chế mã hóa ngôn từ mà người ta giơ roi lên, quất vào sự mà họ cho là ―lệch chuẩn ngôn từ‖ và vào thân phận của nhà văn. Đó là kết quả của ba mươi năm lao động không nghỉ ngơi của Trần Dần để ứa ra những con chữ mà suốt đời ông theo đuổi.
106
KẾT LUẬN
Cuộc đời Trần Dần là cuộc đời của một kẻ dấn thân. Ban đầu là sự dấn thân theo nghĩa trực tiếp nhất, tham gia kháng chiến, chọn đường hoạt động như một nghệ sĩ của số đông. Nhưng sự dấn thân sau, dấn thấn vào nghệ thuật, đã chi phối đời ông nhiều hơn cả. Giai thoại về ông không ít, nhưng kẻ hiểu ông thực sự hiếm hoi. ―Cho nên, nói về ông bây giờ mà không qua cái nấc thang thứ nhất kia (vụ Nhân văn - Giai phẩm) cùng là tí ti minh oan, tí ti phục hồi, tí ti thƣơng cảm, thì khác nào nhổ sơ sơ vài ngọn cỏ cho sạch vài phân vách đá, nhƣng đằng sau đó là
Ăng-co‖ [18, internet]. Sự nghiệp của ông không chấm dứt với năm 1958, mà mở
đầu từ đó, và đạt tới cao trào trong khoảng 15 năm, từ giữa những năm 70 đến cuối những năm 80, khi ông ngã bệnh. Trần Dần đã tạo được một văn cách riêng, như ông hằng tâm niệm: Nhân cách nhà văn chính là văn cách của anh ta.
Nếu cần tìm một gương mặt của văn học Việt Nam thế kỉ XX luôn ở vị trí tiên phong công phá các thành luỹ nghệ thuật cũ, các hệ hình đã thành bệ chắn, người ấy ắt phải là Trần Dần. Nếu cần tìm trong nền văn xuôi miền Bắc giai đoạn 1945 – 1975 một tác phẩm đầu tiên vượt rào hệ hình dòng văn học chủ lưu một cách ngoạn mục nhất, đó phải là Những ngã tƣ và những cột đèn – tiểu thuyết của một nhà thơ, sáng tác trong bóng tối. Nỗ lực không ngừng mở rộng lãnh thổ của cái- có-thể-cảm-nhận, liên tục lấn qua các biên giới cái-có-thể-diễn-đạt đã khiến ông tiên cảm và chứng nghiệm nhiều bước đi của nghệ thuật thế giới. Cuốn tiểu thuyết của quá khứ ấy ―làm xạm mặt hiện tại‖,vì nhiều điều các nhà cách tân Việt Nam thế kỉ này đang tìm tòi, đã được Trần Dần thể nghiệm.
Tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn là một trường hợp đặc biệt của văn học miền Bắc giai đoạn 1945 – 1975. Chất liệu và hình thức khác lạ của nó là một phản ứng trước những biểu hiện đã sờn của nghệ thuật cũ. Tác phẩm đã tẩy mờ những cái vốn được coi là trung tâm, đưa thẳng những cái vốn nằm lượn lờ ở vùng ngoại biên của văn học hiện thực cách mạng vào tác phẩm mình. Rất nhiều cách tân nghệ thuật của tác phẩm đã bắt gặp ở những tìm kiếm của văn học Hậu hiện đại. Rõ
107
ràng, những đối âm, những khác biệt luôn là sự cần thiết cho một đa nguyên văn hoá thẩm mĩ, cho những chân trời mới của nghệ thuật, mà chúng ta đã bao phen bỏ lỡ, khi khắt khe không tiếp nhận và đối thoại với chúng. Và sự không tiếp nhận, không đối thoại ấy đã gây nên những bi kịch cuộc đời, hoặc như Trần Dần, hoặc như Nguyễn Đình Thi và bao nghệ sĩ tài năng khác.
Qua ―Những ngã tư và những cột đèn‖, chúng ta nhận thấy những tìm tòi và cách tân có tính chủ động ở Trần Dần từ góc độ nhà văn. Về mặt thi pháp, ông đã tìm cho mình một ―ngã rẽ‖ riêng, đổi mới, cách tân từ thi pháp nhân vật, kết cấu, không gian thời gian cho đến ngôn ngữ. Những tìm tòi đó của Trần Dần có nhiều nét mới và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, và dù không phải tất cả đều hoàn hảo, nhưng đó là khát vọng thật sự chân thành cho một sự đổi mới. Những cách tân trong ―Những ngã tư và những cột đèn‖ đã tạo tiền đề quan trọng để thai nghén và nuôi dưỡng những ý tưởng mới, những quan niệm mới, những cách xây dựng mới cho tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Có lẽ, trong tâm thức của Trần Dần, sự tìm tòi đổi mới ở đây xuất phát từ nghệ thuật và chỉ muốn dừng lại ở nghệ thuật, vì nghệ thuật thuần túy.
Tác giả Những ngã tƣ và những cột đèn là một trong số những nghệ sĩ kiên trì nhất, mình ông đi một lối, mình ông hát suốt một bè trong cuộc canh tân dai dẳng ở Việt Nam thế kỉ XX. Không phải chờ đến thập niên 80 Nguyễn Minh Châu đọc lời ai điếu cho một thời văn học minh họa, ngay từ những năm 60, với nhiều tác phẩm, trong đó có Những ngã tƣ và những cột đèn, Trần Dần đã hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, đó là ―chôn‖, là ―xoá‖ những gì bị ông coi là ―hải-cảng-mưa-buồn‖ của thời đại, của chính mình. Nhắc đến tiến trình của một nền văn học dân tộc, không phải chỉ cần nhắc đến những đại soái văn chương được thời đại công kênh, mà còn cần hơn, cả những ―thủ lĩnh trong bóng tối‖ âm thầm nhưng thật sự đẩy nền nghệ thuật nước nhà lên nấc thang mới.
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Đình Ân, Để đến với Jờ joạcx,
http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do?action=viewArtwork&ar
2. Roland Bathes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
3. Hoàng Cầm (20/9/1956), Tiến tới xét lại một vụ án văn học – Con người Trần Dần, Báo Nhân văn (số 1).
4. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở
ngôn ngữ học và Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Dần, Cách nhìn sự vật của nhà thơ Tố Hữu,
http://lainguyenan.free.fr/thaoluan1955/TranDan.html
6. Trần Dần (1994), Cổng tỉnh, NXB Hội nhà văn, Hà Nội 7. Trần Dần (1954), Ghi chép về thơ
http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artw orkId=339
8. Trần Dần (1998), Mùa sạch, NXB Văn học, Hà Nội.
9. Trần Dần (2011), Những ngã tƣ và những cột đèn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
10. Trần Dần (2008), Trần Dần thơ, NXB Đà Nẵng, Công ty văn hoá và truyền thông Nhã Nam, Đà Nẵng.
11. Nhiều tác giả (1958), Bọn Nhân văn - Giai phẩm trƣớc tòa án dƣ luận, NXB Sự thật Hà Nội.
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Cao Xuân Hạo (2007), Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt, Câu trong
Tiếng Việt, quyển 1, NXBGD, Hà Nội.
14. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp,
109
15. Hà Thị Hạnh (2009), Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành
trình sáng tạ¸ ĐH KHXH&NV Hà Nội.
16. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học, NXB ĐHQG Hà Nội.
17. Trần Ngọc Hiếu, Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ trong thơ Việt đƣơng đại.
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4498&rb=06
18. Phạm Thị Hoài (19/1/2003), Thủ lĩnh trong bóng tối,
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=900&rb=0202.
19. Nguyễn Như Huy, Tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần qua góc nhìn
của nghệ thuật ý niệm, http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics
20. Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm phần II: Nguyên nhân phát xuất,
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_3704.asp 5/12/2009
21. Thụy Khuê, NhânVăn Giai Phẩm phần III: Giai phẩm mùa xuân,
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_4022.asp. 22. Thụy Khuê, Phong trào Nhân văn Giai phẩm,
http://thuykhue.free.fr/mucluc/nhanvan.html
23. Milan Kundera (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết, NXB Văn hoá thông tin, TT văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
24. Mã Giang Lân (2005) , Văn học Việt Nam hiện đại – Vấn đề - tác giả, NXB Giáo dục.
25. Linh Liên (ghi) (21/1/2007), Trần Dần: Ngƣời cách tân thơ số 1,
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/183619/Tran-Dan-Nguoi-cach-tan-tho- so-1.html,
26. Nhị Linh (31/12/2010), Những ngã tƣ và những cột đèn,
http://nhilinhblog.blogspot.com/2010/12/nhung-nga-tu-va-nhung-cot-en.htm.
27. Nguyễn Ly, Trần Dần - giữa giai thoại và văn bản,
110
28. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Tái bản lần thứ ba, NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Ngô Minh (2/1997), Ba buổi sáng với Trần Dần,
http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do?action=viewArtwork&artwork Id=698 .
30. Hoài Nam (4/3/2012), Cuộc chơi ngôn ngữ trong “Những ngã tƣ và
những cột đèn”, http://www.tienphong.vn/van-nghe/568536/Cuoc-choi-ngon-ngu-
trong-Nhung-nga-tu-va-nhung-cot-den-tpp.html
31. Vương Trí Nhàn (1996), Khi cách mạng là nhu cầu nội tại của thi sĩ,
Báo Thể thao và văn hóa (số 35).
32. Đỗ Nhuận (15/3/2007), Bộ mặt thực của Trần Dần trong nhóm phá
hoại Nhân văn–Giai phẩm,
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9459&rb=0102,
33. Lê Lưu Oanh (2000), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trƣờng – Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, NXB Giáo dục.
34. Khánh Phương (21/3/2008), Độc thoại Trần Dần,
http://hoiluan.vanhocvietnam.org/?p=142.
35. Phạm Thị Phương (13/11/2012), Cuộc vƣợt biên hệ hình nghệ thuật
hiện thực xã hội chủ nghĩa, http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-
van-hoc/85639-cuoc-vuot-bien-he-hinh-nghe-thuat-hien-thuc-xa-hoi-chu-nghia.html
36. Nguyễn Phượng, (3/10/2007), Mayakovsky và Trần Dần - từ những
tƣơng đồng đến những dị biệt, http://evan.vnexpress.net/News/doi-song-van-
nghe/2007/10/3
37. Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình văn học, Tái bản lần thứ nhất, NXB Giáo dục, Hà Nội.
38. Hoài Thanh (3/1/2008), Tôi đã sai lầm nhƣ thế nào trong việc phê bình
bài “Nhất định thắng” của anh Trần Dần,
111
39. Hoài Thanh (5/7/2008), Vạch tính chất phản động của bài “Nhất định thắng” của Trần Dần,
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13624&rb=0102 .
40. Nguyễn Bá Thành (1996), Tƣ duy thơ và tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
41. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
42. Đoàn Cầm Thi, Thu Trần Dần,
http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do?action=viewArtwork&art.
43. Nguyễn Đình Thi (2001), Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi,
Tiểu luận – Bút kí, NXB Văn học, Hà Nội.
44. Thuận, Tôi ở phố Sinh Từ,
http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do;jsessionid=8F2157AEC F
45. Đỗ Lai Thúy (23/3/2008), Trần Dần, một thi trình sạch,
http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/03/774784/
46. Nguyễn Hoàng Diệu Thủy (ghi), Trần Dần - Nhà thơ khuấy động
những khao khát đọchttp://tainguyenso.vnu.edu.vn/xmlui/handle/123456789/15628
2008
47. Nhã Thuyên (26/9/2011), Trần Dần giữa những cơn mƣa Nguồn:
http://nhanambook.wordpress.com/2011/07/07/exclusive/.
48. Trần Văn Toàn (11/3/2008), Nhật ký đọc Trần Dần,
http://my.opera.com/toantransp1/archive/monthly/?month=200803
49. Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
50. Dương Tường (22/1/2007), Trần Dần - nguời cách tân thơ số 1,