5. Cấu trúc
3.2.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Đây là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học bởi lẽ nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn.
Trong sáng tác văn học, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước khác nhau và xuất hiện dưới những dạng khác nhau tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật và như một hệ quy chiếu mang tính chất ẩn để phản ánh hiện thực, thể hiện tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học nhằm cung cấp những cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học.
84
Tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn thể hiện một cách sinh động và phong phú các dạng thời gian nghệ thuật khác nhau mà nổi bật là hai kiểu thời gian: thời gian tuyến tính và thời gian tự nghiệm. Thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai đan quyện với nhau xuyên suốt tác phẩm tạo nên một thời gian nghệ thuật đặc sắc gắn bó mật thiết với nhân vật chính của tác phẩm.
Việc chọn hình thức tiểu thuyết dưới dạng ghi chép nhật kí cũng thể hiện xu hướng muốn ―làm mới‖ hình thức cho thời văn học có tính sử thi. Kate Hamburger cho rằng trong số các tiểu thuyết ở ngôi thứ nhất thì tiểu thuyết dạng nhật kí là loại ít giống với hiện thực sử thi nhất, và nó là ―một phát ngôn giả vờ hiện thực‖ [16, tr.431- 433]. Trong dạng thức này, về nguyên tắc, sẽ xảy ra sự tiếm vị thời gian: cái đã xảy ra, đã thành trải nghiệm, được nhìn với một độ lùi thời gian, giờ được thời sự hoá, được thể hiện như một hiện sinh đích thực. Cho nên, việc nhân vật nhà văn sao chép ba cuốn sổ mà mất tròn một năm cũng ngầm chứa một ý nghĩa nào đó, ít ra cũng làm ta liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Trần Dần: ―Một viết dãi dàu sinh ra một đọc dãi dàu‖.