Thời gian tự nghiệm

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 91)

5. Cấu trúc

3.2.2.2. Thời gian tự nghiệm

Những ngã tƣ và những cột đèn là một cuốn sách triết lí về thời gian – thời

gian tự nghiệm, xoay quanh cuốn nhật kí, liên quan đến cách ghi nhật kí của nhân vật tên Dưỡng và cách đọc nhật kí của nhân vật nhà-văn-không-xưng-danh.

Sắp xếp cặn kẽ các con số của ngày tháng đã đi về nơi vô tăm tích không phải là chuyện dễ, nó khá ―lỉnh kỉnh ‖, ―xê dịch lủng củng ‖ [9, tr.13]. Nhưng có nhất thiết phải tuyệt đối chính xác không, khi mà con số hữu hình, thật ra, không mấy giá trị so với cái xảy ra, mà ngay cả cái xảy ra ấy – vốn chi chít, lèn kín mạng

93

bản đồ quá khứ – cũng có thể không mấy quan trọng. Lẩn khuất, ám ảnh dai dẳng nhất trong kí ức con người nhiều khi không phải là toàn bộ sự kiện, mà là chi tiết, vặt vãnh, mơ hồ, thoáng chốc, như âm sắc một giọng nói, như một mùi hương hay một vị đắng đót của lần thất vọng nào đó. Chỉ 6 năm thôi sau cái ―vụ iêu thất bại‖ ở lứa tuổi 17, Dưỡng đã không còn nhớ cả giọng nói, chiều cao lẫn tên cô bé trả lại anh lá thư tình sau khi chữa lỗi chính tả be bét, nhưng cảm xúc của “anh chàng thất tình đi bộ, đêm ấy trên phố‖ thì vẫn còn y nguyên [9, tr.90].

Người đọc nhật kí và người ghi nhật kí luôn nhầm lẫn con số ghi dấu thời gian. Anh nhà văn thì lẫn tất cả các ngày trong tuần với ngày chủ nhật, Dưỡng thì không bao giờ đưa ra ngày tháng chính xác, mọi cái thuộc về thời gian giống như khái niệm phiếm định. Thế nhưng, nhìn bao trùm, từng sự kiện lẻ tẻ khi đi vào kí ức con người, tự động xếp vào một trật tự nhất định hay thành hệ thống nào đó. Và hệ thống ấy nối những đoạn đứt của thời gian quá khứ vào thời gian hiện tại. Người đọc nhật kí nhầm lẫn tất cả các ngày của tuần với chủ nhật, nhưng theo một thứ tự thông lệ, từ thứ hai, thứ ba, rồi thứ tư, thứ năm, đến thứ sáu, thứ bảy: ―Tôi ngồi một ngày không rõ thứ hai hay chủ nhật‖,… ―Tôi ngồi một ngày không rõ thứ bảy hay chủ nhật‖, ―Tôi chờ ngày chủ nhật, để đóng cửa một nhật kí‖ [9, tr.13, 25, 165, 33]. Hồi ức là sự mông lung. Ai có thể ngồi tính xem có bao nhiêu thứ hai, thứ ba,… thứ bảy trong đời, cho nên tròn một năm ngồi bên cửa sổ với bản thảo, anh nhà văn thấy thời gian ―vừa hiện hữu vừa không, vừa nhầm lẫn cố tình, vừa nhầm lẫn vô tình‖ [9, tr.25], giữa một khung cảnh không gian chẳng chút gì xê dịch, từ cảnh quan, màu sắc đến vật dụng. Người ghi nhật kí cũng nhầm thời gian theo một sơ đồ vừa có vẻ tuỳ tiện, vừa có sự thống nhất nào đó: Nhật kí mở đầu bằng thời gian tính bằng đơn vị giờ, chạy ngược và chạy xuôi, từ cột mốc ghi nhật kí: ―24 giờ trước khi bắt đầu nhật kí‖, ―24 giờ sau‖... Tiếp đó, nhật kí được đánh dấu bằng thời gian tính bằng đơn vị ngày: từ ―ngày số 1‖ cho đến ―ngày số 7‖. Sau đó, nhật kí được đánh dấu bằng ngày trong tuần: ―Tối thứ bảy‖, ―sáng thứ hai‖. Rồi nhật kí ghi thời gian bằng khoảnh khắc giờ: ―0 giờ đêm‖, ―10 giờ sáng‖,… Đến hồi gay cấn của vụ việc, tính chính xác của thời gian hoàn toàn bị bãi miễn nó được ghi dấu bằng cụm từ không

94

có con số, thay vào là từ xác định tính chất: ―Một ngày bất thường‖, ―Một ngày bên ngoài thời gian‖,... Lối ghi chép trên được anh nhà văn nhận xét: “Động tác ghi

nhật kí, do đó, có vẻ mang tính tự nghiệm, hơn là mục đích can thiệp vào thời gian.‖

[9, tr.35]. Nghĩa là, ngày giờ chính xác không quan trọng bằng sự kiện, sự kiện lại không quan trọng bằng sự trải nghiệm tâm lí.

Như vậy, thời gian trong Những ngã tƣ và những cột đèn là khái niệm không những chỉ lượng, mà, quan trọng hơn, còn chỉ tính chất, được ghi nhận bằng tính từ chỉ sự mơ hồ, bất định. Đó là thời gian thử nghiệm, thời gian tâm trạng, được trải nhờ trên khung thời gian vật lí. Chỉ có loại thời gian này mới đọng lại, mới nằm ngoài đường tuyến tính hun hút đi một mạch từ trái qua phải. Khác với sự trong suốt và vô cảm của thời gian vật lí, thời gian thử nghiệm tồn tại dưới nhiều hình thức, mang đầy màu sắc của xúc cảm. Nó có thể là một phép thử: khi Dưỡng hạnh phúc, anh muốn thời gian dừng lại; khi sự đời ―hủi‖, anh muốn thời gian hiện tại qua nhanh, bằng cách chớp mắt: Tôi chớp mắt, rồi lại chớp mắt, rồi lại chớp mắt nữa, để mỗi lần, cái hiện tại hủi này lùi ra xa.” [9, tr.40]. Nó có thể là thời gian day dứt thường trực, ―hoang hoác vết bội thương‖. Nó có thể là thời gian dang dở, trớ trêu được Dưỡng gọi bằng cái tên ―đi-cũng-dở-ở-cũng-không-xong‖. Nó có thể là thời gian ngân đọng, thời gian ngoài thời gian, thời gian không thời gian, của tâm trạng ―tợ hồ được an ủi đến sạch sẽ‖ khi Dưỡng đọc trong tác phẩm Tội ác và trừng phạt, thấy “một thƣơng xót kì quặc, một từ bi trần tục”, thế là không gian một buổi chiều nhoà nắng cuối hạ bỗng “là ngày không mùa, là lúc không giờ, là giờ ngoài

đồng hồ, là ngày ngoài quyển lịch” [9, tr.104]. Nó là thời gian mà kẻ tội đồ bị tuyên

án, mọi ngả sinh tồn bị triệt hạ, bất động ở “6 giờ 21 phút”. Nó là thời gian đồng hiện của hai đầu quá khứ – hiện tại khi nhớ lại ngày cuối chia tay với Lily, là thời gian giả thiết “nếu nhƣ…” để có thể quay về lựa chọn một ngã rẽ khác trong muôn vàn ngã tư cuộc đời…

Nhân vật nhà văn trong Những ngã tƣ và những cột đèn cứ loay hoay suốt một năm với những ngã tư cuộc đời của người ghi nhật kí, bỗng phát hiện ―một mất mát to lớn‖, ―trống trải không ít‖: nơi anh sống là phố cụt, ―rẽ trái rẽ phải, cũng rơi

95

vào cùng một đại lộ‖, nghĩa là anh không có khả năng lựa chọn nào, phải chấp nhận ngõ cụt duy nhất. Anh băn khoăn: ―Đời nhiều ngã tư và đời không ngã tư, nên chọn cái nào‖? Tác giả viết thiên tiểu thuyết này chắc cũng từng băn khoăn điều đó, để

khóc những chân trời không có ngƣời bay/ Lại khóc những ngƣời bay không có

chân trời [10, tr.418], để tổng kết rằng đời ông ―được cái hoạn nạn‖. Còn trên trang

tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn này, cả nhân vật có ngã tư, lẫn nhân vậtkhông có ngã tư, chỉ có ngõ cụt đều cảm nhận được tính bi kịch của cuộc đời, đều tìm cách trút bi kịch lên trang giấy.

Thời gian tự nghiệm chính là dòng thời gian nằm ngoài thời gian tuyến tính. Đó là thời gian do nhân vật nhà văn và nhân vật Dưỡng ―thử nghiệm‖. Nó là một dòng chảy song song với thời gian tuyến tính trong tác phẩm. Thời gian tự nghiệm gắn liền với không gian tâm tưởng góp phần thể hiện những chiều kích sâu hơn trong diễn biến tâm lý, trong những chiêm nghiệm, suy tư của nhân vật. Và có thể nói hai thời gian tự nghiệm của hai nhân vật khi viết hai cuốn nhật ký cũng là một điểm mới trong việc tạo dựng thời gian nghệ thuật của Trần Dần. Đời sống tâm lý phức tạp với chất chồng những mâu thuẫn, những kiếm tìm trong tuyệt vọng, những ngõ cụt và u ám vây quanh của nhân vật Dưỡng sẽ không thể được diễn tả đến kiệt cùng nếu không có những ―thử nghiệm‖ về thời gian.

Như vậy, có thể nói Trần Dần đã sử dụng linh hoạt yếu tố không gian và thời gian trong Những ngã tƣ và những cột đèn. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm luôn mở ra nhiều chiều và hai yếu tố này luôn kết hợp chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Nếu không gian phố phường nhỏ hẹp, chật chội với đầy rẫy những nghi kị là cái nền cho thời gian tuyến tính trải dài từ đầu đến cuối tác phẩm thì không gian tâm tưởng lại gắn liền với thời gian tự nghiệm. Việc kết hợp song hành các không gian thời gian khiến tác phẩm lúc đầu tưởng chừng như rời rạc nhưng lại gắn kết vô cùng chặt chẽ. Tất cả đều góp phần nói lên đời sống tâm lý phức tạp, đầy bế tắc của Dưỡng nói riêng và một bộ phận những người ―lầm đường‖ lúc bấy giờ nói chung. Sáng tạo của Trần Dần là ông đã lựa chọn hình thức nhật ký, xây dựng song song hai dòng thời gian không gian hiện thực và thời gian không gian tâm tưởng. Điều này

96

cho thấy sự buông bắt nhịp nhàng của tác giả và sự sáng tạo không ngừng trong nghệ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất.

3.3. Ngôn ngữ

Sáng tạo nghệ thuật là quá trình nhà nghệ sĩ để tâm hồn mình in dấu vào vật chất và một trong những phương diện vật chất quan trọng nhất của văn chương là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tín hiệu mã hóa, nó chứa đựng những tín niệm của cộng đồng. Ngôn ngữ trong văn học lại được mã hóa thêm một lần nữa, tùy theo kiểu tư duy nghệ thuật, mỗi nhà văn có một cách mã hóa khác nhau.

Theo cách riêng của mình, Trần Dần đã từ bỏ hệ thống ngôn ngữ ―đầy tính văn chương‖ để dồn lới nói hằng ngày vào các sáng tác của mình. Ông lượm nhặt chúng với sự ngẫu hứng đầy bất ngờ. Ta bắt gặp không chỉ trong thơ mà cả trong văn xuôi mà đơn cử là tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn sự ―lệch chuẩn‖ tối đa về ngôn ngữ so với chuẩn mực ngôn ngữ xã hội, vượt qua nỗi âu lo về ―nghĩa‖, làm co giãn cấu trúc ý nghĩa, cấu trúc ngôn từ. Và sự mã hóa ngôn ngữ văn chương đó không nằm trong lớp vỏ ngữ nghĩa, mà là ở chiều sâu và khoảng lặng của ngôn từ.

Sau khi đi một chặng khá dài trong hành trình sáng tạo văn học, Trần Dần đã không coi ngôn ngữ là phương tiện như trước đây nữa, mà ngôn ngữ trở thành ―cứu cánh, là mục đích. Ngôn ngữ giờ đây không còn là công cụ của tư tưởng, mà còn sản sinh ra tư tưởng‖. Với khát vọng ―làm quốc ngữ‖ trong cô đơn, Trần Dần đã buộc mình phải chiến thắng bằng ngôn ngữ.

Mang cảm hứng sử thi, ngôn ngữ của nghệ thuật hiện thực XHCN nằm khoanh trong vùng quy phạm tương ứng: Giọng điệu thường trang nghiêm và ngọt ngào, lãng mạn và thiêng liêng; ngôn từ ―đại chúng hoá‖, gần gũi, dễ hiểu; cú pháp thường bằng bặn, lớp lang. Vi phạm những nguyên tắc này chẳng khác nào, như chính Trần Dần diễn đạt, ―mó thử một dấu phảy văn phạm xã hội/ Vuốt râu hùm xám còn đỡ nguy hơn‖ [10, tr.358], bởi ―lao động trên địa hạt chữ đâu thuần tuý là trò chơi, đó thực chất là cuộc đấu tranh để khẳng định sự hiện hiện của cái tôi nghệ

97

sĩ trước áp lực của văn hoá, của thiết chế xã hội, chính trị kết đọng trong ngôn từ.‖ [17, internet].

Dẫu biết vậy, nhưng đã là người ―có đầu óc sang trang‖, Trần Dần vẫn bao lần ―vác cờ chữ‖ xông vào cửa cấm. Ngay từ khi còn sáng tác theo khuynh hướng HT XHCN, Trần Dần đã phạm luật việt vị, nếu ta lấy hệ hình nghệ thuật này ở giai đoạn cực thịnh để soi chiếu trường ca Đi! Đây Việt Bắc của ông so với bài thơ Việt

Bắc của Tố Hữu, sẽ thấy điều đó. Với Trần Dần, ―làm thơ tức là làm tiếng Việt‖, là nỗ lực mở rộng biên độ của con chữ Việt. Lớp ngôn từ trong thi trình của ông liên tục thay đổi, từ sự cầu kì hoa mĩ của chủ nghĩa lãng mạn trong các bài thơ: Hồn

xanh kì dị, Chiều mƣa tới màu sắc của chủ nghĩa tượng trưng trongMùa sạch và sự

phồn tạp và thông tục trongJờ Jọacx.

Tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn là một minh chứng nữa cho quan niệm riêng của Trần Dần về sáng tạo văn chương, trong việc tháo bỏ những quy phạm ngôn ngữ, khám phá ra những năng lượng tiềm ẩn của nó, khi cho nó những cách thể hiện mới, cách kết hợp mới.

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)