Khái quát chung về quan niệm nghệ thuật

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 42)

5. Cấu trúc

2.2.1. Khái quát chung về quan niệm nghệ thuật

Khái niệm quan niệm nghệ thuật đã được sử dụng khá phổ biến trong phê bình nghiên cứu văn học, tuy nhiên, nội hàm của nó cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất cao trong giới chuyên môn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán chủ biên, đó là ―Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngƣời vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [12, tr.273]. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó. Từ đó, các tác giả chỉ ra biểu hiện của quan niệm nghệ thuật ở những phương diện cơ bản như: điểm nhìn nghệ thuật, chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật. Khác với tư tưởng tác phẩm (thể hiện một thái độ với cuộc sống), quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải mang tính khuynh hướng khác nhau. Với tính chất công cụ đó, nó chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến trình của

44

văn học. Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và xã hội nói chung là đổi mới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con người.

Quan niệm nghệ thuật trong văn học có liên hệ mật thiết với quan niệm về thế giới và con người của triết học, khoa học, tôn giáo ...Tóm lại, nó là một hình thức của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật. Một cách giản dị nhưng khúc triết hơn, theo Trần Đình Sử: Trong nghệ thuật, ―quan niệm nghệ thuật là giới hạn thực tế của tƣ duy nghệ thuật, nó thể hiện một hiện tƣợng khách quan là thể thống nhất giữa hiện thực đƣợc phản ánh và năng lực cắt nghĩa lí giải của con

ngƣời” [37, tr.21]. Như vậy, tinh thần cơ bản của khái niệm quan niệm nghệ thuật

chính là ở sự cắt nghĩa, lí giải hiện thực của nhà văn trong tác phẩm, khái niệm này cho chúng ta thấy rõ nhà văn ở phương diện nhận thức, thế giới quan.

2.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần - những vấn đề tiêu biểu

Mỗi nghệ sĩ, khi sáng tạo, dù tuyên ngôn hay im lặng, đều viết dưới ánh sáng của một quan niệm nghệ thuật nào đó. Quan niệm này chi phối trực tiếp tư duy sáng tạo, khúc xạ lên những hình ảnh, biểu tượng, đổ bóng lên Cái tôi trữ tình và in dấu vào ngôn ngữ. Với Trần Dần, người mà bản lĩnh nghệ thuật sớm được thành hình và kiên định cho tới phút cuối cùng, chỉ riêng quan niệm về văn học nghệ thuật của ông đã tạo sinh một hệ thống vừa biến thiên qua các giai đoạn, vừa thống nhất như một thách thức với dòng văn chính thống. Sau Tuyên ngôn về thơ Tượng trưng - cùng các thành viên trong nhóm Dạ đài, Trần Dần hầu như không (thể/muốn) bộc lộ quan niệm nghệ thuật của mình một cách công khai. Một mặt vì, nhà thơ đã âm thầm sáng tác hơn 40 năm trong bóng tối, cách bức với những vận động của dòng thơ chủ lưu. Mặt khác, thay cho những lập ngôn vắng bóng hành trình sáng tạo, Trần Dần đã viết, mỗi tác phẩm xứng đáng như một tuyên ngôn nghệ thuật. Vậy nên, trong nội dung quan niệm nghệ thuật của Trần Dần, chúng tôi chỉ khảo sát những phương diện được thể hiện trực tiếp trong các tác phẩm và nhật kí.

45

Tận tụy cả đời với sứ mạng ―tôi thồ thơ tự xứ này lên‖, Trần Dần luôn đau đáu với câu hỏi: Đâu là phẩm chất đặc trưng hay yếu tính của thơ? Khi đa số nhà văn yên ổn với những câu trả lời quen và cũ, Trần Dần liên tục truy tìm đáp án khác - khác với số đông và khác với chính ông ở mỗi chặng đường sáng tạo văn chương.

2.2.2.1. Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật Trần Dần

Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần thời Dạ đài

Trước khi tới với Cách Mạng, Trần Dần đã cùng nhóm Dạ đài ra Tuyên ngôn thơ Tượng trưng, hướng tới một thứ thơ bất phương chủ nghĩa nhằm ―chôn Thơ Mới‖. Dạ đài gồm có Đinh Hùng, Trần Dần, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu, Nguyễn Văn Tậu, trong đó Trần Dần là người chắp bút cho Tuyên ngôn. Tuy tất cả đều nhận mình là thi sĩ theo trường phái tượng trưng, nhưng họ đã có ý thức vượt lên trên quan niệm sẵn có để làm một cuộc tiếp biến, đưa nhóm theo một hướng riêng, trước tiên là ở cấp độ lý thuyết. Dưới đây chúng tôi sử dụng đại từ họ thay Trần Dần để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.

Quan niệm về văn chương nghệ thuật của nhóm Dạ đài thấm đẫm tính chất của chủ nghĩa tượng trưng. Họ muốn dứt bỏ những ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, vì nó đã đi đến tận cùng của con đường. Họ muốn ―nối lại nghiệp dĩ của một Baudelaire, tâm sự của một Nguyễn Du - Sự nổi loạn và ra đi của môt Jimbaud - Nỗi cô đơn của những nhà thơ lãng mạn‖. Cái mà Dạ đài hướng đến là trả thơ ca về với nguồn gốc xa xưa, muốn tái hiện lại những hình tượng cổ mẫu (mẫu gốc - archétype). Họ chịu ảnh hưởng của K.G.Jung ở thuyết Phân tâm khi nhà tâm lý học này muốn đi tìm ngọn nguồn cơ chế của sáng tạo ở vô thức tập thể, ở những mẫu gốc - tức những dấu vết ký ức của quá khứ nhân loại, những kinh nghiệm, văn hoá truyền thống được lưu lại ở cõi vô thức bên trong của con người. Dù vậy, sự ảnh hưởng của K.G.Jung ở Dạ đài là không lớn lắm. Quan niệm chủ yếu của Dạ đài vẫn có sự tiếp biến cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Họ muốn thi ca hiện tại lúc bấy giờ và tương lai phải giàu sức chứa, phải huyền diệu. Đằng sau ―mớ ngôn từ‖ bình thường đó phải tiềm ẩn, hàm chứa cả muôn nghìn thế giới lung linh khác được gợi lên ở ngôn từ hình tượng. Nghệ sĩ tượng trưng không phải chỉ cảm thấy thế giới

46

bên ngoài mà còn nhận biết thế giới bên trong, không chỉ nắm bắt cái huyền diệu mà còn phải nghe thấy, cảm thấy cái vô hình, cái bí ẩn, mơ hồ nằm trong một màn sương dày đặc để tìm ra mối dây liên hệ giữa thế giới vô thức và hữu thức. Nghệ sĩ phải có cái nhìn thấu đáo xuyên suốt các sự vật để qua đó, hướng đến chân lý nghệ thuật.

Điểm nổi bật trong tuyên ngôn này là sự đối lập và so sánh liên tục trong thế phủ định, vượt qua những đặc điểm của thi ca Lãng mạn, điều mà Trần Dần gọi hẳn ra là ―chôn tiền chiến‖. Nói về các sáng tác và quan niệm văn chương thời kỳ này, Trần Dần đã từng viết: ―Thơ văn tiền chiến là thành tựu. Không thể phủ nhận. Nhƣng thế hệ mình phải có cái của mình chứ. Bắt chƣớc tiền chiến là một loại bệnh. Tôi gọi đó là bệnh đèm đẹp. Giống nhƣ ngƣời trồng hoa mỗi sáng sớm lại đi rƣới nƣớc hoa vào những luống hoa…Nếu không có sự khai phá, dấn thân của một cá nhân, một nhóm, một thế hệ, thì cả nhân loại chỉ có tự do sống trong cái cũ. Vì thế

mà tôi luôn chủ trƣơng đổi mới‖ [29, internet]. Có thể nhận thấy một thực tế, người

chắp bút cho bản tuyên ngôn này – Trần Dần - dẫu thấm nhuần tinh thần Tượng trưng và kiên quyết vượt qua Thơ Mới; nhưng rõ ràng, cách diễn đạt vẫn chưa thoát khỏi sự ám ảnh của văn phong lãng mạn, trong cả cấu trúc, hình ảnh và nhịp điệu. Để thấy, mặc dù Trần Dần ý thức được việc cách tân/ làm mới thơ từ khá sớm nhưng trên thực tế, phải rất lâu sau, ông mới chính thức vận hành nó. Ngoài lí do hoàn cảnh chính trị, còn có lí do: Trần Dần vẫn không hình dung, nắm bắt một cách đầy đủ, xác thực nhất cái đường lối cách tân mà ông đang học hỏi và hướng tới. Điều đáng lưu ý, có một yếu tố bắt đầu từ Dạ đài, sau này sẽ làm nên bản sắc Trần Dần. Yếu tố đó là quan niệm về ngôn ngữ. Vì Trần Dần và các thành viên đã tìm ra điều cốt yếu của thực trạng đọc: ―Thói xấu của phần đông những người đọc thơ là tìm nghĩa trước khi tìm cảm giác‖, nên Trần Dần cho rằng, chức năng đầu tiên của người viết là ―Phải lập lại ngôn ngữ trần gian, phải gột bỏ cho mỗi chữ cái tâm tình dung tục cũ‖, thêm vào đó, phải tạo được âm nhạc trong tác phẩm, vì ―nói đến âm nhạc trong thơ là phải nói đến sức gợi khêu của chữ‖.

47

Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần thời kháng chiến đến những năm Nhân văn Giai phẩm

Cuộc kháng chiến của dân tộc đòi hỏi người nghệ sĩ ở phương diện khác, gần gũi thiết thực và giản đơn hơn. Vốn là người ham Cách mạng từ trong máu - Cách mạng đúng nghĩa nội tại của nó là làm một sự đổi mới - một cuộc cách tân vĩ đại cả về phương diện chính trị xã hội và nghệ thuật, Trần Dần, giống như Maiacôpxki trong cách mạng tháng Mười Nga, đã gác lại cái tôi để tận tâm với cuộc kháng chiến của dân tộc. Vừa công tác chính trị vừa sáng tạo, không ít lần bị nhắc nhở vì những cách tân làm ―rối rắm nghệ thuật‖, nhưng cơ bản Trần Dần vẫn đam mê đi hết những năm tháng kháng chiến với tư cách một nghệ sĩ của số đông. Có nghĩa là, trong đời viết văn Trần Dần, không thể không kể tới một giai đoạn Trần Dần ―bất phương chủ nghĩa‖ này (chữ dùng của Trần Dần, ý nói ông không theo một lối viết hay chủ nghĩa nào cụ thể) đã tự nguyện làm một anh ―tuyên truyền viên nhãi nhép‖(lời nhân vật Nam Cao trong tác phẩm ―Đôi mắt‖).

Theo đó, trong cuộc nhận đường lần thứ nhất của văn nghệ, ông đã lựa chọn như phần đông các nhà văn cùng thế hệ mình. Chọn lựa này đã sinh ra cái tôi chạm sử thi. Hòa bình lập lại trên miền Bắc, người ta thấy những trang Ghi của Trần Dần đầy nỗi nhức nhối về văn chương nghệ thuật, sự nhìn lại cần thiết để thức tỉnh bản ngã. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần, ngay ở chặng này đã bộc lộ những mâu thuẫn nội tại, những xu hướng đối lập, sự giằng xé của một cái tôi nghệ sĩ phức tạp, nhiều bất ổn. Chính ở đây, quan niệm nghệ thuật của Trần Dần được bộc lộ đầy đủ hơn cả. Nó nằm ngoài lề, nhưng chi phối trực tiếp những sáng tạo văn học của ông thời kì này. ―12- 14.9.1954. Tôi muốn một thứ thơ giải quyết được những mâu thuẫn giữa tôi với người ta và giữa tôi với tôi‖ [7, internet]. Chữ ―người ta‖ còn ám ảnh suốt đời cầm bút Trần Dần. Bởi, Trần Dần không thể đánh mất cái tôi để chỉ làm một lối viết ―rõ ràng về nghĩa, có vần, phấn khởi, hồng hào, êm ả, thơ thời sự, theo sát sự kiện chính trị‖. Nhưng, một người cầm bút đặt cả lẽ sống vào sáng tạo, thì sự chối bỏ của ―người ta‖ vào đúng lúc nó vừa cất lên tiếng nói đam mê, là một cực hình. Nên, dù lắng nghe những tiếng nói khác dội lại từ nội tâm, nó vẫn kiên tâm tìm

48

cách giải quyết mâu thuẫn giữa những đòi hỏi đôi khi giết chết nghệ thuật của ―người ta‖ với đòi hỏi chính đáng của cái tôi nghệ sĩ trong mình. Và chính ở chỗ những đòi hỏi riêng biệt của cái tôi này, quan niệm nghệ thuật của Trần Dần được bộc lộ.

Ông muốn một thứ văn chương ―kèm theo muôn vàn nghĩa, có buồn tủi, sầu khổ, đầm nước mắt, thơ bao trùm đất nước và thời gian, ăn lấn sang mọi thế kỷ, nhập vào cái biện chứng bao la của sự vật‖. Nhìn lại chiến tranh, cũng là nhìn lại lối tư duy của văn học kháng chiến, Trần Dần thấy: ―Trong chiến tranh, người ta đã sống chết vui buồn theo một thứ quy luật ồ ạt, hớt hải, mạnh mà nông, khỏe mà hời hợt‖. Không phải ngẫu nhiên mà trong số những tác phẩm của Trần Dần, ―Người người lớp lớp‖ lại được chính quyền ưu ái hơn cả, trong khi tiểu thuyết đó, bị chối bỏ bởi chính tác giả của nó, ngay khi vừa được viết ra, vì theo ông, nó “chƣa phải là chiến tranh. Tôi muốn viết về chiến tranh với quan niệm cuộc sống cởi truồng – cuộc sống nhƣ nó là chứ không phải nên là”. Theo đó, văn chƣơng với Trần Dần là “một

phƣơng pháp nhận thức đầy đủ và trọn vẹn cuộc sống”, người nghệ sĩ muốn vậy,

phải can đảm, bởi ngay lúc đó, một thực tại nghiệt ngã được thức nhận: “Quanh tôi là những công thức tuyên truyền. Cả một tục lê, một xã hội, một tập quán nó đè. Khổ cái là nó đang thịnh hành, nó khoác áo Cách mạng ngang nhiên sống, tác quái trong nghệ thuật. Nghệ sĩ phải phát huy can đảm tột độ - đúng nhƣ một mình đứng trƣớc

Sự Thực và Chân Lý trần truồng khắc nghiệt”. Thế nên, dù “tôi định đơn giản hóa

tôi đi. Tôi nói không với dĩ vãng và ừ với mội điều ngƣời ta nói, nhƣng xu hƣớng của tôi đòi hỏi một thứ văn khác…. Chẳng nhẽ tôi rơi xuống thảm thƣơng? Rơi

xuống địa vị tầm thƣờng của ngƣời không sáng tạo?”. Trong kháng chiến gian khổ,

người ta sống được phần lớn nhờ hướng về một cuộc sống nên là, dù hàng ngày vẫn chung sống với cái như nó là. Tai họa của Trần Dần nảy sinh từ những suy nghĩ ngược dòng này.

Trong khi trăn trở như vậy, Trần Dần vẫn kiên trì xác lập cho mình những bảng giá trị riêng, ông chỉ ra kẻ thù của nghệ thuật: ―những hình ảnh có sẵn, lối tạo hình dễ dãi, tầm thường…sự dối trá, công thức trong đời sống và nghệ thuật‖.

49

Nhiệm vụ mà người viết tự đặt ra cho mình là ―phải làm cho giàu có kho văn tự sần sùi, cát bụi, bùn lầy, gân gổ. .. Mặc! tôi chỉ còn một nguyên tắc mà thôi! Sống và viết để tránh bọn giả mạo, bọn ì ạch, bọn mốc xì, bọn người bệnh. Tôi không có khả năng công chức, khả năng người ụ. Khả năng tôi là khả năng người - khám phá. Tôi cứ thế mà tiến. Lù lù như quả đất!‖ [7, internet].

Những dòng trên tồn tại như một dạng nhật kí trong cuốn sổ ghi chép của ông năm 1954, ông viết không phải để công bố với đương thời hay hậu thế, càng không phải để tuyên ngôn nghệ thuật trước số đông. Đó là những đối thoại trong câm lặng để tìm đường sáng tạo, âm thầm nhưng quyết liệt với linh cảm, sẽ là kẻ bên lề của dòng thơ chính thống. Quan niệm thơ ca đó, như vậy, đã nêu lên những vấn đề căn bản của sáng tạo: Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, phản đối cách viết hời hợt một chiều, tô hồng hiện thực, né tránh những góc khuất cuộc chiến và cuộc sống của văn học kháng chiến. Phản đối lối viết tuyên truyền, làm chính trị một cách giản đơn theo những công thức tầm thường dễ dãi. Từ đó, ông đòi hỏi văn học nói chung và bản thân mình nói riêng phải bứt phá khỏi cánh đồng bằng phẳng, yên ổn mà thưa thớt cá tính sáng tạo. Trần Dần chống lại cái nhìn bề ngoài, hời hợt, dễ dẫn đến loại văn thơ mà ông gọi là thơ chính trị công thức, muốn một thứ thơ không vần, mở ra nhiều nghĩa, chạm tới cái phổ quát, bất chấp cái đa nghĩa nhiều khi làm quần chúng

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 42)