Thời gian tuyến tính

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 83)

5. Cấu trúc

3.2.2.1. Thời gian tuyến tính

Mở đoạn đầu và đoạn cuối cuốn tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn

của Trần Dần, mà ở giữa là vô số đoạn văn như những ―ô ruộng đầy chữ‖, ấn tượng thị giác Trần Dần muốn tạo ra, ta thấy một sự dịch chuyển không gian vô cùng nhỏ bé: ở đầu chương I thì: “Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím. Bên kia cửa sổ tôi xanh: có sáu cây bàng lá xanh và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng và phố thời chiến

vắng lặng” [9, tr.13], còn ở cuối chương XVI: “Sáng nay, tôi ra phố lúc 6 giờ. Để ở

lại hồi lâu trên hè, mà nhìn về cửa sổ. Bên này cửa số tôi xanh, có sáu cây bàng lá xanh, lá bàng che cửa sổ. Có nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, mui chạm tán bàng. Bên kia cửa sổ tôi tím, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím. Có nhật

kí, và bản sao nhật kí” [9, tr.336]. Nhân vật như thể vừa đi qua rất nhiều biến động,

cả những lần súng nổ và rất nhiều tội ác, âm mưu, nhưng lại vừa cũng chỉ đi từ bên này sang bên kia một bức tường.

85

Một năm tròn (từ tháng Sáu 1965 đến tháng Sáu 1966) chứng kiến cả hai loại chuyển động ấy trong một không gian được cấu tạo phức tạp hơn không gian thông thường, với khung cảnh dường như không hề thay đổi, màu sắc cũng giữ nguyên. Sau không gian, thời gian của những ngã tư và những cột đèn cũng không thuần nhất: nhà văn nói tới ―đường tuyến tính của thời gian‖, ―chạy về hai nhà ga vô định‖, nhưng cũng liên tục nhắc tới cảm thức ―bên ngoài thời gian‖, hay ―một ngày không thời gian‖. Nhân vật tiểu thuyết của Trần Dần mắc kẹt trong thời gian, nhiều khi không thực sự còn có ý thức về thời gian, có những lúc với họ thời gian không trôi đi nữa, mà đứng yên, bất động.

Thời gian nhích dần vô cùng chậm chạp với 9 điệp khúc lặp lại xuyên suốt tiểu thuyết:

“Tháng sáu 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ hai hay chủ nhật. Những xê dịch lủng củng, lỉnh kỉnh, của các con số, làm sao giúp tôi luôn luôn 37° không lên cơn sốt? Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím. Bên kia cửa sổ tôi xanh: có sáu cây bàng lá xanh và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng và phố thời chiến vắng lặng.”[9, tr.13]

“Tháng sáu 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ ba hay chủ nhật. Bên ngoài cửa sổ tôi xanh lúc này, có sáu cây bàng lá xanh, và nhiều căm nhông xanh

quân sự đậu, có tháng sáu vắng lặng, và phố thời chiến vắng lặng.” [9, tr.25]

“Tháng bảy 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ tƣ hay chủ nhật. Bên này cửa sổ tôi tím, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem tím, có nhật kí, và bản sao nhật kí.” [9, tr.67]

“Tháng tám 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ năm hay chủ nhật. Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím.” [9, tr.74]

“Tháng mƣời một 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ sáu hay chủ nhật. Bên kia cửa sổ tôi xanh, có sáu cây bàng rụng lá, và nhiều căm nhông xanh quân sự

86

“Tháng mƣời hai 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ bảy hay chủ nhật. Cả tuần nay, bên cửa sổ tôi tím, có nhật kí, và bản sao nhật kí, có lọ mực tím, và bản

thảo lem nhem mực tím.” [9, tr.165]

“Tháng một 1966. Tôi ngồi một ngày không rõ có phải chủ nhật. Nếu đúng chủ nhật, cửa sổ tôi thế nào cũng tím, và bên cửa sổ sẽ có nhật kí và bản sao nhật kí,

sẽ có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím.” [9, tr.194]

“Tháng ba 1966. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ năm hay thứ sáu, thứ bảy hay chủ nhật. Những xê dịch lủng củng, lỉnh kỉnh, của các con số, làm tôi bỗng dƣng lên cơn sốt 37°. Bên cửa sổ tôi tháng ba, có nhật kí tím, và bản sao nhật kí, có lọ

mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím.”[9, tr.256]

“Tháng sáu 1966. Tôi chờ ngày chủ nhật, để đóng cửa một nhật kí. Sáng nay, tôi ra phố lúc 6 giờ. Để ở lại hồi lâu trên hè, mà nhìn về cửa sổ. Bên này cửa sổ tôi xanh, có sáu cây bàng lá xanh, lá bàng che cửa sổ. Có nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, mui chạm tán bàng. Bên kia cửa sổ tôi tím, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím. Có nhật kí, và bản sao nhật kí.” [9, tr.336]

Chín điệp khúc thời gian mang một số thông tin về nhân vật ―tôi‖. Nằm ngoài logic kể chuyện của văn xuôi thông thường, 9 điệp khúc lôi cuốn chúng ta bởi một tiết tấu, một vận tốc, một cú pháp, một cách diễn đạt, tất cả đều khác thường. 9 điệp khúc là những cơn sóng nhỏ làm nhịp cho hơn 300 trang của tác phẩm. 9 điệp khúc như 9 bức tranh với ―bên này‖ và ―bên kia‖, với những hình khối – ―quyển sổ‖, ―lọ mực‖, ―cây bàng‖, ―căm nhông‖ – cùng hai gam chính là ―xanh‖ và ―tím‖. Xanh và tím đã gặp trong Cổng tỉnh: ―Thì đi thôi! Có phố nào xanh/Hoa lay hàng dậu tím?‖, ―Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tím‖. Xanh và tím cũng từng gắn với Cột đèn câm: ―Tôi có vệ tinh/rồi có nhà ga xanh/nhà ga tím/trong một vũ trụ/chẳng hiền lành‖. 9 điệp khúc vừa lặp lại vừa biến tấu. 9 điệp khúc không tuân theo một nguyên tắc nào khác ngoài cảm hứng về cái Đẹp.

Để củng cố cho hệ không-thời gian đầy tính chất bất định đó là vai trò của hai tính từ liên tục trở đi trở lại không ngừng: ―láo nháo‖ và ―bàng hoàng‖; đặc biệt, mọi thứ trong mắt nhân vật chính tên Dưỡng, cựu ngụy binh thời Pháp, đều có thể ―láo

87

nháo‖: ―láo nháo cột đèn‖, ―láo nháo khói‖, thậm chí đến ―gió đông bắc‖ cũng láo nháo nốt. Đây là tâm trạng của một người thường trực bất an trong cảnh trốn chui trốn lủi, lại không biết tương lai sẽ như thế nào: “Tƣơng lai có hủi không. Dĩ vãng

thì hủi quá rồi” ([9, tr.24], đây đồng thời cũng có thể coi là cảm giác về một quãng

thời gian khó khăn giữa hai cuộc chiến tranh, khi chiến tranh còn chưa xa, hòa bình chưa chắc chắn (“chiến tranh chuyển sang hòa bình” [9, tr.49]), một cuộc chiến tranh khác đã lại ló dạng ở phía trước: ―Giữa hai cuộc chiến tranh, là nhật kí” [9, tr.14]

Tuy được sắp xếp theo ―đường tuyến tính‖ của thời gian nhưng hai cuốn nhật ký lại là hai ―cái tôi‖, hai thời gian khác nhau. Nhật ký của Dưỡng có một hình hài cụ thể: “ba cuốn sổ tay, khổ 20x18, loại bìa dằn di”, viết bằng “mực tím”. Nhật ký của nhân vật nhà văn, không được mô tả về mặt hình thức, nhưng nó ẩn hiện trong suốt tiểu thuyết: chính với nó, mà Những ngã tƣ và những cột đèn của Trần Dần mở ra và khép lại.

Nhật ký của Dưỡng bắt đầu một tối ―không chính xác‖ của ―Đông 1954‖ và kết thúc ―một ngày không rõ‖ của ―Đông 1955‖. Nhật ký của nhân vật nhà văn bắt đầu ―Tháng sáu 1965‖ và kết thúc ‖Tháng sáu 1966‖. Nhật ký của Dưỡng mở ra với:

“Đông 1954. I nhƣ trong thánh kinh: tôi bắt đầu viết nhật kí bằng mực tím. I nhƣ trong thánh kinh: tôi chạy trốn. Và cũng i nhƣ trong thánh kinh: 24 giờ trƣớc khi bắt đầu nhật kí, tôi tháo hết đạn, vứt xuống cống. Tôi mang súng sang nhà chị Hòa, vào một lúc do dự, giữa chiều và tối. Chị lên nhà trên tiếp tôi...” [9, tr.15]. Còn nhật ký của nhân vật nhà văn mở ra với: “Tháng sáu 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ hai hay chủ nhật. Những xê dịch lủng củng, lỉnh kỉnh, của các con số, làm sao giúp tôi luôn luôn 37° không lên cơn sốt? Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím. Bên kia cửa sổ tôi xanh: có sáu cây bàng lá xanh và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng và phố thời chiến vắng lặng...” [9, tr.13].

Nếu nhật ký của Dưỡng, như ta đã thấy, xoáy vào cuộc sống nội tâm, thì nhật ký của nhân vật nhà văn thuộc lĩnh vực công việc. Không phải ngẫu nhiên mà trong

88

đó anh ta tự vẽ mình ngồi trước nhật ký của Dưỡng. Bức chân dung tự họa sẽ trở đi trở lại trong suốt tác phẩm, như là motif chính: “Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí

và bản sao nhật kí...”. Ở một đoạn khác, anh ta cụ thể hơn: “Sáng nay không ra phố,

tôi làm việc, trên những cuốn nhật kí, bìa dằn di. Tôi dừng lại, để đặt ở đây, một loạt câu hỏi. Nhật kí của Dƣỡng, dƣờng nhƣ, không đi theo mọi quyển lịch thân quen...”

[9, tr.25]

Trong nhật ký của mình, Dưỡng không ngừng suy nghĩ về động tác ghi nhật ký, coi đó là một hoạt động không bột phát mà có ý thức: “Nhƣng lúc này ghi nhật kí, tôi mới hiểu là...” [9, tr.177]. Với Dưỡng, quyết định ghi nhật ký đã trở thành một cái mốc quan trọng trong đoạn đời này của mình. Nó phân ra ―trước nhật kí‖ và ―sau nhật kí‖: ―23 giờ trƣớc nhật kí, tôi cải trang làm thợ...” [9, tr.16], “24 giờ trƣớc nhật kí, tôi nói với chị Hòa...” [9, tr.19], ―24 giờ sau: thế là tôi đã bắt đầu nhật kí, từ 5 giờ, bằng mực tím...” [9, tr.21].

Trong nhật ký của mình, nhân vật nhà văn quan sát, trình bày, mổ xẻ, phân tích nhật ký của Dưỡng để qua đó đi đến những những nhận xét tổng quát về thể loại tự truyện này, dưới khía cạnh lý thuyết. Anh ta đưa ra những câu hỏi thiết yếu: Người ta viết nhật ký nhằm mục đích gì? Nhật ký thuộc về phạm trù công hay tư? Nói cách khác, nhật ký được viết cho ai? Vì sao người ta lại quyết định xuất bản nhật ký? Khi nào nhật ký trở thành văn học? Trong nhật ký của mình, cho đến tận cùng, nhân vật nhà văn vẫn liên tục trình bày những nghi vấn: “Tôi không biết, có phải ngƣời ta chỉ viết, nhất là viết nhật kí, để đổ bớt bi kịch, lên giấy? Ngƣời ta cũng bắt đầu viết, khi linh cảm về một, hoặc nhiều tai họa, sẽ xảy đến? Nhƣng cũng có những ngƣời, đời đầy bi kịch, chƣa một lần viết, một cái gì. Rồi cũng có những ngƣời, không kinh nghiệm đau khổ, lại viết, nhƣ một lí do để sống.” [9, tr.337].

Nhật ký của nhân vật nhà văn, vì vậy, có thể được đọc như một ―nhật ký về nhật ký‖: “Cách đây đúng một năm, Dƣỡng trao cho tôi ba cuốn nhật kí. Anh nói chiến tranh sẽ ngày một khốc liệt. Lúc ấy, tôi lí giải động tác trao nhật kí của anh, nhƣ thế này: anh muốn tâm sự với ngƣời khác. Bởi vì, ghi nhật kí thực chất không nhằm bảo vệ tính chất riêng tƣ. Ghi nhật kí là một động tác thỏa mãn nhu cầu đối

89

thoại không thể, với ngƣời khác. Xuất bản nhật kí do vậy, chỉ là diễn biến tất iếu, của động tác ghi nhật kí” [9, tr.256]

Không ngừng lật xuôi lật ngược vấn đề, anh ta viết tiếp: “Một năm sau, í kiến của tôi, về động tác trao nhật kí của anh, thay đổi. Một năm sau, tôi lí giải thế này: anh muốn từ bỏ, một quãng đời. Nhật kí, thực chất là một tài sản riêng tƣ, dù không vì mục đích bảo vệ tính chất riêng tƣ. Cho nên động tác ghi nhật kí thực chất là tƣ hữu hóa những sự kiện. Dƣỡng từ chối đọc lại nhật kí, và do vậy, sẽ từ chối không đọc 3/4 bản thảo của tôi. Nhƣng anh không cất giấu, hoặc hủy bỏ toàn bộ nhật kí, bởi vì động tác hủy bỏ, chỉ khẳng định quyền sở hữu tuyệt đối của anh, và lại làm anh nhớ mãi. Cách duy nhất để quên nhật kí, là đƣa nhật kí, từ sở hữu của một cá nhân anh, thành sở hữu của vô số ngƣời khác. Động tác xuất bản nhật kí của anh, chính là để anh mất đi, mọi quyền hạn với nhật kí” [9, tr.256].

Hai nhật ký. Một của nhân vật, một của nhà văn. Một mang tính thực tiễn, một mang tính lý thuyết. Trái ngược nhau nhưng bổ sung nhau, và nhất là không thể tách rời nhau: chúng chỉ có ý nghĩa khi được đọc song song. Chính vì thế mà Trần Dần đã phân nhỏ chúng ra, rồi đan chúng vào nhau theo lối cài răng lược.

Nhưng có lẽ điểm gặp lớn nhất của Dưỡng và nhân vật nhà văn là thời gian. Làm thế nào để níu giữ thời đang mất? Đó là câu hỏi mà cả hai cùng đặt ra. Nhật ký của họ vì vậy tràn ngập những suy nghĩ về hiện tại đang diễn ra, hoang mang vì sự ngắn ngủi, mong manh, gần như không tồn tại của nó. Hiện tại: ―một cái chớp mắt‖ với người này, ―một dấu chấm lẻ loi‖ với người kia. Trong Những ngã tƣ và những

cột đèn, ―hiện tại‖ được nhắc đến 30 lần, ―lúc này‖ 60 lần, ―hôm nay‖ 85 lần, ―bây

giờ‖ 146 lần. Với hai nhân vật chính, thời gian không chỉ là ám ảnh, mà còn được đưa ra quan sát, thử nghiệm, chứng minh. Cả hai cùng loay hoay với một hình ảnh — đường tuyến tính của thời gian:

Dưỡng viết: “Tôi không nhớ đã nhìn thấy ở đâu, một bức họa đƣờng tuyến tính của thời gian, nhƣ thế này: hai đầu của đƣờng tuyến tính, chạy cả về hai phía vô định, và biến mất. Hóa ra quá khứ và tƣơng lai chiếm hết cả chiều dài thời gian,

90

hiện tại chẳng là cái gì, chỉ là một cái chớp mắt, chỉ là một phần rất nhỏ, của cái chớp mắt.” [9, tr.32].

Nhân vật nhà văn viết: “Hóa ra tôi và Dƣỡng cùng bị ám ảnh, bởi cùng một đƣờng tuyến tính cổ điển, của thời gian. Hiện tại, là một cái chớp mắt ngắn ngủi, nhƣng nhiều í nghĩa, và nặng nề làm sao. Hiện tại, là một dấu chấm lẻ loi, vứt đi không đƣợc” [9, tr.67].

Ghi nhật ký thường đồng nghĩa với Viết ở thời hiện tại. Về hình thức, mỗi lần viết, công việc đầu tiên của người ghi nhật ký là đánh dấu thời gian đang diễn ra: cụ thể ngày-tháng-năm, đôi khi cả giờ-phút. Về nội dung, quan tâm lớn nhất của người ghi nhật ký là những suy nghĩ, tình cảm anh ta đang sống. Với Những ngã tƣ và

những cột đèn, Trần Dần sẽ cho các nhân vật của mình làm nhiều thử nghiệm khác

nhau để khảo sát quyết liệt định nghĩa đó.

Với Dưỡng, thường xuyên, động tác ghi nhật ký thể hiện niềm tin ―vĩnh cửu hóa hiện tại‖. Trong một đoạn nhật ký dài 5 trang, Dưỡng ghi lại các sự việc và cảm xúc trong một buổi sáng, nhưng tất cả đều được coi là xảy ra cùng một lúc: 6 giờ 21. ―6 giờ 21‖ vì thế sẽ được lặp đi lặp lại 20 lần: “6 giờ 21 tôi uống cạn cốc càphê.

Không có gì xảy ra, nhƣng càphê làm bụng tôi cồn cào. 6 giờ 21 tôi khóa cửa...” [9,

tr.324]. Một thử nghiệm khác: vào “một buổi chiều tháng mƣời nắng nhóe”, nhưng Dưỡng quyết định đi chúc Tết mẹ. Anh ta “xáo trộn lại các tờ lịch, để lúc nào (...)

muốn mùa đông, là có mùa đông, để lúc nào cũng hiện tại” [9, tr.33]. Bằng cách đó,

Dưỡng hy vọng thời gian ngừng trôi, để khoảnh khắc đang sống được tồn tại mãi mãi. Nhưng khi hiện tại tồi tệ quá, thì Dưỡng lại muốn nó đi nhanh hơn. Và anh ta làm một thử nghiệm mới: không ghi ngày tháng thật trong nhật ký, mà chỉ đánh số ―ngày số 1‖, ―ngày số 2‖,... Qua đó, Dưỡng mong “ngày đến sau sẽ đẩy lùi, ra xa những ngày đến trƣớc.” [9, tr.122]. Trong những ngày tăm tối nhất, Dưỡng muốn đứng bên ngoài thời gian, để hiện tại “là ngày không mùa, là lúc không giờ, là giờ

ngoài đồng hồ, là ngày ngoài quyển lịch” [9, tr.104]. Đây là một thử nghiệm khác để

Dưỡng chạy chốn hiện tại: vứt bỏ lịch, chỉ ghi giờ, nhưng theo chiều ngược lại, và

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)