Không gian bối cảnh xã hội

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 77)

5. Cấu trúc

3.2.1.1. Không gian bối cảnh xã hội

Khi viết Những ngã tƣ và những cột đèn, Trần Dần đã tự đặt ra cho mình đề tài vô cùng khó đó là: viết về hoàn cảnh của những người ngụy quân Pháp ở Hà Nội khi chiến tranh kết thúc, phần thắng thuộc về đội quân cách mạng. Nếu viết đúng theo định hướng lúc bấy giờ là họ phải nhanh chóng quy phục chế độ mới. Tuy nhiên, với Trần Dần – một cây bút không ngừng trăn trở, sáng tạo thì ông đã chọn

79

cho mình con đường khó khăn hơn. Với ngòi bút luôn táo bạo quyết liệt trong từng câu chữ, Trần Dần đã xây dựng lên bối cảnh xã hội sau khi quân ta tiếp quản một cách chân thực.

Khác với những tác phẩm của nhiều đồng nghiệp may mắn của ông khi viết về Thủ đô ngập tràn cờ hoa trong ngày tiếp quản, hay mọi người đều háo hức với những thay đổi lớn của xã hội. Bối cảnh xã hội trong tác phẩm được Trần Dần khắc họa, đằng sau những háo hức, những niềm vui, còn rất nhiều điều trăn trở. Không gian chỉ tươi sáng với những người con ngoan của cách mạng, còn đối với ―những phần tử đầy tội lỗi‖ thì vô cùng đen tối. Đối với họ, mọi không gian đều trở nên chật hẹp, tù túng. Đi đến đâu cũng đầy rẫy những ánh mắt dò xét, rồi những nghi kỵ. Họ sợ sệt, lo lắng, thậm chí ―phát điên‖ trong cảnh ―giam lỏng‖ chờ sự khoan hồng của cách mạng. Bỏ qua những hào nhoáng, những rực rỡ, Trần Dần đã dựng nên bối cảnh xã hội hết sức chân thực với muôn màu, bên cạnh những gam màu sáng là những gam màu tối. Mà những khoảng tối ấy là nỗi sợ hãi, ám ảnh của một bộ phận trong xã hội lúc bấy giờ.

Trên cái nền sự tồn tại song hành của sáng tối ấy, Trần Dần đã để nhân vật tự bộc lộ những trăn trở, suy tư. Và chính trên cái nền ấy, diễn biến tâm lý đầy mâu thuẫn của nhân vật biến đổi, chuyển động. Câu chuyện của anh ngụy binh Dưỡng và mấy người bạn cùng cảnh ngộ trong những ngày đầu tiếp quản Thủ đô nếu kể ở ngôi thứ ba khéo lắm cũng chỉ được một truyện kể. Trần Dần đã chuyển nó thành ngôi thứ nhất thông qua hình thức cuốn nhật ký của Dưỡng, xen kẽ là lời kể của một vài nhân vật khác có tham dự vào đường dây hoạt động của nhân vật được kể ở ngôi thứ ba. Bằng hình thức này, Dưỡng đã được phát tiết tất cả những suy tư lời lẽ, hành vi của một thanh niên Hà Nội tạm chiếm, của một người lính lái tàu bò, và được bộc bạch tự nhiên nhất toàn bộ trạng thái tâm lý của mình vào một thời điểm hệ trọng của thời cuộc và số phận. Nhưng cái chính ở đây không phải chỉ ở nội dung cuốn nhật ký, mà ở cái cách ghi nhật ký của Dưỡng. Cái cách ghi ấy mới là một nội dung chính của cuốn tiểu thuyết của Trần Dần, nó thể hiện rõ trạng huống của một thành

80

phố từ chiến tranh sang hòa bình và trạng thái của những con người bị mắc kẹt trong trạng huống ấy.

3.2.1.2. Không gian phố phƣờng, trong nhà

Không đi theo dòng cuốn của chất sử thi và cảm hứng ngợi ca trong nền văn học chính thống, Trần Dần tìm cho mình một lối đi riêng. Không gian trong tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn bắt đầu được thu hẹp lại với phố phường của thủ đô và đôi khi là không gian trong nhà. Những sự việc cứ xoay quanh những không gian ấy, tưởng chừng như rất tủn mủn nhưng lại vô cùng phức tạp.

Từ không gian phố phường, nhà văn đã khắc họa tính cách nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật có những đặc điểm riêng tạo nên một ―xã hội hết sức phức tạp và xô bồ‖. Như ông Trung trố thì luôn luôn cứng nhắc, mặc dù nói đến những chính sách khoan hồng thường xuyên nhưng lại luôn nhìn Dưỡng bằng con mắt đầy nghi kỵ. Chị Hòa cũng trong cái không gian phố phường ấy nhưng lại là người ―biết lắng nghe‖ hơn. Còn Tình Bốp, Lily lại có một thế giới đầy những uẩn khúc. Ông Phúc thì xuất hiện lúc tốt, lúc xấu trong bối cảnh phố phường lúc sáng, lúc tối….

Thu hẹp lại hơn nữa là không gian trong nhà, những không gian vô cùng nhỏ bé ít được các nhà văn chính thống lúc bấy giờ lựa chọn, nhưng Trần Dần đã dành khá nhiều ―diện tích‖ cho không gian này. Bởi từ chính không gian trong gia đình tuy nhỏ bé nhưng lại cũng chứa đựng vô vàn những phức tạp. Từ không gian đó, bộc lộ những suy nghĩ của Dưỡng, những cách ứng xử của Dưỡng đối với vợ. Và chỉ trong không gian đó, người đọc mới thấy được tình yêu thương, sự nhẫn nhịn, hy sinh cao cả của nhân vật Cốm (Trinh). Cô Cốm đúng kiểu nhà quê, dạy mãi mà vẫn không biết hôn. ―17 tuổi còn chưa bao giờ đi giày, huống hồ những cái hôn đầu lưỡi‖. Thế nhưng cô hai lúa ấy chẳng cần ai dạy vẫn thực hiện đúng khẩu hiệu ―giặc đến nhà đàn bà cũng đánh‖ của cha ông. Đó là chưa kể trời tối như hũ nút, lại còn đang mang bầu sắp đẻ, vậy mà cô vẫn ―vừa chạy, vừa tóm vạt áo tên trộm, vừa kêu, bằng toàn bộ sức lực‖ khiến cho gã Nhọn-cằm cũng phải nể phục. Rồi khi nằm trên bàn mổ, chưa biết sống chết thế nào, cô vẫn lồng lên: ―Cứu lấy con tôi! Cứu lấy con tôi!‖. ―Rồi cô rên rỉ, xin được chết, để con cô sống‖. Cô nói: ―Sống như thế thì mẹ

81

nào sống được‖. Dẫu chưa được làm mẹ nhưng Cốm đã là một người vợ quá tuyệt vời rồi. Cốm yêu Dưỡng bằng một tình yêu dễ thương, vô điều kiện. Dù cho có bị chồng lột sạch quần áo để chụp ảnh nuy hay tất cả mọi người đều nói anh là thằng phản quốc, thì cô vẫn một mực tin chồng mình bị oan. Đó cũng chính là nét đẹp quý giá của Cốm.

Bên cạnh đó, không gian trong nhà cũng là nơi thắt nút của truyện ở chi tiết phát súng trong vườn nhà Dưỡng. Từ đó những nghi kị lại đổ dồn vào Dưỡng. Và Dưỡng một lần nữa lại chìm sâu vào thế giới của riêng mình.

Có thể nói rằng, không gian đời thường trong tác phẩm cũng được Trần Dần sử dụng hiệu quả để làm nổi bật lên hành động, tính cách của nhân vật. Đây cũng là một trong những sáng tạo khá mới mẻ. Bởi sau Những ngã tƣ và những cột đèn phải hơn 10 năm (sau 1975) tiểu thuyết Việt Nam mới bắt đầu chuyển mình từ không gian rộng lớn, không gian sử thi sang không gian nhỏ hẹp của phố phường hay trong gia đình. Tiêu biểu là các cây bút như: Lê Lựu, Dương Hướng, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp…

3.2.1.3. Không gian tâm tƣởng

Bên cạnh không gian hiện thực, không gian nghệ thuật trong Những ngã tƣ và

những cột đèn còn có không gian tâm tưởng. Dòng tâm tưởng của nhân vật đã liên

kết không gian bối cảnh xã hội với không gian phố phường, trong nhà. Nếu không gian hiện thực được miêu tả trực tiếp về phố phường về gia đình để bộc lộ những cái nhìn bên ngoài của nhiều nhân vật thì không gian tâm tưởng lại là nơi nhân vật bộc lộ rõ nhất, sâu sắc nhất những diễn biến tâm lý. Trong tác phẩm, Trần Dần đã xây dựng xen kẽ không gian tâm tưởng và không gian hiện thực. Không gian tâm tưởng được bộc lộ rõ nét trong những dòng tâm sự của nhân vật Dưỡng và nhân vật ―nhà văn‖ khi ghi nhật ký. Và không gian tâm tưởng được nhắc đến nhiều nhất là ―những ngã tư và những cột đèn‖

Những ngã tư cuộc đời – triết lí ấy đã vang lên trong nhan đề cuốn tiểu thuyết, chạy dọc tác phẩm. Đây là một nhan đề mang tính biểu tượng cao, dung chứa chiều sâu tác phẩm. Hình ảnh ―những ngã tư và những cột đèn‖ xuất hiện vô số

82

lần trong thơ Trần Dần, và lúc nào cũng buồn, đầy day dứt, bất an: ―ngã tư lằng nhằng cột điện‖, ―ngã tư xưa‖, ―ngã tư khuya‖, ―ngã tư buồn‖, ―ngã tư năm ngoái‖, ―cột đèn câm‖, ―cột đèn bỏ‖, ―ngọn đèn bỏ quên‖, ―ngọn đèn hoang‖, ―ngọn đèn thắt cổ‖, ―ngôi đèn bỏ‖, ―cột đèn mù‖, ―cột đèn gù‖, ―ngụm đèn xanh‖, ―đèn sương‖,… (xuất hiện chủ yếu trong các tập thơ: Cổng tỉnh và Chiều vô lễ).

Những con người từng chung nhau tuổi ấu thơ trong sáng, vào đời bằng những ngã rẽ khác nhau, tự mình lựa chọn cũng có, vô tình bị hoàn cảnh đưa đẩy cũng có, câu trả trời ở tận cuối trời nao, khi số phận đã ngã ngũ: ―Tôi đâu có biết, ngã tư nào lưu manh, ngã tư nào đọa lạc, ngã tư nào gian dối‖ [9, tr.304]. Ngã tư trong đời khác ngã tư trong thành phố, vì ―đời không cho quay lại, không có cách gì quay lại. Đời nghiệt ngã. Đời lằng nhằng, ngã tư đời do đó, lờ mờ và loằng ngoằng‖ [9, tr.229], vì giữa ―những ngã tư và những cột đèn, không lường được đường rẽ, tôi lường một đằng, thực tế giằng một nẻo.‖[9, tr.228]. Ngã rẽ ở ngã tư của những cơn lốc xoáy thời lịch sử ―láo nháo khói‖, dù cố tình lựa chọn hay vô tình sơ xẩy rơi vào, đều mang một đặc tính của số phận: sự đui mù và nghiệt ngã.

Được hay bị lựa chon, dù sao, vẫn cho con người một cách đến với đời, còn hơn là ―không có ngã tư, có nghĩa là không có lựa chọn‖. Nhân vật nhà văn trong

Những ngã tƣ và những cột đèn cứ loay hoay suốt một năm với những ngã tư cuộc

đời của người ghi nhật kí, bỗng phát hiện ―một mất mát to lớn‖, ―trống trải không ít‖: nơi anh sống là phố cụt, ―rẽ trái rẽ phải, cũng rơi vào cùng một đại lộ‖, nghĩa là anh không có khả năng lựa chọn nào, phải chấp nhận ngõ cụt duy nhất. Anh băn khoăn: ―Đời nhiều ngã tư và đời không ngã tư, nên chọn cái nào‖? Trần Dần viết tiểu thuyết này chắc cũng từng băn khoăn điều đó, để ―khóc những chân trời không có người bay/ Lại khóc những người bay không có chân trời‖ [10, tr.418], để tổng kết rằng đời ông ―được cái hoạn nạn‖. Còn trên trang tiểu thuyết Những ngã tƣ và

những cột đèn này, cả nhân vật có ngã tư, lẫn nhân vật không có ngã tư, chỉ có ngõ

cụtđều cảm nhận được tính bi kịch của cuộc đời, đều tìm cách trút bi kịch lên trang giấy.

83

Không gian tâm tưởng được xây dựng với hình ảnh trừu tượng ―những ngã tư và những cột đèn‖, chính là không gian mà hai nhân vật Dưỡng và nhà văn bộc lộ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm sâu xa về cuộc đời, về con người.

Không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp giúp người đọc có thể tìm hiểu, nắm bắt tác phẩm văn học một cách sâu sắc. Không gian nghệ thuật trong

Những ngã tƣ và những cột đèn giúp chúng ta hiểu được bản chất cuộc sống bế tắc

của một bộ phận người dân lúc bấy giờ. Và cũng qua đó thấy rõ cái nhìn của Trần Dần. Đó là cái nhìn thẳng thắn, khách quan nhưng vẫn đầy lòng cảm thông. Ông chia sẻ với đoạn đời bế tắc, tăm tối của những người đi lầm đường như Dưỡng, Tình Bốp…Điểm mới trong cách tạo dựng không gian nghệ thuật là ông sử dụng cả hai không gian hiện thực và tâm tưởng xen kẽ một cách hiệu quả. Ông đã dám thu hẹp không gian và xoáy sâu vào cái không gian bị bó hẹp ấy để làm nổi bật tính cách, tâm lý nhân vật. Tuy xen kẽ giữa hiện thực và tâm tưởng nhưng tác phẩm không bị rời rạc bởi nó đã được ―ghim lại‖ bằng cái trục chính là không gian “những ngã tƣ và những cột đèn”.

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Đây là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học bởi lẽ nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn.

Trong sáng tác văn học, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước khác nhau và xuất hiện dưới những dạng khác nhau tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật và như một hệ quy chiếu mang tính chất ẩn để phản ánh hiện thực, thể hiện tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học nhằm cung cấp những cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học.

84

Tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn thể hiện một cách sinh động và phong phú các dạng thời gian nghệ thuật khác nhau mà nổi bật là hai kiểu thời gian: thời gian tuyến tính và thời gian tự nghiệm. Thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai đan quyện với nhau xuyên suốt tác phẩm tạo nên một thời gian nghệ thuật đặc sắc gắn bó mật thiết với nhân vật chính của tác phẩm.

Việc chọn hình thức tiểu thuyết dưới dạng ghi chép nhật kí cũng thể hiện xu hướng muốn ―làm mới‖ hình thức cho thời văn học có tính sử thi. Kate Hamburger cho rằng trong số các tiểu thuyết ở ngôi thứ nhất thì tiểu thuyết dạng nhật kí là loại ít giống với hiện thực sử thi nhất, và nó là ―một phát ngôn giả vờ hiện thực‖ [16, tr.431- 433]. Trong dạng thức này, về nguyên tắc, sẽ xảy ra sự tiếm vị thời gian: cái đã xảy ra, đã thành trải nghiệm, được nhìn với một độ lùi thời gian, giờ được thời sự hoá, được thể hiện như một hiện sinh đích thực. Cho nên, việc nhân vật nhà văn sao chép ba cuốn sổ mà mất tròn một năm cũng ngầm chứa một ý nghĩa nào đó, ít ra cũng làm ta liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Trần Dần: ―Một viết dãi dàu sinh ra một đọc dãi dàu‖.

3.2.2.1. Thời gian tuyến tính

Mở đoạn đầu và đoạn cuối cuốn tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn

của Trần Dần, mà ở giữa là vô số đoạn văn như những ―ô ruộng đầy chữ‖, ấn tượng thị giác Trần Dần muốn tạo ra, ta thấy một sự dịch chuyển không gian vô cùng nhỏ bé: ở đầu chương I thì: “Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím. Bên kia cửa sổ tôi xanh: có sáu cây bàng lá xanh và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng và phố thời chiến

vắng lặng” [9, tr.13], còn ở cuối chương XVI: “Sáng nay, tôi ra phố lúc 6 giờ. Để ở

lại hồi lâu trên hè, mà nhìn về cửa sổ. Bên này cửa số tôi xanh, có sáu cây bàng lá xanh, lá bàng che cửa sổ. Có nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, mui chạm tán bàng. Bên kia cửa sổ tôi tím, có lọ mực tím, và bản thảo lem nhem mực tím. Có nhật

kí, và bản sao nhật kí” [9, tr.336]. Nhân vật như thể vừa đi qua rất nhiều biến động,

cả những lần súng nổ và rất nhiều tội ác, âm mưu, nhưng lại vừa cũng chỉ đi từ bên này sang bên kia một bức tường.

85

Một năm tròn (từ tháng Sáu 1965 đến tháng Sáu 1966) chứng kiến cả hai loại chuyển động ấy trong một không gian được cấu tạo phức tạp hơn không gian thông thường, với khung cảnh dường như không hề thay đổi, màu sắc cũng giữ nguyên. Sau không gian, thời gian của những ngã tư và những cột đèn cũng không thuần nhất: nhà văn nói tới ―đường tuyến tính của thời gian‖, ―chạy về hai nhà ga vô định‖, nhưng cũng liên tục nhắc tới cảm thức ―bên ngoài thời gian‖, hay ―một ngày không thời gian‖. Nhân vật tiểu thuyết của Trần Dần mắc kẹt trong thời gian, nhiều khi không thực sự còn có ý thức về thời gian, có những lúc với họ thời gian không trôi đi nữa, mà đứng yên, bất động.

Thời gian nhích dần vô cùng chậm chạp với 9 điệp khúc lặp lại xuyên suốt

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)