5. Cấu trúc
3.3.5. Tạo nhịp điệu bằng lặp gián cách
Nhịp điệu văn bản Những ngã tƣ và những cột đèn còn được tạo ra bằng sự lặp gián cách một số câu hoặc mệnh đề, để chúng vang lên như những vọng âm. Vọng âm có thể chạy suốt tác phẩm, như câu: “Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và
bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím.” (7 lần). Nó xuất
102
kết nối thời gian quá khứ và hiện tại. Vọng âm có thể chạy suốt trong những trường cảnh liên tiếp nhau, khi vai kể chuyện được chuyển về cho nhân vật ghi nhật kí, như các câu mở đầu mỗi đoạn trong một trường đoạn: “Mƣa mau hạt, cho nên cửa sổ
toàn bộ trắng nhợt” (8 lần), “Một ngày bất thƣờng” (5 lần),… hay như một mệnh
đề nằm rải rác trong một đoạn, với các cách kết hợp từ ngữ đáo trộn khác nhau: “trong ngõ gió láo nháo”/“xóm ngõ láo nháo gió”/“trong ngõ lúc này láo nháo
gió”/“gió láo nháo trong ngõ”,… Những vọng âm này cùng lúc chuyển tải cả diễn
biến sự việc, cả tâm trạng của nhân vật, với nhịp căng – chùng biến hoá.
Cũng mang những chức năng như thế là cách lặp liên tục, xảy ra trong một trường đoạn. Ví dụ thứ nhất, đoạn liệt kê 36 kiểu chết, với cách điệp và ngắt nhịp của đồng dao: “Chết tƣơi. Chết héo. Chết đau. Chết điếng. Chết cứng. Chết đứng. Chết nằm. Chết đêm. Chết thêm. Chết khiếp. Chết dần. Chết mòn. Chết toi. Chết ngóp. Chết ngất. Chết tất. Chết cả. Chết lử. Chết lả. Chết đứ. Chết đừ. Chết ngay. Chết quay. Chết ngỏm. Chết ngoẻo. Chết thối. Chết nát. Chết hết. Chết sạch. Chết tái. Chết tím. Chết ngồi. Chết sáng. Chết chiều. Chết bỏ. Chết dở.‖ [9, tr.259 - 260]. Từ ―chết‖ được lặp liên hồi, theo cơ chế tạo nhịp (nhịp chẵn, liền hơi) và bắt vần, bắt nghĩa (vần gọi vần:chết cứng - chết đứng, chết ngất - chết tất; nghĩa gọi nghĩa:chết
tƣơi - chết héo, chết dần - chết mòn; vần và nghĩa gọi nhau: chết cứng - chết đứng -
chết nằm - chết đêm - chết thêm), tạo thành một chuỗi chấn động của cảm xúc, chưa
có hồi kết, do cụm kết hợp cuối kết thúc bằng âm tiết mở (chết dở). Cơ chế lặp này tạo thành một trường âm thanh tức tưởi, oan trái như đang bục ra, bật ra từ nội tâm nhân vật Dưỡng.
Ví dụ thứ hai, cảnh Dưỡng bị triệu tập cấp thời lên trụ sở khu phố, anh đi giữa màn mưa bụi giăng giăng khắp ngả: “Ra ngoài sân, tôi thấy mƣa bụi . Ra cổng, tôi thấy mƣa bụi. Ra đến ngõ, tôi thấy mƣa bụi. Mƣa bụi cũng đủ, làm ƣớt tóc và làm nƣớc chảy nhiều dòng trên mặt. Tôi đi qua bến xe điện, thấy mƣa bụi. Tôi nghĩ mà không biết cái gì đang chờ tôi, trên trụ sở. Tôi đi trong phố, thấy mƣa bụi. tôi nhìn hai dãy phố, thấy hai dãy phố mƣa bụi và cột đèn nối tiếp cột đèn. Tôi đi trong lòng
103
―Tôi thấy mƣa bụi‖ như một chủ âm, xuyên ngang đoạn văn như điệp khúc bi ai, tuyệt vọng. Chủ âm ấy liên kết với toàn bộ kết cấu thiên trường ca – tiểu thuyết, dựng dậy một nhịp điệu trầm buồn và bầu không khí Hà Nội những năm ―tầm tã
mƣa phùn‖, con người bước đi ―không thấy phố không thấy nhà‖, liên kết với cuộc
đời và văn nghiệp của tác giả Trần Dần, một số phận, như lời Nhã Thuyên nói, ―chỉ- có-mƣa-sa‖.
Có lẽ vọng âm vang nhất, nổi lên bình diện đầu tiên cũng như xuyên thấu xuống tầng sâu nhất văn bản là những từ ngữ lặp có tính chất từ khoá của tác phẩm đó là cụm từ ―những ngã tƣ và những cột đèn‖ và từ ― láo nháo‖. Những từ khoá này vừa mang nghĩa cụ thể, vừa là những biểu tượng có sức nặng, xuất hiện với tần số dày đặc, cách biểu hiện của chúng càng về sau càng phức tạp, đa tầng, đa nghĩa, trong những cách kết hợp khác nhau của từ ngữ. Đó là ngã tư phố, ngã tư trong đời, ngã tư chết người, ngã tư chảy máu, ngã tư súng đạn, ngã tư lựa chọn hoặc-mẹ- hoặc-con, ngã tư láo nháo nốt chân,… Đó là cột đèn sáng, cột đèn không sáng, cột đèn ngày, mạng cột đèn có nhiều đèn, mạng cột đèn có một mạng đèn,… Những ngã tư và những cột đèn ấy hiện lên trong sự láo nháo một thời: láo nháo gió, láo nháo khói, láo nháo bóng tối, láo nháo xe cộ, những tíctăc láo nháo, láo nháo những bước chân, láo nháo phố và tôi,… Nếu như trong Mùa sạch những độc vận mùa – trong –
sạch – sáng được lặp dọc suốt tác phẩm như “một bè đệm trì tục để nâng lên luỹ
thừa bậc n các con chữ trong những kết hợp mới lạ” thì trong Những ngã tƣ và
những cột đèn cách thức lặp những từ khoá này cũng nâng hình tượng lên một tầng
cao mới trong nghĩa tượng trưng, chở tảidòng chảy ngầmcủa văn bản.
Ngôn từ của Những ngã tƣ và những cột đèn không còn là chất liệu của hiện thực bề nổi, đơn nhất, có thể quan sát được, kiểu của nghệ thuật hiện thực lúc bấy giờ, mà là chất liệu tràn trề nhạc tính và ẩn dụ, dành cho một hiện thực bề sâu, đằng sau, đa tầng, chỉ có cảm thấy được, liên tưởng được – một thứ ―hiện thực 3 tầng‖, như Trần Dần quan niệm.
104