Kết cấu giả tiểu thuyết trinh thám

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 66)

5. Cấu trúc

3.1.1. Kết cấu giả tiểu thuyết trinh thám

Đọc Những ngã tƣ và những cột đèn, các nhà phê bình và độc giả ngạc nhiên

trước dạng thức lạ của cuốn sách, cuộc đặt tên bắt đầu: tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết nhật kí,… Những cách gọi tên này hẳn có những lí do nào đó. Hay nói cách khác, như đã từng xảy ra, ở một số tác phẩm khác của Trần Dần, đây cuộc tương tranh và giao hoà thể loại, không loại trừ thơ, nhạc, hội hoạ. Những ngã tƣ và những cột đèn không phải tiểu thuyết trinh thám theo nghĩa thuần khiết mà nó mang hình thức tiểu thuyết giả trinh thám.

Thể loại tiểu thuyết giả trinh thám không nằm trong khung ―pháp lí‖ của hệ hình nghệ thuật hiện thực XHCN. Có thể thấy, văn học miền Bắc những thập niên 60, 70, 80 thế kỉ trước không có tác phẩm nào thuộc loại này.

Trước hết cần khẳng định: tác phẩm của Trần Dần không phải là tiểu thuyết đen, tiểu thuyết phản gián tiểu thuyết li kì giật gân – là những loại cận với tiểu thuyết trinh thám. Song, nó cũng không phải là tiểu thuyết trinh thám theo nghĩa thuần khiết.

Trinh thám cổ điển (hay còn gọi là ―Tiểu thuyết của ẩn ngữ‖) được coi là thể loại của văn học duy lí, giống một trò chơi, câu đố trí tuệ, đi trả lời cho câu hỏi: ai

68

đã gây ra tội ác? Theo Todorov, về nguyên tắc, cốt truyện trinh thám phải được xây dựng trên 2 vụ án: vụ thứ nhất do thủ phạm tiến hành, vụ thứ hai thủ phạm ấy trở thành đối tượng của thám tử – một sát thủ không bị trừng phạt. Ta gọi vụ thứ nhất là ―truyện về tội ác‖, nó kể về ―điều đã thực sự xảy ra‖; vụ thứ hai là ―truyện về cuộc điều tra‖, nó lí giải ―điều ấy xảy ra như thế nào‖ [20, tr.18]. Những ngã tƣ và những cột đèn có đầy đủ hai thành phần cấu thành cốt truyện này: ―truyện về tội ác‖ liên quan đến phát-súng-trong-vườn-đêm và tư cách đáng ngờ của nhân vật Dưỡng; ―truyện về cuộc điều tra‖ liên quan đến cách hành xử của tổ dân phố, cơ quan An ninh. Càng về cuối, càng nhiều chi tiết li kì, nhiều pha gay cấn (Chiếc khăn mùi xoa tưởng là kỉ vật lãng đãng của cuộc tình trăng hoa hoá ra là đầu mối của bao rắc rối; điều tra viên Thái bí mật đột nhập vào nhà gián điệp Tình Bốp, không ngờ đã có thủ trưởng Trần B phục sẵn với một xác chết; tung tích của Nhọn-cằm được ém đến phút cuối).

Từ tiểu thuyết trinh thám cổ điển, sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện một số biến hình thể loại, trong đó có hai kiểu đáng lưu ý là: ―Tiểu thuyết phân vân hồi hộp‖ và ―Truyện về người-thám-tử-khả-nghi‖. Những ngã tƣ và những cột đèn

của Trần Dần phù hợp với hai kiểu truyện này. Vai tội phạm và vai nạn nhân thì Dưỡng đã sắm từ đầu, đến gần cuối tác phẩm anh vào thêm vai thám tử. Tuy nhiên, đối chiếu với 8 quy tắc (mà Todorov rút gọn từ 20 quy tắc của S.S.Van Dine) mà bất kì nhà tiểu thuyết trinh thám nào cũng phải tuân thủ, ta thấy truyện của Trần Dần, bên cạnh việc đáp ứng được hầu hết, đã vi phạm hai quy tắc: Một là ái tình không có chỗ trong tiểu thuyết trinh thám; Hai là miêu tả cũng như phân tích tâm lí không có chỗ trong tiểu thuyết trinh thám. Ái tình trong Những ngã tƣ và những cột đèn

mang tên Lily. Cô không chỉ là đầu mối đem đến những nguy hiểm và phiền toái cho Dưỡng mà còn là một phần cuộc sống của anh. 11 năm sau anh có thể không nhớ nhiều thứ, nhưng quên cô thì không, vẫn ngủ mơ thấy cô, day dứt, linh cảm điềm xấu đã đến với cô. Việc vi phạm nguyên tắc thứ hai thì đã quá rõ – qua đặc điểm nội dung, chủ đề tác phẩm. Todorov viết: ―Tiểu thuyết trinh thám có những chuẩn mực của nó; làm ―tốt hơn‖ những gì mà những chuẩn mực ấy đòi hỏi, là đồng

69

thời làm ―kém đi‖: người nào muốn cho tiểu thuyết trinh thám ―hay hơn‖, là người đó làm văn chương, chứ không phải tiểu thuyết trinh thám.‖ [49, tr.9]. Nhận định này đúng cho trường hợp Những ngã tƣ và những cột đèn. Trần Dần đề cao việc ―làm văn chương‖ hơn là viết ―sự vụ trinh thám‖. Một chi tiết đầy ý tứ có thể hé mở cho ta thấy thực ra ―sự vụ trinh thám‖ này không có kết quả mĩ mãn, thủ phạm giết Tình Bốp chưa chắc đã được thật sự tìm ra. Kết quả điều tra đã được công bố, hồ sơ vụ án đã đóng, vậy mà 11 năm sau, trực giác vẫn mách bảo Dưỡng rằng lời nói sau cùng của ông Phúc với anh là chân thành, rằng ông ta ―không giết người bao giờ‖, rằng ông bị ép cung, bản khai nhiều chỗ không đúng sự thật. Có ít nhất hai bằng cớ để ―nhà thám tử‖ Dưỡng đối chứng: Một là, đêm Tình Bốp bị giết, ngoài Phúc (nếu tin vào bản cung khai của ông ta), còn có hai người đột nhập vào nhà Tình Bốp là Thái và Trần B, và họ cũng là người đầu tiên thông báo về xác chết. Hai là, Thái đã bịa đặt, cho rằng mặt Phúc tái xanh khi bị bắt, bởi mặt ông ta ―toàn sáp màu và bột màu, làm sao mà tái xanh được‖ [9, tr.338]. Vậy, truyện trinh thám này có vẻ chưa hoàn hảo, bởi mới có xác chết, chứ chưa có hung thủ thực sự được tìm thấy.

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, trong kết cấu trinh thám còn có tính bất minh. Tuy nhiên, tính bất minh trong kết cấu truyện trinh thám với mục đích là lôi cuốn người đọc và dẫn dắt đến kết quả phá án. Còn đối với Những ngã tƣ và những

cột đèn – tác phẩm được xây dựng theo kết cấu giả trinh thám thì tính bất minh lại

được nhà văn sử dụng để xây dựng nên những đấu tranh tâm lý của nhân vật. Có hai nhân tố làm nên tính chất bất minh của thế giới trong Những ngã tƣ và những cột đèn: thứ nhất, tính chất bất minh, hạn chế tầm bao quát của nhân vật trong môi trường ―trinh thám‖; thứ hai, tính chủ quan, cá thể trong cách nhân vật nhìn thế giới cũng như việc gây nhiễu, tự che giấu, ngụy trang con người thực một cách khéo léo, tinh quái, ―bài bản‖ của anh ta.

Trong tiểu thuyết, tính bất minh của thế giới tồn tại trong trạng thái nhập nhòa giữa hai phần của thế giới: phần nổi và phần chìm. Phần nổi là cuộc sống có xu hướng sáng sủa lên với sự hiện diện của những cán bộ bảo vệ khu phố, đại diện chính quyền mới; họ hầu như đều là những người đàng hoàng, đáng tin cậy: chị Hòa,

70

bác Mẫn,… Kể cả ông Trung Trố, người thường xuyên trấn áp Dưỡng bằng những lời đao to búa lớn, định kiến, áp đặt…

Song, đó mới chỉ là bề mặt – phần được ―những cột đèn‖ chiếu sáng. Phần còn lại của thế giới, dưới cái bề mặt ấy còn không ít tầng ngầm, góc khuất, không trắng, không đen mà xám xịt, đầy cạm bẫy, bất trắc khôn lường. Đó là thế giới bất minh của các điệp viên (điệp viên cấp cao như Mac xen – trùm Phòng Nhì Pháp, hay Nhọn cằm; điệp viên cấp thấp như các cô gái chân dài được huấn luyện thành các hộp thư di động); của các thám tử, các nhà điều tra (chính thống như ―ông Đầu bạc‖, ―anh Thái‖, ―anh Trần B‖ và, phi chính thống, như anh chàng lái ―tàu bò‖),… Chính phần ngầm này của thế giới đã tác động rất nhiều đến số phận, tâm lý của nhân vật Dưỡng. Góc nhìn thế giới ở đây luôn bị hạn chế theo bổn phận, vai trò mà từng người đang đảm nhận. Tầm nhìn của họ, tuy có khác nhau mức độ xa, gần, rộng, hẹp,… nhưng thực ra cũng giống như ánh sáng từ mỗi cột đèn, chỉ chiếu sáng một số nốt chân ―láo nháo‖ trên đường phố ―láo nháo đèn‖, ―láo nháo khói‖. Cái bất minh lượn lờ giữa bao điều biết và không biết như vậy. Mặt khác, trong từng con người ở đây cũng hiện hữu bao nhiêu điều bị che khuất (một cách mặc nhiên hoặc ngẫu nhiên). Thậm chí, vì nhiều lý do, lắm khi các nhân vật phải duy trì con người nhiều mặt, với những cái ―lốt‖ khác nhau của mình (một người có thể có tới hai, ba, bốn khuôn mặt, như trường hợp ―ông Phúc thứ nhất‖ - ―ông Phúc thứ hai‖ - ―Nhọn cằm‖ - ―A13‖,…).

Nhìn một cách khác, không thể xem Những ngã tƣ và những cột đèn là truyện trinh thám, rất giản đơn, vì viết tiểu thuyết này, nhà văn không nhằm mang lại một trò chơi, thỏa mãn nhu cầu trí tuệ, cùng sự hưng phấn hồi hộp của độc giả. Tác phẩm không dẫn người đọc phiêu lưu tìm kiếm sự thật và cố gắng đưa ra một kết cuộc cuối cùng ―thuyết phục‖, như là những pho trinh thám vẫn làm thế.

Nghi án ―phát súng trong vườn đêm‖ với hai mũi điều tra – mũi điều tra ―tự phát‖, ―nghiệp dư‖ của Dưỡng và mũi điều tra ―tự giác‖, ―chuyên nghiệp‖ của anh Thái, anh Trần B, ông Tóc bạc – theo cách riêng của mỗi bên, đều đã góp phần làm sáng tỏ được một số tình tiết vụ án, nhưng nhiều nghi vấn vẫn chưa được giải tỏa.

71

Kết quả đáng kể nhất là phá được một ổ gián điệp nằm vùng (có đầu mối từ chiếc khăn mùi soa của Lily) và, minh oan được cho Dưỡng. Còn thủ phạm đích thực có chắc là ông Phúc không; Tình Bốp, Lily, Đoành, Ngỡi, Bú Dù,… và ngay cả cán bộ điều tra của Cục phản gián như anh Thái, anh Trần B thực ra là người thế nào; những nhận định của Dưỡng về họ, trước và sau cuộc điều tra có đúng không;… mọi thứ vẫn có vẻ mù mờ. Ngay cả ích dụng của cuộc điều tra mà nhân vật chính tiến hành, cho đến khi được cán bộ cơ quan phản gián cảm ơn, tuyên dương và tặng quà, chính anh ta cũng không hay biết…

Đối chiếu với nội dung của tác phẩm, ta có thể nói rằng truy tìm thủ phạm (ai bắn phát súng trong vườn và ai giết Tình Bốp) không phải là mục đích chính của tác phẩm, nó chỉ có vai trò dẫn dắt độc giả đi theo một cốt truyện bề mặt, kết nối sự kiện thành chuỗi, đưa các nhân vật bước vào các mối quan hệ chằng chéo. Khi tác phẩm khép lại, rõ ràng vẫn còn quá nhiều điều chưa sáng tỏ, chưa ngã ngũ. Như vậy, có thể nói, cốt truyện trinh thám ở đây chỉ là phương tiện. Đích hướng đến của tác phẩm cũng là một cuộc truy lùng, nhưng là cuộc truy lùng cái tôi bản thể. Tôi là ai trong những biến thiên của đời sống xã hội, giữa những mối quan hệ phức tạp in dấu vết một thời kì lịch sử sóng gió? Đi qua những năm tháng đó, có lúc từng đứng ở những ngã tư cuộc đời, của sự lựa chọn, những giáp ranh của sự sống – cái chết, cái gì là cái tất định, cái gì là cái bất định, chúng đóng vai trò gì? Thời gian là đường thẳng tuyến tính, chạy miết về miền vô cực, làm sao dừng được sự huỷ diệt của tháng ngày, làm sao lưu lại được một khoảnh khắc có dấu vết của tôi?... Với những ý nghĩa như vậy, ta hiểu vì sao nhân-vật-nhà-văn (con người suy tư, triết lí, băn khoăn, có một độ lùi về thời gian để điềm đạm nhận định về cái đã xảy ra và về cái ngoài mình) lại luôn chia sẻ được, thậm chí có lúc trùng khít với nhân - vật - nạn – nhân - tội - phạm – thám - tử (con người đang bứt rứt, bức xúc trên con đường đi tìm sự thật cho mình, tức là nhận định về cái đang xảy ra, về cái trong mình ). Và nếu đối chiếu cuốn tiểu thuyết với tiểu sử của tác giả Trần Dần, ta thấy dường như các nhân vật phảng phất một số trang tâm trạng đời ông. Nhìn lại hành trình cái tôi của nhà nghệ sĩ Trần Dần, đi từ cái-tôi-chạm-sử-thi (1950 – 1954), sang cái-tôi-thức-

72

tỉnh-và-chất-vấn (1954 – 1965), đến cái-tôi-đa-diện (từ 1966 trở đi), ta càng khẳng định được mối liên hệ giữa tác giả – tác phẩm – nhân vật. Cái-tôi-đa-diện của thời kì viết Mùa sạchNhững ngã tƣ và những cột đèn một mặt, là cái tôi bùng nổ, đương đầu với ―thế giới bạo tàn‖, mặt kia, là cái tôi khép kín và đắm đuối suy tư.

Phân tích những điểm khác của tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn

với chuẩn mực của tiểu thuyết trinh thám để thấy rằng đây là cuốn tiểu thuyết có hình thức giả trinh thám. Tác phẩm đáp ứng được nguyên tắc kết cấu cơ bản và các thành phần cấu thành của thể loại trinh thám, nhưng mục đích truy tìm tội phạm chỉ là bề nổi, chở tải một bè ngầm thể hiện niềm khát khao ―đi tìm thời gian đã mất‖, đi tìm lại bản ngã của con người.

Và nhìn từ những phân tích đối chiếu, cách sắp xếp tình tiết trong kết cấu giả tiểu thuyết của Những ngã tƣ và những cột đèn, ta có thể thấy được bước tiến vượt bậc của Trần Dần trong việc cách tân nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết. Ông đã chạm đến gần hơn tiểu thuyết hiện đại phương Tây và đặt nền móng cho con đường hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. Vượt xa những tác phẩm đương thời, kết cấu giả tiểu thuyết là một hình thức khá mới mẻ đối với tiểu thuyết Việt Nam lúc bấy giờ. Không theo những chuẩn mực đã đặt sẵn như những tác phẩm trung thành với mô hình truyền thống. Trần Dần đã sử dụng ―cách chơi kết cấu‖ là giả làm theo khuôn mẫu của một loại văn bản hay thể loại tiểu thuyết nhất định. Ông một mặt mượn mô hình kết cấu của thể loại tiểu thuyết trinh thám để tạo dựng tác phẩm y như khuôn mẫu của thể loại ấy. Mặt khác, ông cố tình làm sai, làm trái, phá chính khuôn mẫu ấy ở từng mắt xích. Kết quả là Những ngã tƣ và những cột đèn có vẻ bề ngoài giống như mô hình kết cấu của thể loại tiểu thuyết trinh thám nhưng thực chất chỉ là ―trò giả mạo‖.

Sau Những ngã tƣ và những cột đèn phải rất lâu sau nền văn học Việt Nam mới nở rộ kiểu kết cấu giả trinh thám này. Các nhà văn đương đại đã đưa kết cấu giả trinh thám và nhiều loại ―kết cấu giả‖ khác như: kết cấu giả tự truyện, kết cấu giả sử thi…trở thành một điểm nhấn khác biệt của tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuyết trước đó. Chỉ tính riêng các tác phẩm được xây dựng theo kiểu kết cấu giả trinh thám

73

đã có rất nhiều tiểu thuyết gây được tiếng vang như: T mất tích của Thuận, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Hồ sơ một tử tù, Phiên bản, Kín của Nguyễn Đình Tú, Cõi

ngƣời rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái…Những tác phẩm này đều đậm chất

trinh thám, hình sự nhưng những vụ án và việc phá án đều không phải là mục đích trọng tâm. Mô hình của tiểu thuyết trinh thám chỉ là bộ khung mà các tác giả dựa vào để triển khai hai mạch song song, xen kẽ: mạch về hiện thực cuộc sống với trạng thái nhân sinh phức tạp, tha hóa, nhiều góc tối, và mạch về thế giới nội tâm có nhu cầu được bộc lộ và soi rọi đến tận cùng. Không khí trinh thám làm tăng mức độ nghiêm trọng của cuộc sống sa đọa và sự huyền bí của lục địa tâm linh.

Ở một nền văn học mà thể loại truyện/ tiểu thuyết trinh thám chưa thật trưởng thành, ít thành tựu như văn học Việt Nam, thể nghiệm của Trần Dần, vào nửa sau của thập niên sáu mươi thế kỉ trước, là sáng tạo khá đột xuất. Ông không cuốn người đọc theo các mẹo thuật, tình tiết của cốt truyện trinh thám, chỉ rút tỉa vận dụng kết cấu hay một vài thao tác kĩ thuật của thể loại, để làm cơ sở cho việc miêu tả, bộc lộ cái tôi bị chấn thương trong tiểu thuyết tâm lý, theo cách riêng của mình.

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 66)