5. Cấu trúc
3.3.1. Cách thức trình bày văn bản lạ
Có lẽ cái mới lạ của tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn trước hết là cách thức trình bày văn bản thiên tiểu thuyết một cách bất thường, giống một lưu ý, một nhắc biết: đây là văn bản của người kí tên chính thức Trần Dần – một nhà cách tân triệt để, mọi lúc mọi nơi, hễ có thể làm khác với cái đang là phổ biến, như ông từng thách thức: ―Tôi thích viết cái chưa biết/ Mặc các ông viết những cái đã biết‖ [10, tr.404]
Cách thức ấy được tuyên bố trong lời ghi chú đầu tác phẩm: nhà văn muốn độc giả nhìn những trang sách của ông như những ―ô ruộng đầy chữ‖, có những quy ước riêng. Hình thức mang vẻ ―nghệ thuật thị giác‖ này không làm thay đổi căn bản gì nội dung văn bản, nhưng lại có sức tác động vào mắt và đầu người đọc, đặt họ vào tình thế tiếp nhận một cái gì đó không còn quá quen thuộc, quá bình thường với mình nữa, mở ra những liên tưởng mới, tận những vùng tưởng như không có dấu vết
98
liên hệ gì với những con chữ hiển hiện của văn bản. Tuân thủ đúng chỉ dẫn của tác giả, văn bản in
Những ngã tƣ và những cột đèn trở thành những ―ô ruộng đầy chữ‖, như ―bờ
vùng bờ thửa‖, dài ngắn khác nhau. Chạy suốt từng ô ruộng đó, không con chữ đầu dòng nào thụt hàng, tất cả các lời thoại không trưng bày theo lối gạch đầu hàng, mà nằm im giữa đội ngũ dòng, trong các ngoặc kép. Văn xuôi và hội họa giao hoà, trong một tên gọi thống nhất: nghệ thuật Trần Dần.
3.3.2. Thay đổi các nguyên tắc chính tả
Về mặt chữ viết, Trần Dần cố gắng lạ hóa chữ, không để cái nhìn của người đọc tự trượt đi, mà buộc nó phải dừng lại để khôi phục lại dạng nguyên thủy. Nếu trong thơ Trần Dần thể hiện việc thay đổi các nguyên tắc chính tả qua: gi viết thành
j, d viết thành z, ph viết thành f, thêm vào chữ cuối phụ âm như x (đồ đạcx); thì trong
Những ngã tƣ và những cột đèn, phần lớn chữ y đều được chuyển thành i, trừ những
từ thay thế sẽ thay đổi nghĩa. Như câu: ―Nó đứng dậy, đi lại trong buồng, vừa nói, vừa làm điệu bộ, i hệt một diễn viên hạng bét‖ [9, tr.122], hay ―Lời mà khác, thì í không thể vẫn thế. Í cũng phải khác‖ [9, tr.123], ―I như trong thánh kinh: căn buồng bỗng nhiên trắng nhợt‖ [9, tr.133].
Bên cạnh đó, hàng loạt chữ viết sai quy ước chính tả một cách cố ý: xìì, iiim, đờời chán phèèè, thôôôi, đ-ờ-i thế là đ-i t-o-ong. Ngôn ngữ bị trình bày theo lối viết khác lạ này không làm cho người đọc hiểu sai nghĩa của từ, nhưng những hình dung mới về âm và hình có thể xuất hiện, vì thế tạo nên ngữ điệu và sắc thái mới, sắc thái chỉ thấy trong ngữ cảnh cụ thể của phát ngôn.
Có nhiều khi từ được viết hoa toàn bộ, hoặc viết hoa một chữ mà không phải sau dấu chấm hay tên riêng gì như: ―Tôi muốn quay về vấn đề bỏ dở, vấn đề CÓ và KHÔNG. Anh thử nghĩ xem, ta chỉ muốn KHÔNG thôi để đời vô sự‖ [17, tr.180], ―Nghĩ thế nào Lily nói thêm: ―Ái, kìa. CÁ‖ Rồi im bặt.‖ [9, tr.79]
Những thay đổi nguyên tắc chính tả trên khiến người đọc hình dung Trần Dần viết như để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo ra sự bất thường, đi tìm sự tân ngôn trong cách tân văn học. Ở một khía cạnh nào đó có thể ông đã đạt được những kết quả nhất
99
định, tuy nhiên sự cách tân này không dễ gợi được sự đồng cảm ở phần đông người đọc.
3.3.3. Tạo sinh nghĩa cho từ
Tiếp tục tiến trình chữ của Mùa sạch trong việc tìm kiếm âm và tạo sinh nghĩa cho từ, ở tiểu thuyết Những ngã tƣ và những cột đèn bày biện trước người đọc một ngày hội của ngôn từ với những sắc thái ý nghĩa mới, những kết hợp lạ mắt lạ tai, cách ví von sinh động:“tháng mƣời nắng nhóe”, “mặt trời sáng nhóe”, “một ngày tháng mƣời súng nhóe”, “buổi sáng nhoe nhóe ấu thơ”; “nhà cửa ren rét”, “ngã sáu rét”, “một nữ mùa rét rất diện”, “các đôi mắt nữ rét”; “bộ hành thu”, “xe đạp thu”, “lác đác thu”; “một buổi chiều muộn bùi bụi”; “những ngày sột soạt giữa hai chế độ”; “Cốm có mang ba tháng, ngƣời Cốm cứ he hé nhƣ nhánh lúa con gái”, “Em Cốm, cái thai đã to, nom nhƣ một cây lúa ngậm đòng”,…
Với kiểu sáng tạo này, Trần Dần đã từng tạo ra không ít tác phẩm làm nản lòng tham vọng muốn diễn giải nó của người đọc. Phải chăng Trần Dần muốn người đọc tạm thời quên đi mối bận tâm về nghĩa và ý nghĩa của những từ này để chú ý vào mặt văn bản và khám phá những cảm giác bất ngờ từ trò chơi ngôn ngữ đầy tinh quái của ông? Những thí nghiệm tân kỳ về ngôn ngữ ấy như một cơn mê sảng của trò chơi ngôn từ, một cơn bão của sự thất vọng trước hiện thực, gây cảm giác hỗn độn không chỉ giữa chữ và nghĩa mà còn phản ánh sự tan rã của ý thức khi thế giới chỉ còn là một mớ bòng bong.
3.3.4. Tạo nhịp điệu bằng thay đổi chấm, phẩy
Trong tác phẩm còn có nhiều kiểu diễn ngôn là lạ so với văn chương khúc chiết miền Bắc thời đó, ví dụ như việc chập lời gián tiếp và lời trực tiếp vào nhau:
“Tôi nói hay hay hay, ba lần liền”, “Tôi nói hừm hừm, hai lần liền”, “Đối phƣơng
bảo tao đi họp, tao bảo vâng” [9, tr.97]. Nhưng lạ nhất vẫn là dấu phụ tu từ, giống
như dấu ngắt nhịp chủ tâm. Nhìn vào toàn bộ văn bản Những ngã tƣ và những cột đèn, tràn vào mắt người đọc là các dấu phẩy, dấu chấm câu nhiều hơn bất cứ một văn bản thông thường nào, cho thấy Trần Dần cố tình dùng dấu ngắt câu để tạo ra những nhịp điệu riêng, gây ấn tượng về sắc thái ý nghĩa đặc biệt có tính nội tại.
100
Ta đọc hai đoạn văn đầy dấu chấm và phẩy sau đây của Trần Dần, thử phân bố lại chúng theo cách thông thường, sẽ cảm thấy ngay một khác biệt nào đó trong sắc thái ý nghĩa. Đoạn thứ nhất: “Tôi đi làm trong phố sớm. Phố còn nhọ. Xe điện chạy lanh canh chuyến sớm nhất. Đèn đƣờng chƣa tắt. Đèn thức trắng qua đêm. Lác đác xe đạp bộ hành, là bộ hành thu, là xe đạp thu, là lác đác thu. Tôi nghe thấy tiếng ngƣời, chào nhau trong phố. Tôi chào những ngƣời quen đi qua tôi, những ngƣời không quen đi qua tôi. Tôi nghe tiếng ngƣời, hỏi nhau bây giờ làm gì. Tôi nghe tiếng ngƣời, trả lời bây giờ làm gì.” [9, tr.192 - 193]. Đoạn thứ hai:
“Tôi phóng xe vun vút, qua các ngã tƣ. Có gì xảy ra rồi. Tôi cứ chờ mãi. Cái gì xảy đến, thì đến rất nhanh, trở tay không kịp. Tôi gò cổ đạp. Nội thành láo nháo xe cộ, láo nháo nam nữ đi phố, láo nháo gió đông bắc. Nhƣng buổi sáng vẫn iên tĩnh. Phố vẫn iên tĩnh. Giao thông láo nháo, nhƣng thành phố vẫn iên tĩnh. Thành phố buổi sáng thứ năm, láo nháo gió, láo nháo cột đèn, láo nháo nữ bộ hành, nam bộ hành, láo nháo ngã tƣ, ô tô, tàu điện, láo nháo phố và tôi.” [9, tr.328]
Khi tuyên bố ―viết như khạc nhổ mọi tu từ‖, ―tóm lấy tu từ vặn ngoéo cổ‖, Trần Dần đã tuyên chiến với mọi từ ngữ sờn mòn, tự mình đi tìm những biểu hiện mới của ngôn từ. Có thể, trong Những ngã tƣ và những cột đèn, những biểu hiện mới ấy chính là những là dấu phụ tu từ, chúng có chức năng, giống như thơ bậc thang, chuyển tải cách ngắt nhịp và sắc thái ý nghĩa vào từng bộ phận nhỏ của cấu trúc câu. Cũng như xu hướng thơ mini của Trần Dần sau này, từ và lời càng bị thu tiết diện, văn bản càng tiềm ẩn độ mở. Ở đoạn trích dẫn thứ nhất, các dấu-chấm-phẩy-tu-từ chuyển tải một trạng thái hân hoan, mở tung lòng của một con người được đón chào, được hoà nhập với cuộc sống mà trước đó khước từ anh ta. Đằng sau mỗi dấu chấmlà biết bao thông tin, cho thấy cái xôn xao đong đầy nơi nơi. Ở mỗi dấu phẩy là một nốt nhạc của cái nhìn, giọng nói, lời chào. Sang đoạn trích thứ hai, ta thấy các dấu-chấm-phẩy-tu-từ vẫn tiếp tục chức năng ấy, chuyển tải những khoảng lặng và nhạc điệu, nhưng cho một trạng thái hoàn toàn khác: tâm trạng ngổn ngang và hoang mang của con người trong phút chờ bản án số phận, hoặc được ân xá hoặc bị tuyên
101
xử tức thời, nhịp điệu văn bản mỗi lúc càng trở nên trúc trắc, thập thõm ngắn dài vô lường.
Câu văn xuôi của Trần Dần ở tác phẩm tiểu thuyết này là kiểu câu rất hiếm gặp trong văn xuôi Việt Nam từ thời có chữ quốc ngữ tới nay. Không phải kiểu câu biền ngẫu như trong văn của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách hay Nhất Linh (giai đoạn viết Nho phong). Không phải kiểu câu cụt lủn, cộc lốc của Hoàng Tích Chu. Không phải kiểu câu rõ ràng khúc chiết, mềm mại uyển chuyển của Thạch Lam Ví dụ: ―Không biết, tôi đã đọc ở đâu, một í kiến về thời gian, nhƣ thế này: hiện tại
đƣợc coi, nhƣ biên giới của hai KHÔNG” [9, tr.14]. “Bởi vì, không có tờ thú, ông
Trung trố vẫn nắm đƣợc hết, mọi chi tiết tôi làm, từ trƣớc rồi” [9, tr.149]. “Khi gặp đầu mối, mọi chỉ thị và tiền thƣởng, tôi đều giấu sẵn, trong những đồ vật thích hợp, với từng hoàn cảnh” [9, tr.250].
Người đọc không cần tinh ý lắm cũng có thể nhận thấy cái lạ ở ba câu này: đó là những dấu phẩy. Nếu xóa bỏ bớt các dấu phẩy đó, câu văn của Trần Dần sẽ có được diện mạo quen thuộc với người đọc, và cũng không bị mất nghĩa. Nhưng, bằng những dấu phẩy này, Trần Dần đã tạo được nhịp điệu riêng, ―không giống ai‖, cho câu văn của mình.
Một nhịp điệu không bằng phẳng, không cân đối. Nó trúc trắc, gập ghềnh, xô lệch, đầy sự bất ngờ và đầy nỗi bất an, đúng với ―tinh thần‖ của một cuốn tiểu thuyết trinh thám.
Không nên quên cái thực tế rằng Trần Dần là một nhà thơ, một người thơ, trong suốt cuộc đời cầm bút đầy sóng gió của ông. ―Chơi‖ với nhịp điệu, thực ra đó là công việc của nhà thơ nhiều hơn nhà văn xuôi.
3.3.5. Tạo nhịp điệu bằng lặp gián cách
Nhịp điệu văn bản Những ngã tƣ và những cột đèn còn được tạo ra bằng sự lặp gián cách một số câu hoặc mệnh đề, để chúng vang lên như những vọng âm. Vọng âm có thể chạy suốt tác phẩm, như câu: “Bên này cửa sổ tôi tím: có nhật kí và
bản sao nhật kí, có lọ mực tím và bản thảo lem nhem mực tím.” (7 lần). Nó xuất
102
kết nối thời gian quá khứ và hiện tại. Vọng âm có thể chạy suốt trong những trường cảnh liên tiếp nhau, khi vai kể chuyện được chuyển về cho nhân vật ghi nhật kí, như các câu mở đầu mỗi đoạn trong một trường đoạn: “Mƣa mau hạt, cho nên cửa sổ
toàn bộ trắng nhợt” (8 lần), “Một ngày bất thƣờng” (5 lần),… hay như một mệnh
đề nằm rải rác trong một đoạn, với các cách kết hợp từ ngữ đáo trộn khác nhau: “trong ngõ gió láo nháo”/“xóm ngõ láo nháo gió”/“trong ngõ lúc này láo nháo
gió”/“gió láo nháo trong ngõ”,… Những vọng âm này cùng lúc chuyển tải cả diễn
biến sự việc, cả tâm trạng của nhân vật, với nhịp căng – chùng biến hoá.
Cũng mang những chức năng như thế là cách lặp liên tục, xảy ra trong một trường đoạn. Ví dụ thứ nhất, đoạn liệt kê 36 kiểu chết, với cách điệp và ngắt nhịp của đồng dao: “Chết tƣơi. Chết héo. Chết đau. Chết điếng. Chết cứng. Chết đứng. Chết nằm. Chết đêm. Chết thêm. Chết khiếp. Chết dần. Chết mòn. Chết toi. Chết ngóp. Chết ngất. Chết tất. Chết cả. Chết lử. Chết lả. Chết đứ. Chết đừ. Chết ngay. Chết quay. Chết ngỏm. Chết ngoẻo. Chết thối. Chết nát. Chết hết. Chết sạch. Chết tái. Chết tím. Chết ngồi. Chết sáng. Chết chiều. Chết bỏ. Chết dở.‖ [9, tr.259 - 260]. Từ ―chết‖ được lặp liên hồi, theo cơ chế tạo nhịp (nhịp chẵn, liền hơi) và bắt vần, bắt nghĩa (vần gọi vần:chết cứng - chết đứng, chết ngất - chết tất; nghĩa gọi nghĩa:chết
tƣơi - chết héo, chết dần - chết mòn; vần và nghĩa gọi nhau: chết cứng - chết đứng -
chết nằm - chết đêm - chết thêm), tạo thành một chuỗi chấn động của cảm xúc, chưa
có hồi kết, do cụm kết hợp cuối kết thúc bằng âm tiết mở (chết dở). Cơ chế lặp này tạo thành một trường âm thanh tức tưởi, oan trái như đang bục ra, bật ra từ nội tâm nhân vật Dưỡng.
Ví dụ thứ hai, cảnh Dưỡng bị triệu tập cấp thời lên trụ sở khu phố, anh đi giữa màn mưa bụi giăng giăng khắp ngả: “Ra ngoài sân, tôi thấy mƣa bụi . Ra cổng, tôi thấy mƣa bụi. Ra đến ngõ, tôi thấy mƣa bụi. Mƣa bụi cũng đủ, làm ƣớt tóc và làm nƣớc chảy nhiều dòng trên mặt. Tôi đi qua bến xe điện, thấy mƣa bụi. Tôi nghĩ mà không biết cái gì đang chờ tôi, trên trụ sở. Tôi đi trong phố, thấy mƣa bụi. tôi nhìn hai dãy phố, thấy hai dãy phố mƣa bụi và cột đèn nối tiếp cột đèn. Tôi đi trong lòng
103
―Tôi thấy mƣa bụi‖ như một chủ âm, xuyên ngang đoạn văn như điệp khúc bi ai, tuyệt vọng. Chủ âm ấy liên kết với toàn bộ kết cấu thiên trường ca – tiểu thuyết, dựng dậy một nhịp điệu trầm buồn và bầu không khí Hà Nội những năm ―tầm tã
mƣa phùn‖, con người bước đi ―không thấy phố không thấy nhà‖, liên kết với cuộc
đời và văn nghiệp của tác giả Trần Dần, một số phận, như lời Nhã Thuyên nói, ―chỉ- có-mƣa-sa‖.
Có lẽ vọng âm vang nhất, nổi lên bình diện đầu tiên cũng như xuyên thấu xuống tầng sâu nhất văn bản là những từ ngữ lặp có tính chất từ khoá của tác phẩm đó là cụm từ ―những ngã tƣ và những cột đèn‖ và từ ― láo nháo‖. Những từ khoá này vừa mang nghĩa cụ thể, vừa là những biểu tượng có sức nặng, xuất hiện với tần số dày đặc, cách biểu hiện của chúng càng về sau càng phức tạp, đa tầng, đa nghĩa, trong những cách kết hợp khác nhau của từ ngữ. Đó là ngã tư phố, ngã tư trong đời, ngã tư chết người, ngã tư chảy máu, ngã tư súng đạn, ngã tư lựa chọn hoặc-mẹ- hoặc-con, ngã tư láo nháo nốt chân,… Đó là cột đèn sáng, cột đèn không sáng, cột đèn ngày, mạng cột đèn có nhiều đèn, mạng cột đèn có một mạng đèn,… Những ngã tư và những cột đèn ấy hiện lên trong sự láo nháo một thời: láo nháo gió, láo nháo khói, láo nháo bóng tối, láo nháo xe cộ, những tíctăc láo nháo, láo nháo những bước chân, láo nháo phố và tôi,… Nếu như trong Mùa sạch những độc vận mùa – trong –
sạch – sáng được lặp dọc suốt tác phẩm như “một bè đệm trì tục để nâng lên luỹ
thừa bậc n các con chữ trong những kết hợp mới lạ” thì trong Những ngã tƣ và
những cột đèn cách thức lặp những từ khoá này cũng nâng hình tượng lên một tầng
cao mới trong nghĩa tượng trưng, chở tảidòng chảy ngầmcủa văn bản.
Ngôn từ của Những ngã tƣ và những cột đèn không còn là chất liệu của hiện thực bề nổi, đơn nhất, có thể quan sát được, kiểu của nghệ thuật hiện thực lúc bấy giờ, mà là chất liệu tràn trề nhạc tính và ẩn dụ, dành cho một hiện thực bề sâu, đằng sau, đa tầng, chỉ có cảm thấy được, liên tưởng được – một thứ ―hiện thực 3 tầng‖, như Trần Dần quan niệm.
104
3.3.6. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã
Bên cạnh lớp ngôn ngữ thiên về ―tầng thứ 3‖ – tầng tượng trưng, Những ngã