Quan điểm sáng tác

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 34)

5. Cấu trúc

2.1. Quan điểm sáng tác

Những thể nghiệm trong xã hội thường bị ―ghẻ lạnh‖ lúc mới ra đời, bởi nó không giống những giá trị truyền thống đang tồn tại. Những sáng tác sâu sắc và đẹp đẽ của Trần Dần cũng đã từng ―đóng chai‖ hơn 30 năm. Những năm 50 của thế kỷ trước, Trần Dần bị tách ra khỏi đời sống văn nghệ chính thống. Trần Dần luôn chống lại những công thức cũ, những cái làm cho thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả Việt Nam trở nên na ná nhau. Ý thức phê phán và sự đổi mới trong thi ca của ông không được chấp nhận trong hoàn cảnh đương thời. Người ta không nhìn thấy sự đóng góp của tinh thần phê phán trong trường hợp Trần Dần. Họ không hiểu Trần Dần, do đó, cũng không hiểu văn ông; rút cục những nỗ lực cách tân của ông bị kết án.

Những sáng tác của Trần Dần, từ năm 1957, bị ―đóng chai‖, gần 30 năm sau mới có thể quay trở lại cuộc đời. Vụ án của Trần Dần là vụ án của một tinh thần luôn ―cựa mình‖, luôn đổi mới không được thừa nhận. Trần Dần bị kết án cũng có nghĩa là tinh thần cách tân bị kết án. Tuy vậy, cách tân, phê phán vẫn được thực hiện trong những năm ông quan sát đời sống văn nghệ sau bức tường ngăn cách. Tinh thần không mệt mỏi ấy là một sự thể hiện đúng với bản chất của một nhà văn chân chính. Tìm hiểu về hiện tượng Trần Dần, ta nhận thấy ông là một sự dấn thân đến kiệt cùng, là nỗ lực bảo vệ cá nhân trước sự đồng hóa, theo tinh thần ―vấn đề không phải là chọn lấy thời đại của mình, mà tự chọn lấy mình trong thời đại‖. Sự dấn thân đó trước hết được thể hiện ở quan niệm về nhà thơ và về thơ mà Trần Dần đã đưa ra trong bản Tuyên ngôn tượng trưng và tiếp tục được ông chiêm nghiệm, đúc kết một cách bền bỉ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình.

Trong nền văn học Việt Nam, có lẽ không nhiều nhà văn đưa ra một cách hệ thống các quan niệm về văn chương, về nhà văn và riết róng theo đuổi, đào sâu chúng đến tận cùng như Trần Dần. Ở những sáng tác của ông hay trọng các tập nhật

36

ký, người đọc tìm thấy nhiều ý kiến, quan điểm sâu sắc của Trần Dần về nghệ thuật làm thơ, viết văn, về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, về truyền thống và cách tân trong văn chương, về ý nghĩa của văn học đối với cuộc đời…

Một phần của tài liệu Một số cách tân trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn (Trang 34)