Như vậy ta có thể thấy rằng cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một khái niệm phản ảnhmột bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồnvốn gắn liền v
Trang 1TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
& CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
GVHD: TS DIỆP GIA LUẬT Nhóm số 5, lớp CH23 – Đêm 4
Trang 26 Nguyễn Thị Thu Thảo 7701231497
7 Lê Nguyễn Quỳnh Thoa 7701230993
8 Nguyễn Thị Mai Trinh 7701231543
9 Nguyễn Thị Thanh Trúc 7701231101
10 Nguyễn Trung Kiên 7701231330
Trang 3GIỚI THIỆU 5
1 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 6
1.1 Lý thuyết về cấu trúc tài chính 6
1.2 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính 7
1.2.1 Tỷ suất nợ/Tổng tài sản: 7
1.2.2 Tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu 7
1.2.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 8
1.3 Cấu trúc vốn 8
1.3.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn 8
1.3.2 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu 8
1.3.3 Đặc điểm của nợ và vốn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp 14
2 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 16
3 CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 20
3.1 Lý thuyết về Chi phí giao dịch 20
3.1.1 Khái niệm 20
3.1.2 Các loại hình chi phí giao dịch 20
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Chi phí giao dịch 20
3.2 Ảnh hưởng của chi phí giao dịch đến cấu trúc tài chính 21
3.3 Biện pháp làm giảm chi phí giao dịch 22
3.3.1 Giao dịch qua trung gian tài chính sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ quy mô giao dịch lớn(Economic of Scale) 22
3.3.2 Giao dịch qua trung gian tài chính sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ tính chuyên nghiệp(Expertise) 22
3.4 Tìm hiểu thêm về trung gian tài chính 23
3.4.1 Khái niệm về trung gian tài chính 23
3.4.2 Các loại hình trung gian tài chính 23
4 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG: LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC 27
4.1 Lý thuyết về Thông tin bất cân xứng 27
4.1.1 Khái niệm: 27
4.1.2 Đặc điểm của thông tin bất cân xứng 28
4.2 Lựa chọn đối nghịch và tác động của nó đến cấu trúc tài chính 28
4.2.1 Khái niệm Lựa chọn đối nghịch 28
4.2.2 Tác động của Lựa chọn đối nghịch đến thị trường tài chính 28
Trang 44.2.3 Các giải pháp hạn chế Lựa chọn đối nghịch 30
4.3 Rủi ro đạo đức và tác động của nó đến cấu trúc tài chính 33
4.3.1 Khái niệm Rủi ro đạo đức 33
4.3.2 Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính 34
4.3.3 Các giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức 36
4.4 Quản lý Trung gian tài chính 40
4.4.1 Mâu thuẫn lợi ích 40
4.4.2 Quản lý các Trung gian tài chính 42
5 THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 44
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 5GIỚI THIỆU
Một nền kinh tế khỏe mạnh và sôi động cần có một hệ thống tài chính di chuyển nguồn vốn từnhững người tiết kiệm tới những người có những cơ hội đầu tư tiềm năng Nhưng để đảm bảo rằngnhững đồng tiết kiệm “mồ hôi công sức” của bạn được đầu tư đúng hướng thì hệ thống tài chính cầnphải có cấu trúc phù hợp.Vậy cấu trúc tài chính là gì và cấu trúc tài chính cần được thiết kế như thếnào để thúc đẩy được hiệu quả của nền kinh tế? Tiểu luận này của chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào lýgiải được câu hỏi trên
Cũng trong tiểu luận này, chúng tôi xin trình bày về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và mô hìnhmột cấu trúc tài chính tối ưu nhờ sử dụng đòn bẩy tài chính như là một tấm chắn thuế để tối đa hóalợi nhuận, thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phân tích một vấn đề lớn trong thị trường tài chính, đó là “chi phí giaodịch”, chi phí giao dịch ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc tài chính và các trung gian tài chính đãlàm cách nào để hạn chế chi phí giao dịch
Và để hiểu rõ hơn nữa về cấu trúc tài chính, chúng tôi phân tích thêm về vai trò của thông tin trongthị trường tài chính qua khái niệm “thông tin bất cân xứng” cùng 2 hệ quả của nó là “lựa chọn đốinghịch” và “rủi ro đạo đức”
Trong quá trình nghiên cứu, do có một số hạn chế nhất định về kiến thức, thông tin cũng như thờigian thực hiện nên chắc chắn nhóm không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những
ý kiến, góp ý và chỉ bảo thêm của thầy để tiểu luận của nhóm được hoàn chỉnh hơn Xin trân trọngcảm ơn thầy
Trang 61 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1.1 Lý thuyết về cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính là cơ cấu hỗn hợp giữa các khoản nợ (ngắn hạn và dài hạn) và vốn chủ
o Nợ tích lũy: là các khoản phải nộp, phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán,như: nợ lương của công nhân, nợ thuế của nhà nước, tiền điện, nước, điện thoại,
Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian thanh toán từ hơn 12 tháng trở lên, baogồm: nợ vay từ các định chế trung gian tài chính, hay phát hành trái phiếu công ty
Vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn ban đầu (vốn điều lệ, vốn tự có, vốn góp), vốn bổ sung(là vốn huy động được từ việc bán cổ phần, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận giữ lạiqua các năm tích lũy)
Như vậy ta có thể thấy rằng cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một khái niệm phản ảnhmột bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồnvốn gắn liền với quá trình huy động vốn, phản ảnh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và
cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng vốn, phản ảnh và chịu sự tác động củanhững đặc điểm và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác nó cũng thể hiệnmối liên hệ và sự vận động của các yếu tố nguồn vốn và tài sản nhằm hướng đến mục tiêutối đa hoá giá trị doanh nghiệp
Trang 71.2 Các chỉ tiêu đo lường c ấ u trúc tài chính
1.2.1 Tỷ suất nợ/Tổng tài sản:
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn
nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng
kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Công thức tính như sau:
Tỷ số nợ trên tài sản = 100% xTổng nợ
Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà quánhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khảnăng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biếtkhai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đivay Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tàichính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độrủi ro của doanh nghiệp cao hơn
1.2.2 Tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giátrị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp Công thức tính như sau:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu Tỷ
số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằngvay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp Tuy nhiên, nó cũng có thểchứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi íchcủa hiệu quả tiết kiệm thuế
1.2.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tồng tài sản= 100% xVốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Trang 8Chỉ số này phản ánh khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có của doanhnghiệp Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp,nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.
1.3 Cấu trúc vốn
1.3.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hìnhthành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phươngtiện vật chất và hoạt động kinh doanh
Nói một cách đơn giản, cấu trúc vốn là cơ cấu hỗn hợp giữa nợ dài hạn (trái phiếucông ty và các khoản nợ trung dài hạn), vốn chủ sở hữu và lợi nhuận Hay nói cáchkhác, cấu trúc vốn là cấu trúc tài chính không tính đến những khoản nợ ngắn hạn
Nguồn vốn Cấu trúc tài chính
+ Nợ ngắn hạn
Cấu trúc vốn
+ Nợ trung dài hạn+ Vốn chủ sở hữu+ Lợi nhuậnCấu trúc vốn cũng xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán Trong Bảng cânđối kế toán, cấu trúc vốn sẽ chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệphình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lạiđầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tínhchất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau)
1.3.2 Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu
1.3.2.1Khái niệm
Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà tại đó tối thiểu hoá được chi phí sử dụngvốn và tối thiểu hoá rủi ro nhưng tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.Mặt khác, docấu trúc vốn ảnh hưởng đến cổ tức của cổ đông, nên doanh nghiệp cần hoạchđịnh cấu trúc vốn mục tiêu
Trong thực tế, cấu trúc vốn mục tiêu là tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu theo mục tiêu hướng tới Đây chính là sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro, vì sử dụng nợ nhiều sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) nhưng cũng đồng thời làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp
ROE tăng sẽ làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp, ngược lại rủi ro tăng sẽlàm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp Do đó, yêu cầu đặt ra là phải xác địnhđược cấu trúc vốn tối ưu, là cấu trúc vốn có thể tối đa hoá giá trị doanh nghiệptrên cơ sở cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro
Trang 91.3.2.2Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu
Rủi ro doanh nghiệp: Doanh nghiệp có rủi ro càng cao thì càng hạ thấp tỷ lệ
nợ tối ưu
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Lãi vay là chi phí trước thuế nên việc sử dụng
nợ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế Tuy nhiên, điều này sẽ không còn ýnghĩa nếu doanh nghiệp đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp haythuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức rất thấp
Sự chủ động về tài chính: sử dụng nợ nhiều làm giảm sự chủ động về tàichính; đồng thời làm cho các nhà cung ứng vốn ngại cho vay, các nhà đầu
tư ngại đầu tư vào doanh nghiệp
Phong cách, thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp: các nhà quản trị doanhnghiệp thận trọng thường ít sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn của doanhnghiệp
1.3.2.3Lý do phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý
Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, khi áp dụng cấutrúc vốn khác nhau sẽ tạo ra giá trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro khácnhau
Sử dụng cấu trúc vốn tối ưu giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năngthanh toán, đạt được hiệu quả cao cho việc sử dụng vốn, giúp doanh nghiệptạo được uy tín đối với các nhà cung cấp vốn và nhà đầu tư tham gia gópvốn
Cấu trúc vốn hợp lý trong từng giai đoạn kinh doanh mang lại lợi thế cạnhtranh cho doanh nghiệp
Khi nhà quản trị tài chính quyết định thay đổi cấu trúc vốn của doanhnghiệp, các thông tin từ sự thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ đượctruyền ngay ra thị trường
Do các khoản nợ được giảm trừ khi tính thuế nên công cụ nợ còn được cho
là tấm chắn thuế Như vậy, tấm chắn thuế làm gia tăng giá trị doanh nghiệp;đặc biệt là trong hoàn cảnh tình hình tài chính khó khăn
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệpkhông chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liênquan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động củaquyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trườngcạnh tranh
Trang 10Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích củadoanh nghiệp Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp,đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượnghạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư)
Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp Chi phí vay nợ có tácđộng đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanhnghiệp Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanhnghiệp Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hànhdoanh nghiệp Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu
tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý
1.3.2.4Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Lý thuyết về cấu trúc tài chính của Modigliani và Miller
Lý thuyết M&M dựa trên những giả định quan trọng sau đây:
Giả định về thuế
Giả định về chi phí giao dịch
Giả định về chi phí kiệt quệ tài chính
Giả định về thị trường hoàn hảo
Về nội dung, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng.Mệnh đề thứ nhất (I) nói về giá trị công ty, mệnh đề thứ hai (II) nói về chi phí
sử dụng vốn Các mệnh đền này lần lượt sẽ được xem xét trong hai trường hợpứng với hai giả định chính: có thuế và không có thuế
Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế
Đây là trường hợp đơn giản nhất khi xem xét lý thuyết M&M Trong trườnghợp này tất cả các giả định của M&M đều được tuân thủ nhằm đơn giản hóavấn đề cần nghiên cứu Các giả định đầy đủ của lý thuyết M&M bao gồm:
Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Không có chi phí giao dịch
Không có chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính
Cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau
Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo
Trang 11Mệnh đề I: Giá trị công ty
Trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị củacông ty không có vay nợ (VU), nghĩa là VU = VL
Trong đó:
EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay
k: chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC)
Mệnh đề này có thể phát biểu theo cách khác là trong điều kiện không có thuế,giá trị công ty có vay nợ và không vay nợ là như nhau, do đó, cơ cấu nợ/vốn(D/E) không có ảnh hưởng gì đến giá trị công ty Vì vậy, không có cơ cấu vốnnào là tối ưu và công ty cũng không thể nào tăng giá trị bằng thay đổi cơ cấuvốn
Mệnh đề II: chi phí sử dụng vốn
Theo M&M, doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì lợi nhuận kỳ vọng trênvốn cổ phần càng lớn để bù đắp rủi ro mà đòn bẩy tài chính có thể mang lạicho vốn cổ phần và ngược lại
Trong điều kiện không có thuế, dù thay đổi cơ cấu vốn hay tỷ số nợ thì chi phí
sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp cũng không thay đổi Nghĩa là, khi
đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp có vay nợ bằng chi phí sửdụng vốn trung bình của doanh nghiệp không có vay nợ
Do đó, trong thị trường hoàn hảo không có chi phí giao dịch, các nhà đầu tư sẽkhông để doanh nghiệp hưởng lợi bằng cách tăng nợ Các cổ đông có thể thayđổi cấu trúc vốn chủ sở hữu và nợ của riêng họ mà không tốn chi phí để nhậnđược cùng một mức lợi nhuận
Về mặt toán học, mệnh đề M&M số II có thể được biểu diễn bởi công thức:
Trong đó:
rE= lợi nhuận yêu cầu hay lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần
rD = lãi suất vay hay chi phí sử dụng nợ
rU = chi phí sử dụng vốn nếu công ty sử dụng 100% vốn cổ phần
D = giá trị của nợ hay trái phiếu của công ty phát hành
Trang 12E = giá trị của vốn cổ phần của công ty.
Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế
Mệnh đề I: Giá trị công ty trong trường hợp có thuế
Mệnh đề M&M số I xem xét xem giá trị công ty sẽ thay đổi thế nào khi thayđổi tỷ số nợ trên vốn (D/E) hay còn gọi là tỷ số đòn bẩy
Để thấy được sự thay đổi này, lý thuyết M&M xem xét giá trị công ty trongtrường hợp không vay nợ hay được tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu (VU) vàgiá trị của công ty khi có vay nợ (VL)
Ngoài ra, dù có vay nợ hay không vay nợ công ty vẫn phải nộp thuế thu nhậpvới thuế suất là TC Nếu có vay nợ (D) bằng cách phát hành trái phiếu công ty
sẽ phải trả lãi suất vay là rD Nếu không vay nợ hay tài trợ hoạt động công tybằng 100% vốn chủ sở hữu (E) thì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là r0
Mệnh đề M&M số I phát biểu như sau: Trong trường hợp có thuế thu nhậpdoanh nghiệp, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không có vay nợcộng với hiện giá của lá chắn thuế Về mặt toán học, mệnh đề M&M số I trongtrường hợp có thuế được diễn tả bởi công thức:
Với:
VU =
0
) 1 (
+ TC xDTrong đó:
VL : Giá trị doanh nghiệp có nợ vay
VU: Giá trị doanh nghiệp không có nợ vay
TC: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
D: Giá trị khoản nợ vay
EBIT x (1 – TC): Lợi nhuận sau thuế đối với nợ và vốn cổ phần
k: Chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC)
Hay nói cách khác: Khi có thuế, giá trị của doanh nghiệp có sử dụng nợ sẽ caohơn giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ một giá trị là (TC xD) Khoản
Trang 13lợi ích này sẽ gia tăng khi doanh nghiệp càng tăng nợ; giá trị của doanh nghiệp
sẽ tăng tối đa khi sử dụng 100% nợ để tài trợ
Mệnh đề II: chi phí sử dụng vốn trong trường hợp có thuế
Modigliani và Miller cho rằng, trong trường hợp có thuế, giá trị công ty tănglên và chi phí sử dụng vốn trung bình giảm xuống khi công ty gia tăng tỷ số
nợ Điều này ngụ ý rằng công ty nên sử dụng nợ càng nhiều càng tốt
Lý thuyết M&M đã không tính đến động thái của công ty trên thực tế Một sốtác giả khác phản bác lại rằng trên thực tế không phải giá trị công ty tăng mãikhi tỷ số nợ giá tăng, bởi vì khi tỷ số nợ gia tăng làm phát sinh một loại chiphí, gọi là chi phí kiệt quệ tài chính (financial distress costs), làm giảm đi sựgia tăng giá trị của công ty có vay nợ Kiệt quệ tài chính xảy ra khi doanhnghiệp không thể thực hiện hoặc gặp nhiều khó khăn khi thanh toán lãi vay chochủ nợ Đến một điểm nào đó của tỷ số nợ, chi phí kiệt quệ tài chính sẽ vượtqua lợi ích của lá chắn thuế, khi ấy giá trị công ty có vay nợ bắt đầu giảm dần
Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng
Lý thuyết này dựa trên các giả định:
Thị trường tài chính hoàn hảo
Không có thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp chia toàn bộ lợi nhuận cho chủ sở hữu, tốc độ tăng cổ tức bằng 0
Lý thuyết lợi nhuận họat động ròng cho rằng chi phí sử dụng vốn trung bình vàgiá trị của công ty vẫn không đổi khi tỷ số đòn bẩy tài chính thay đổi Khi đòncân nợ thay đổi thì chỉ có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thay đổi mà thôi.Nhược điểm của lý thuyết này ngòai những giả định thiếu thực tế (thị trườnghòan hảo, không có thuế …) ngòai ra còn có một nhược điểm quan trọng khác
là giả định lãi suất tiền vay không đổi khi cơ cấu vốn thay đổi Trong thực tế,khi nợ tăng cả chủ nợ lẫn chủ sở hữu đều cảm thấy mức độ rủi ro gia tăng nên
họ sẽ yêu cầu giá phải trả cho khỏan tiền vay tăng dần theo mức độ rủi ro giatăng
Trang 141.3.3 Đặc điểm của nợ và vốn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.3.3.1Nguồn vốn vay (Nợ)
Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không doanh nghiệp nào hoạt động sảnxuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn tự có mà đều phải hoạt động bằng nhiềunguồn vốn, trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay được sử dụng đáng kể
Nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanhnghiệp phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết và đồng thời phảitrả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận Nguồn vốn vay mang một ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp Trong cấu trúc vốn ta chỉ xét đến nguồn vốn vay trung hạn vàdài hạn
Vay ngắn hạn:
Thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm
Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn
Thường được bổ sung vốn lưu động
Vay dài hạn:
Thời gian đáo hạn dài hơn một năm
Lãi suất vay dài hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn
Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản
cố định
Nguồn vốn vay này có thể được huy động từ các tổ chức tài chính, ngân hànghay việc phát hành trái phiếu Việc doanh nghiệp sử dụng loại nguồn vốn nàynhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào đặc điểm của loại hình doanh nghiệp vàdoanh nghiệp đang ở trong chu kì sản xuất kinh doanh nào
Hệ số nợChi phí sử dụng nợWACC (Chi phí sử dụng vốn TB)Chi phí sử dụng vốn CSH
CPSDV
Trang 151.3.3.2Nguồn vốn chủ sở hữu
Nói đến nguồn vốn chủ sở hữu là nói đến nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệphuy động được Bởi vì, đối với một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt độngsản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ (vốn góp nếu doanhnghiệp cổ phần, hoặc là vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là doanh nghiệp nhànước)
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản phản ánh tình hình tự chủ vềtài chính của doanh nghiệp Dù được tài trợ bằng vốn hoặc bằng nợ, thì nhữngnguồn tài trợ này đều có những đặc điểm, thế mạnh và hạn chế nhất định Dựatrên những đặc điểm đó, các doanh nghiệp sẽ tự lựa chọn một mức nợ vay vàvốn tài trợ hợp lý để đáp ứng được những mục tiêu trong một thời kỳ nhấtđịnh
Doanh nghiệp nhận được nguồn vốn
này không phải từ chủ sở hữu
Do các chủ sở hữu của doanh nghiệp đóng góp
Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ khi đáo
hạn, ngoại trừ nguồn huy động từ tín
dụng ưu đãi
Doanh nghiệp không phải hoàn trả tiền vốn đã nhận từ chủ sở hữu, trừ khi doanh nghiệp phá sản
Doanh nghiệp có thể phải thế chấp tài
sản hay nhờ bảo lãnh khi vay nợ
Doanh nghiệp không phải thế chấp khi huy động vốn
Mức lãi suất phải trả cho các khoản vay
theo mức ổn định, được thỏa thuận khi
vay Lãi vay là chi phí tài chính cố định,
được xác định trong hợp đồng vay vốn
Lợi tức chia cho các chủ sở hữu tùy theo quyết định của Hội đồng quản trị
và tùy thuộc vào mức lợi nhuận thu được của công ty
Ưu tiên thanh toán cao nhất
Dù doanh nghiệp hoạt động có lời hay
lỗ thì vẫn phải đảm bảo việc trả lãi và
gốc đúng hạn theo cam kết trong hợp
đồng vay vốn
Ưu tiên thanh toán thấp nhấtDoanh nghiệp không bị ràng buộc trách nhiệm phải hoàn trả vốn cũng như trả lãi cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu (lợitức cổ phiếu chỉ được chi trả sau khi doanh nghiệp làm ăn có lãi)
Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, các khoản vốn của nhà đầu tư cũng mất theo mà doanh nghiệp không có trách nhiệm
Chi phí lãi vay được khấu trừ ra khỏi Cổ tức không được giảm trừ khi tính
Trang 16thu nhập hoạt động kinh doanh trước khi tính thuế Do đó, việc sử dụng nợ là tạo tấm chắn thuế.
thuế Vì cổ tức được phân chia từ lợi nhuận sau thuế
Kỳ hạn hoàn trả nợ gốc và lãi vay đã được xác định trong hợp đồng vay vốn
Kỳ hạn hoàn trả vốn gốc cũng như cổ tức không được xác định
Thời hạn trả cổ tức thường sau khi kết thúc năm tài chính và xác định được kếtquả kinh doanh có lãi
Không thể kiểm soát, quản lý Được kiểm soát, quản lý
2 CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Hệ thống tài chính nói chung có cấu trúc và chức năng phức tạp trên toàn thế giới Nó baogồm nhiều loại hình tổ chức khác nhau như các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ,thị trường chứng khoán và trái phiếu…và tất cả đều hoạt động theo quy định của Chính phủ
Hệ thống tài chính thu hút hàng tỷ đô la hàng năm từ những người tiết kiệm và cung cấp chonhững cơ hội đầu tư tiềm năng
Để có thể hình dung tốt hơn về vấn đề này, chúng ta hãy xem qua Hình 1 ở dưới đây để thấycác doanh nghiệp Mỹ đã sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài (vốn vay mượn không phải củabản thân họ) trong khoảng thời gian từ năm 1970-2000 như thế nào và so sánh với số liệutương ứng của các nước Đức, Nhật và Canada
Chú thích Hình 1: vốn từ ngân hàng chủ yếu bao gồm nguồn vốn từ các tổ chức nhận tiềngửi; vốn phi ngân hàng chủ yếu bao gồm nguồn vốn từ các trung gian tài chính khác; tráiphiếu chủ yếu bao gồm các loại trái phiếu có thể giao dịch trên thị trường như trái phiếudoanh nghiệp và các giấy tờ thương mại; cổ phiếu chủ yếu bao gồm các loại cổ phiếu mớiphát hành trên ra thị trường
Trang 17Hình 1- Những nguồn vốn từ bên ngoài cho lĩnh vực kinh doanh phi tài chính: So sánh giữacác nước Mỹ, Đức, Nhật và Canada
Nếu chúng ta xem xét kỹ hơn về hệ thống tài chính trên thế giới, chúng ta có thể thấy 8 đặcđiểm cơ bản, trong đó có một số đặc điểm tương đối khác so với những gì chúng ta nghĩ vàcần được giải thích để chúng ta có thể hiểu hệ thống tài chính vận hành như thế nào
Cổ phiếu không phải là nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng nhất đối với doanh nghiệp Bởi vì quá nhiều phương tiện thông tin đại chúng tập trung vào thị trường
chứng khoán nên nhiều người có ấn tượng rằng cổ phiếu là nguồn vốn từ bên ngoàiquan trọng nhất cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, Hình 1 cho thấy nguồn vốn từ cổphiếu chỉ chiếm phần nhỏ trong hệ thống tài chính các nước trên trong giai đoạn từ1997-2000, ví dụ như ở Mỹ chỉ vào khoảng 11%
Phát hành các loại giấy nợ có thể giao dịch được và trái phiếu không phải là cách chủ yếu để các doanh nghiệp có được nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh.
Quay lại Hình 1, ví dụ như ở nước Mỹ, nguồn vốn bên ngoài có được do phát hànhtrái phiếu chiếm tỷ lệ 32%, cao hơn rất nhiều so với con số 11% của cổ phiếu Tuynhiên, tính cả trái phiếu và cổ phiếu thì tổng cộng con số cũng chỉ là 43%, nghĩa làchưa đầy 1 nửa nguồn vốn từ bên ngoài Đặc điểm này cũng đúng với các nước khácnhư trong Hình 1, thậm chí ở các nước khác thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn nhiều so vớiMỹ
Trang 18 Nguồn tài chính gián tiếp, thông qua hoạt động của các trung gian tài chính, quan trọng hơn nhiều lần so với nguồn tài chính trực tiếp mà các doanh nghiệp có được qua việc vay trực tiếp trên thị trường tài chính Nguồn tài chính trực tiếp các doanh
nghiệp có được qua việc bán các công cụ nợ có thể giao dịch được trên thị trường ví
dụ như trái phiếu và cổ phiếu Con số 43%, tỷ lệ của việc thu hút nguồn vốn từ tráiphiếu và cổ phiếu trong tổng số nguồn vốn thu hút từ bên ngoài trên thực tế là sự phảnánh quá mức về tầm quan trọng của tài chính trực tiếp trong hệ thống tài chính Từnăm 1970, chỉ có khoảng dưới 5% các loại trái phiếu và giấy nợ thương mại mới pháthành của các doanh nghiệp và chưa tới 1 phần 3 các cổ phiếu được bán trực tiếp tớicác hộ gia đình ở Mỹ Phần còn lại của các loại chứng khoán trên chủ yếu được muabởi các trung gian tài chính như các công ty bảo hiểm, các quỹ trợ cấp và các quỹtương hỗ Những con số trên cho thấy rằng tài chính trực tiếp chỉ được sử dụng với tỷ
lệ chưa tới 10% trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài cho các doanh nghiệp Mỹ
Ở các nước khác trên thế giới, chứng khoán có vai trò ít quan trọng hơn trong nguồntài chính hơn so với Mỹ do đó tỷ lệ thu hút vốn của tài chính trực tiếp so với tài chínhgián tiếp còn thấp hơn nữa
Các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, có vai trò quan trọng nhất trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài cho hoạt động kinh doanh Như chúng ta thấy
trong Hình 1, nguồn vốn từ bên ngoài chủ yếu cho các hoạt động kinh doanh là vốn từngân hàng và các trung gian tài chính phi ngân hàng như các công ty bảo hiểm, cácquỹ trợ cấp và cung cấp tới 56% nguồn vốn tại Mỹ, hơn 70% tại các nước Đức, Nhật
và Canada Trong các nước công nghiệp khác, vốn ngân hàng là nguồn chiếm tỷ lệlớn nhất, chiếm tới hơn 70% tại Đức và Nhật, hơn 50% tại Canada Từ các số liệu trên
ta có thấy hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nguồnvốn cho các hoạt động kinh doanh Tại các nước đang phát triển, các ngân hàng thậmchí còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa so với các nước công nghiệp
Hệ thống tài chính là lĩnh vực được quy định chặt chẽ nhất trong nền kinh tế Hệ
thống tài chính được quy định chặt chẽ ỡ Mỹ và tất cả các nước công nghiệp khác.Các chính phủ quản lý thị trường tài chính chủ yếu để thúc đẩy việc minh bạch hóathông tin và đảm bảo sự vững chắc của hệ thống tài chính
Chỉ những doanh nghiệp lớn và có uy tín mới có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn
từ thị trường chứng khoán cho hoạt động kinh doanh của mình Các cá nhân và các
doanh nghiệp nhỏ không có danh tiếng thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn
Trang 19bằng cách phát hành các chứng khoán thị trường Thay vào đó, họ thường vay vốn từcác ngân hàng
Tài sản thế chấp là đặc điểm phổ biến trong các hợp đồng nợ cho cả các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp Tài sản thế chấp là loại tài sản được dùng để cầm cố
nhằm đảm bảo đối với người cho vay trong trường hợp người đi vay không có khảnăng trả được nợ Các khoản nợ có thế chấp (hay còn gọi là nợ được đảm bảo, tráinghĩa với nó là các khoản nợ không được đảm bảo như nợ thẻ tín dụng thì không cótài sản thế chấp) là hình thức vay nợ chủ yếu trong nợ gia đình và cũng được áp dụngrộng rãi trong kinh doanh Phần lớn các khoản nợ gia đình tại Mỹ là nợ có thế chấp:
Ví dụ khi mua ô tô thì ô tô là tài sản thế chấp cho khoản vay mua ô tô, mua nhà thìnhà là tài sản thế chấp cho khoản vay mua nhà Thế chấp các tài sản thương mại hoặctrang trại chiếm khoảng 25% trong các khoản vay của hoạt động kinh doanh phi tàichính Các loại chứng khoán doanh nghiệp và các khoản vay ngân hàng thường liênquan tới tài sản thế chấp
Các hợp đồng nợ thường là các văn bản pháp luật hết sức phức tạp trong đó có những hạn chế rất lớn về hành vi của người vay Nhiều người suy nghĩ rằng hợp đồng
nợ chỉ đơn giản như những tờ giấy ghi nợ Tuy nhiên trên thực tế thì hợp đồng nợ lạihoàn toàn khác Tại tất cả các quốc gia, trái phiếu hay các hợp đồng vay thường lànhững văn bản pháp luật dài với những điều khoản (gọi là thỏa thuận giới hạn) giớihạn hoặc ghi rõ những hoạt động mà người vay được phép tiến hành Thỏa thuận giớihạn không chỉ là đặc điểm của các hợp đồng nợ trong kinh doanh mà còn được ápdụng trong nhiều hình thức vay nợ khác ví dụ như các hợp đồng vay mua ô tô và thếchấp mua nhà cũng có những thỏa thuận yêu cầu người vay phải có sự đảm bảo nhấtđịnh đối với các tài sản ô tô và nhà mua nhờ vốn vay
3 CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
3.1 Lý thuyết về Chi phí giao dịch
3.1.1 Khái niệm
Chi phí giao dịch là chi phí về thời gian và tiền phải chi cho việc tìm kiếm thôngtin, nghiên cứu thị trường, đàm phán, giao kết, tổ chức thực hiện và kiểm soát cácgiao dịch Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa
Trang 20là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồmhậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như
là chi phí ngăn ngừa hành vi này
Thông thường, chi phí giao dịch xảy ra khi giao kết đã thực hiện, các đối tác phụthuộc vào nhau, nỗ lực các bên nhằm mang lại lợi ích cho chính mình, và không
có khả năng lường trước những ràng buộc hợp đồng hiệu quả để tính đến tất cả cáctình huống bất thường có thể xảy ra Các giao dịch phát sinh như: đàm phán thêm,trì hoãn hoặc chấm dứt giao dịch sẽ làm tăng chi phí giao dịch
3.1.2 Các loại hình chi phí giao dịch
Chi phí tìm kiếm giao dịch (search costs)
Chi phí mặc cả trong giao dịch, bao gồm chi phí đàm phán, thương lượng, soạnthảo hợp đồng (bargaining costs)
Chi phí để thực thi giao dịch, bao gồm cả việc giám sát thực hiện của các bên vàtrừng phạt đối với vi phạm hợp đồng (enforcement costs)
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Chi phí giao dịch
Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí giao dịch như sau:
Các yếu tố làm chi phí giao dịch
THẤP
Các yếu tố làm chi phí giao dịch
CAOHàng hoá, dịch vụ được chuẩn hoá Hàng hoá, dịch vụ độc đáo
Trao đổi đơn giản, thông tin công khai Trao đổi phức tạp, thông tin có tính riêng tưCác quyền đơn giản, rõ ràng Các quyền phức tạp, không chắc chắn
Ít bên tham gia, các bên gần nhau Nhiều bên tham gia, các bên xa nhau
Các bên thân thiện, quen biết Các bên đối nghịch, xa lạ
Không có yếu tố bất ngờ xảy ra Có nhiều yếu tố bất ngờ có thể xảy ra
Hành vi hợp lý Hành vi vô lý
Trao đổi ngay lập tức Trao đổi bị trì hoãn
Chi phí giám sát thấp Chi phí giám sát cao
Xử phạt ít tốn kém Xử phạt tốn kém
Trang 213.2 Ảnh hưởng của chi phí giao dịch đến cấu trúc tài chính
Chi phí giao dịch là một trong những cản trở chính trong quá trình lưu thông vốn trên thịtrường tài chính Phần lớn các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế tồn tại dưới dạngphân tán và nhỏ lẻ
Trường hợp nhà đầu tư chỉ có một số tiền rất ít, chỉ có thể mua rất ít cổ phiếu; đồng thờiphải chịu phí môi giới (chi phí giao dịch), chi phí này chiếm tỷ trọng đáng kể trên giá trịgiao dịch Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn nếu đem số tiền này đi đầu tư vào trái phiếu thìgiao dịch sẽ không thực hiện được hoặc chỉ mua được số lượng trái phiếu vô cùng nhỏ vìmệnh giá trái phiếu thường lớn hơn mệnh giá cổ phiếu rất nhiều
Một vấn đề khác đối với nhà đầu tư có số vốn nhỏ là danh mục đầu tư bị hạn chế dokhông có khả năng đầu tư dàn trải hoặc nếu đầu tư vào nhiều danh mục sẽ làm tăng chiphí giao dịch Điều này khiến cho nhà đầu tư tập trung vốn vào một số ít danh mục đầu tưnên độ rủi ro rất cao
Nếu sử dụng kênh đầu tư trực tiếp diễn ra giữa những người thừa vốn (cung vốn) vànhững người cần vốn (cầu vốn) thì chi phí tìm kiếm giao dịch là rất cao (đây cũng là mộtdạng chi phí giao dịch) và tiềm ẩn vô số rủi ro Và để tránh rủi ro người cung vốn phảichịu thêm chi phí pháp lý cho hợp đồng tín dụng (là chi phí thực thi- cũng là một dạngchi phí giao dịch)
Như vậy, với những khoản vốn nhỏ, trong khi chi phí giao dịch lớn sẽ làm tan biến khoảnlợi tức thu được từ đầu tư Hay nói cách khác, những người có số vốn nhỏ thì khó tiếpcận với thị trường tài chính để kiếm lời bởi chi phí giao dịch quá cao
Về phía người cần vốn, khoản chi phí cho phát hành chứng khoán không phải là nhỏ; nếuhuy động vốn từ thị trường tài chính cho nhu cầu vốn không lớn sẽ không hiệu quả vì rấttốn kém Vì vậy, ngay cả những công ty lớn cũng không phải lúc nào cũng sử dụng kênhtài chính trực tiếp để tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình
Như vậy, việc cung ứng vốn giữa những người cung vốn và những người cầu vốn rất khóthực hiện trên thị trường chứng khoán, trái phiếu, kể cả cho vay trực tiếp,…
3.3 B iện pháp làm giảm chi phí giao dịch
Sự tồn tại của chi phí giao dịch đã gây một sự cản trở rất lớn cho sự lưu thông tiền tệ trênthị trường tài chính và gây ra sự không hiệu quả của thị trường này Trong bối cảnh đó,
sự xuất hiện và hoạt động của các trung gian tài chính đã góp phần đáng kể trong việcgiảm bớt chi phí giao dịch Bằng hoạt động và các nghiệp vụ chuyên môn của mình, các
Trang 22trung gian tài chính đã giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia đầu tư kiếm lời trên thịtrường tài chính-tiền tệ, và đồng thời cũng làm tăng hiệu quả của đồng vốn đầu tư
Giao dịch tài chính nên thực hiện thông qua các trung gian tài chính có tác dụng làmgiảm chi phí giao dịch qua 2 khía cạnh
3.3.1 Giao dịch qua trung gian tài chính sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ quy mô
giao dịch lớn(Economic of Scale)
Các trung gian tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm do quy mô thông qua việcgộp các giao dịch của nhiều nhà đầu tư thành một giao dịch của trung gian tàichính; nên các nhà đầu tư dù có một lượng vốn quá ít cũng có thể thực hiện giaodịch
Với lợi thế về nguồn vốn lớn, các trung gian tài chính sẽ làm giảm chi phí giaodịch trên mỗi đồng vốn đầu tư Chi phí giao dịch của trung gian tài chính sẽ tănglên nhưng mức tăng rất thấp so với sự tăng lên của quy mô giao dịch Ngoài ra,việc tập trung vốn qua trung gian tài chính còn có thể đa dạng hoá danh mục đầu
tư để giảm thiểu rủi ro
Quy luật “tiết kiệm nhờ quy mô” còn có ý nghĩa trong việc giảm chi phí cho các trangthiết bị phục vụ giao dịch như: máy vi tính, điện thoại, internet, máy fax,
3.3.2 Giao dịch qua trung gian tài chính sẽ tiết kiệm chi phí giao dịch nhờ tính
chuyên nghiệp(Expertise)
Các trung gian tài chính thường có tính chuyên nghiệp cao thể hiện trên tất cả cácphương diện như: có nghiệp vụ chuyên môn cao, xây dựng được quy trình chặtchẽ, công nghệ và thiết bị hiện đại, dịch vụ tiện ích, dịch vụ thanh khoản dễ dàng,tiện lợi, làm giảm đáng kể chi phí giao dịch
Mặt khác, do chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, các trung gian tàichính sẽ có nhiều kinh nghiệm để quản lý vốn hiệu quả và có thể đề ra các giải phápnhằm làm giảm chi phí giao dịch, tăng mức sinh lời của vốn đầu tư
3.4 Tìm hiểu thêm về trung gian tài chính
3.4.1 Khái niệm về trung gian tài chính
Trung gian tài chính là cách gọi tắt các định chế tài chính trung gian, là các tổchức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ; với vai trò làkênh tài chính trung gian, cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ; nhằm thu hút,tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cung ứng cho những người cầnvốn
Trang 23Như vậy, các trung gian tài chính đóng vai trò là trung gian, cầu nối tạo ra việcluân chuyển vốn giữa những người có vốn với những người cần vốn.
3.4.2 Các loại hình trung gian tài chính
Có 3 loại hình trung gian tài chính:
Các định chế có nhận tiền gửi
Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng
Các định chế trung gian đầu tư
3.4.2.1Các định chế có nhận tiền gửi
Các định chế trung gian có nhận tiền gửi là các trung gian tài chính thực hiệnhuy động tiền nhàn rỗi của các chủ thể có vốn để cung cấp vốn cho những chủthể cần vốn (chủ yếu dưới hình thức cho vay trực tiếp)
Các chủ thể có vốn hoặc cần vốn là những hộ gia đình, các tổ chức kinh tếhoặc chính phủ (kể cả chính quyền địa phương và Nhà nước)
Các định chế có nhận tiền gửi bao gồm các loại hình tổ chức sau:
o Các ngân hàng thương mại
Các trung gian này thu vốn trước hết bằng cách phát hành: tiền gửi phátséc được ( Các ngân hàng thương mại thuộc nhóm trung gian tài chínhlớn nhất và giao dịch thường xuyên nhất, thực hiện huy động vốn chủyếu dưới dạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Vốnhuy động được dùng để cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng, hoặcmua chứng khoán, trong đó, cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọnglớn, và một phần dành cho tín dụng trung dài hạn Ngoài ra, ngân hàngthương mại còn cung cấp các dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ
Ở Việt Nam có khoảng 40 ngân hàng thương mại, ví dụ như: NHTMQuân Đội (MB bank), NHTM Việt Nam Thương Tín (Vietinbank),NHTM Ngoại Thương (Vietcombank),…
o Các ngân hàng tiết kiệm
Ngân hàng tiết kiệm chưa có ở Việt Nam nhưng đây là trung gian tàichính phát triển mạnh ở các nước phát triển
Nguồn vốn hàng đầu của các hiệp hội này là các tiền gửi tiết kiệm(thường gọi là các cổ phần), các tiền gửi có kỳ hạn, các tiền gửi phát sécđược.Trong quá khứ, các hiệp hội này bị hạn chế trong hoạt động củamình và tiền vốn thu được dùng để vay thế chấp Nhưng theo thời gian,những hạn chế này xóa dần sự khác biệt giữa các hiệp hội này và các