Các giải pháp hạn chế Lựa chọn đối nghịch

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG & CẤU TRÚC TÀI CHÍNH (Trang 30)

4. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG: LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC

1.4.5 Các giải pháp hạn chế Lựa chọn đối nghịch

1.4.5.1Sản xuất và bán thông tin

Nhà đầu tư phải mua thông tin từ các công ty chuyên thu thập, phân tích và bán thông tin trước khi thực hiện một giao dịch tài chính (ở Mỹ có những công ty như Standard and Poor, Moody và Value Line,…)

Trên thị truờng có những công ty chuyên thu thập,phân tích và bán thông tin để nguời mua có thể hiểu rõ hơn cá thông tin cần thiết về món hàng mà họ muốn mua, như vậy chắc chắn rằng họ sẽ sẵn lòng trả một mức giá xứng với giá tri của hàng hoá đó. Tuy nhiên việc làm này cũng không phát huy hiệu quả do ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông nên sẽ có nhiều người cùng thực hiện giao dịch theo hiệu ứng đám đông mà không phải mất tiền mua thông tin; các nhà kinh tế

gọi vấn đề này là “hiện tượng người đi xe không mất tiền mua vé”. Một khi có quá nhiều người đi xe nhưng chỉ một vài nguời trả tiền vé thì nguời trả tiền vé cũng sẽ nhận thấy rằng anh ta không nhất thiết phải trả tiền vé nhưng vẫn có thể đuợc đi xe?! “Tình trạng người đi xe không mất tiền mua vé” dẫn đến việc các công ty và cá nhân cung cấp thông tin không còn đủ khả năng bán lượng thông tin để xứng với chi phí thu nhập mà sản xuất ra nó.

1.4.5.2Can thiệp của Chính phủ

Nhằm khắc phục thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính, Chính phủ thành lập cơ quan quản lý (như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Trung Ương,...) và ban hành các quy định, Luật buộc các công ty cung cấp thông tin thật về bản thân và tình hình tài chính của mình chẳng hạn như doanh số, tài sản hay thu nhập lợi tức của họ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt có những cách riêng để trình bày những thông tin để biến họ thành những doanh nghiệp tốt và trên thực tế thì chúng ta cũng không thể nào hoàn toàn dựa vào những con số nêu trên để đánh giá chất luợng của một công ty và khả năng sinh lợi của chưng khoán công ty đó.

1.4.5.3Hoạt động của các trung gian tài chính

Các trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nên họ được trang bị đầy đủ hơn những nhà đầu tư đơn lẻ cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm. Nhờ đó họ có thể thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hơn, giúp đánh giá được chính xác mức độ rủi ro của việc đầu tư, qua đó giảm thiểu được nguy cơ lựa chọn đối nghịch.

Các trung gian tài chính còn khắc phục được tình trạng “người ăn theo”, do họ chủ yếu cung cấp vốn thông qua các khoản cho vay trực tiếp chứ không thông qua việc mua chứng khoán. Các khoản cho vay trực tiếp này không được mua bán trên thị trường nên những nhà đầu tư khác không thể lợi dụng được.

Các trung gian tài chính là những chuyên gia am hiểu về thị trường tài chính, đồng thời họ bảo đảm bằng cam kết hoặc một sự bảo đảm bằng danh tiếng, sự uy tín của họ.

Giao dịch thông qua các trung gian cũng được Arkelof sử dụng để giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch trong thị trường xe cũ bằng việc khuyên người mua không nên mua trực tiếp từ người bán mà nên mua từ các trung gian có uy tín, có thâm niên, có kinh nghiệm trong thị trường xe cũ; đồng thời các trung gian này phải cam kết về chất lượng xe, và có chế độ bảo hành lâu dài.

Một trung gian tài chính, như một ngân hàng, trở nên một chuyên gia trong việc tạo ra thông tin về các công ty, do đó họ có thể phân loại các trường hợp đầu tư tốt và các trường hợp đầu tư tồi. Khi đó họ có thể thu vốn từ những người gửi tiền và cho các công ty làm ăn tốt vay. Một ngân hàng có khả năng thực hiện hầu hết các món vay với những công ty làm ăn tốt, nên ngân hàng này có thể thu lợi nhuận cao hơn do những món vay này so với lãi mà họ thanh toán cho những người gửi tiền.

Một thành phần quan trọng nằm trong năng lực thu lợi của một ngân hàng từ thông tin họ tạo ra là ở chỗ họ tránh được vấn đề người đi xe không tốn tiền, trước hết bằng việc thực hiện các món cho vay riêng hơn là việc mua các chứng khoán trong một thị trường tự do. Bởi một món cho vay riêng rẽ không thể mua bán được, những nhà đầu tư khác không thể dõi theo được ngân hàng đang làm gì và không thể đặt giá cạnh tranh món cho vay này khiến cho ngân hàng đó không nhận được khoản bù đắp cho thông tin mà ngân hàng đã tạo ra. Vai trò của ngân hàng như một trung gian nắm giữ hầu hết các món cho vay không thể đem ra mua bán được là chìa khóa thành công của ngân hàng trong việc giảm vấn đề thông tin không cân xứng trên các thị trường tài chính.

Trung gian tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng do họ nắm giữ một tỷ lệ lớn các các món cho vay không thể đem ra mua bán được sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc chuyển vốn tới các công ty so với các thị trường chứng khoán. Điều này giải thích vì sao tài chính gián tiếp quan trọng nhiều hơn đến như vậy so với tài chính trực tiếp và vì sao các ngân hàng là nguồn bên ngoài quan trọng nhất để tài trợ cho kinh doanh.

Phân tích của chúng ta về lựa chọn đối nghịch cũng giải thích những công ty nào trong số các công ty có nhiều khả năng vay được vốn từ các ngân hàng và các trung tâm tài chính khác hơn là vay các thị trường chứng khoán. Một công ty càng được hiểu rõ thì càng có nhiều thông tin về các hoạt động nó đưa ra ở chỗ giao dịch. Như vậy tạo dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư đánh giá chất lượng của công ty này và xác định xem nó là một công ty tốt hay tồi. Do các nhà đầu tư có ít băn khoăn hơn về lựa chọn đối nghịch đối với những công ty đã được biết rõ, họ sẽ sẵn sàng đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán của các công ty đó. Như thế, ta có giải thích cho vấn đề: Một công ty càng lớn, càng già dặn, các nhà đầu tư càng có nhiều thông tin về nó, càng có nhiều khả năng hơn để công ty này có thể thu vốn ở các thị trường chứng khoán.

Vật thế chấp

Vật thế chấp là vật sở hữu được cam kết trả cho người cho vay khi vỡ nợ, giúp giảm được hậu quả của lựa chọn đối nghịch vì nó giảm được tổn thất của người cho vay trong trường hợp có vỡ nợ. Nếu một người vay được vỡ nợ đối với một món vay, người cho vay có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được để bù lại tổn thất ở món cho vay đó. Ví dụ nếu bạn thất bại, không thanh toán được món vay thế chấp, người cho bạn vay có thể bán sở hữu ngôi nhà bạn, bán công khai nó đi. Và dùng tiền thu được để thanh toán dứt điểm món vay đó. Các người cho vay như vậy dễ chấp nhận việc cho vay có vật thế chấp, và các người vay sẵn sàng cung cấp vật thế chấp vì việc giảm rủi ro cho người cho vay khiến họ dễ vay được tiền nhanh chóng và còn có thể với một lãi vay nhẹ hơn. Sự có mặt của lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tín dụng giải thích vì sao vật thế chấp là một đặc điểm nổi bật của những hợp đồng nợ.

Giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng, hay còn gọi là vốn cổ phần, là hiệu giữa tài sản có của một công ty (gồm những tài sản nó sở hữu hoặc bị nợ) và tài sản nợ của nó( tài sản mà nó nợ).; Giá trị tài sản ròng có thể thực hiện một vai trò tương tự như vật thế chấp. Nếu một công ty có một giá trị tài sản ròng cao, thì ngay cả nếu công ty thực hiện những cuộc đầu tư khiến công ty bị lỗ vốn và dẫn đến việc vỡ nợ của công ty đó, lúc đó người cho công ty này vay đều có thể sở hữu giá trị tài sản ròng của công ty, bán nó đi và dùng tiền thu được để bồi thường một số trong những tổn thất do món vay này gây ra. Ngoài ra, một công ty càng có nhiều giá trị tài sản ròng hàng đầu, nó càng có ít khả năng vỡ nợ bởi vì công ty này có một dự trữ tài sản có thể dùng để thanh toán xong các món nợ của mình.

Do đó, nếu những công ty đang đi tìm vay tiền mà có giá trị tài sản ròng cao, thì việc chọn lựa đối nghịch sẽ ít quan trọng, và những người cho vay sẽ sẵn lòng cho vay. Sự phân tích này minh họa cho câu “chỉ những người không cần tiền mới có thể vay tiền”.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG & CẤU TRÚC TÀI CHÍNH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w