4. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG: LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC
1.11 Quản lý Trung gian tài chính
1.4.9 Mâu thuẫn lợi ích
1.4.9.1Mâu thuẫn lợi ích là gì?
Mặc dù với sự tồn tại “tiết kiệm theo quy mô” có thể đem lại lợi ích cho các định chế tài chính, nó đồng thời cũng làm xuất hiện những chi phí tiềm tàng gọi là sự mâu thuẫn về lợi ích. Đây là một dạng rủi ro đạo đức xuất hiện khi một cá nhân hoặc một tổ chức có nhiều mục tiêu lợi ích mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn lợi ích đặc biệt có khả năng xảy ra khi một định chế tài chính cung cấp nhiều dịch vụ cùng lúc. Lợi ích tiềm tàng của những dịch vụ này có thể dẫn đến việc một cá nhân hoặc tổ chức che giấu thông tin hoặc phát tán thông tin không chính xác.
Mâu thuẫn lợi ích là một vấn đề quan trọng vì một sự suy giảm chất lượng thông tin trong thị trường tài chính sẽ làm gia tăng tình trạng bất cân xứng thông tin và ngăn cản thị trường tài chính cung cấp vốn vào những khoản đầu tư có lợi, từ đó dẫn đến việc thị trường tài chính và nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.
1.4.9.2Tại sao mâu thuẫn về lợi ích gia tăng
Bảo lãnh phát hành và khảo sát ở ngân hàng đầu tư
Các ngân hàng đầu tư thực hiện hai nhiệm vụ: họ tìm hiểu các công ty phát hành chứng khoán và bảo lãnh phát hành những chứng khoán đó bằng cách thay mặt công ty phát hành bán cho công chúng. Các ngân hàng đầu tư thường kết hợp hai dịch vụ tài chính này lại với nhau bởi vì thông tin phục vụ cho nhiệm vụ này cũng có thể được sử dụng cho nhiệm vụ khác. Mâu thuẫn về lợi ích xảy ra giữa dịch vụ môi giới chứng khoán và bảo lãnh phát hành bởi vì ngân hàng đang cố gắng phục vụ hai nhóm khách hàng: các công ty phát hành
chứng khoán và những nhà đầu tư mua chứng khoán. Những nhóm khách hàng này có những nhu cầu thông tin khác nhau. Khi doanh thu từ việc bảo lãnh phát hành lớn hơn nhiều so với hoa hồng môi giới bán chứng khoán, ngân hàng sẽ có xu hướng cung cấp thông tin khả quan cho nhà đầu tư để họ mua chứng khoán của công ty phát hành hoặc ngược lại.
Dịch vụ kiểm toán và tư vấn ở các doanh nghiệp
Trong kiểm toán, rủi ro về tính chân thực của báo cáo tài chính xảy ra khi các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng hai dịch vụ đồng thời là dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tư vấn khác như thuế, kế toán, hệ thống quản lý thông tin và chiến lược kinh doanh. Đầu tiên, kiểm toán viên có thể bóp méo những đánh giá và ý kiến để giành lấy những hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn từ cùng một khách hàng. Thứ hai, kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm toán hệ thống thông tin hoặc thuế và kế hoạch tài chính đã được cung cấp bởi bộ phận tư vấn, và vì thế đưa ra những ý kiến đối nghịch với những hệ thống và thông tin đó. Cả hai dạng trên đều dẫn đến kết quả kiểm toán không chính xác và thông tin không đáng tin cậy trên thị trường tài chính, khiến cho nhà đầu tư hoạt động không hiệu quả.
Các tổ chức đánh giá và xếp hạng tín nhiệm
Các nhà đầu tư thường dựa vào các xếp hạng tín nhiệm mà phản ảnh khả năng sinh lời và mức độ tín nhiệm của một chứng khoán nợ. Do đó, xếp hạng các khoản nợ đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư. Mâu thuẫn về lợi ích xảy ra khi những người dùng, với những mục đích khác nhau, dựa vào kết quả xếp hạng tín nhiệm. Những nhà đầu tư tìm kiếm những đánh giá khách quan, khoa học về chất lượng tín nhiệm, trong khi bên phát hành thì cần những kết quả có lợi. Trong ngành xếp hạng tín nhiệm, bên phát hành chứng khoán trả tiền cho các tổ chức như Standard and Poor’s hoặc Moody’s để chứng khoán của mình được xếp hạng. Bởi vì bên phát hành trả tiền cho bên xếp hạng, những nhà đầu tư lo ngại rằng các tổ chức xếp hạng có thể thay đổi kết quả xếp hạng để thu lợi từ bên phát hành.
1.4.9.3Các biện pháp đối phó với mâu thuẫn lợi ích
• Đạo luật Sarbanes – Oxley 2002: thành lập Ban giám sát nghiệp vụ kế toán các công ty đại chúng (PCAOB) bởi Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) giám sát hoạt động của các công ty kế toán và bảo đảm rằng kết quả kiểm toán độc lập và
chất lượng. Ngoài ra, SEC còn tăng cường ngân sách để giám sát thị trường chứng khoán.
• Global legal Settlement 2002: yêu cầu các ngân hàng đầu tư tách bạch mối quan hệ giữa việc khảo sát và bảo lãnh phát hành, nghiêm cấm các ngân hàng đầu tư bán IPO dưới giá cho nhân sự cấp cao của bên thứ 3 nhằm trục lợi trong tương lai. Ngoài ra, các ngân hàng đầu tư được yêu cầu phải công khai những phân tích cho những đề xuất của mình. Trong giai đoạn 5 năm, các ngân hàng đầu tư phải làm việc với ít nhất 3 công ty khảo sát thông tin độc lập.
1.4.10 Quản lý các Trung gian tài chính
Chính phủ cố gắng bảo vệ những nhà đầu tư và những người gửi tiền bằng cách đảm bảo sự an toàn cho tiền vốn mà họ cung cấp cho những trung gian tài chính. Việc bảo vệ này được thực hiện qua 6 loại quy định khác nhau:
1.4.10.1 Hạn chế về gia nhập
Các hiệp hội về bảo hiểm và hoạt động ngân hàng cũng như văn phòng kiểm soát tiền tệ đã được thiết lập các quy định rất chặt chẽ cho những nhóm người được phép lập một trung gian tài chính. Những cá nhận hoặc nhóm muốn thiết lập một trung gian tài chính như một ngân hàng hay công ty bảo hiểm, phải có đặc quyền do chính phủ trao cho. Chỉ khi họ là những công dân đích thực với những giấy chứng nhận là người hoàn hảo và một khoản vốn ban đầu lớn thì mới nhận được đặc quyền.
1.4.10.2 Minh bạch trong thông tin
Chính phủ có những yêu cầu buộc trung gian tài chính phải báo cáo chính xác. Việc quản lý sổ sách của họ phải theo những nguyên tắc chặt chẽ nhất định, các sổ sách của họ là đối tượng để cho các cuộc kiểm tra định kỳ, và họ phải chuẩn bị những thông tin nhất định sẵn sàng cho công chúng.
1.4.10.3 Hạn chế về tài sản và các hoạt động
Chính phủ có những hạn chế về những gì các trung gian tài chính được phép làm và những tài sản nào họ có thể được nắm giữ. Trước khi bạn giao vốn của bạn cho một ngân hàng hoặc cho một tổ chức khác như vậy, bạn sẽ muốn biết rằng vốn của bạn đươc an toàn và rằng ngân hàng hoặc một trung gian tài chính khác sẽ có những khả năng đáp ứng được những nghĩa vụ của họ đối với bạn. Một phương pháp để làm như vậy là giới hạn một trung gian tài chính không cho họ thực hiện một số hoạt động có rủi ro nào đó. Một phương pháp khác là hạn chế những trung gian tài chính không được nắm giữ một số tài sản
có rủi ro nào đó, hoặc ít nhất là không được nắm giữ một lượng quá lớn những tài sản có rủi ro này so với mức đủ khôn ngoan. Ví dụ các ngân hàng thương mại và những tổ chức gửi tiền khác thực tế là không được phép giữ bất kì một cổ phiếu nào bởi vì giá cổ phiếu có những giao động quan trọng. Các công ty bảo hiểm được phép giữ những cổ phiếu nhưng những cổ phiếu mà họ nắm giữ không thể vượt quá một tỉ lệ nào đó so với toàn bộ tài sản của họ.
1.4.10.4 Bảo hiểm tiền gửi
Chính phủ có thể bảo đảm cho những người cấp vốn cho một trung gian tài chính không bị một số tổn hại nào nếu trung gian tài chính bị phá sản. Cơ quan chính phủ quan trọng nhất cung cấp bảo hiểm này là Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), công ty chi trả cho mỗi người gửi tiền ở một ngân hàng thương mại hoặc một ngân hàng tiết kiệm tương trợ tới mức tổn thất 100,000 đôla. Tất cả ngân hàng thương mại và các ngân hàng tiết kiệm tương trợ ,trừ một vài trường hợp ngoại lệ, đều đóng góp tiền vào FDIC để dùng thanh toán cho người gửi trong trường hợp một ngan hàng bị phá sản.
1.4.10.5 Kiểm soát cạnh tranh
Những nhà chính trị đã thường xuyên tuyên bố rằng cuộc cạnh tranh không kiềm chế giữa những trung gian tài chính sẽ thúc đẩy những vụ vỡ nợ xảy ra và những vụ này sẽ làm công chúng thiệt hại. Tuy bằng chứng về cuộc cạnh tranh gây ra như điều vừa nói là cực kì mơ hồ, nó đã không làm chính phủ đặt ra nhiều quy định hạn chế. Ví dụ như trong quá khứ, các ngân hàng bị hạn chế không được phép mở thêm các chi nhánh tại tiểu bang khác, và tại một số tiểu bang, các ngân hàng không được phép mở thêm bất kì một địa điểm phụ nào.
1.4.10.6 Sự Hạn chế về lãi suất
Cuộc cạnh tranh đã bị ngăn cấm bởi những qui định áp đặt sự hạn chế đối với lãi suất có thể thanh toán cho các khoản tiền gửi. Từ năm 1933, các ngân hàng đã bị cấm thanh toán lãi cho những tài khoản séc. Ngoài ra, cho tới năm 1986 hệ thống Dự trữ Liên Bang được quyền (theo qui định Q) định ra các lãi suất tối đa mà các ngân hàng có thể thanh toán cho các khoản tiền gửi tiết kiệm. Các qui định này được đưa ra dựa trên lòng tin rộng rãi rằng lãi suất không bị hạn chế, đã thúc đẩy thêm các vụ phá sản ngân hàng trong thời kỳ Đại suy thoái.
5. THỰC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Đối với một thị trường tài chính còn khá non nớt và chưa hình thành đầy đủ, Việt Nam một mặt cho phép phát triển một thị trường tự do, một mặt vấn cần sự định hướng, hỗ trợ từ nhà nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện thị trường tài chính bằng việc tăng cường phát triển thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Bên cạnh đó, chúng ta còn đang hoàn thiện và tăng cường phát triển thị trường chứng khoán. Đến nay một trong các hoạt động chủ yếu trong thị trường tài chính vẫn là lĩnh vực cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cho vay và thực hiện chức năng trung gian tài chính của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số khó khăn do vấn đề thông tin bất cân xứng và hệ quả của nó gây nên cụ thể là một số nguyên nhân sau:
• Việc thu nhận các thông tin về khách hàng hiện nay ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng còn rất ít được quan tâm, nhất là thông tin của khách hàng sau khi đã được vay vốn. Đây chính là một trong những rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Vì thế cho đến khi ngân hàng phát hiện ra tình trạng tài chính của khách hàng có vấn đề thì tình huống trở nên rất khó khăn.
• Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức và thực tế có một số cán bộ tín dụng của ngân hàng thương mại hiện nay thiếu năng lực về phân tích và xử lý thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát các khoản vay, thậm chí còn có trường hợp cán bộ tín dụng, nhân viên thẩm định vì lợi ích cá nhân cố tình làm sai một số quy trình tín dụng hay thẩm định không đúng với tình trạng hiện thực của vật đuợc thế chấp, cầm cố.
• Đối với những truờng hợp vay cầm cố thế chấp, tính khả thi của dự án cũng như hiệu quả của khoản vay chưa trở thành mục tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của nhiều ngân hàng. Do đó, thường sau khi cho vay, các ngân hàng yên tâm với tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh mà thiếu sự giám sát chặt chẽ đối với các khoản đã cho vay, trong khi tài sản thế chấp, bảo lãnh, cần cố có thể bị sai lệch về mặt giá trị.
• Các ngân hàng thương mại thường cho rằng những doanh nghiệp quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay dựa vào những thông tin do các doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy. Các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh do hoạt động tín dụng
còn mang yếu tố bao cấp nên chưa có cơ chế thích hợp trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay, cũng như xử lí rủi ro trong hoạt động tín dụng.
• Công tác quản lý của nhà nước còn nhiều sơ hở tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp, cá nhân hình thành công ty ma chuyên đi lừa đảo tạo hồ sơ giả để vay vốn ngân hàng.
• Sự hợp tác giữa ngân hàng thương mại và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) không đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí một số ngân hàng thương mại vì sợ cạnh tranh nên đã không thông tin cho trung tâm CIC và dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ vay nợ tại nhiều tổ chức tín dụng là rất khó khăn.
• Cuối cùng là với tâm lý sẽ được ngân hàng nhà nuớc “cứu” khi gặp rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản nên các ngân hàng thương mại liều lĩnh hơn trong việc ra quyết định cho vay cũng như là chưa thật sự tuân thủ những quy định về tiền gửi.
KẾT LUẬN
Cấu trúc tài chính đóng một vai trò cực kì quan trọng trong giá trị và hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, sự hiện diện của bất cân xứng thông tin trong thị trường dẫn đến những vấn đề như lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã tác động lên cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp và gây trở ngại trên hoạt động của thị trường tài chính, làm giảm tính hiệu quả của nó. Giải pháp cho các vấn đề này liên quan đến việc minh bạch các thông tin trên thị trường tài chính, thông qua việc sản xuất và bán thông tin riêng, những chính sách điều hành của chính phủ, vai trò của vật thế chấp và giá trị tài sản ròng, v.v…Đồng thời, những phân tích còn chỉ ra rằng những trung gian tài chính, mà đặc biệt là ngân hàng sẽ phải đóng một vai trò lớn hơn, so với thị trường chứng khoán, trong việc tài trợ vốn và những chu trình tài chính khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Economics of Money, Banking and Financial Markets, Book 1; Mishkin; 9th Edition 2. http://bfinance.vn/tu-dien-thuat-ngu-vn/chi-so-tai-chinh.aspx 3. http://learning.stockbiz.vn/knowledge/investopedia/terms/CAPITALSTRUCTURE.aspx 4. http://www.sinhvienboston.org/ 5. Lý thuyết về cấu trúc vốn http://www.cfo.vn/forum/viewtopic.php?f=31&t=79 6. http://en.wikipedia.org/wiki/The_Market_for_Lemons 7. http://otosaigon.com/forum/Câu-chuyện-về-những-quả-chanh-và-thị-trường-ô-tô-cũ- m2155657.aspx