4. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG: LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC
1.4.4 Tác động của Lựa chọn đối nghịch đến thị trường tài chính
1.4.4.1Trong giao dịch chứng khoán
Giả sử bạn là nhà đầu tư đang muốn mua cổ phiếu thường, nhưng lại không thể phân biệt đuợc đâu là công ty tốt và đâu là công ty xấu. Trong truờng hợp này, bạn chỉ muốn trả một giá phản ánh chất luợng trung bình của những công ty phát hành ra chứng khoán-một giá nằm giữa giá trị chứng khoán của những công ty tốt và tồi. Như vậy sẽ xảy ra một kết luận tương tự như thị trường xe cũ nêu trên, do người chủ sở hữu có đuợc thông tin tốt và biết đuợc công ty mình làm ăn tốt nên không sẵn lòng bán cổ phiếu của mình tại mức giá trung bình của thị trường như bạn mong muốn. Và cuối cùng chỉ những công ty xấu là luôn mong muốn bán đuợc cổ phiếu của mình vì họ biết rằng cổ phiếu của họ đang được đánh giá cao. Chúng ta sẽ có xu huớng không muốn đầu tư chứng khoán nữa vì không ai muốn giữ cổ phiếu của công ty tồi. Chính vì lẽ đó mà thị truờng chứng khoán hoạt động không hiệu quả.
Phân tích tương tự trong truờng hợp bạn muốn đầu tư vào trái phiếu công ty. Bạn chỉ mua trái phiếu khi lãi suất đủ cao để bù đắp đuợc mức rủi ro vỡ nợ trung bình của các công ty phát hành trái phiếu. Công ty làm ăn tốt nhận ra rằng họ phải trả mức lãi suất cao hơn so với uy tín và chất luợng của mình, do đó họ sẽ không phát hành trái phiếu nữa. Nguợc lại, các công ty làm ăn kém
sẵn sàng phát hành trái phiếu, nhưng những nhà đầu tư lại không sẵn sang muốn mua. Kết quả là có rất ít trái phiếu đuợc phát hành. Làm giảm nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp.
Kết quả phân tích trên cũng là câu trả lời cho: Tại sao chứng khoán không phải là nguồn tài trợ chính cho các công ty, và tại sao cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho các công ty. Như vậy sự tồn tại của thị truờng quả chanh đã ngăn cản thị truờng chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu) trờ thành kênh hiệu quả luân chuyển vốn từ những người tiết kiệm đến nguời vay.
1.4.4.2Trong lĩnh vực ngân hàng
Lựa chọn đối nghịch xảy khi các ngân hàng đã chọn sai đối tượng cho vay của mình vì không nắm được đầy đủ thông tin về đối tượng khiến dễ cho các món vay dễ được thực hiện cho những trường hợp rủi ro không trả được nợ, những ngân hàng có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp có thể trả được nợ. Nếu ngân hàng biết rõ về những người đi vay, tức là thông tin không phải là không cân xứng thì ngân hàng sẽ không khó khăn gì trong việc cho người này hay người kia vay. Do sự lựa chọn đối nghịch, ngân hàng có thể rút lại quyết định cho vay tuy rằng đó có thể là một khoản đầu tư có giá trị. Hoặc để bù đắp rủi ro, ngân hàng có thể tăng lãi suất vay. Nhưng việc này phần nào tự gây tác hại vì nhiều người đi vay đáng tin cậy có thể quyết định không vay nữa và chỉ còn lại những người kém tin cậy hơn.
Xét trên bình diện toàn xã hội, cả người bán lẫn người mua đều không được lợi; phúc lợi xã hội bị giảm. Đây là một minh chứng của việc cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng tối đa hóa phúc lợi. Nói cách khác, đây là một thất bại thị trường.