1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

119 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 864,72 KB

Nội dung

Trong khi kinh tế quốc tế và tương tác tài chính đã lớn mạnh, nhu cầu về các quytắc ứng xử trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết, ví dụ nguyên tắc kế toán thống nhất, các tiêuchuẩn quốc tế về

Trang 1

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NG Đ I H C KINH T THÀNH PH H CHÍ MINH ẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ố HỒ CHÍ MINH Ồ CHÍ MINH

MÔN: LÝ THUY T TÀI CHÍNH TI N T Ế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỀN TỆ Ệ

L P ĐÊM 4 ỚP ĐÊM 4 – NHÓM 6 – CAO H C K23 ỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TI U LU N ỂU LUẬN ẬN

ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

GVGD: TS Di p Gia Lu t ệp Gia Luật ật

H c viên: ọc viên: Tr n Đình Dũng ần Đình Dũng

Nguy n H ng Đ c ễn Hồng Đức ồng Đức ức Nguy n Th nh Đ c ễn Hồng Đức ạnh Đức ức

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2013

Trang 2

Mục Lục

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2

1.1.Khái quát hệ thống tài chính (HTTC) 2

1.1.1.Khái niệm hệ thống tài chính 2

1.1.2.Chức năng của hệ thống tài chính 3

1.1.3.Các bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính 5

1.2.Thị trường tài chính (TTTC) 5

1.2.1.Khái niệm thị trường tài chính 5

1.2.2.Chức năng của thị trường tài chính 6

1.2.3.Cơ cấu thị trường tài chính 7

1.2.3.1.Theo công cụ tài chính 7

1.2.3.1.1.Thị trường nợ 7

1.2.3.1.2.Thị trường cổ phiếu 8

1.2.3.2.Theo nguồn gốc chứng khoán 8

1.2.3.2.1.Thị trường sơ cấp 8

1.2.3.2.2.Thị trường thứ cấp 9

1.2.3.3.Theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường 10

1.2.3.3.1.Thị trường tập trung 10

1.2.3.3.2.Thị trường phi tập trung (OTC) 10

1.2.3.4.Theo thời gian luân chuyển vốn 11

1.2.3.4.1.Thị trường tiền tệ 11

1.2.3.4.2.Thị trường vốn 12

Trang 3

1.2.4.Các công cụ của thị trường tài chính 14

1.2.4.1.Các công cụ trên thị trường tiền tệ 15

1.2.4.2.Các công cụ trên thị trường vốn 16

1.3.Các định chế tài chính 17

1.3.1.Khái niệm định chế tài chính 17

1.3.2.Đặc điểm của định chế tài chính 18

1.3.3.Phân loại 19

1.3.4.Vai trò của định chế tài chính 19

1.4.Cơ sở hạ tầng tài chính 21

1.5.Đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính 22

1.6.Hệ thống tài chính một số nước tiêu biểu 22

1.6.1.Hệ thống tài chính Mỹ 22

1.6.2.Hệ thống tài chính Châu Âu 23

1.6.3.Hệ thống tài chính Trung Quốc 24

CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 25

2.1.Khái niệm hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tài chính 25

2.2.Mục đích của hoat động điều tiết và giám sát tài chính 25

2.3.Chức năng của giám sát hệ thống tài chính 26

2.4.Nội dung của hoạt động điều tiết và giám sát tài chính 27

2.5.Quy định điều tiết khu vực tài chính 27

2.5.1.Khu vực ngân hàng 27

2.5.2.Khu vực chứng khoán 29

2.5.3.Khu vực bảo hiểm 29

2.5.4.Khu vực khác (quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng, quỹ hỗ tương, quỹ hưu trí.v.v.) 30

2.6.Yêu cầu của một hệ thống giám sát hiệu quả 30

Trang 4

2.7.Những tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát hệ thống tài chính 31

2.8.Hạn chế của điều tiết và quy định khu vực tài chính 40

2.9.Mô hình điều tiết và giám sát hệ thống tài chính 41

2.9.1.Mô hình giám sát theo định chế hay giám sát theo chuyên ngành 41

2.9.2.Mô hình giám sát theo chức năng (theo dạng thất bại thị trường) 44

2.9.3.Mô hình giám sát lưỡng đỉnh 47

2.9.4.Mô hình giám sát hợp nhất 48

2.10.Tình trạng HTTC không có cơ chế điều tiết và giám sát hoặc có cơ chế điều tiết và giám sát không hợp lý 50

2.10.1.Tình trạng HTTC không có cơ chế điều tiết và giám sát 50

2.10.2.Tình trạng HTTC có cơ chế giám sát thiếu sự chặt chẽ 50

2.10.3.Tình trạng HTTC có cơ chế giám sát quá chặt chẽ 50

CHƯƠNG 3 THẤT BẠI TÀI CHÍNH VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 52

3.1.Tổng quan về căng thẳng tài chính 52

3.2.Khủng hoảng tài chính 54

3.2.1.Khái niệm khủng hoảng tài chính: 54

3.2.2.Nguyên nhân khủng hoảng tài chính 55

3.2.2.1.Giải thích theo thuyết chu kỳ 55

3.2.2.2.Giải thích bằng thuyết khuyết tật thị trường (thông tin bất cân xứng) 57

3.2.2.3.Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến khủng hoảng tài chính 57

3.2.2.4.Quan điểm của Mishkin về nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính 62

3.2.3.Phân loại khủng hoảng tài chính 67

3.2.4.Mô hình khủng hoảng tài chính 68

3.2.5.Hậu quả của khủng hoảng tài chính 71

3.2.5.1.Đối với nền kinh tế thế giới 71

Trang 5

3.2.5.2.Đối với nền kinh tế Việt Nam: 73

3.2.6.Một số cuộc khủng hoảng tài chính điển hình trên thế giới 76

CHƯƠNG 4 ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 79

4.1.Tổng quan hệ thống tài chính Việt Nam 79

4.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam 79

4.1.1.1.Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 79

4.1.1.2.Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 79

4.1.1.3.Quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam 80

4.1.2.Các thành tố chính của hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay 81

4.1.2.1.Thị trường tài chính Việt Nam 81

4.1.2.2.Các công cụ trên TTTC Việt Nam 82

4.1.2.3.Các định chế tài chính Việt Nam 84

4.1.2.4.Cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam 88

4.2.Thực trạng điều tiết và giám sát hệ thống tài chính của Việt Nam 88

4.2.1.Mô hình giám sát của Việt Nam hiện nay 88

4.2.2.Hoạt động giám sát 89

4.2.2.1.Đối với thị trường tiền tệ 89

4.2.2.2.Đối với thị trường chứng khoán 90

4.2.2.3.Đối với thị trường bảo hiểm 90

4.2.3.Kết quả đạt được 90

4.2.3.1.Đối với thị trường tiền tệ tín dụng ngân hàng 90

4.2.3.2.Đối với thị trường chứng khoán 92

4.2.3.3.Đối với thị trường bảo hiểm 94

4.3.Hạn chế của hoạt động điều tiết giám sát HTTC Việt Nam 95

4.4.Định hướng tình hình phát triển hoạt động điều tiết và giám sát HTTC Việt Nam 98

Trang 6

4.4.1.Căn cứ xây dựng định hướng hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 98

4.4.2.Định hướng phát triển hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 98

4.5.Đề xuất giải pháp 99

4.5.1.Chuyển đổi mô hình của hệ thống giám sát tài chính 99

4.5.2.Nâng cao hiệu lực giám sát cho các cơ quan giám sát chuyên ngành 101

4.5.3.Nâng cao hiệu lực giám sát cho UBGSTCQG 102

4.5.4.Khuyến nghị xây dựng khung giám sát tài chính 102

4.5.5.Nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin 103

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 1: Mô tả chức năng của hệ thống tài chính 3

Hình 2: Mô tả các dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống tài chính 4

Hình 3: Sơ đồ mô tả thị trường tài chính và chức năng của nó 6

Hình 4: Cơ cấu thị trường tài chính theo thời gian luân chuyển vốn 11

Hình 5: Sơ đồ công cụ tài chính 14

Hình 6: Định chế tài chính 18

Hình 7: Mô tả hoạt động định chế tài chính 18

Hình 8: Mô hình cấu trúc giám sát theo đặc điểm thể chế 42

Hình 9: Mô hình cấu trúc giám sát theo chức năng 45

Hình 10: Mô hình giám sát lưỡng đỉnh 47

Hình 11: Mô hình giám sát hợp nhất 49

Hinh 12: Sơ đồ dẫn đến khủng hoảng tài chính 52

Hình 13: Sơ đồ chu kỳ kinh tế 55

Hình 14: Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ 3 70

Hình 15: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2007-2013 73

Hình 16: Biểu đồ số doanh nghiệp thành lập mới tại Việt Nam 75

Hình 17: Biểu đồ thu hút và giải ngân vốn FDI tại Việt Nam từ năm 2008-8/2013 76

Hình 18: Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 89

Hình 19: Mô hình giám sát hợp nhất 100

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những thập niên gần đây, thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tàichính với phạm vi ngày càng lớn, mức độ tác động và tần suất ngày càng gia tăng Mộttrong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất ổn đó là hoạt động giám sát tài chínhcòn yếu kém, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các định chế tài chính và cáccông cụ tài chính

Sự hưng thịnh của thế giới đã được tăng cường một cách vô hạn bởi sự tăng trưởngtrong các quan hệ kinh tế quốc tế – giao dịch hàng hóa và dịch vụ, sự di cư lao động, vốn

và ý tưởng trên khắp hành tinh Nguyên tắc của ưu thế cạnh tranh giả thiết rằng sự giàu cócủa các quốc gia được nâng lên bởi từng quốc gia tập trung vào những hoạt động kinh tế

mà nó có cơ hội về chi phí thấp Nhưng tất cả các hoạt động kinh tế này cần phải được cấpvốn, và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế là điều quan trọng đối với sự tăng trưởngliên tục trong thương mại trên thế giới Điều này sẽ phức tạp thêm bởi thực tế là phần lớncác quốc gia có tiền tệ của riêng mình, và các quy tắc và điều tiết chi phối các giao dịch tàichính khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia

Trong khi kinh tế quốc tế và tương tác tài chính đã lớn mạnh, nhu cầu về các quytắc ứng xử trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết, ví dụ nguyên tắc kế toán thống nhất, các tiêuchuẩn quốc tế về hành vi được phép, những điều khoản cho vốn vay khẩn cấp và nhữngđiều tương tự, đặc biệt là sự cần thiết một hệ thống điều tiết và giám sát các hoạt động tàichính có tính thực tiễn có thể áp dụng linh hoạt cho từng khung quản lý tài chính của từngquốc gia

Đề tài này sẽ nghiên cứu về hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tài chínhthông qua tổng quan hệ thống tài chính, cơ sở lý luận về cơ chế điều tiết và giám sát vàthực trạng thực hiện cơ chế này tại thế giới và Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

1.1.Khái quát hệ thống tài chính (HTTC)

1.1.1.Khái niệm hệ thống tài chính

Chúng ta muốn tìm hiểu đúng đắn về hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tàichính thì phải có cái nhìn tổng quan về hệ thống tài chính Có nhiều quan điểm khác nhau

về khái niệm hệ thống tài chính

*Quan điểm 1:

Hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tàichính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mốiliên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định Các bộ phận trong hệ thống tàichính hoạt động trên các lĩnh vực: Tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính

và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn) Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệthống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảonhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội

*Quan điểm 2: Căn cứ theo vai trò kiểm soát của Nhà nước, đặc biệt là kiểm soát

với lãi suất thì: Hệ thống tài chính chia thành 2 mô hình là hệ thống tài chính được kiểmsoát và hệ thống tài chính tự do

*Quan điểm 3: Hệ thống tài chính được xem xét theo hình thức cung ứng vốn cho

Trang 12

Ngoài ra, theo Peter S Rose và James W Kolari thì hệ thống tài chính bao gồmmột mạng lưới các thị trường tài chính, các định chế tài chính các doanh nghiệp, các cánhân hộ gia đình và chính quyền tham gia trong hệ thống đó và điều tiết các hoạt động của

Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhaucủa nền kinh tế quốc dân nhưng thống nhất với nhau về bản chất, chức năng và có liên hệhữu cơ với nhau về sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hộihoạt động trong các lĩnh vực đó

Trong đề tài này, chúng tôi sẽ phân tích khái niệm về hệ thống tài chính theo quanđiểm trên, như vậy hệ thống tài chính gồm: Thị trường tài chính, các định chế tài chính, cơ

sở hạ tầng tài chính

1.1.2.Chức năng của hệ thống tài chính

Ta có thể hiểu một cách tổng quát chức năng của hệ thống tài chính như sau:Chuyển tải nguồn vốn nhàn rỗi từ những người tiết kiệm đến những người có cơ hội đầutư

Trang 13

Hình 1: Mô tả chức năng của hệ thống tài chính

Từ chức năng cơ bản này có thể chia ra 3 tiểu chức năng:

*Huy động tiết kiệm: Hệ thống tài chính cung cấp cơ hội tạo ra lợi nhuận trênnhững khoản tiền tiết kiệm Nó khuyến khích và tạo động lực cho các chủ thể tiến hànhtiết kiệm Hoạt động của các định chế tài chính với các dịch vụ tài chính đa dạng tạonhững cơ hội thuận tiện cho các chủ thể tiết kiệm

*Cung cấp thông tin: Các thông tin phải được cung cấp đầy đủ và minh bạch chocác bên tham gia vào hệ thống tài chính để tạo một sân chơi an toàn, lành mạnh và hiệuquả

*Quản lý rủi ro: Cho phép thực hiện việc kiểm soát, quản lý và tăng cường hiệuquả của các quan hệ tài chính Thu thập và đánh giá những bằng chứng về thông tin liênquan đến quá trình huy động và phân bổ các nguồn tài chính

-Tính đúng đắn: Việc tạo lập các quỹ tiền tệ có hợp pháp hay không

-Tính hiệu quả: Việc sử dụng các quỹ tiền tệ có tiết kiệm, sinh lợi hay không

-Tính hiệu lực: việc sử dụng các quỹ tiền tệ có đạt được mục tiêu kế hoạch haykhông

Trang 14

Hình 2: Mô tả các dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống tài chính

1.1.3.Các bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính

- Thị trường tài chính: Là nơi thực hiện việc phát hành và mua bán các công cụ tàichính bằng cách đó mà vốn được di chuyển từ những nơi dư thừa (theo những thời hạnkhác nhau) sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn Bằng cơ chế giá và quan hệ cung cầu, thịtrường tài chính còn cho phép vốn được di chuyển đến những nơi được sử dụng hiệu quảnhất

- Các định chế tài chính: Là các trung gian tài chính thực hiện việc kết nối các nhucầu giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường Vai trò trung gian này được thực hiệndưới nhiều hình thức khác nhau, đó có thể là vai trò trung gian đầu tư (vừa đi vay - báncông cụ nợ, vừa cho vay - mua công cụ nợ), thuộc về nhóm này là các ngân hàng, công tybảo hiểm; có thể là tổ chức môi giới cung cầu và hưởng hoa hồng, thuộc nhóm này là cáccông ty chứng khoán, có thể là quỹ đầu tư - với chức năng tập trung vốn của các nhà đầu

tư cá thể và tổ chức và chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư này

- Cơ sở hạ tầng tài chính của thị trường tài chính: Là hệ thống pháp luật tài chính(bao gồm cả cơ chế phá sản, quyền chủ nợ,.v.v.), mạng lưới an toàn tài chính, cơ sở hạtầng thanh khoản hệ thống; các hệ thống thanh toán bù trừ và hỗ trợ giao dịch; tính minhbạch và quản trị, cơ sở hạ tầng thông tin v.v

1.2.Thị trường tài chính (TTTC)

1.2.1.Khái niệm thị trường tài chính

Thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu

tư Thị trường tài chính tạo điều kiện chuyển giao các quỹ tiền tệ giữa doanh nghiệp(người cần huy động vốn) và các nhà đầu tư (người đầu tư vốn để kiếm lời)

Ngoài ra, có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường tài chính:

* Thị trường tài chính là thị trường tồn tại vật chất hoặc khái niệm, ở đó các tài sảntài chính được giao dịch mua bán Mục đích của thị trường tài chính nhằm thúc đẩy dòng

Trang 15

chảy của tiền tệ hoặc nguồn vốn từ thực thể thừa vốn (nhà đầu tư) sang thực thể thiếu vốn

(nhà phát hành chứng khoán) (theo Giáo trình international Financial Market – ATF

Luxembourg).

* Thị trường tài chính là thị trường giao dịch, trao đổi các nguồn vốn và tín dụng

trong nền kinh tế (theo Dictionary of Finance and Investment Terms).

* Thị trường tài chính là những cơ chế giàn xếp cho phép các công cụ tài chính

được mua bán trao đổi (theo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright).

* Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn tài chính được kết chuyển từngười có vốn dư thừa sang người thiếu vốn Thông qua việc mua bán trao đổi các công cụ

tài chính, thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn (theo Giáo trình

Đại cương thị trường tài chính - Học viện ngân hàng).

1.2.2.Chức năng của thị trường tài chính

Hình 3: Sơ đồ mô tả thị trường tài chính và chức năng của nó

Trang 16

Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từnhững người đã để dành nhiều vốn, vì họ chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ Chức năng

này được trình bày ở dạng sơ đồ (Hình 3).

Trong tài chính trực tiếp những người đi vay vốn trực tiếp từ người cho vay trongcác thị trường tài chính bằng cách bán cho họ những chứng khoán (cũng còn gọi nhữngcông cụ tài chính, những chứng khoán này là những trái quyền (quyền được hưởng) đốivới thu nhập hoặc tài sản trong tương lai của người vay Trong khi chứng khoán là tài sản

có đối với người mua, thì chúng lại là tài sản nợ (một khoản nợ hay giấy nợ) đối vớinhững người hay tổ chức phát hành

Thị trường tài chính cho phép vốn chuyển từ những người không có cơ hội đầu tưsinh lợi tới những người có những cơ hội như thế Làm việc này, thị trường tài chính đãgiúp nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Nó cũng trực tiếp cải thiệnmức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua của họ tốthơn Nó cung cấp vốn cho mọi người mua cái họ cần và có thể cuối cùng có đủ khả năngthanh toán trả mà không buộc họ phải chờ cho đến khi họ tiết kiệm đủ món tiền để mua.Thị trường tài chính lúc đang hoạt động hữu hiệu sẽ cải thiện đời sống kinh tế của mỗingười trong xã hội

1.2.3.Cơ cấu thị trường tài chính

Cơ cấu thị trường tài chính có nhiều hình thức phân loại khác nhau tùy theo điềukiện phân loại

1.2.3.1.Theo công cụ tài chính

Gồm thị trường nợ và thị trường cổ phiếu

1.2.3.1.1.Thị trường nợ

Phương pháp chung nhất là đưa ra một công cụ vay nợ, trong đó người vay thanhtoán cho người giữ công cụ một khoản tiền cố định trong những khoảng thời gian đều đặn(thanh toán lãi) cho tới một thời điểm qui định trước (ngày đáo hạn) là lúc đợt thanh toán

Trang 17

cuối cùng được thực hiện Kỳ hạn của một công cụ nợ là thời gian tính tới ngày kết thúccủa công cụ Một công cụ vay nợ là ngắn hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 1 năm hay íthơn và là dài hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là 10 năm hoặc lâu hơn Công cụ vay nợ

có kỳ hạn thanh toán giữa 1 và 10 năm được gọi là trung hạn

1.2.3.1.2.Thị trường cổ phiếu

Phương pháp thứ hai để vay vốn là phát hành những cổ phần ví dụ như cổ phiếuthường Chúng là những quyền được đòi chia phần trong thu nhập ròng (sau khi trừ chiphí và thuế) và tài sản của một hãng kinh doanh Nếu bạn sở hữu một cổ phần trong mộtcông ty đã phát hành 1 triệu cổ phần, thì bạn được quyền có 1 phần triệu của thu nhậpròng của công ty và 1 phần triệu tài sản của công ty Cổ đông thường được thanh toánđịnh kỳ (lãi cổ phần) và những cổ phần vốn đó được coi là những chứng khoán dài hạn vìchúng không có ngày đáo hạn Điều bất tiện chính của việc sở hữu những cổ phần vốn củamột công ty khác với cho công ty vay một món nợ là ở chỗ một cổ đông là một người cóquyền đòi hưởng sau cùng, tức là công ty phải thanh toán cho tất cả những chủ nợ trướckhi thanh toán cho những cổ đông của công ty Lợi ích của việc giữ các cổ phần vốn là ởchỗ cổ đông được hưởng lợi trực tiếp do lợi nhuận và hoặc giá trị tài sản của công ty tănglên vì các cổ phần vốn ban quyền chủ sở hữu cho những cổ đông

1.2.3.2.Theo nguồn gốc chứng khoán

Gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

1.2.3.2.1.Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên

Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà chứng khoán đem lại vốn cho nhà phát hành.Sau đó, việc mua bán các chứng khoán này trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ khônglàm ảnh hưởng đến số vốn của nhà phát hành Cũng từ thị trường này mà lượng vốn đầu tưcho nền kinh tế Giá của chứng khoán trên thị trường sơ cấp (giá phát hành) do tổ chứcphát hành quy định

Trang 18

Việc phát hành lần đầu tiên chứng khoán ra công chúng là giai đoạn quan trọngnhất, vì nếu không đạt được kết quả tốt thì chứng khoán phát hành sẽ không tiêu thụ được

và làm mất uy tín của đơn vị phát hành Không phải nhà phát hành nào cũng có đủ điềukiện để thực hiện tốt việc phát hành nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức trunggian giữa nhà phát hành và người đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát hành Tùy thuộc vàocung cầu, giá chứng khoán ở thị trường sơ cấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị danhnghĩa của chứng khoán

*Người bán và người mua trên thị trường sơ cấp: Hoạt động giao dịch ở thị trườngnày thường được thực hiện theo hình thức bán buôn giữa nhà phát hành là bên cần huyđộng vốn (công ty, các tổ chức tài chính, Chính phủ,.v.v ) và các nhà đầu tư lớn (các công

ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm,.v.v.)

Các nhà đầu tư đóng vai trò như nhà bảo lãnh đợt phát hành chứng khoán Họ sẽmua lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo mức giá thoả thuận (thường là thấp hơnmức giá công bố) rồi sau đó tiến hành bán lẻ ra thị trường cho các nhà đầu tư khác Cácthỏa thuận về bảo lãnh chứng khoán thường được tổ chức riêng, kín nên hoạt động giaodịch cụ thể tại thị trường sơ cấp thương không công khai Là thị trường bán buôn chứngkhoán, hoạt động không liên tục

1.2.3.2.2.Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hànhtrên thị trường sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán Việc mua đi bán lại chứngkhoán trên thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán chứ khônggia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế (không trực tiếp mang lại vốn cho nhà phát hành) Giá

cả của chứng khoán giao dịch do quan hệ cung cầu quyết định Trên thị trường thứ cấpngười mua và người bán là các nhà đầu tư Thị trường thứ cấp là thị trường bán lẻ chứngkhoán, hoạt động liên tục

*Mối quan hệ, tác động qua lại giữa hai thị trường:

Trang 19

Thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạtđộng, nó tạo hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp.

Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạtđộng một cách trôi chảy được Thị trường thứ cấp sẽ tạo tính lỏng cho các hàng hoá đượccung cấp từ thị trường sơ cấp (qua đó làm tăng tính hấp dẫn và tạo sự thuận lợi cho cácchứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp) Thị trường thứ cấp cũng góp phầnxác định giá các chứng khoán phát hành trên thị trường sơ cấp

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lýthuyết Trong thực tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ rađược đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thịtrường chứng khoán vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bánlại chứng khoán

1.2.3.3.Theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường

Gồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung (OTC)

Các chứng khoán giao dịch tại thị trường này là những chứng khoán đã được đăng

ký yết giá (niêm yết)

1.2.3.3.2.Thị trường phi tập trung (OTC)

Trang 20

Thị trường phi tập trung là thị trường mà việc mua bán các chứng khoán chưa hoặckhông được niêm yết trên thị trường tập trung, được thực hiện phân tán ở những địa điểmkhác nhau Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua mạng máy vi tính

Đặc điểm của thị trường OTC là: Nó không phải là thị trường hiện hữu và không cóđịa điểm tập trung nhất định Giao dịch diễn ra tại các quầy thông qua mạng máy vi tính.Những ai bán hay mua loại chứng khoán nào với mức giá nào đều được hiển thị hết quamạng vi tính, do vậy tính cạnh tranh của thị trường này rất cao Ngoài ra có thể bán traotay các chứng khoán (thị trường chợ đen, thị trường tự do) Giá cả trên thị trường này do

đó được hình thành theo nguyên tắc thoả thuận Lượng giao dịch và giá trị giao dịch là lớnhơn nhiều so với mua bán tại Sở giao dịch (theo thống kê của các nước phát triển)

1.2.3.4.Theo thời gian luân chuyển vốn

Gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn

Hình 4: Cơ cấu thị trường tài chính theo thời gian luân chuyển vốn

1.2.3.4.1.Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn có thời gianluân chuyển vốn không quá 1 năm Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này lànhững chủ thể tạm thời thiếu hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán Do vậy, khi

Trang 21

thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn ngắn hạn mà thị trường tiền tệ đãcung ứng một lượng tiền tệ cho các bên cần vốn nhằm thoả mãn nhu cầu thanh toán (cũngchính vì lý do này mà nó được gọi là thị trường tiền tệ).

Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi(có thể là do chưa dùng tới hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyểnnhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lãi.Tuy nhiên vì là đầu tư thời gian ngắn, đầu tư mang tính nhất thời những nhà đầu tư nàyquan tâm không nhiều tới mức lãi mà quan tâm hơn tới độ an toàn, tính thanh khoản để cóthể rút vốn ngay khi cần Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ

an toàn tương đối cao, nhưng lại thường có mức lợi tức thấp

Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có quy mô lớn nênbên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc phi tài chính; còn bên vayvốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng

Chứng khoán mua bán trên thị trường tiền tệ thường được mua bán rộng rãi hơnchứng khoán dài hạn và như vậy có xu hướng lỏng hơn Chứng khoán ngắn hạn cũng cóbiên độ dao động giá nhỏ hơn các chứng khoán dài hạn và do vậy chúng là khoản đầu tư

an toàn hơn

Cấu trúc thị trường tiền tệ bao gồm: Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp gồm cóthị trường chính thức và không chính thức, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở, thịtrường hối đoái

1.2.3.4.2.Thị trường vốn

Thị trường vốn là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn (có thời gianluân chuyển vốn trên 1 năm) và các chứng khoán vốn Thị trường này cung cấp vốn chocác khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình Do thờigian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên cáccông cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và đi theo nó là mức lợi tức kỳ vọng cũngcao hơn

Trang 22

Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưaphát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn Saukhi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thịtrường vốn ra đời Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chínhtrung gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hànhchứng khoán Một khi chứng khoán ra đời thì tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu mua bán chứngkhoán Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thịtrường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.

Cấu trúc thị trường vốn bao gồm: Thị trường tín dụng dài hạn gồm thị trường chovay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính, thị trường chứng khoán

Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn:

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tàichính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế Do đó các nghiệp vụhoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động qua lại

Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bánchứng khoán trên thị trường vốn Nếu lãi suất của các ngân hàng trả cho người tiết kiệmcao, điều này sẽ khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất

và rủi ro thấp hơn so với việc đầu tư vào chứng khoán Bên cạnh đó, các biến đổi về giá cả

và lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốnnhư quan hệ cung cầu và giá của cổ phiếu và trái phiếu Chẳng hạn như, một số chứngkhoán dài hạn có lãi suất thả nổi, căn cứ để điều chỉnh lãi suất là lãi suất tiền gửi ngắn hạncủa ngân hàng Hay khi định giá của cổ phiếu hay trái phiếu tại một thời điểm bất kỳ nào

đó trên thị trường, người ta phải tham khảo lãi suất của ngân hàng được hình thành trên thịtrường tiền tệ Giữa lãi suất thị trường và giá của trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch:khi lãi suất của ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, trái phiếu sẽ sụt giá và tình hìnhngược lại khi lãi suất ngân hàng hạ xuống hơn lãi trái phiếu

Trang 23

Ngược lại, các thay đổi về chỉ số giá cổ phiếu của thị trường vốn cũng phản ảnh cáchiện tượng tốt hay xấu, đã đang hoặc sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ Đối với thị trườngvốn, việc duy trì một lãi suất ổn định không thăng trầm quá đáng là cần thiết cho sự ổnđịnh của thị trường.

Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực hiệnđồng bộ xen lẫn nhau, tác động và chịu sự ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ cấu hoànchỉnh của một thị trường tài chính

1.2.4.Các công cụ của thị trường tài chính

Để tìm hiểu một cách đầy đủ về việc làm cách nào thị trường tài chính thực hiệnđươc vai trò quan trọng trong việc giúp vốn được chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếuvốn, ta sẽ đi nghiên cứu các phương tiện giúp thị trường tài chính lưu chuyển các khoảnvốn, đó chính là các công cụ tài chính hay còn gọi là các chứng khoán Theo cách phânloại thị trường tài chính dựa vào thời gian luân chuyển vốn, ta sẽ chia làm hai nhóm công

cụ, gồm: Các công cụ trên thị trường tiền tệ và các công cụ trên thị trường vốn

Trang 24

Hình 5: Sơ đồ công cụ tài chính

*Các công cụ trên thị trường tiền tệ gồm: Tín phiếu kho bạc, các chứng chỉ tiền gửi

có thể chuyển nhượng được, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng, hợp đồng mua lại, Eurodollar, dự trữ vượt mức

*Các công cụ trên thị trường vốn gồm: Trái phiếu (trái phiếu chính phủ và tráiphiếu công ty), cổ phiếu, các khoản vay thế chấp

1.2.4.1.Các công cụ trên thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ mua bán các loại chứng khoán có tính lỏng cao – khả năngchuyển đổi ra tiền cao, kỳ hạn dưới 1 năm Thị trường tiền tệ là nơi để đầu tư ngắn hạn, cóđặc điểm: Tính thanh khoản cao và an toàn Vì vậy lãi suất được hình thành trên thị trườngtiền tệ được xem là lãi suất cơ bản, đặc biệt lãi suất liên ngân hàng Các công cụ trên thịtrường tiền tệ bao gồm:

Trang 25

*Tín phiếu kho bạc Nhà nước: Tín phiếu kho bạc Nhà nước là công cụ vay nợ ngắnhạn của chính phủ do kho bạc phát hành để bù đắp những thiếu hụt tạm thời của NSNN.Tín phiếu Kho bạc Nhà nước có các kỳ hạn 3; 6; và 12 tháng.

*Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được: Chứng chỉ tiền gửi là mộtcông cụ nợ do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽhoàn trả cả vốn gốc cho người gửi tiền khi đáo hạn Đối với các khoản tiền dân cư gửi tiếtkiệm vào ngân hàng cũng được coi là chứng chỉ tiền gửi, cùng bản chất là khoản tiền gửivào ngân hàng và được ngân hàng cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi, trả gốc khiđáo hạn nhưng chứng chỉ cho khoản tiết kiệm lại không chuyển nhượng được

*Thương phiếu: Thương phiếu là giấy nhận nợ mà các công ty uy tín hoặc ngânhàng phát hành để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính

*Chấp phiếu ngân hàng: Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công

ty ký phát và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “chấp nhận” lên tờhối phiếu

*Hợp đồng mua lại (REPO): Hợp đồng mua lại là hợp đồng trong đó ngân hàngbán một lượng tín phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ kèm theo điều khoản cam kết rằng

sẽ mua lại số tín phiếu đó sau một khoảng thời gian nhất định với mức giá cao hơn

*Dự trữ vượt mức: Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi sẽ phải tríchmột tỷ lệ phần trăm nhất định gửi lên NHTW làm khoản dự trữ bắt buộc Phần dự trũ bắtbuộc này sẽ một phần giúp cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán

Lượng tiền vượt quá số tiền dự trữ bắt buộc thì được gọi là dự trữ vượt mức Có sốtiền này là do số lượng tiền được gửi và ngân hàng mỗi ngày không như nhau và do đólượng dự trữ bắt buộc của ngày trước đó tính cho ngày hôm nay là thừa hoặc đôi khi một

số ngân hàng cần tăng mức dự trữ để gia tăng hệ số an toàn cho khả năng thanh toán, hoặc

do thị trường tài chính biến động ở mức khó dự báo v.v

Trang 26

Khi một ngân hàng nào đó chưa đủ lượng dự trữ bắt buộc tại NHTW, trường hợp

để đảm bảo yêu cầu đủ lượng dự trữ vượt mức theo luật định thì ngân hàng này sẽ vayngắn hạn lượng dự trữ vượt mức của ngân hàng khác bù vào số thiếu hụt đó

*Euro dollars: Euro dollars là những đồng dollar Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc

ở bên ngoài nước Mỹ hoặc do những chi nhánh ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ

Thời hạn giao dịch: Khi cần vốn, các ngân hàng của Mỹ có thể huy động dollar từnguồn cung như trên Các giao dịch của đồng euro dolllar rất phổ biến và linh hoạt, đặcbiệt thời hạn có thể từ một ngày đến 6 tháng (hiếm các giao dịch kéo dài hơn 5 năm)

1.2.4.2.Các công cụ trên thị trường vốn

Công cụ thị trường vốn là các công cụ nợ và các công cụ vốn với kỳ hạn giao dịchtrên 1 năm Kỳ luân chuyển vốn trên thị trường này dài hơn so với thị trường tiền tệ, độlệch chuẩn lớn hơn nhiều độ lệch của các công cụ trên thị trường tiền tệ nên rủi ro khi đầu

tư vào các công cụ này cũng cao hơn và lợi suất đem lại từ việc đầu tư cũng vì thế mànhiều hơn

Như đã đề cập ở phần trên, thị trường vốn bao gồm thị trường chứng khoán và thịtrường vay nợ dài hạn Các công cụ tài chính trên thị trường này biểu hiện dưới hình thứccông cụ vốn (cổ phiếu), các công cụ nợ dài hạn (các loại trái phiếu), các khoản vay thếchấp Ngoài ra tại các thị trường phát triển còn có các chứng từ có giá khác gọi là nhữngcông cụ tài chính phái sinh được phát sinh trên cơ sở những chứng khoán đang lưu hànhnhư những chứng chỉ đầu tư do các công ty tín thác đầu tư phát hành, chứng chỉ đặc quyềnmua ngắn hạn rights, chứng chỉ đặc quyền mua dài hạn warrants; hợp đồng quyền chọnoptions, future,.v.v Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu hai công cụ điển hình và phổbiến nhất là trái phiếu và cổ phiếu

Trang 27

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc búttoán ghi sổ xác định rõ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đốivới tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần.

Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trảđịnh kỳ cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền xác định và hoàn trả vốn gốc khi tráiphiếu đáo hạn

Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua hoặc xâydựng) vào nhà, đất, hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất đó sau đó lạitrở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay

Đây là các món vay dành cho những công ty kinh doanh và người tiêu dùng, chủyếu là do các ngân hàng cung cấp Riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có thể do cáccông ty tài chính cung cấp

Các khoản vay này thường không chuyển nhượng được nên chúng kém lỏng nhấttrong các công cụ của thị trường vốn

1.3.Các định chế tài chính

1.3.1.Khái niệm định chế tài chính

*Thuật ngữ định chế tài chính được hiểu theo gốc độ:

-Các tổ chức

-Các nguyên tắc hoạt động của tổ chức

*Định chế tài chính là tổ chức huy động các nguồn vốn để tài trợ cho các nhà đầu

tư (cho vay, chiết khấu v.v.)

Trang 28

*Định chế trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động tiền của nhữngngười tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng.

Hình 6: Định chế tài chính

1.3.2.Đặc điểm của định chế tài chính

*Các định chế tài chính là cơ sở kinh doanh được tổ chức và hoạt động để đạt đượccác mục tiêu sinh lời nhất định

*Mô tả hoạt động:

Hình 7: Mô tả hoạt động định chế tài chính

*Tiến trình tạo ra các đầu ra của các định chế tài chính gồm 2 giai đoạn:

Huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng: Các định chế tài chínhphát hành các loại tài sản tài chính của riêng nó như trái phiếu, kỳ phiếu, chức chỉ gửi tiềntiết kiệm, tài khoản thanh toán để thu hút tiền nhàn rỗi của xã hội

Những người cần vay vốn cuối cùng

Hộ gia đìnhDoanh nghiệpChính phủ

Các đầu ra

Huy động các khoản tiền tiết kiệm

Cho vayCác dịch vụ tài chính khác

Trang 29

Chuyển số vốn tiết kiệm này cho 1 số người cần vốn cuối cùng: Các định chế tàichính tiến hành mua lại các loại tài sản tài chính do những đơn vị cần vốn cuối cùng pháthành như thương phiếu, trái phiếu, các hợp đồng vay nợ, hợp đồng bảo hiểm v.v.

*Các định chế tài chính đảm nhận những hoạt động trung gian như sau: Trung gianmệnh giá, trung gian rủi ro ngầm định, trung gian kỳ hạn, trung gian thanh khoản, trunggian thông tin

1.3.3.Phân loại

Phân loại theo căn cứ vào đặc điểm hoạt động: Ngân hàng thương mại, các quỹ tiếtkiệm, các quỹ tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính, các loại quỹ tương

hỗ, các quỹ đầu tư v.v

1.3.4.Vai trò của định chế tài chính

*Các giả định:

-Các định chế tài chính trung gian là những nhà phân tích có năng lực

-Các định chế tài chính trung gian tập trung nhiều và giá cả thị trường và điềuchỉnh danh mục đầu tư hợp lý Vậy, vai trò của các định chế tài chính là:

*Khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng trên thị trường tài chính

Trong giao dịch vốn: Người đầu tư lúc nào cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro

và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư mà anh ta đang tiến hành hơn là người cung cấp vốn.Người cho vay ít có thông tin về nhà đầu tư

Vấn đề này còn gọi là thông tin bất cân xứng: Khi đó sẽ xảy ra 2 vấn đề là làm

sao người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp cho người cần vốn đó là: Lựa chọn bất lợi

và rủi ro đạo đức

Về phía doanh nghiệp: những người cần vốn gặp khó khăn về huy động vốnthường có khuynh hướng đưa ra mức lãi suất huy động vốn rất cao (thị trường không phân

Trang 30

biệt tốt xấu, nếu doanh nghiệp tốt thì họ không đáng bị trừng phạt với lãi suất cao nhưthế).

Về phía người tiết kiệm: do không biết rõ lịch sử và đặc điểm của người cần vốnnên người cung cấp vốn không sẵn lòng cung cấp vốn hoặc nếu có cung cấp vốn thì mứcgiá cho vay cũng tương hợp với tình trạng tài chính của người đi vay

Những hợp đồng vay nợ có đặc điểm là mức lãi suất cố định, vì vậy khi vay đượcvốn các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng vốn vay đầu tư vào những dự án có lãi suấtcao hơn nhưng lại có nhiều rủi ro tiềm năng

Trong khi đó, người cho vay không có đủ khả năng để giám sát những hoạt độngcủa người đi vay sau khi đã cung cấp vốn để đảm bảo rằng người đi vay không dùng sốtiền vay đầu tư vào những dự án có nhiều rủi ro

*Các định chế trung gian tài chính có khả năng vượt trội trong việc giải quyết vấn

đề “thông tin bất cân xứng và hai vấn đề liên đới là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức”,tiếp cận các thông tin cá nhân của người vay tiền và kiểm soát những hoạt động đầu tưcủa người đi vay

*Góp phần giảm chi phí giao dịch của xã hội:

-Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến tiền và thời gian để thực hiện các giaodịch tài chính Trong giao dịch trực tiếp, người vay vốn phải bỏ ra thời gian để tìm kiếmnhững người cho vay vốn với mức lãi suất hợp lý

-Đối với người tiết kiệm để quyết định cho vay vốn cần phải trải qua 2 công đoạn:(1)Tìm người cần vốn đáng tin cậy, (2)Thiết lập hợp đồng vay vốn chặt chẽ

-Thực hiện các hợp đồng này đòi hỏi người tiết kiệm phải bỏ ra một lượng chi phínhất định

Các định chế tài chính trung gian có ưu thế tạo ra kinh tế quy mô thông qua tậptrung những quỹ tiền tệ có quy mô nhỏ của những cá nhân tiết kiệm và đa dạng hóa cácnghiệp vụ sử dụng vốn Với kinh tế quy mô, các định chế trung gian tài chính đã gộp tất cảgiao dịch tài chính riêng lẻ của từng cá nhân nên đã làm giảm đi nhiều chi phí giao dịch

Trang 31

của xã hội rất lớn Bằng việc giảm đi chi phí giao dịch, các định chế trung gian tài chínhmang lại lợi ích cho người tiết kiệm và người đi vay.

1.4.Cơ sở hạ tầng tài chính

Cơ sở hạ tầng tài chính là khuôn khổ các luật lệ và hệ thống làm nền tảng để cácdoanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân lập kế hoạch và thực hiện các giao dịch tài chính vớicác trung gian tài chính Cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ và thúc đẩy sự hoạt động hiệu quảcác hệ thống tài chính Cơ sở hạ tầng tài chính phải được phát triển dựa trên sáng kiến củangười tham gia thị trường Thị trường hoạt động hiệu quả khi những người tham gia thịtrường tự điều tiết các cơ chế điều tiết, tạo ra sự tương thích giữa các động cơ khuyếnkhích và hành vi Theo kinh nghiệm, việc thành lập các hiệp hội tự quản để điều tiết thịtrường tỏ ra rất hiệu quả Tuy nhiên, cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng phát huytác dụng, mà cần có sự tác động của nhà nước Các thành phần của cơ sở hạ tầng bao gồm:

*Hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước: Nhà nước có vai trò quan trọng trong

phát triển cơ sở hạ tầng tài chính Đặc biệt để đáp ứng mục tiêu can thiệp và đảm bảo sự

ổn định tài chính cũng như giải quyết các vấn đề ngoại tác, thông tin bất cân xứng, tâm lý

ỷ lại (cố ý làm liều), các quy định của nhà nước cần tập trung là: Quy định cấu trúc, quyđịnh an toàn, bảo vệ nhà đầu tư Cụ thể là quy định về cấp giấy phép hành nghề, nhữngyêu cầu mình bạch thông tin, bảo hiểm tiền gởi, giới hạn các nghiệp vụ hoạt động, quyđịnh tính lỏng, dự trữ ngân quỹ, quy định vốn pháp định, quy định các giao dịch tài chính(ngoại hối v.v.)

*Hệ thống giám sát, thực thi: Nguồn nhân lực và hệ thống giám sát có ảnh hưởng

quyết định đến hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật dù có đầy đủ và hoàn thiện nhưnghiểu không đúng thực hiện không tốt và giám sát không hiệu quả sẽ làm hệ thống tài chínhphát triển không bên vững

*Hệ thống thông tin: Luật và thông lệ kế toán, kiểm toán, phòng đăng ký và lưu trữ

thông tin tín dụng, tổ chức định mức tín nhiệm

Trang 32

*Hệ thống thanh toán và hỗ trợ dịch vụ chứng khoán: Là một nghiệp vụ thanh

toán không dùng tiền mặt do các ngân hàng trung gian cung cấp nhằm phục vụ các dịch vụchứng khoán trên thị trường chứng khoán Hệ thống nay thường ở một ngân hàng đứng rađảm nhận với mục tiêu tạo ra sự thuận lợi trong việc đối chiếu, kiểm soát khi thanh toán

và giảm thời gian thanh toán cho các giao dịch

*Nguồn nhân lực làm việc trong ngành tài chính.

1.5.Đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính

Mức độ phát triển tài chính được đo bởi các yếu tố sau:

*Tỷ lệ của tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP và so với tổng tín dụng

*Độ sâu tài chính [M2(M3)/GDP]: Cho biết quy mô của khu vực trung gian tàichính so với nền kinh tế Hệ thống tài chính với nhiều loại tài sản tài chính sẽ khuyếnkhích tiết kiệm và gia tăng đầu tư Khi đó người tiết kiệm sẽ tìm thấy nhiều cơ hội đầu tưtrong hệ thống tài chính và nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn tiết kiệm trên thị trường đểgia tăng vốn đầu tư

*Số lượng vốn hóa của thị trường tài chính

*Biên lãi suất

*Vai trò tương đối của các ngân hàng thương mại so với ngân hàng trung ương

*Chỉ số tự do hóa khu vực tài chính, ngân hàng v.v

1.6.Hệ thống tài chính một số nước tiêu biểu

1.6.1.Hệ thống tài chính Mỹ

Trước tiên ta cần tìm hiểu qua về đồng USD của Mỹ Đồng USD là một đồng tiềnđược xem là mạnh nhất thế giới hiện nay USD được coi là đồng tiền quốc tế, biến độngcủa nó ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới USD được mọi quốc gia trên thế giới tin dùng,

vì đứng sau nó là hệ thống tài chính hùng mạnh nhất thế giới Chính sách kinh tế thươngmại đều được quy định bởi mô thức phát triển, tính chất và trình độ của sức sản xuất, vai

Trang 33

trò và vị thế của chúng trong nền kinh tế thế giới Chính sách kinh tế thương mại của Mỹmang đặc tính chi phối thế giới và các xu hướng phát triển quốc tế Điều này được quyđịnh bởi đặc điểm và tiềm lực của nền kinh tế Mỹ Thứ nhất, kinh tế Mỹ là một nền kinh

tế hùng hậu và hiệu quả nhất Thứ hai, Hoa Kỳ là một quốc gia chi phối hầu hết các tổchức kinh tế quốc tế như: GATT, WTO, WB, IMF.v.v Thứ ba, đồng USD có vai tròthống trị thế giới

Sự ra đời của GATT, EU, sự xuất hiện của NAFTA, AFTA, sự hình thành củaWTO đều mang dấu ấn của Mỹ hay Mỹ luôn giữ vai trò chủ đạo hoặc chí ít có ảnh hưởngđến sự vận hành của chúng Hoa Kỳ giữ vai trò chủ chốt trong NAFTA, vai trò dẫn dắtAPEC và WTO Ngay cả đối với ASEAN và AFTA, Hoa Kỳ không là thành viên song lại

là một bên đối thoại quan trọng nhất của các tổ chức này

1.6.2.Hệ thống tài chính Châu Âu

Châu Âu có một hệ thống tài chính khá lớn và hoàn thiện Trung tâm Châu Âungày càng trở nên hấp dẫn với bên ngoài bởi độ lớn và tính tin cậy, khả năng thanh khoảncao của thị trường này Đồng EURO ra đời được dự đoán là sẽ có ảnh hưởng lên cấu trúccủa hệ thống tài chính Hệ thống tài chính Châu Âu có truyền thống phụ thuộc vào hệthống ngân hàng thương mại, đây là điểm yếu của Châu Âu trong quá trình cạnh tranh với

Mỹ về vấn đề tài chính Đồng EURO ra đời sẽ khắc phục điểm yếu này, đem lại sức mạnhmới cho hệ thống tài chính của mình Đồng EURO ra đời, thị trường tiền tệ Châu Âunhanh chóng hội nhập, tính thanh khoản ở thị trường tiền tệ châu Âu đã nhanh chóng đạtđược mức tương đối cao

Việc hội nhập ở mức độ cao các thị trường tiền tệ khu vực đồng EURO trước tiên

là kết quả của một chính sách tiền tệ duy nhất, được điều hành thông qua một khung hoạtđộng hài hòa của hệ thống đồng EURO Sự hội nhập này còn là kết quả từ sự hội nhậpnhanh chóng và có ý nghĩa của hệ thống thanh toán Việc thanh toán qua biên giới cácnước, qua hệ thống TARGET (Transeuropcan Automated Read Time Gross SettlementExpress Transfer- hệ thống thanh toán tự động đồng EURO toàn châu Âu), sử dụng liên

Trang 34

tục ở mức độ cao mô hình đại lý giữa các NHTW các nước thành viên- mô hình mà cácđối tác sử dụng trong hoạt động chính sách tiền tệ - để chuyển giao đồ vật ký quỹ qua biêngiới giữa các quốc gia là những dấu hiệu cho thấy sự hội nhập rộng rãi trên toàn khu vực.Những người tham gia vào thị trường trên cả 11 nước thành viên của khu vực đồng EUROđều có xu hướng tin tưởng vào các công cụ tài chính được giao dịch.

1.6.3.Hệ thống tài chính Trung Quốc

Về hình thức, hệ thống tài chính Trung Quốc có cấu trúc kiểu châu Âu Các ngânhàng thống lĩnh hệ thống tài chính Trung Quốc, cung cấp khoảng 3/5 tổng lượng tín dụngcho khu vực tư nhân Hệ thống ngân hàng Trung Quốc khá tập trung với năm ngân hànglớn chia nhau nắm giữ tới 50% thị trường cho vay Khác biệt đáng kể nhất ở Trung Quốc

là mức độ sở hữu và kiểm soát cao của Nhà nước với hệ thống tài chính Ngân hàng trungương có sở hữu lớn tại năm ngân hàng lớn nhất nước này Nhà nước cũng nắm phần lớn

cổ phần tại nhiều ngân hàng khác Hơn thế, Nhà nước còn có khả năng can thiệp vào cácquyết định của ngân hàng với mức độ chủ động vượt xa phương Tây Quan trọng nhất,ngân hàng trung ương đặt ra mức trần lãi suất tiền gửi và mức sàn lãi suất cho vay, vàcũng thường đưa ra luôn cả các mức mục tiêu về khối lượng cho vay Các nhà lãnh đạo ởcác cấp khác nhau đều có thể tác động vào quyết định của ngân hàng, bao gồm cả việc tácđộng vào sự nghiệp của các quan chức ngân hàng, những người thường được luân chuyểnvào các vị trí trong chính quyền

Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đang nỗ lực định hình lại nền kinh tế TrungQuốc, chuẩn bị cho một thời kỳ tăng trưởng thấp, đồng thời, giải quyết hàng loạt tháchthức chính sách khác – chẳng hạn như cải thiện chất lượng sống và thu hẹp khoảng cáchgiàu nghèo Cải cách hệ thống tài chính giữ vai trò then chốt với kết cục thành công củacác chương trình cải cách trong các lĩnh vực khác ở Trung Quốc, bởi những điều chỉnhtrong khu vực tài chính sẽ làm thay đổi cách thức xác định giá và phân bổ tín dụng trongnền kinh tế, tạo ra động lực đúng cho quá trình thay đổi Nếu các ngân hàng Trung Quốcvẫn tiếp tục cho các công ty nhà nước vay không giới hạn thì các doanh nghiệp tư nhân –

Trang 35

khu vực tạo ra động lực tăng trưởng đáng kể cho kinh tế Trung Quốc – không còn cáchnào khác là tìm tới hệ thống ngân hàng phi chính thức Thực tế này lý giải sự tăng trưởngmạnh mẽ của hệ thống “shadow banking” vốn hầu chỉ bị kiểm soát lỏng lẻo.

CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG

TÀI CHÍNH

Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hộilớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủnghoảng Trước tình hình kinh tế ngày càng phát triển và có nhiều biến động phức tạp,những hiện tượng như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu, sự nổ tung của các bong bónggiá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ, vỡ nợ quốc gia v.v là những thất bại tài chínhnghiêm trọng Một trong những lý do quan trọng chính là sự thất bại của hệ thống điều tiết

và giám sát hệ thống tài chính Do vậy, việc điều tiết và giám sát hệ thống tài chính hiệuquả ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng

2.1.Khái niệm hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tài chính

Hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tài chính là hoạt động điều tiết, giám sátđối với các định chế tài chính, thị trường tài chính và hạ tầng cơ sở tài chính được thựchiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước Hoạt động này được thực hiện nhằm đảm bảo việctuân thủ các quy định quản lý hiện hành đối với khu vực tài chính, với mục đích cuối cùng

là để duy trì tính ổn định của thị trường tài chính

2.2.Mục đích của hoat động điều tiết và giám sát tài chính

*Đảm bảo sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính:

Mục đích của giám sát tài chính nhằm đảm bảo các định chế tài chính tuân thủ cácchuẩn mực an toàn do các chủ thể giám sát đặt ra Bằng cách đó khu vực tài chính có đủ

Trang 36

sức chống đỡ các cú sốc bên ngoài cũng như các tác động tiêu cực từ các thị trường kháctrong và ngoài nước Điều này cũng có nghĩa là đảm bảo cho các định chế tài chính đủ sứctham gia thị trường và cạnh tranh một cách bình đẳng, đồng thời loại bỏ các định chếkhông đủ điều kiện tham gia và cạnh tranh cung ứng dịch vụ tài chính trên thị trường.

*Đảm bảo sự lành mạnh của các định chế tài chính:

Một trong những yêu cầu của hoạt động điều tiết và giám sát tài chính là đảm bảo

sự cạnh tranh lành mạnh giữa những chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính trên thịtrường, giám sát yêu cầu minh bạch thông tin và tạo cơ chế khai thác và công bố thông tin,giám sát tiêu chí gia nhập thị trường, hạn chế tình trạng độc quyền và sự chi phối của cácchủ thể điều tiết có nguy cơ làm suy giảm mức độ cạnh tranh của khu vực tài chính Cạnhtranh sẽ làm tăng hiệu quả của thị trường tài chính thông qua việc cải thiện khả năng tiếpcận và định giá các dịch vụ tài chính, hạn chế các hoạt động làm tổn thương đến thị trườngtài chính, phân bổ hợp lý nguồn lực đối với các tổ chức trên thị trường

*Bảo vệ người tiêu dùng:

Các quy định quản lý đối với khu vực tài chính được thiếp lập thông qua các quyđịnh về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các định chế tài chính cũng như các quy định

về đạo đức kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trên thịtrường tài chính (người gửi tiền, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán, nhữngngười tham gia/ mua bảo hiểm) Bảo vệ người tiêu dùng là điều chỉnh những sự khônghoàn hảo của thị trường (tình trạng thông tin bất cân xứng, năng lực tư vấn khách hàngyếu kém, xử lý tranh chấp không công bằng.v.v.) gây ra và do đó cho phép người tiêudùng có thể tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm tài chính với mức giá tương xứng với chấtlượng dịch vụ, sản phẩm và được xử lý tranh chấp, khiếu kiện một cách công bằng

*Đảm bảo hiệu quả của hệ thống tài chính:

Hiểu rõ tình hình tài chính của một quốc gia từ đó có những chính sách điều tiết vàgiám sát hiểu quả Để góp phần làm cho quốc gia phát triển ổn định tránh những rủi rotrong hệ thống tài chính

Trang 37

2.3.Chức năng của giám sát hệ thống tài chính

- Giám sát ổn định vĩ mô

- Giám sát an toàn vi mô

- Giám sát hành vi kinh doanh

2.4.Nội dung của hoạt động điều tiết và giám sát tài chính

*Giám sát sự an toàn, lành mạnh tài chính của các định chế tài chính, đặc biệt là

của các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm nhân thọ vì nếu xảy ra việc phá sảncủa các định chế này sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền và tạo ra sự bất ổn cho khu vực tàichính

*Điều tiết và giám sát các hành vi giao dịch của các định chế tài chính trên thịtrường tài chính (đặc biệt là hành vi giao dịch của các công ty môi giới chứng khoán, cácquỹ đầu tư, v.v trên thị trường chứng khoán) nhằm đảm bảo môi trường giao dịch tàichính lành mạnh, minh bạch, bình đẳng đối với tất cả người tiêu dùng tham gia trên thịtrường tài chính

*Điều tiết và giám sát diễn biến của thị trường tài chính (lãi suất, tỷ giá, giá cả các

công cụ tài chính, khối lượng giao dịch, tính thanh khoản,.v.v.) nhằm đảm bảo phát hiện,

giảm thiểu những bất cập, rủi ro của thị trường, góp phần thúc đẩy sự vận hành hiệu quảcủa thị trường tài chính đối với việc phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho nền kinh tế

*Điều tiết và giám sát hạ tầng cơ sở tài chính (hệ thống pháp lý về hoạt động tàichính, về hoạt động giám sát tài chính, hệ thống hỗ trợ thanh khoản, hệ thống bảo hiểmtiền gửi,.v.v.) nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả của thịtrường tài chính đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế

2.5.Quy định điều tiết khu vực tài chính

2.5.1.Khu vực ngân hàng

Trang 38

Khu vực ngân hàng được quản lý bởi Ngân hàng thanh toán Quốc tế (Bis) với cácnguyên tắc về giám sát ngân hàng.

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), hiểu một cách đơn giản là hiệp hội ngânhàng trung ương của các nước phát triển với các cấu phần quan trọng như: Ủy ban Basel

về giám sát hoạt động ngân hàng, Ủy ban về hệ thống thanh toán toàn cầu, Ủy ban về hệthống tài chính toàn cầu, đóng vai trò như một tổ chức chuyên nghiên cứu và xây dựng cácchuẩn mực cho hoạt động tài chính toàn cầu, ví dụ như Basel II với ba trụ cột là đủ vốn,giám sát hoạt động và tuân thủ kỷ luật thị trường được xem là chuẩn mực chung và quantrọng nhất đối với hoạt động tài chính toàn cầu

Theo BIS, nguyên tắc cơ bản đầu tiên mà các cơ quan giám sát phải tuân thủ tronggiám sát ngân hàng là có mục tiêu và trách nhiệm rõ ràng, độc lập trong hoạt động chứcnăng và có đủ các nguồn lực cần thiết Một khung pháp lý phù hợp cũng được xem như làđiều kiện tiên quyết nhằm giám sát ngân hàng hiệu quả Thông qua khung pháp lý này, cơquan giám sát có quyền lực phù hợp để thực thi nhiệm vụ chức năng của mình và tuân thủnghiêm ngặt pháp luật Cơ quan giám sát có quyền hạn giải quyết mọi vấn đề nảy sinhnhằm bảo đảm an toàn và lành mạnh cho hệ thống ngân hàng, kiểm soát hoạt động ngânhàng thông qua kiểm soát việc cấp phép tham gia hoạt động ngân hàng, có khả năng hạnchế hoạt động mua lại ngân hàng và kiểm soát sự chuyển giao quyền sở hữu ngân hàng.Đối với các ngân hàng cung cấp dịch vụ quốc tế, nguyên tắc của BIS nêu rõ, cơ quan giámsát nên thực hiện hoạt động giám sát tổng thể chặt chẽ trên phạm vi toàn cầu, kiểm soát và

áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn thận trọng đối với mọi mặt của hoạt động kinh doanh củangân hàng quốc tế trên toàn cầu, chủ yếu là tại các chi nhánh nước ngoài.Sự nhấn mạnhvào hoạt động giám sát tổng thể chặt chẽ trên phạm vi toàn cầu này đã phản ánh nhữngquan ngại của BIS về sự bất ổn của hệ thống ngân hàng Nhằm đạt được sự giám sát tổngthể chặt chẽ đòi hỏi sự phối kết hợp của các cơ quan giám sát khác nhau

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới quản lý hệ thống tài chính ngân hàngcủa mình theo những nguyên tắc giám sát do Basel đưa ra.Uỷ ban Basel về giám sát

Trang 39

nghiệp vụ ngân hàng là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngânhàng được thành lập bởi một số Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 1975 Uỷ bannày bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốcgia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, ThụyĐiển và Bỉ

Một mục tiêu quan trọng công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sátquốc tế trên hai nguyên lý cơ bản:

*Không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập thoát khỏi sự giám sát

*Việc giám sát phải tương xứng tại mỗi quốc gia cũng như trên toàn hệ thống.Nhằm đảm bảo an toàn về vốn (với 3 trụ cột chính: dự phòng rủi ro; quản lý vàgiám sát rủi ro; kỷ luật thị trường) và an toàn thanh khoản, Basel III ra đời nhằm tăngcường các chuẩn mực giám sát theo các hướng sau:

*Nâng cao chất lượng vốn nhằm giúp các ngân hàng có khả năng bù đắp các khoản

lỗ tốt hơn, từ đó tăng khả năng chống đỡ tốt hơn trước các cú sốc

*Yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn, theo đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn

là 8% nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên (tỷ lệ vốn cấp 1 tăng từ4% lên 6%, tỷ lệ vốn của cổ đông thường cũng được tăng từ 2% lên 4,5%)

*Quy định về tiêu chuẩn thanh khoản cũng yêu cầu các ngân hàng nắm giữ các tàisản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả và thanh toántrong những trường hợp khó khăn

Trang 40

có vai trò chia sẻ, trao đổi thông tin hướng đến xây dựng các chuẩn mực chung trong từnglĩnh vực Nguyên tắc của IOSCO cũng khuyến nghị rằng cơ quan giám sát phải có tráchnhiệm rõ ràng, độc lập trong hoạt động, đủ quyền hạn và nguồn lực Do thị trường chứngkhoán áp dụng công nghệ kỹ thuật cao nên nguyên tắc của IOSCO nhấn mạnh vào việcnên thành lập tổ chức tự giám sát một cách hợp lý Hơn nữa, nhà phát hành chứng khoánnên duy trì những tiêu chuẩn phù hợp về tính công khai, minh bạch và khung pháp lý nênđược thiết lập đối với những kế hoạch đầu tư tổng hợp Trong khi nguyên tắc của BIS chủyếu tập trung vào duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính thì nguyên tắc của IOSCO đòihỏi hoạt động giám sát thận trọng phải được thực hiện công khai hơn.

2.5.3.Khu vực bảo hiểm

Khu vực bảo hiểm được quản lý bởi Hiệp hội Cơ quan giám sát Bảo hiểm quốc tế(IAIS) với các nguyên tắc về giám sát bảo hiểm.Nguyên tắc của IAIS tập trung vàoviệcbảo vệ nhà đầu tư, thậm chí còn hơn cả các nguyên tắc của IOSCO Nguyên tắc thứnhất của IAIS là “Tổ chức giám sát bảo hiểm chủ yếu là bảo vệ người nắm giữ hợp đồngbảo hiểm bằng việc bảo đảm rằng các công ty bảo hiểm tuân thủ các nguyên tắc và quiđịnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm”

Nguyên tắc của IAIS đã trực tiếp qui định những hoạt động và quyền hạn cho tổchức giám sát bảo hiểm Đặc biệt, những nguyên tắc này nhấn mạnh rằng tổ chức giám sátbảo hiểm nên thường xuyên đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ, thiết lập những tiêuchuẩn thận trọng phù hợp để hạn chế rủi ro cho các công ty bảo hiểm, thiết lập chuẩn mựctài sản nợ và tài sản có, đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn hợp lý và kiểm soát nhà cungcấp hợp đồng bảo hiểm thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ và phân tích thông tin đượccung cấp và các báo cáo từ các tổ chức kiểm toán độc lập

2.5.4.Khu vực khác (quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng, quỹ hỗ tương, quỹ hưu trí.v.v.)

Cần có các chính sách quy định của pháp luật phù hợp với sự phát triển và ngàycàng mở rộng của các quỹ này

2.6.Yêu cầu của một hệ thống giám sát hiệu quả

Ngày đăng: 17/03/2015, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w