Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT

22 1.4K 0
Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT. Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ mang giá trị danh nghĩa không mang giá trị nội tại. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông, lượng tiền thừa này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-TP HCM KHOA KIỂM TOÁN ĐỀ TÀI 4: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT Giảng viên hướng dẫn : Trưong Minh Tuấn Nhóm thực hiện : nhóm ? Lớp : VB15KI001 Các thành viên của nhóm: 1. Hà Thị Kim Ngân STT:…………Chữ ký: 2. Nguyễn Minh Hải STT:………… Chữ ký: 3. Phạm Nguyễn Quỳnh Lan STT:………… Chữ ký: 4. Nguyễn Quốc Hùng STT:………… Chữ ký: 5. Hoàng Trọng Phú STT:………… Chữ ký: - 1 - A. Lý luận cơ bản về lạm phát và tỷ giá hối đoái: 1. Lạm phát: a. Các khái niệm: Nhiều nhà kinh tế học đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Một số định nghĩa lạm phát như sau: - Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ mang giá trị danh nghĩa không mang giá trị nội tại. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông, lượng tiền thừa này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Theo quan điểm cổ điển thì lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. - Quan điểm khác lại cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Nói chung, lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Vì vậy, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả, thông thường là chỉ số giá tiêu dùng để xác định mức độ lạm phát của nền kinh tế. Cách xác định như sau: b. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát: Có nhiều nhân tố khác nhau gây ra lạm phát, để giải thích các nhân tố này chúng ta có thể xem xét các lý thuyết sau: • Lý thuyết số lượng tiền tệ và lạm phát: - Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ: Theo quan điểm này, khi cung tiền tăng sẽ làm tổng cầu tăng (đường tổng cầu dịch chuyển sang phải) sẽ làm sản lượng tăng, thất nghiệp giảm, khi đó các nhà sản xuất sẽ mở rộng hoạt động, làm cho chi phí tăng lên đường cung dịch chuyển sang trái từ đó làm cho giá cả hàng hóa tăng. Nếu cung tiền tăng trong thời gian dài sẽ làm cho giá cả hàng hóa liên tục tăng và dẫn đến lạm phát. - Quan điểm thuộc trường phái của Keynes: Quan điểm của trường phái Keynes cũng giống với quan điểm trường phải tiền tệ, tuy nhiên trường - 2 - phái này còn đưa vao yếu tố như chính sách tài khóa và những cú sốc của cung để phân tích. Trong chính sách tài khóa, khi Chính phủ chi tiêu tăng sẽ làm đường cầu tăng hay cú sốc kinh tế là chi phí của các nhà sản xuất tăng cao, làm cho đường cung dịch chuyển sang trái cơ chế tiếp tục như trên • Chính sách tài khóa và lạm phát: Nguyên nhân được đề cập chủ yếu là để giải thích cho trường hợp khi thiếu hụt tài khóa liên tục, Chính phủ tài trợ bằng cách cung tiền liên tục (in thêm tiền) thì sẽ dẫn đến lạm phát tăng. • Lý thuyết lạm phát do cầu kéo: Trường hợp này xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn sự gia tăng của tổng cung dẫn đến đường cầu liên tục dịch chuyển sang phải làm giá cả hàng hóa tăng liên tục kéo theo sự gia tăng của lạm phát. Một số nguyên nhân làm tổng cầu tăng: do chính sách mở rộng tiêu dùng, do chính sách mở rộng tiền tệ (cung tiền tăng liên tục)… • Lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy: Trường hợp này xảy ra khi chi phì gia tăng một cách độc lập với tổng cầu, đường cung dịch chuyển sang trái làm lạm phát tăng. Chi phí tăng cao có thể do áp lực tăng chi phí tiền lương công nhân từ chính phủ, doanh nghiệp muốn lợi nhuận nhiều hơn nên tăng giá bán, do công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu trong khi tỷ giá hối đoái cao làm giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, hoặc do thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu đầu vào nên sản phẩm tạo ra khá khan hiếm c. Tác động của lạm phát: • Tác động phân phối lại thu nhập và của cải: Tác động này xuất phát từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại. • Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm: Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. - 3 - Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm paht1 tăng lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi lạm phát giảm xuống thì thất nghiệp tăng lên. • Các tác động khác: - Thay đổi cơ cấu nền kinh tế: vì khi làm phát tăng cao và không dự đoán trước được, các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng lên cao, những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm. - Lạm phát xảy ra làm cho đồng tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ, từ đó làm tăng tỷ giá hối đoái. - Do tác động làm phân phối lại thu nhập và của cải (người cho vay bị thiệt so với người đi vay), nếu lạm phát cao và siêu lạm phát xảy ra sẽ làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng; nguồn gửi tiền sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán. - Trong thời kỳ lạm phát giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể giữ vững, tăng lên hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm. - Ngoài ra, lạm phát còn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí. Đặc biệt khi lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái. - Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. 2. Tỷ giá hối đoái: a. Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế liên quan đến việc tính toán và so sánh giá trị giữa hai đồng tiền. Hoặc tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một - 4 - đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác. Hay tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài. b. Vai trò của tỷ giá hối đoái: Trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lơn đối với hoạt động thương mại quốc tế, trạng thái cán cân thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc làm và lạm phát. • Tỷ giá hối đoái và hoạt động thương mại quốc tế: - Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, đồng nghĩa với sức mua của hai đồng tiền thay đổi, điều này làm cho giá cả hàng hóa xuất – nhập khẩu của hai quốc gia trong hệ tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng thay đổi. Từ đó làm ảnh hưởng đến quy mô thương mại quốc tế. - Chẳng hạn, khi đồng nội tệ mất giá thì giá cả hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó trên thị trường quốc tế trở nên rẻ hơn, đồng nghĩa là sức cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường quốc tế cao hơn, mức cầu mở rộng và khối lượng hành hóa xuất khẩu sẽ gia tăng – quy mô thương mại quốc tế tăng. Nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ và cán cân thanh toán được cải thiện. Ngược lại khi đồng nội tệ tăng giá, xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. - Tuy nhiên, khi đồng nội tệ mất giá thì cán cân thanh toán không thể thay đổi ngay mà còn phụ thuộc vào thời gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hóa của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới đạt trạng thái cải thiện dần. • Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm: - Khi đồng nội tệ mất giá sẽ kích thích xuất khẩu, từ đó gây tác động lan truyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, đồng nội tệ mất giá (tỷ giá hối đoái tăng) sẽ làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao, mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước trở nên mạnh mẽ hơn. - Ngược lại, khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó làm phát trong nước giảm thấp vì những hàng hóa đó đều được tính vào trong chỉ số giá cả trong nước. Nhưng - 5 - đồng nội tệ lên giá sẽ làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước và thất nghiệp gia tăng. c. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái: • Trong dài hạn: Có 4 yếu tố tác động đến tỷ giá: mức giá cả, thuế quan và hạn ngạch, sở thích hàng nội so với hàng ngoại và năng suất được xem xét trên góc độ một yếu tố này tác động đến tỷ giá như thế nào trong khi các yếu tố còn lại không đổi. - Mức giá cả hàng hóa: Trong dài hạn, một sự tăng lên mức giá của một quốc gia (so với mức giá nước ngoài) dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó giảm giá, và một sự giảm đi mức giá của quốc gia đó dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá. - Hàng rào thương mại: là thuế quan và hạn ngạch. Sự gia tăng hàng rào thương mại (là tăng thuế quan hoặc giảm hạn ngạch) sẽ dẫn đến đồng tiền của quốc gia có khuynh hướng lên giá trong dài hạn. - Sở thích hàng nội so với hàng ngoại: Nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia gia tăng dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá trong dài hạn; ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia gia tăng dẫn đến đồng nội tệ mất giá. - Năng suất lao động: Trong dài hạn, khi năng suất lao động của một quốc gia cao hơn quốc gia khác, thì đồng tiền của quốc gia đó lên giá. • Trong ngắn hạn: - Sự thay đổi lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi nội tệ: Trong điều kiện nền kinh tế mở, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế, sẽ thu hút những dòng vốn trên thị trường quốc tế chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệ trong nước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao. Khi đó cung ngoại tệ trong nước sang đồng nội tệ tăng lên, từ đó làm cho đồng nội tệ lên giá và ngược lại. Nếu mức lãi suất thực giữa các quốc gia ngang bằng nhau thì các luồng vốn quốc tế không tiếp tục chảy vào hay chảy ra ngoại đối với một quốc gia. - Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách… tất cả đều gây ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái. - 6 - - Yếu tố tâm lý: Từ các sự kiện kinh tế, chính trị… người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường. B. Quan điểm về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái:  Theo bài nghiên cứu: “Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam” của ThS. Nguyễn Thị Thái Hưng (Quan điểm 1) 1. Các kênh tác động của chính sách tỷ giá tới lạm phát Trong nền kinh tế mở, tỷ giá tác động gián tiếp đến lạm phát chủ yếu thông qua các con đường: xuất khẩu ròng, cán cân thanh toán, giá hàng hóa nhập khẩu và đây đều là mối quan hệ đồng biến. a. Kênh thứ nhất : tác động của tỷ giá tới lạm phát thông qua xuất khẩu ròng Khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ, xuất khẩu ròng tăng lên. Do xuất khẩu ròng là một phần của tổng cầu AD, nên khi xuất khẩu ròng tăng đường AD dịch chuyển sang phải(mô hình AD-AS) tác động làm lạm phát tăng. b. Kênh thứ hai: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua cán cân thanh toán. Cơ chế tác động này có hai giai đoạn. - Khi tỷ giá tăng, xuất nhập khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển sang phải( mô hình IS-LM). Lãi suất trong nước tăng lên,trong ngắn hạn luồng vốn đổ vào đầu tư trong nước tăng(đầu tư trực tiếp và gián tiếp) làm cán cân vốn tăng lên từ đó cán cân thanh toán tổng thể cải thiện. - Khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư sẽ có hai khả năng xảy ra: (1) NHTW sẽ phải cung ứng thêm tiền mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá không giảm xuống để khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu. Nhưng điều này cũng làm lượng cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải(mô hình IS-LM) cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi, lạm phát tăng. (2) Nếu NHTW không vì mục tiêu định giá đồng nội tệ thấp nhắm khuyến khích xuất khẩu, khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư thì lượng ngoại tệ trong nền kinh tế tăng lên. Với những nước có nền kinh tế bị đô la hóa cao, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế tăng gây sức ép lên giá cả và đẩy lạm phát tăng lên. - 7 - c. Kênh thứ ba: Tác động của tỷ giá đến lạm phát thông qua giá hàng nhập khẩu. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng và ngược lại. Nếu hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất giá tăng dẫn đến chi phí đầu vào tăng, sản phẩm đầu ra củng phải tăng giá. Nếu là hàng nhập khẩu tiêu dùng, khi tỷ giá tăng dẫn đến giá của hàng hóa tính bằng nội tệ tăng củng là nguyên nhân gây lạm phát. Đặc biệt, ảnh hưởng của giá nhập khẩu đến lạm phát càng biểu hiện rõ khi Quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu/GDP lớn. Ngoài ra, còn một nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng. Việc điều chỉnh tỷ giá liên tục của NHTW có thể khiến cho lãi suất huy động đồng nội tệ tăng cao. Làm giảm lòng tin của dân chúng và nhà đầu tư khi có sự kỳ vọng giảm giá của đồng nội tệ trong tương lai, gây ra vòng xoáy “lạm phát – tỷ giá”. 2. Thực trạng tác động của tỷ giá tới lạm phát ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1980 – 1990 khi bắt đầu cải cách, Việt Nam đã trải qua giai đoạn siêu lạm phát, sau đó chỉ có giai đoạn 1997-2003 lạm phát duy trì ở mức độ thấp <5% và ổn định. Sau giai đoạn này, lạm phát tiếp tục gia tăng và biến động khó lường. Giai đoạn 1999 -2003 tỷ lệ lạm phát thấp, riêng năm 2000 còn rơi vào tình trạng giảm phát nhẹ mặc dù trong suốt giai đoạn này cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao(30 -40%/ năm) và VNĐ phá giá mạnh( khoảng 36% trong giai đoạn 1997-2003). Tuy nhiên,để đánh giá tác động của tỷ giá tới diển biến lạm phát giai đoạn 1997 – 2011 khá khó khăn. Giai đoạn 1997-1999 lạm phát được kiềm chế do tác động ổn định của tỷ giá không nhiều mà chủ yếu là do kết quả của những chính sách khác. Trong hai năm 1998 và 1999 tỷ giá tăng mạnh nhưng lạm phát vẫn ở mức thấp, cho thấy ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát giai đoạn này rất hạn chế. Năm 2000- 2003 lạm phát và tỷ giá duy trì ổn định. Sau một giai đoạn lạm phát ở mức thấp, năm 2004 lạm phát tăng lên mức 9,5% do nguyên nhân: (1) tác động của việc tăng cung tiền (2) biến động trên thế giới làm tăng giá một số mặt hàng nhập khẩu như xăng dầu, sắt thép…(3) tổng cầu tăng lên sau giai đoạn khủng hoảng cùng với sự tăng lên của tiền lương danh nghĩa khiến giá cả tăng lên. - 8 - Năm 2006 lạm phát giảm nhẹ so với 2 năm trước đó, tuy nhiên khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với kỳ vọng lạm phát dẫn đến lạm phát thực tế tăng lên ở giai đoạn tiếp theo của chu kỳ kinh tế. Chính sách tỷ giá chỉ có tác động cộng hưởng với tác động của chính sách tiền tệ chứ không có tác động trực tiếp tới lạm phát. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006) luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam rất lớn, để ổn định tỷ giá hối đoái NHNN phải tăng cung tiền để hút ngoại tệ vào làm tăng áp lực lạm phát. Ngoài ra trong một thời gian dài NHNN “neo” giá VND quá lâu vào đồng USD. Trong khi đó đồng USD liên tục mất giá so với đồng tiền mạnh khác, làm cho mức độ mất giá của đồng VND so với các đồng tiền khác càng trầm trọng. Chính sự mất giá của đồng VND làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Điều này khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng, kéo theo giá thành sản phẩm tăng. Khi lạm phát tăng, NHNN lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất VND, điều này nếu không được thực hiện một cách chặt chẻ có tính toán thì Việt Nam lại rơi vào vòng xoáy “tỷ giá – lạm phát – lãi suất – tỷ giá”. Và Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu cao, trong giai đoạn 2000- 2010 tỷ trọng nhập khẩu/GDP trung bình là 75,98%. Vì vậy trong trường hợp tỷ giá tăng liên tục sẽ càng làm tăng chỉ số giá hàng nhập khẩu và tác động làm tăng lạm phát. Tóm lại, tỷ giá có tác động nhất định đến lạm phát ở Việt Nam, tùy thuộc vào từng thời kỳ cho thấy sự tác động này có thể nhiều hay ít. Việc duy trì tỷ giá danh nghĩa ổn định, ít biến động là nổ lực rất lớn của NHNN trong việc ổn định thị trường tiện tệ và giá VND, nhưng kết quả lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao và không ổn định. Vì vậy, trong thời gian tới việc điều hành chính sách tỷ giá phải được NHNN tính toán kỹ các tác động giữ tỷ giá và lạm phát để góp phần kiềm chế lạm phát nhắm đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính Phủ đề ra.  Theo bài nghiên cứu: “Ổn định tỷ giá trong mối quan hệ với ổn định lạm phát ở Việt Nam” của ThS. Nguyễn Huyền Diệu: (Quan điểm 2) Tại hầu hết các nước công nghiệp có thị trường tài chính phát triển, đặc biệt tại những nước theo đuổi khuôn khổ mục tiêu lạm phát, công cụ phổ biến nhất của chính sách tiền tệ là lãi suất. Việc thay đổi lãi suất điều hành của ngân hàng - 9 - trung ương sẽ tác động đến sản lượng và giá cả theo bốn kênh chủ yếu: lãi suất thị trường, tín dụng, giá tài sản và tỷ giá. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất, sẽ làm tăng giá trị đồng nội tệ (tỷ giá giảm), từ đó làm tăng giá trị hàng hóa trong nước so với nước ngoài, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm dẫn đến hiệu ứng “nhập khẩu lạm phát” giảm dẫn đến lạm phát giảm. Với hiệu ứng “nhập khẩu lạm phát” là nói đến “hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá”- ERPT, có thể hiểu nôm na là nếu cơ chế ERPT diễn ra hoàn hảo thì 1% tăng lên của tỷ giá có thể khiến giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tại quốc gia nhập khẩu tăng lên 1%, giả định các nhân tố khác không thay đổi. Đồng thời, giá hàng hóa nhập khẩu được tính trong chỉ số giá xác định lạm phát, khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì lạm phát cũng tăng. Thông qua việc nghiên cứu ERPT cho thấy tỷ giá và lạm phát có mối quan hệ 2 chiều: Việc phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tăng lạm phát, nhưng sự ổn định của lạm phát với kỳ vọng lạm phát được “neo” chắc chắn có thể là nền tảng làm giảm đi tác động ERPT của tỷ giá. Hiện trạng tại Việt Nam, cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ không bắt đầu từ lãi suất mà từ lượng cung tiền Chính Phủ phê duyệt, tỷ giá vừa là công cụ của chính sách tiền tệ vừa là mục tiêu trung gian. Tỷ giá là công cụ tiền tệ khi Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các Ngân hàng thương mại dựa vào đó mà cộng thêm biên độ giao dịch theo đúng quy định. Tỷ giá là mục tiêu trung gian khi Ngân hàng Nhà nước mua bán ngoại tệ để đạt mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng như mong muốn. Theo kết quả đúc kết từ các nghiên cứu và nhận định của tác giả thì tỷ giá USD/VND với lạm phát CPI tỷ lệ thuận và trong khi lạm phát chưa thể giảm xuống mức thấp nhanh chóng, tỷ giá ổn định sẽ giúp lấy lại niềm tin vào giá trị đồng Việt Nam. Vì nền sản xuất của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc phần lớn vào nguồn máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu. Đơn cử như ngành hàng dệt may hiện đang là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta thì cũng phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu. Hay thậm chí nước ta là nước nông nghiệp, có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, thủy sản xuất khẩu nhưng từ phân bón, thuốc trừ sâu đến thức ăn chăn nuôi cũng đều phải nhập từ nước ngoài. Với một nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài lớn như vậy, tác động gián tiếp của việc tăng tỷ giá đến lạm phát CPI thông qua tăng chi phí sản xuất do tăng giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị tính bằng VND thì có thể sẽ tương đối lớn. - 10 - [...]... hóa đó tăng, giá trong nước sẽ tăng làm lạm phát tăng Trong trường hợp, lạm phát tăng không vì nguyên nhân tỷ giá thì đến lượt lạm phát sẽ làm ảnh hưởng tỷ giá thông qua sức mua đồng nội tệ Khi lạm phát tăng sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái tăng và khi lạm phát giảm, sức mua đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng Một kết luận nữa của... trung chuyển tác động của tỷ giá đến giá cả và lạm phát của TS Nhật Trung và TS Nguyễn Hồng Nga: (Quan điểm 3) Tác giả nhận định mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát thông qua nghiên cứu về hiệu ứng trung chuyển tác động của tỉ giá (Exchange rate pass - through, ERPT) Hiệu ứng này được hiểu là mức % thay đổi giá trong nước tính bằng đồng tiền của nước nhập khẩu khi tỉ giá tiền tệ giữa các đối tác thương... thiện Cho thấy việc tỷ giá giảm có làm giảm lạm phát được hay không còn cần phải có thời gian để nghiên cứu Vì ở mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ khác nhau nên ảnh hưởng của tỷ giá đến làm phát có thể khác nhau Khi chỉ xét 02 yếu tố tỷ giá và lạm phát thay đổi, những yếu tố khác không đổi thì tỷ giá có ảnh hưởng đến lạm phát và ngược lại, nhưng trong thực tiễn ngoài tỷ giá và lạm phát còn nhiều yếu... khác nhau và riêng bản thân yếu tố lạm phát còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong trường hợp đó, tỷ giá không phải là nguyên nhân gây nên lạm phát thì có làm giảm tỷ giá cũng không làm giảm lạm phát KẾT LUẬN: Tóm lại, tỷ giá tăng chắc chắn sẽ làm tăng lạm phát, nhưng tỷ giá giảm thì cần có thời gian nghiên cứu thêm để xác định lạm phát trong trường hợp của mỗi quốc gia Và khi lạm phát tăng... luận chung của tác giả: mức thay đổi giá trong nước tính bằng đồng tiền của nước nhập khẩu, chủ yếu là hàng nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi tỉ giá tiền tệ giữa các đối tác thương mại thay đổi C Biện luận các quan điểm nghiên cứu: Qua việc tìm hiểu các bài nghiên cứu trên, một nhận xét chung mà các tác giả đều nhận định là: mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, tỷ giá. .. tức là nghiên cứu về độ co giãn của giá trong nước so với tỷ giá Vấn đề này có hai khía cạnh: (1) có thể nghiên cứu mối tương quan giữa giá hàng nhập khẩu và tỉ giá; (2) mối quan tâm đặc biệt là tác động của tỉ giá đến mức giá chung (chẳng hạn được biểu hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI) I Khảo lược về lí thuyết hiệu ứng trung chuyển của tỉ giá: 1/ Cơ chế tác động của tỉ giá đến giá trong nước:... mạnh về mặt thống kê Trong khi đó, độ biến động của lạm phát (được đo bằng độ lệch chuẩn của lạm phát bình quân quý) lại có mối tương quan thuận với độ co dãn của tỉ giá (hệ số ERPT) 6/ ERPT của Việt Nam Cho đến nay, nghiên cứu định lượng về ERPT đến giá cả, lạm phát ở Việt Nam không nhiều Bài viết nghiên cứu lượng hóa ERPT, đánh giá tác động của tỉ giá đối với lạm phát, từ đó, có những khuyến nghị chính. .. bài nghiên cứu trên là khi phá giá đồng nội tệ 1% (tăng tỷ giá 1%) thì lạm phát cũng thay đổi nhưng tỷ lệ thay đổi của lạm phát có tương ứng với 1% hay nhỏ hơn 1% bao nhiêu thì còn cần có thời gian để các nhà kinh tế học nghiên cứu và xác định Tuy nhiên, việc giảm tỷ giá có làm giảm lạm phát thì chưa có kết quả chắc chắn Theo bài nghiên cứu “Tác động của tỷ giá tới lạm phát của tác giả Phí Đăng Minh,... biệt về ERPT giữa các quốc gia có thể là những khác biệt trong mức lạm phát Taylor (2000) khẳng định môi trường lạm phát ở trong nước càng thấp và ổn định thì ERPT cũng càng nhỏ Giả thiết của Taylor về mối quan hệ giữa lạm phát và ERPT đã được kiểm định trong bài viết “Exchange Rate Pass-Through To Domestic Prices: Does The Inflationary Environment Matter?” của Ehsan U Choudhri và Dalia S Hakura vào... Mối quan hệ giữa lạm phát - 18 - quán tính (inflation persistence) được đo lường bởi độ co dãn của lạm phát quá khứ (theo trục hoành) và độ co dãn của tỉ giá (hệ số ERPT) là nghịch chiều một cách rõ ràng và được minh họa trên biểu đồ 5 Mức quán tính của lạm phát ở các thị trường mới nổi càng thấp thì hệ số ERPT càng cao Các tác giả không đưa ra luận cứ giải thích trực giác về mối tương quan này, nhưng

Ngày đăng: 05/10/2014, 14:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1/ Cơ chế tác động của tỉ giá đến giá trong nước:

  • 2/ Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) và những nguyên nhân làm cho tỉ giá lệch khỏi PPP:

  • 3/ Nguyên nhân của những khác biệt về ERPT:

  • 4/ Các nước phát triển:

  • 5/ Các nước đang phát triển

  • 6/ ERPT của Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan