+ Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp.Với thị trường tiền tệ thông
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỌC
PHÒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – SAU ĐẠI HỌC
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
NỘI DUNG ĐỀ TÀI MÔN : LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
SỰ ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Giáo Viên Hướng Dẫn: Tiến Sĩ Diệp Gia Luật
Biên Hòa, Ngày 26 tháng 3 năm 2013
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay vấn đề phát triển kinh tế là một vấn đề rất cần thiết, tất yếu của mỗi quốcgia Nhưng mỗi quốc gia khác nhau thì phát triển kinh tế khác nhau do dựa vào tiềm lựccủa chính mình Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, ổn định – đảm bảoquyền lợi của nhà đầu tư và người gửi tiền là mục tiêu chính của nhiều quốc gia Để đạtđược mục tiêu này, hệ thống giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trongviệc tạo môi trường phát triển thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thì sự điều tiết và giám sát hệ thống tàichính phải được hình thành cùng với sự phát triển của xã hội để tránh xảy ra sự cố khủnghoảng tài chính Chính vì vậy mà sự điều tiết và giám sát hệ thống tài chính của quốc giaphải được hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích cực, phù hợp với xu thế phát triểncủa nền kinh tế Xuất phát từ những nguyên nhân trên nhóm đã tiến hành tìm hiểu vànghiên cứu sự điều tiết và giám sát hệ thồng tài chính
Lý do chọn đề tài
Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cũng đã cho thấy những hệ lụy tolớn khi hệ thống thanh tra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ thống tàichính, chia sẻ thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát quốc gia Cái giáphải trả cho sự thất bại này không đơn thuần chỉ là các gói giải cứu các định chế tài chínhlớn, các gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và nạn thất nghiệp, mà nghiêmtrọng hơn là khủng hoảng lòng tin và bất ổn xã hội Do đó nhóm chọn đề tài “Điều tiết và giám sát hệ thống tài chính” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn tầm quan trọng của sự
điều tiết và giám sát hệ thống tài chính
Trang 3Chương 1: Tổng quan về hệ thống tài chính và một số khái niệm cơ bản về điều tiết
và giám sát hệ thống tài chính 1.1 Tổng quan về hệ thống tài chính.
1.1.1 Khái niệm về tài chính và hệ thống tài chính.
1.1.1.1 Tài chính.
a Khái niệm.
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dướihình thức giá trị Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệcủa các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhấtđịnh
b Các mối quan hệ tài chính.
Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có các mốiquan hệ tài chính sau:
+ Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theonhững nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phânchia lợi nhuận Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh
tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sảnphẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp đượcthể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nướctheo luật định
+ Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính
Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc tài trợ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp.Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được cáckhoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệpphải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định Với thị trường vốn, thông qua
hệ thống các tổ chức tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợkhác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán Ngược lại,các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanhnghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanhnghiệp (Thị trường chứng khoán) Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng
Trang 4có thể đầu tư vốn nhàn rỗi của mình bằng cách kí gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu
tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác
+ Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động, Là chủthể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm cácyếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ Đồngthời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ màdoanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất,tiếp thị nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu củathị trường
+ Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa các bộ phậnsản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp,giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn
1.1.1.2 Hệ thống tài chính.
Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhaucủa nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sửdụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó Hệ thốngtài chính bao gồm:
Tài chính công (gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách)
Tài chính doanh nghiệp
Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn)
Tài chính quốc tế
Tài chính hộ gia đình, cá nhân
Tài chính các tổ chức xã hội
Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng, bảo hiểm)
Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triểncủa tài chính
1.1.2 Chức năng của hệ thống tài chính.
1.1.2.1 Chức năng huy động.
Đây là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai tháccác nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế
Trang 5Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả củavốn.
1.1.2.2 Chức năng phân phối.
Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tàichính Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phânphối của cải xã hội dưới hình thức giá trị Khi đó, tài chính được sử dụng với tư cách mộtcông cụ phân phối
1.1.3 Cấu trúc của hệ thống tài chính.
Hệ thống tài chính bao gồm 4 tụ điểm vốn và 1 bộ phận dẫn vốn:
+ Tài chính dân cư (tài chính hộ gia đình) và các tổ chức xã hội khác
+ Tài chính đối ngoại
+ Thị trường TC và các tổ chức TC trung gian
a Tài chính doanh nghiệp.
- Đây là nơi nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời cũng là nơi thu hut trở lại cácnguồn tài chính quan trọng trong nền kinh tế Trong hệ thống tài chính, tài chính doanhnghiệp được coi như những tế bào có khả năng tái tạo ra các nguồn tài chính
Do vậy nó có khả năng tác động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suythoái của nền sản xuất Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộphận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dungkhác nhau
Trang 6- Đặc trưng của bộ phận tài chính doanh nghiệp: gồm những quan hệ tài chính vậnhành theo cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao.
có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô của nền kinh tế - xã hội Đó là vai trò định hướngphát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Đểthực hiện được các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn được tập trung
từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu nhập( thuế ) thích hợp
c Tài chính hộ gia đình và các tổ chức XH khác.
- Đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính Nếu có những biệnpháp thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ các hộ giađình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vào việcthực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và tiêu dùng của nhà nước
- Việc huy động và sử dụng quỹ tích lũy trong các hộ gia đình là dựa trên nguyêntắc tự nguyện
d Tài chính đối ngoại.
- Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ kinh tế đã quốc tế hoá thì hệ thốngtài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại hết sức phongphú Tuy nhiên, do tính chất đặc thù và vị trí đặc biệt quan trọng của quan hệ tài chínhđối ngoại cho nên người ta thừa nhận nó hình thành một bộ phận tài chính có tính chấtđộc lập tương đối
- Những kênh vận động của tài chính đối ngoại:
+ Nhận viện trợ, vay vốn nước ngoài
+ Tiếp nhận vốn đầu tư
Trang 7e Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian.
- Đây là bộ phận luân chuyển vốn trong nền kinh tế, là cầu nối trung gian giữanhứng người cần vốn và những người có vốn nhàn rỗi thông qua hoạt động tài chínhtrung gian hoặc hoạt động trực tiếp trên thị trường tài chính
- Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốn thôngqua hoạt động tài chính gián tiếp Trước hết các trung gian tài chính huy động vốn từnhững người có vốn (người tiết kiệm) bằng nhiều hình thức để tạo thành vốn kinh doanhcủa mình Sau đó, sử dụng vốn kinh doanh này để cho người cần vốn vay lại hoặc thựchiện các hình thức đầu tư khác Bằng cách này, các trung gian tài chính đã tập trung đượccác nguồn vốn nhỏ, từ các hộ gia đình các tổ chức kinh tế thành một lượng vốn lớn, đápứng nhu cầu của người cần vốn từ những khối lượng vay nhỏ đến những khối lượng vaylớn, từ những cá nhân chưa từng ai biết đến tới những Công ty lớn có tiếng trên thịtrường
1.1.3.2 Bộ phận dẫn vốn:
Đây là bộ phận thực hiện chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệthống tài chính, bao gồm: thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian
a Các tổ chức tài chính trung gian: Có nhiệm vụ tiết kiệm cho nền kinh tế các
chi phí giao dịch và chi phí thông tin, bao gồm các tổ chức tài chính chính thức và các tổchức tài chính không chính thức
b Các tổ chức tài chính chính thức.
- Các Ngân hàng thương mại:
Trong số các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống các ngân hàng thương mạichiếm vị trí quan trọng nhất cả về quy mô và về thành phần các nghiệp vụ (có và nợ).Hoạt động của NHTM bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ: nghiệp vụ nợ ( huy động vốn),nghiệp vụ có (cho vay vốn), nghiệp vụ mô giới trung gian (dịc vụ thanh toán, đại lý, tưvấn, thông tin, giữ hộ chứng từ và vật quý giá…)
Ở nước ta hiện nay, đa số các Ngân hàng hiện nay là Ngân hàng chuyển doanh doNhà nước cấp vốn hoạt động (NH Nông nghiệp, NH công thương, NH ngoại thương…),
hệ thống các chi nhánh của chúng lại được bố trí theo địa giới hành chính nên chưa pháthuy được vai trò của mình do nọi dung hoạt đọng bị hạn chế, chất lượng và kỹ thuật phục
vụ thấp, không có yếu tố cạnh tranh và không bám sát được sự phát triển của thị trường
Trang 8Để khắc phục cần sớm hình thành và phát triển các NH cổ phần đặc biệt là các NH kinhdoanh tổng hợp.
- Các Công ty tài chính:
Các công ty tài chính thu hút vốn bằng cách phát hành thương phiếu hoặc cổphiếu, trái phiếu và dùng tiền thu được để cho vay, đặc biệt thích hợp với các nhu cầu củacác doanh nghiệp và người tiêu dùng
Quá trình trung gian tài chính của các CTTC có thể được mô tả bằng cách nói rằng
họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ - một quá trìnhhoàn toàn khác với quá trình của những ngân hàng thương mại, các NH này phát hànhcác món tiền gửi với số lượng tiền nhỏ và sau đó thường cho vay với món tiền lớn
1.2 Một số khái niệm cơ bản trong điều tiết và giám sát hệ thống tài chính
1.2.1 Khái niệm về giám sát tài chính:
Giám sát tài chính là hoạt động giám sát đối với các định chế tài chính, thị trường
tài chính, công cụ tài chính và hạ tầng cơ sở tài chính được thực hiện bởi các cơ quanquản lý nhà nước Hoạt động này được thực hiện nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quyđịnh quản lý hiện hành đối với khu vực tài chính, với mục đích cuối cùng là để duy trìtính ổn định của thị trường tài chính
1.2.2 Mục đích của việc giám sát tài chính bao gồm 3 mục đích chính:
- Thứ nhất, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính: Mục
đích của giám sát tài chính nhằm đảm bảo các định chế tài chính tuân thủ các chuẩn mực
an toàn do các chủ thể giám sát đặt ra Bằng cách đó hệ thống định chế tài chính (khu vựctài chính) có đủ sức chống đỡ các cú sốc bên ngoài cũng như các tác động tiêu cực từ cácthị trường khác trong và ngoài nước Điều này cũng có nghĩa là đảm bảo cho các định chếtài chính đủ sức tham gia thị trường và cạnh tranh một cách bình đẳng, đồng thời loại bỏcác định chế không đủ điều kiện tham gia và cạnh tranh cung ứng dịch vụ tài chính trênthị trường
Trang 9- Thứ hai, nhằm đảm bảo sự hiệu quả vận hành của thị trường tài chính: Một
trong những yêu cầu của giám sát tài chính là đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữanhững chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính trên thị trường, giám sát yêu cầuminh bạch thông tin và tạo cơ chế khai thác và công bố thông tin, giám sát tiêu chí gianhập thị trường, hạn chế tình trạng độc quyền và sự chi phối của các chủ thể điều tiết cónguy cơ làm suy giảm mức độ cạnh tranh của khu vực tài chính Cạnh tranh sẽ làm tănghiệu quả của thị trường tài chính thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận và định giácác dịch vụ tài chính, hạn chế các hoạt động làm tổn thương đến thị trường tài chính,phân bổ hợp lý nguồn lực đối với các tổ chức trên thị trường
- Thứ ba, nhằm bảo vệ người tiêu dùng: Các quy định quản lý đối với khu vực tài
chính được thiếp lập thông qua các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của cácđịnh chế tài chính cũng như các quy định về đạo đức kinh doanh để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người tiêu dùng trên thị trường tài chính (người gửi tiền, các nhà đầu tưnhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán, những người tham gia/ mua bảo hiểm) Bảo vệ ngườitiêu dùng là điều chỉnh những sự không hoàn hảo của thị trường (tình trạng thông tin bấtcân xứng, năng lực tư vấn khách hàng yếu kém, xử lý tranh chấp không công bằng, ) gây
ra và do đó cho phép người tiêu dùng có thể tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm tài chínhvới mức giá tương xứng với chất lượng dịch vụ, sản phẩm và được xử lý tranh chấp,khiếu kiện một cách công bằng
1.2.3 Đôí tượng của hoạt động giám sát tài chính bao gồm:
- Các định chế tài chính: là các trung gian tài chính thực hiện việc kết nối các nhu
cầu giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường Vai trò trung gian này được thực hiệndưới nhiều hình thức khác nhau; nó có thể là vai trò trung gian đầu tư (vừa đi vay - báncông cụ nợ, vừa cho vay - mua công cụ nợ), thuộc về nhóm này là các ngân hàng, công tybảo hiểm; có thể là tổ chức môi giới cung cầu và hưởng hoa hồng, thuộc nhóm này là cáccông ty chứng khoán, có thể là quỹ đầu tư - với chức năng tập trung vốn của các nhà đầu
tư cá thể và tổ chức và chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư này
- Thị trường tài chính: là nơi thực hiện việc phát hành và mua bán các công cụ tài
chính bằng cách đó mà vốn được di chuyển từ những nơi dư thừa (theo những thời hạnkhác nhau) sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn Bằng cơ chế giá và quan hệ cung cầu, thịtrường tài chính còn cho phép vốn được di chuyển đến những nơi được sử dụng hiệu quảnhất Thị trường tài chính được phân thành 2 thị trường: thị trường tiền tệ (vốn ngắn hạn:
Trang 10thị trường liên ngân hàng, thị trường hối đoái,…) và thị trường vốn (vốn trung và dài hạn:thị trường chứng khoán, thị trường tín dụn trung và dài hạn,…).
- Hạ tầng cơ sở tài chính: là hệ thống pháp luật tài chính (bao gồm cả cơ chế phá
sản, quyền chủ nợ,…), mạng lưới an toàn tài chính, cơ sở hạ tầng thanh khoản hệ thống;các hệ thống thanh toán bù trừ và hỗ trợ giao dịch; tính minh bạch và quản trị, cơ sở hạtầng thông tin,…
1.2.4 Nội dung của giám sát tài chính bao gồm:
- Giám sát sự an toàn, lành mạnh tài chính của các định chế tài chính, đặc biệt là
của các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm nhân thọ vì nếu xảy ra việc phá sảncủa các định chế này sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền và tạo ra sự bất ổn cho khu vực tàichính
- Giám sát các hành vi giao dịch của các định chế tài chính trên thị trường tài
chính (đặc biệt là hành vi giao dịch của các công ty môi giới chứng khoán, các quỹ đầutư,…trên thị trường chứng khoán) nhằm đảm bảo môi trường giao dịch tài chính lànhmạnh, minh bạch, bình đẳng đối với tất cả người tiêu dùng tham gia trên thị trường tàichính
- Giám sát diễn biến của thị trường tài chính (lãi suất, tỷ giá, giá cả các công cụ tài chính, khối lượng giao dịch, tính thanh khoản,…) nhằm đảm bảo phát hiện, giảm thiểu
những bất cập, rủi ro của thị trường, góp phần thúc đẩy sự vận hành hiệu quả của thịtrường tài chính đối với việc phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho nền kinh tế
- Giám sát hạ tầng cơ sở tài chính (hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính, về
hoạt động giám sát tài chính, hệ thống hỗ trợ thanh khoản, hệ thống bảo hiểm tiền gửi,…)nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả của thị trường tài chínhđối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Trang 11Chương 2: Nội dung về hoạt động điều tiết và giám sát hệ thống tài chính 2.1 Thất bại của thị trường tài chính và điều tiết khu vực.
2.1.1 Thất bại của thị trường tài chính:
Thất bại của thị trường tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố củanền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình dấu hiệucủa sự thất bại đó là:
- Các ngân hàng thương mại không hoàn trả lại các tiền tiết kiệm của người gởi tiền
- Các khách hàng vay vốn cũng không hoàn trả lại các khoản vay cho ngân hàng
- Thất bại của thị trường chứng khoán là do tác động của sự suy thoái kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường thì sự quy định điều tiết khu vực tài chính trên thịtrường tài chính là do chính phủ phân công cho các ngân hàng trung ương hay Ngânhàng nhà nước thực hiện Các ngân hàng trung ương hay Ngân hàng nhà nước sử dụng
hệ thống các công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở
Thị trường tài chính được coi là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường Việchình thành và phát triển thị trường tài chính góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển Tuy nhiên chính vì tầm quan trọng này nên khi thị trường tài chínhthất bại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội của một quốc gia, có nhiềuyếu tố ảnh hưởng đến sự thất bại của thị trường tài chính như:
- Sự thu hút, huy động các nguồn tài chính nhãn rỗi trong xã hội để tài trợ cho nhucầu phát triển kinh tế của đất nước là không cao hay không hiệu quả Điều này làmcho người cần vốn và người có vốn không thể gặp nhau từ đó không tạo ra được giátrị tăng thêm trong nên kinh tế Đây là một trong những nguyên nhân quan trọngnhất ảnh hưởng đến sự thất bại của thị trường tài chính
- Hiệu quả sử dụng của nguồn tài chính huy động được cũng là một yếu tố cần phảiquan tâm Nếu có vốn mà sử dụng không hợp lý sẽ làm cho thị trường tài chính trởnên trì truệ, kém hiệu quả và gây ra lãng phí tài chính
- Ngoài ra một vấn đề cũng góp phần không nhỏ gây cản trở cho sự hoạt động hữuhiệu của thị trường tài chính, là một trong những nguyên nhân gây ra sự khủnghoảng kinh tế đó là thông tin không cân xứng trên thị trường dẫn đến hai vấn đề cơbản:
Trang 12+ Sự chọn lựa đối nghịch: là vấn đề nảy sinh trước cuộc giao dịch, xảy ra khinhững trường hợp vay tín dụng có triển vọng xấu là những trường hợp dễ
có khả năng được vay nhất+ Rủi ro đạo đức: là vấn đề nảy sinh sau cuộc giao dịch, xảy ra khi người chovay phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt độngkhông tốt (thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vìnhững hoạt động này khiến ít có khả năng để món vay này sẽ hoàn trả
- Khả năng quản lý tài chính của các trung gian tài chính cũng là một yếu tố dẫn đến
sự thất bại trong thị trường tài chính như: Sự sàng lọc và giám sát các đối tượngđược vay không tốt sẽ làm thiệt hại vốn trên thị trường, khi mà các chủ thể này kinhdoanh hay sử dụng vốn với những mục đích không tốt hoặc không hiệu quả, chínhđiều này sẽ làm gia tăng những khoản nợ xấu, khoản tín dụng tồi trong các tổ chứctrung gian tài chính
- Mối quan hệ giữa ngân hàng – khách hàng: nếu mối quan hệ này tốt đây sẽ là kênhthông tin rất hữu hiệu cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về những ngườivay tiền Đồng thời mối quan hệ này cũng giúp cho các tổ chức tài chính giảm đượcmột khoản chi phí về việc giám sát hơn là khách hàng mới tuy nhiên nếu ngược lạithì ngân hàng sẽ chịu những rủi ro về tài chính rất lớn
- Vấn đề về rủi ro lãi suất cũng là một trong những yếu tố tiềm ẩn trong sự thất bạicủa thị trường tài chính đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thìrủi ro lãi suất cũng là sự quan tâm của các chủ thể cho vay và đi vay
- Vấn đề về sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối cũng là một yếu tốgóp phần trong sự thất bại trong thị trường tài chính
SỰ HÌNH THÀNH CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Mô hình CQGS tài chính hợp nhất
Xu hướng hợp nhất các cơ quan quản lý và giám sát thị trường tài chính (TTTC) hay nóiđúng hơn là sự chuyển hướng từ phương thức giám sát theo từng lĩnh vực riêng lẻ sanghình thành một CQGS duy nhất, thực hiện giám sát toàn bộ hệ thống tài chính theo cácmục tiêu đề ra, đang trở nên rõ nét trên phạm vi toàn cầu bởi mô hình này mang lại hiệuquả giám sát cao hơn và nhất quán hơn
Trang 13Nhìn lại lịch sử phát triển của TTTC có thể thấy rằng, một trong những sự phát triển vượtbậc của TTTC cuối thế kỷ 20 là sự ra đời của các Tập đoàn tài chính lớn, kinh doanh đanxen, đa ngành, đa lĩnh vực Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 1995 đến năm 2000, số lượngcác Tập đoàn lớn được xếp vào danh sách 500 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới đã tăngtrừ 42% lên 60% Điều này đã gây khó khăn lớn cho các cơ quan quản lý và giám sát khiphân chia giám sát theo lĩnh vực và đó cũng là lý do chủ yếu cho sự ra đời của mô hìnhCQGS hợp nhất vì mô hình này có thể giám sát chéo giữa các lĩnh vực kinh doanh khácnhau của cùng một Tập đoàn mà không tạo nên sự chồng chéo.
Đối với một CQGS hợp nhất, mục tiêu giám sát thận trọng là mục tiêu quan trọng nhất
trong giám sát và quản lý khu vực tài chính và nó bao gồm: giám sát ổn định vĩ mô: đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống tài chính i; giám sát ổn định vi mô: đảm bảo sự ổn định cho mỗi thành viên tham gia thị trường; bảo vệ người tiêu dùng và chính sách cạnh tranh
nhằm phòng ngừa những thất bại của thị trường Tuy vậy, trong nhiều báo cáo (kể cả cácbáo cáo của IMF), các tác giả thường cho rằng, một CQGS được coi là hợp nhất hoàn
toàn (fully integrated) là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thận trọng với ít nhất 3 mảng
thị trường: ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán Những cơ quan này, đôi khi không chịutrách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng Cũng bởi thế, trong mô hình giám sát hợp nhất còn
có “mô hình hợp nhất 2 đỉnh” (two peaks framework) - mô hình mà ở đó một cơ quan
chịu trách nhiệm giám sát thận trọng trong cả 3 lĩnh vực chính: ngân hàng, chứng khoán,bảo hiểm và một cơ quan chịu trách nhiệm về giám sát hoạt động, bảo vệ người tiêu dùng
và quản trị công ty
Singapore là quốc gia đầu tiên áp dụng mô hình CQGS hợp nhất vào năm 1982 rồi đếnNauy năm 1986 Sau đó là một loạt các nước ở Châu Âu, như Đan Mạch năm 1988, ThụyĐiển năm 1991, Anh năm 1997, Đức và Áo năm 2002, Aixơlen năm 2003 và Bỉ năm2004…Tính chung trên toàn thế giới, đến cuối năm 2004, đã có 29 quốc gia và vùng lãnhthổ có CQGS hợp nhất Theo báo cáo năm 2006 của IMF thì vẫn có tới 41% các quốc gia
và vùng lãnh thổ lựa chọn mô hình CQGS theo lĩnh vực, trong đó có Mỹ; 26% lựa chọn
mô hình hợp nhất một phần, tức là CQGS chỉ giám sát 2 trong 3 lĩnh vực; và có 33% có
mô hình CQGS hợp nhất
2 Những ưu điểm và hạn chế của mô hình CQGS hợp nhất Ưu điểm
Thứ nhất là tính hiệu quả giám sát và hiệu lực thi hành cao, đặc biệt trong việc giám sát
chéo hoạt động trong các Tập đoàn tài chính kinh doanh đa ngành Việc sáp nhập các
Trang 14CQGS riêng lẻ vào thành một CQGS duy nhất sẽ làm tăng hiệu quả điều phối, giảm bớtcác chức năng trùng lắp Việc xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực trong giám sát sẽtránh được những “khoảng trống” trong quản lý, đặc biệt là quản lý rủi ro, giúp CQGSđánh giá được rủi ro tổng thể, ngăn chặn nguy cơ lan truyền rủi ro
Thứ hai, mô hình CQGS hợp nhất góp phần đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng Những
sản phẩm tài chính như nhau sẽ chịu sự quản lý như nhau từ phía cơ quan quản lý Nhànước, tránh được tình trạng thiếu đồng nhất trong các văn bản quản lý được ban hành bởicác cơ quan khác nhau, đồng thời tránh được sự chồng chéo trong hoạt động quản lý, tạonên một sân chơi bình đẳng hơn cho các thành viên tham gia thị trường Điều này đặcbiệt quan trọng khi mô hình tổ chức của các tổ chức tài chính và các sản phẩm cung cấp
có quá nhiều điểm tương đồng Bởi lẽ, nếu không có một cơ quan quản lý và giám sáthợp nhất, tất yếu sẽ tạo nên những khác biệt về chính sách và sẽ tạo ra những lợi thế chomột số thành viên thị trường
Thứ ba, mô hình có tính linh hoạt cao hơn Một thể chế đơn nhất rõ ràng sẽ giải quyết
các mâu thuẫn hiệu quả hơn và sẽ phản ứng nhanh hơn trước các yêu cầu, nhất là đối vớicác sản phẩm và dịch vụ mới - điều này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đangphát triển và mới nổi khi tiến hành những thay đổi cơ cấu
Thứ tư, mô hình sẽ phát huy được lợi ích kinh tế nhờ quy mô Cùng chia sẻ cơ sở hạ
tầng, cùng một bộ phận hành chính và hỗ trợ sẽ giảm đáng kể chi phí hành chính Hơnnữa, khi các số liệu được tập trung về một đầu mối, việc phân tích các số liệu trong báocáo sẽ hiệu quả hơn và chính xác hơn, tránh được sự chồng chéo trong thu thập thông tin
và giảm được những thông tin sai lệch
Thứ năm, mô hình này cũng góp phần nâng cao tính trách nhiệm Khi chỉ có một cơ
quan duy nhất chịu trách nhiệm giám sát, họ không thể đổ lỗi cho ai được nữa Tuynhiên, để có được điều này, đòi hỏi phải đưa ra những mục tiêu rõ ràng và có sự phâncông, phân nhiệm hết sức cụ thể
Hạn chế
Thứ nhất, nếu các mục tiêu không được xác định rõ ràng và không quy định cụ thể về
nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn thì hiệu quả của mô hình này thậm chí còn khôngbằng mô hình CQGS theo lĩnh vực riêng lẻ
Trang 15Thứ hai, lợi ích kinh tế nhờ quy mô sẽ rất khó đạt được nếu các quy định giữa các lĩnh
vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán cũng như các quy định có liên quan đến nhiềulĩnh vực khác nhau không được hài hòa hóa khi hợp nhất Khi đó, không những lợi íchkinh tế nhờ quy mô không đạt được mà nó còn phản tác dụng vì sẽ rất khó quản lý đượcmột tổ chức có quy mô quá lớn và phạm vi ảnh hưởng quá rộng
Thứ ba, rủi ro về đạo đức cũng là một vấn đề tiềm ẩn Khi các thành viên tham gia thị
trường tin tưởng rằng tất cả các chủ nợ của các tổ chức đều được giám sát bởi CQGS hợpnhất thì cũng có nghĩa là họ sẽ được bảo vệ như nhau Chẳng hạn, chủ nợ của một tổchức tài chính có thể hy vọng và yêu cầu được bảo vệ như những người gửi tiền trongngân hàng khi có những vấn đề tài chính nảy sinh Vấn đề chia sẻ thông tin cũng là mộttrong những nguyên nhân của rủi ro đạo đức
Thứ tư, quá trình hợp nhất thường nảy sinh rất nhiều rủi ro tiềm ẩn như: (1) việc lựa
chọn cơ chế giám sát được được thảo luận mở, vì thế, không thể đảm bảo cơ chế đượcchọn là cơ chế tối ưu bởi lẽ, mô hình này có thể là tối ưu đối với nước này nhưng vớinước khác lại không phải là tối ưu, (2) hiệu quả của quá trình thay đổi có thể bị ảnhhưởng bởi lợi ích riêng nào đó, (3) quá trình hợp nhất là không ngắn nên có thể mất một
số cán bộ trụ cột, (4) trong quá trình hợp nhất về mặt kỹ thuật, sự phát triển của thịtrường có thể sẽ không nhận được sự giám sát và quản lý một cách thích đáng trong ngắnhạn
3 Những bài học rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, không có một mô hình giám sát tài chính mẫu nào có thể áp dụng chung cho
tất cả các nước Mỗi quốc gia khác nhau có thể chế chính trị khác nhau, lịch sử, nền vănhoá khác nhau, và đặc biệt đều có cấu trúc TTTC đặc thù của mình Đây chính là nhữngnhân tố chủ yếu quyết định mô hình tổ chức nào nên được lựa chọn
Tại Việt Nam, ở một chừng mực nhất định, vẫn có sự chồng chéo chức năng nhiệm vụgiám sát, thanh tra của nhiều cơ quan và Ủy ban giám sát vẫn chưa thực sự thể hiện đượctiếng nói của mình trong hoạt động giám sát Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa tách bạch rõràng các khái niệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nên mục tiêu giám sát vẫn chưa cụ thể.Vấn đề còn nằm ở khả năng phối kết hợp và chia sẻ thông tin giữa các CQGS chuyênngành
Trang 16Thứ hai, để áp dụng mô hình CQGS hợp nhất, một nền tảng luật pháp cho sự ra đời và
vận hành của cơ quan này là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của mô hình này Cơcấu tổ chức quản lý tác động trực tiếp đến tính hiệu quả và hiệu suất chung của công tácquản lý và giám sát, do đó, phải coi đây là tiêu chí hàng đầu khi chọn lựa mô hình giámsát ở từng nước Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức tự thân nó không đảm bảo có thể đem lạinhững hoạt động quản lý và giám sát hiệu quả, và sẽ rất nguy hiểm nếu mặc nhiên coirằng việc thay đổi cơ cấu của các cơ quan quản lý là liều thuốc chữa bách bệnh Việc cơcấu tổ chức làm được là hình thành một bộ khung, trong đó có thể tối ưu hóa một môhình quản lý Còn chất lượng và hiệu quả quản lý chỉ có được khi có một khuôn khổ luậtpháp mạnh mẽ hơn, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản hơn, và hệ thống công nghệhiệu quả hơn Bất kỳ một nước nào cho rằng việc vá víu cơ cấu tổ chức của các cơ quan
có thể giúp giải quyết những vấn đề quá khứ nhưng sẽ rất dễ phải đối mặt với nhữngkhủng hoảng tương tự trong tương lai
Thứ ba, ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển, NHTW vẫn thực hiện
chức năng giám sát để bảo đảm thực hiện thành công chính sách tiền tệ, đảm bảo cho hệthống tài chính và TTTC vận hành một cách trôi chảy, hiệu quả
Thứ tư, để một hệ thống giám sát hợp nhất thực sự hoạt động có hiệu quả, phải xác định
rõ mục tiêu, quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, từngcán bộ Nhanh chóng tiến hành tích hợp các hệ thống IT và cơ sở hạ tầng tài chính kháccủa các cơ quan được sáp nhập Vấn đề tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là ở những vị tríquản lý chủ chốt, cho cơ quan này phải thực sự được chú trọng Bởi phạm vi ảnh hưởngquá lớn nên nếu các cán bộ này không đủ TẦM thì không thể quán xuyến được và không
có TÂM thì không thể tránh được những rủi ro về đạo đức Muốn có được cả 2 điều này,không thể thiếu một nguồn lực đủ lớn và một đội ngũ lãnh đạo đủ mạnh Mà để có đượcnhững điều này, cần phải cố gắng nỗ lực rất nhiều mới đạt được./
THỰC TRẠNG GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Sau gần 12 năm bền bỉ đàm phán, ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của hệ thống thương mại đa phương lớn nhất hành tinh - WTO Điều đó đã tạo ra sự thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh và cũng là động lực thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế nói chung và cải cách tài chính nói riêng ở Việt Nam Gia nhập WTO không chỉ khiến cho số lượng các định chế tài chính tăng lên mà loại hình dịch vụ tài chính cũng phát triển mạnh hơn cả
Trang 17về lượng và chất; năng lực công nghệ và quản trị, điều hành của các TCTD Việt Nam cũng sẽ được cải thiện do tác động của yếu tố đầu tư nước ngoài hoặc tác dụng lan tỏa từ quá trình học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các TCTD nước ngoài
Tuy nhiên, đồng hành với những tác động tích cực nói trên, mức độ cạnh tranh và độ rủi ro thị trường cũng gia tăng đòi hỏi phải có một thể chế giám sát thị trường hiệu quả hơn bởi thực tế đáng lo ngại là hiện nay, năng lực quản lý, giám sát khu vực tài chính của Việt Nam dường như không theo kịp với tốc độ phát triển này Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải củng cố, tăng cường, hoàn thiện cả về tổ chức lẫn hoạt động của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát khu vực tài chính Hiện tại, hệ thống các cơ quan giám sát tài chính ở Việt Nam không tập trung mà theo mô hìh phân tán Chức năng giám sát được phân nhiệm cho khá nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm cả Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Thanh tra Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia , cụ thể là:
1 NHNN: là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát hoạt động ngân hàng và kiểm soát tín dụng
NHNN, với tư cách là người tổ chức, quản lý và là thành viên tham gia thị trường, đã tạo lập nên những công cụ cần thiết và phù hợp nhằm thực thi có hiệu quả CSTT quốc gia Đến cuối năm 1994, các thị trường tiền gửi, thị trường nội tệ
và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường tín phiếu kho bạc, thị trường trái phiếu, … lần lượt ra đời và cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam đã có 4 NHTM Nhà nước, 1 Ngân hàng chính sách, 1 Ngân hàng Phát triển Việt nam(1), 33 NHTM cổ phần đô thị, 1 NHTM cổ phần nông thôn, 5 ngân hàng liên doanh, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 9 công ty tài chính, 13 công
ty cho thuê tài chính, 53 VPĐD của tổ chức tín dụng nước ngoài, cùng với khá nhiều quỹ như hệ thống Tiết kiệm bưu điện, các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu hoạt động ở Việt Nam.
Trên thực tế, NHNN thực hiện quản lý, định hướng phát triển hệ thống ngân hàng chủ yếu thông qua hệ thống các quy chế an toàn hoạt động ngân hàng(2); và hệ thống các chỉ tiêu giám sát(3) Một số quy định quan trọng về an toàn hoạt động ngân hàng như: tỷ lệ an toàn vốn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, quản lý
Trang 18rủi ro thanh khoản cũng đã được ban hành Tuy nhiên, hệ thống quy chế quản lý
và giám sát còn khá xa so với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; phương thức giám sát chưa có khả năng đánh giá, cảnh báo sớm rủi ro; hệ thống pháp luật giám sát ngân hàng còn bất cập so với yêu cầu triển khai phương thức giám sát dựa trên cơ sở rủi
ro
Theo kết quả khảo sát do Công ty Tư vấn Ernst & Young tiến hành năm
2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Uỷ ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có 9/25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng Trong đó, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thông tin của cơ quan giám sát ngân hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các qui định an toàn hoạt động, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá là phần lớn không tuân thủ Trong khi hiện đã có rất nhiều cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng ở các nước đang phát triển đã thực hiện Basel I và sẵn sàng triển khai Basel II trước năm 2010 (như Trung Quốc) thì Việt Nam mới thực hiện một phần (rủi ro tín dụng) và dự kiến đến năm 2010 mới thực hiện đầy đủ Basel I.
2 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: là giám sát hoạt động chứng khoán
Thực chất Ban Giám sát TTCK chỉ mới được thành lập ngày 10/05/2007, sau Quyết định số 63/2007/QĐ-TTg, và phải đến ngày 14/1/2008, chức năng nhiệm vụ giám sát mới được quy định cụ thể trong Quyết định số 02/2008/QĐ- BTC của Bộ trưởng Tài chính, theo đó nhiệm vụ cưỡng chế thực thi (xử phạt) do Thanh tra Chứng khoán thực hiện và nhiệm vụ giám sát được 04 đơn vị chức năng dưới đây thực hiện:
Ban Quản lý Kinh doanh thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật để được cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán và các tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán;
Ban Quản lý các Công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật để được cấp phép thành lập và hoạt động của các công ty quản lý quỹ, các quỹ và các tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ;
Trang 19 Ban Quản lý Phát hành thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ những quy định pháp luật về chào bán, công bố thông tin và quản trị công ty của các công ty đại chúng;
Ban Giám sát TTCK thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của SGDCK Tp.HCM, TTGDCK Hà Nội
và TTLKC; đồng thời giám sát hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán, bao gồm mọi đối tượng tham gia vào quá trình giao dịch chứng khoán trên thị trường
Như vậy, Ban giám sát TTCK chỉ mới thực sự đi vào hoạt động từ đầu năm
2008, do vậy, đội ngũ cán bộ giám sát cũng còn thiếu về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng, trình độ giám sát, chưa được đào tạo một cách bài bản về giám sát
UBCKNN chưa có phương tiện kỹ thuật hiện đại nào để phục vụ cho chức năng giám sát Công tác giám sát của UBCK chủ yếu dựa trên những báo cáo định kỳ và bất thường của SGDCK, TTGDCK chứ chưa được thực hiện dựa trên những tiêu chí giám sát rõ ràng và không có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin giám sát tự động, dẫn đến tình trạng chỉ phát hiện được những vi phạm đơn giản, dễ thấy như vi phạm chế độ công bố thông tin, vi phạm quy chế giao dịch của SGDCK, TTGDCK mà chưa phát hiện một cách hiệu quả và kịp thời những vi phạm tinh vi hơn như giao dịch nội gián, thao túng giá cả và thị trường dựa trên việc theo dõi, phân tích và điều tra về những diễn biến giao dịch bất thường còn hạn chế Việc thanh tra và xử lý những vụ việc nghiêm trọng như giao dịch nội gián, thao túng thị trường chủ yếu xuất phát từ các khiếu kiện và khiếu nại Các hệ thống giám sát tại các TTGDCK tuy có được lắp đặt nhưng ở mức độ thô sơ và vận hành thiếu hiệu quả, không cung cấp được những cảnh báo về giao dịch bất thường mà chỉ cung cấp được số liệu giao dịch đơn thuần;
Chức năng giám sát của đơn vị thuộc Uỷ ban chưa được quy định một cách chi tiết, cụ thể Công tác giám sát được thực hiện dàn trải theo từng khu vực và đối tượng quản lý, chưa mang tính chất tập trung và chuyên môn hóa, chưa có đơn vị thực hiện chức năng giám sát chuyên biệt Sự phân mảng trong công tác giám sát
và thiếu một cơ chế phối hợp giữa các đơn vị đã tạo ra sự cục bộ và không đảm bảo được tính tổng thể hoạt động giám sát TTCK
3 Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính): giám sát hoạt động bảo hiểm Vụ Bảo
hiểm trực thuộc Bộ Tài chính mới được thành lập mới từ tháng 7/2003 Vụ có chức
Trang 20năng “kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Việt Nam, văn phòng đại diện của DNBH nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam; phối hợp với Thanh tra
Bộ trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra hoạt động của các
DNBH”.
4 Các cơ quan khác:
Ngoài NHNN, UBCK Nhà nước và Bộ Tài chính, các bộ phận khác của thị trường lại chịu sự giám sát của các cơ quan khác như: Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000); Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (mới được thành lập năm 2007); Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật, doanh nghiệp kiểm toán Có thể nói, mô hình thể chế giám sát tài chính nói chung của Việt Nam hiện nay tương đối phân tán và dễ dẫn đến chồng chéo chưa thực sự phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam
II GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Thứ nhất, Củng cố và tăng cường năng lực của các cơ quan giám sát riêng
rẽ, từng bước hình thành Mô hình giám sát tài chính hợp nhất.
Mô hình giám sát tài chính của Việt Nam phải căn cứ vào những đặc điểm
về cấu trúc của TTTC, mức độ đa dạng, đan xen của các hoạt động trong khu vực tài chính hiện nay và trong tương lai gần, đặc biệt phải tính đến tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng mô hình đó Song, vì không có mô hình tổ chức và hoạt động chung của cơ quan giám sát tài chính nên vấn đề đặt ra là mô hình giám sát hợp nhất có phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hay không? Để có được câu trả lời, cần làm rõ những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình này.
* Những mặt thuận lợi của mô hình “giám sát hợp nhất”:
- Hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động giám sát các tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, các công ty mẹ nắm giữ ngân hàng; Cho phép xử lý tốt hơn các vấn đề có ảnh hưởng tới tổng thể hệ thống tài chính, cũng như là có khả năng phản ứng nhanh nhạy hơn về mặt hoạch định chính sách;
- Cho phép triển khai phương pháp thống nhất về quản lý, giám sát xuyên suốt toàn bộ hệ thống tài chính và hạn chế những sự lộn xộn, bất cập trong hoạt
Trang 21động; Tăng cường trách nhiệm giải trình của Cơ quan giám sát hợp nhất vì mục tiêu, chức năng, phạm vi, đối tượng sẽ trở nên rõ ràng hơn;
- Tối đa hoá lợi ích kinh tế nhờ quy mô và phạm vi nên sẽ khai thác tốt hơn lợi thế tiềm năng của mô hình này nhờ sự trao đổi thông tin, tận dụng nguồn lực và phối kết hợp hành động (điều này đặc biệt quan trọng khi ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tập đoàn tài chính ngân hàng)
* Những hạn chế của mô hình “giám sát hợp nhất”:
- Có thể gây ra sự giảm sút hiệu quả của công tác giám sát trong quá trình tiến hành hợp nhất và thậm chí tiếp sau đó, nếu việc quản lý quá trình chuyển đổi không được thực hiện tốt Mô hình này có thể sẽ làm tổn hại tính hiệu quả của hoạt động giám sát tổng thể nếu không có đủ năng lực chuyên môn sâu về từng lĩnh vực hẹp trong các ngành ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
- Mô hình “đa cơ quan giám sát” không hẳn là không hiệu quả Có thể có những giải pháp hữu hiệu khắc phục được điểm yếu về cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan cùng tham gia giám sát Mô hình “giám sát hợp nhất” chỉ có thể hoạt động tốt ở những nước mà thoả mãn được một số điều kiện tiền đề nhất định, thích hợp nhất là với những quốc gia có hệ thống tài chính phát triển ở bậc cao Một khi trách nhiệm giải trình và tính công khai minh bạch chưa thực sự đảm bảo, thiếu cơ chế giám sát nội bộ hữu hiệu thì việc tập trung thái quá quyền lực vào một tổ chức có thể sẽ tạo ra những rủi ro tiềm ẩn khôn lường, chẳng hạn như rủi ro đạo đức của Thành viên Ban Lãnh đạo
- Ngoài ra còn một số vấn đề có thể nảy sinh như:
Khó khăn về nguồn nhân lực: thiếu cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu; kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đòi hỏi phải có đủ thời gian cần thiết; việc sáp nhập đòi hỏi phải có một kế hoạch bố trí, sắp xếp lại nhân sự hết sức tỉ mỉ, chu đáo (gồm điều động, thuyên chuyển, cho đào tạo lại, hoặc cho nghỉ việc
có hưởng trợ cấp hoặc bồi thường ) bởi “con người” luôn luôn là một vấn
đề hết sức nhạy cảm
Sự xung đột về lợi ích cục bộ sẽ xuất hiện do quyền lực của một số vị trí lãnh đạo, quản lý có thể bị phương hại bởi lẽ nhiều vị trí sẽ không còn tồn tại;
Trang 22 Sự trì hoãn có thể có trong việc tích hợp các hệ thống IT và cơ sở hạ tầng tài chính khác của các cơ quan được sáp nhập
Do vậy, mặc dù về lâu dài, mô hình cơ quan giám sát hợp nhất là phù hợp với Việt Nam, song, cần có thời gian chuẩn bị, còn trong thời gian tới, cần củng cố năng lực giám sát của từng bộ phận giám sát riêng lẻ, đặc biệt là hệ thống giám sát ngân hàng và chứng khoán, cụ thể là:
1 Đối với hệ thống giám sát các hoạt động ngân hàng
Thứ nhất, xây dựng và phát triển hệ thống quản trị doanh nghiệp trong lĩnh
vực ngân hàng phù hợp với các thông lệ tốt và chuẩn mực quốc tế gắn liền với xây dựng văn hóa kinh doanh, tinh thần doanh nghiệp lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng Đây là vấn đề then chốt nhằm tạo môi trường thuận lợi hình thành phong cách kinh doanh dựa trên cơ sở rủi ro và tăng cường kỷ luật thị trường, tính trách nhiệm và tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD Việt Nam.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống qui chế quản lý và biện pháp thận trọng trong
lĩnh vực ngân hàng theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở từng bước tạo sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường và tiếp cận dịch vụ ngân hàng mà đã từng là nguyên nhân tạo lên sự bất bình đẳng và hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng Có biện pháp khuyến khích kết hợp cưỡng chế các TCTD nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đồng thời nâng cao các điều kiện cấp phép liên quan đến an toàn hoạt động và quản trị đối với các TCTD được thành lập mới.
Thứ ba, xây dựng thể chế giám sát ngân hàng mới đi đôi với thực hiện cơ
chế giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc cải thiện tính độc lập gắn liền nâng cao với tính trách nhiệm và minh bạch của cơ quan giám sát ngân hàng; triển khai áp dụng phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro; hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng và hệ thống các quy định an toàn hoạt động ngân hàng theo hớng đến năm 2010 thực hiện đầy đủ Basel I và tạo nền tảng để từng bước triển khai Basel II sau năm 2010.
2 Đối với hệ thống giám sát các hoạt động chứng khoán
Thứ nhất, xây dựng khuôn khổ luật pháp cho giám sát thị trường chứng
khoán Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy dưới luật (quy chế về
Trang 23quản trị công ty đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; quy chế tổ chức
và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ , nghị định về phát hành riêng lẻ, quy chế về chào mua công khai, ) nhằm hoàn chỉnh các quy định quản lý làm căn cứ cho hoạt động giám sát tuân thủ Xây dựng Quy chế giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán (do Bộ tài chính ban hành), Quy chế giám sát tuân thủ của SGDCK, TTGDCK, TTLKCK (do UBCKNN) ban hành và Quy chế phân định chức năng giám sát giữa các đơn vị thuộc UBCKNN nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh về giám sát;
Thứ hai, xây dựng cơ chế phối hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán giữa Bộ tài chính và Bộ Công an, chỉnh sửa, bổ sung thông tư số 97/2007/TT-BTC về Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm tạo hiệu lực cao hơn trong công tác cưỡng chế thực thi Bên cạnh đó, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
về xử phạt vi phạm hành chính đã tăng mức xử phạt tối đa lên 500 triệu đồng, cho phép nâng cao hiệu lực xử phạt, ngăn ngừa các vi phạm trên TTCK.
Thứ ba, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ giám sát và xây dựng hệ
thống công nghệ thông tin phục vụ công tác giám sát để đảm bảo xử lý kịp thời trong hoạt động giám sát.
Như vậy, để bảo đảm sự an toàn và ổn định bền vững của hệ thống tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ giám sát tài chính còn rất nhiều việc phải triển khai Thực hiện cải cách căn bản, toàn diện hệ thống quản lý, giám sát tài chính (từ thể chế, pháp luật, công nghệ, hoạt động cho đến các vấn đề liên quan tới con người) là hết sức cần thiết nhằm xây dựng một nền tài chính hiện đại, mang tính cạnh tranh cao và một hệ thống giám sát hiệu quả, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, song hoàn toàn không dễ dàng mà đòi hỏi phải có những bước đi cụ thể, thận trọng để tránh những tác động tiêu cực không cần thiết tới nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng./.
2.1.2 Sự điều tiết khu vực tài chính.
2.1.2.1 Các công cụ sử dụng trong điều tiết và giám sát khu vực.
- Dự trữ bắt buộc
- Tái cấp vốn
Trang 24- Nghiệp vụ thị trường mở
- Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ khôngthể thiếu trong việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô Điều
9 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định nội dung này Tuy nhiên, một vấn
đề đang gây tranh luận là điều 476 Luật Dân sự có quy định một mức trần lãi suất trongmối quan hệ vay mượn giữa dân cư là không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, và lãisuất cơ bản ở đây được hiểu là lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước)
Trong nền kinh tế thị trường, để kiểm soát và điều tiết tiền tệ, ngân hàng trungương các nước thường sử dụng hệ thống các công cụ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn,nghiệp vụ thị trường mở Đối với Việt Nam, hệ thống các công cụ kiểm soát và điều tiếttiền tệ đã được hình thànhvà phát triển cùng với quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng.Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, ngân hàng nhà nước đã thực hiện việc kiểm soát,điềutiết tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp như: hạn mức tín dụng, lãi suất,
tỷ giá, đồng thời thiết lập và bước đầu sử dụng các công cụ gián tiếp như dự trữ bắt buộc,tái cấp vốn, ngiệp vụ thị trường mở
Tăng cường phạm vi và hiệu quả điều tiết, kiểm soát thị trường tiền tệ của ngânhàng nhà nước là mục tiêu đặt ra trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam.Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong nhiều năm qua của ngânhàng nhà nước đã có những đóng góp nhất định đối với quá trình cải cách hệ thống ngânhàng, góp phần quan trọng trong ổn định hệ thống tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tạovốn cho quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ Thực
tế, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng, ngày càng nâng cao vaitrò điều tiết tiền tệ của ngân hàng nhà nước Điều này có thể thấy được thông qua việcđánh giá các bước đổi mới căn bản đối với các công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, tỷgiá, lãi suất, việc ra đời của nghiệp vụ thị trường mở tháng 7/2000 và việc thực hiệnnghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ từ tháng 7/2001
Đối với công cụ dự trữ bắt buộc, từ năm 1995 đến nay, việc quy định hệ thốngnhất là tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi dự trữ bắt buộc vào một tài khoản, từngbước mở rộng đối tượng áp dụng cự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụnglinh hoạt đối với từng loại hình tổ chức tín dụng đã góp phần nâng cao khả năng dự đoánđược nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng, qua đó tăng cường vai trò kiểm soát thịtrường tiền tệ của ngân hàng nhà nước Bên cạnh đó, việc quy định số tiền dự trữ bắt