- Thị trường tài chính: là nơi thực hiện việc phát hànhvà mua bán các công cụ tài chính bằng cách đó mà vốn được di chuyển từ những nơi dư thừa (theo những thời hạn
Nguyên Nhân
Cuộc khủng hoảng nợ cuối thập niên 70 và trong thập niên 80 ở các quốc gia Mỹ Latinh được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử khu vực này kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930s. Cơn bão khủng hoảng bắt đầu từ Mexico vào năm 1982 khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia khác trong khu vực cũng đều không tránh khỏi cuốn vào vòng xoáy này. Rất nhiều các cuộc khủng hoảng nợ khác nhau có thể kể đến như Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986-1987), hay Ecuador (1982, 1984).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh trong thời gian này. Đầu tiên, việc đầu tư quá nhiều vào các cơ sỏ hạ tầng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến việc chính phủ bội chi một cách trầm trọng. Bên cạnh đó, để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa của mình, các quốc gia này phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu cũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài, làm cho tỉ lệ nhập siêu ngày càng tăng. Hai điều này dẫn đến một nhu cầu lớn về nguồn vốn của chính phủ, và họ đã thực hiện việc đi vay từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế.
Mô hình công nghiệp hóa do nhà nước dẫn dắt ở khu vực Mỹ Latinh bắt đầu nhận được nhiều lời phê bình từ các nhà kinh tế cũng như các chính trị gia trong thập niên 60 (Hirschman, 1971; Fishlow; 1988, Love, 1994). Các nhà kinh tế cho rằng mô hình này mô hình này, với sự can thiệp quá nhiều của nhà nước, thiếu những tự do thông thường của thị trường, thể hiện sự không hiệu quả thông qua việc tăng thuế và sử dụng những hàng rào mậu dịch hạn chế nhập khẩu. Trong khi đó, giới chính trị gia lại phê bình sự yếu kém của nền kinh tế trong việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào thế giới bên ngoài, và quan trọng hơn, họ cho rằng sự mất cân bằng trong xã hội vẫn là hệ quả được kế thừa trong quá khứ ở khu vực này. Hirschman (1971), mặc dù không chia sẻ quan điểm với giới chính trị gia, nhưng ông cũng thể hiện được suy nghĩ của mình về mô hình này ở khu vực Mỹ Latinh, đó là: “Công nghiệp hóa được kỳ vọng sẽ thay đổi trật tự xã hội, tuy nhiên tất cả những gì nó làm được chỉ là phát triển sản xuất”.
Theo thời gian, sự yếu kém của mô hình này dần dần ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Sự mâu thuẫn xuất hiện đầu tiên ở nhóm các quốc gia trong khối Southern Cone (Argentina, Chile, Paraguay, Uruguay), là nơi chứng kiến những sự thay đổi rõ rệt trong xã hội đi kèm với sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng. Theo như phân tích của Fishlow (1988), điều này xuất phát từ việc các quốc gia này vẫn duy trì một chế độ quân chủ độc tài trong quá trình chuyển dịch lên nền kinh tế thị trường, dẫn
đến sự mâu thuẫn căn bản giữa tự do thị trường và sự can thiệp của chính phủ trên con đường phát triển.
Khủng hoảng tiền tệ ở các nước Mỹ Latin trong thập niên 80 và 90 có thể được giải thích tương đối tốt bằng các mô hình này. Định giá quá cao nội tệ tại các quốc gia như Argentina, Brazil, Mêhicô khiến cho tiêu dùng hàng nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu lại giảm đã gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai trầm trọng. Tiền lương thức tế tăng do hàng tiêu dùng nhập khẩu giảm khiến cho tỷ lệ tiết kiệm trong nước giảm sút. Với việc cam kết cố định tỷ giá và mức lãi suất khá cao, chính phủ các nước Mỹ Latin đã dễ dàng huy động được các nguồn vốn nước ngoài để tài trợ chi tiêu. Các khoản nợ tích lũy đã làm tăng dần tính rủi ro và giảm dần uy tín cam kết cố định tỷ giá của chính phủ. Những bất ổn chính trị và ảnh hưởng lan truyền giữa các nước là những xúc tác để hiện thực hóa khủng hoảng tiền tệ ở nhóm nước này. Chúng ta có thể xem các phân tích chi tiết về diễn biến và nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ của các nước Mỹ Latin trong nghiên cứu của Calderon, Mulraine (2005), Evangelist và Sathe (2006).
Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai.
Mô hình thế hệ thứ hai.
Mô hình thứ hai được Obstfeld đưa ra năm 1986, nó chú trọng đến các yếu tố kỳ vọng, sự đồng thuận về kỳ vọng của các đối tượng tham gia thị trường, và một yếu tố châm ngòi để hiện thực hóa các kỳ vọng này thành một hành động chung thống nhất. Mô hình này cho rằng khủng hoảng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi các yếu tố kinh tế vĩ mô
căn bản chưa đến mức đáng ngại. Mô hình cho rằng chính phủ sẽ theo đuổi chính sách tỷ giá trong mối quan hệ đánh đổi với các lợi ích kinh tế khác (tối thiểu hóa hàm tổn thất của Chính phủ). Nó sẽ theo đuổi chính sách tỷ giá cố định nếu lợi ích thu được lớn hơn những tổn thất kinh tế khác bị mất đi, ngược lai nó cũng có thể từ bỏ nếu những tổn thất phải bỏ ra để theo đuổi chế độ tỷ giá này lớn hơn những lợi ích thu lại được, dù rằng chính phủ hay ngân hàng trung ương vẫn đủ sức duy trì mức tỷ giá đã cố định. Và như vậy, có thể tồn tại nhiều trạng thái cân bằng khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của Chính phủ. Với quan điểm như vậy, các thành viên tham gia thị trường sẽ kỳ vọng về lựa chọn chính sách của Chính phủ. Nếu kỳ vọng của họ đều thống nhất cho rằng Chính phủ sẽ từ bỏ chế độ giá cố định hay phá giá thì cuộc tấn công đầu cơ sẽ xảy ra. Tổn thất của việc theo đuổi tỷ giá cố định sẽ lớn hơn và càng củng cố thêm động cơ từ bỏ cam kết trước đó về tỷ giá của Chính phủ. Ngược lại, nếu kỳ vọng không thống nhất và trái ngược nhau thì áp lực phải từ bỏ tỷ giá sẽ không lớn và có thể Chính phủ sẽ không, hoặc tạm thời chưa từ bỏ tỷ giá đã cam kết. Như vậy, yếu tố kỳ vọng sẽ cùng với hàm tổn thất quyết định trạng thái cân bằng.
Để làm rõ mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai chúng tôi xin được lấy một ví dụ điển hình cuộc khủng hoảng cơ chế tiền tệ ở Châu Âu năm 1992 -1993 .
Nguyên Nhân
Từ năm 1979, các nước thành viên của EU thiết lập Hệ thống Tiền tệ châu Âu (EMS) với một cơ chế tỷ giá (gọi là ERM – European Exchange-rate Mechanism) trong đó xác định khoảng giới hạn mà tỷ giá tiền tệ của các nước thành viên được phép dao động.3 Đồng Mark Đức trở thành cơ sở để các đồng tiền khác dựa vào.
Sau sự kiện thống nhất nước Đức vào năm 1990, thâm hụt ngân sách và lãi suất thực cũng như lãi suất danh nghĩa ở Đức tăng lên nhanh chóng. Cơ chế tiền tệ lúc đó là tỷ giá hối đoái chỉ được dao động trong giới hạn ±2,25% xung quanh mức trung tâm. Cơ chế tiền tệ như trên và sự gia tăng lãi suất ở Đức tạo ra khó khăn cho các nước đối tác. Lãi suất gia tăng ở Đức có nghĩa là đồng mark trở nên hấp dẫn; tiền bắt đầu chảy vào Đức với số lượng lớn. Để hỗ trợ cho đồng tiền của mình, các nước thành viên của EMS khác buộc phải tăng lãi suất, từ đó tạo ra tác động giảm phát vào đúng thời điểm mà nhiều nước EMS đang ở trong tình trạng suy thoái kinh tế. Đây chính là lý do căn bản của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu năm 1992-1993.
Vào đầu năm 1992, đồng bảng Anh trở thành đồng tiền đầu tiên bị tấn công. Theo ước tính chỉ trong vài ngày Ngân hàng Trung ương Anh quốc đã bán ra dự trữ ngoại tệ và mua vào 15 tỷ bảng Anh để bảo vệ tỷ giá. Nhưng đến ngày 16 tháng 9 năm 1992 thì Anh quyết định đi ra khỏi Hệ thống Tiền tệ châu Âu và thả nổi đồng bảng.4 Một ngày sau khi Anh ra khỏi EMS, Ý cũng hành động tương tự. Kế đến là Tây Ban Nha phá giá đồng peseta, Ai Len tăng lãi suất qua đêm lên tới 1000% và trong một tuần Pháp cũng sử dụng tới một nửa lượng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá giữa đồng franc và đồng mark. Đến mùa hè năm 1993, Pháp và các nước còn lại của cơ chế ERM mở rộng biên độ dao động tỷ giá lên 15%.
Câu chuyện ở trên có thể được giải thích bằng mô hình của Obsfeld. Rõ ràng các nước thành viên của EMS (có lẽ ngoại trừ trường hợp của Ý) có đủ dự trữ ngoại tệ vào thời điểm năm 1992 để hỗ trợ cho tỷ giá nhưng đã không làm như vậy. Để bảo vệ tỷ giá, chính phủ các nước thành viên EMS có thể vay dự trữ ngoại tệ, nâng lãi suất, hay thậm chỉ áp đặt chính sách kiểm soát ngoại hối tạm thời. Những biện pháp này, mặc dù có thể thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định, nhưng tạo ra các chi phí lớn về kinh tế, đặc biệt là trong thời điểm suy giảm tăng Anh không tham gia ngay từ đầu và tới ngày 8 tháng 10 năm 1990 mới tham gia.
Hậu Quả
Theo ước tính không chính thức, George Soros đã thu lợi tới 1 tỷ US$ khi đầu cơ vào đồng bảng Anh trong năm1992. trưởng kinh tế và thất nghiệp cao. Chính vì vậy, chính phủ các nước thành viên EMS luôn phải cân bằng lợi ích và chi phí của việc không điều chỉnh tỷ giá. Nếu trong một tình huống nào đó, một sự kiện kinh tế xuất hiện làm tăng những ước tính của thị trường về chi phí chính phủ phải chịu khi duy trì tỷ giá cố định thì một cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ sẽ nảy sinh và chính phụ thất tốt nhất là nên chuyển sang tỷ giá thả nổi.
Mô hình thế hệ thứ ba
Mô hình này được đưa ra sau cuộc khủng hoảng châu Á 1997. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ khá chặt giữa những trục trặc trong khu vực ngân hàng tài chính với khủng hoảng tiền tệ. Mô hình do Krugman đưa ra năm 1998 đã phân tích tình trạng bong bóng trong đầu tư vào thị trường chứng khoán va bất động sản và việc quả bóng bị nổ tung tức là sụt giảm giá của thị trường chứng khoán và bất động sản. Mô hình này mặc dù phân tích các yếu tố thực của nền kinh tế, nhưng nó có thể giải thích được những vấn đề về khủng hoảng tiền tệ và nợ nước ngoài ở Đông Á năm 1997.
Để làm rõ mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba chúng tôi xin được lấy một ví dụ điển hình cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á năm 1997.