Thí dụ, nếu một doanh nghiệp chỉ đầu tư bằng tiền của chính mình, trong trường hợp rủi ro, doanh nghiệp đó sẽ mất đi toàn bộ số tiền của mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vay tiền để mở rộng đầu tư, nó sẽ có khả năng thu lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư; nhưng cũng có thể sẽ mất đi nhiều hơn số tài sản vốn có. Vì vậy, có thể nói rằng, các khoản vay đầu tư có thể thu lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa nguy cơ gây phá sản. Khi một doanh nghiệp hay một tập đoàn tài chính bị phá sản, điều đó đồng nghĩa với việc nó mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ, và có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống tài chính
2.3.3.2 Hệ quả và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính.
Khủng hoảng tài chính, nói chung, thường gây ra những tác động lớn đối với cả xã hội. Bởi kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc ổn định trật tự xã hội, nên khi nền kinh tế bị tác động mạnh, nó sẽ kéo theo những ảnh hưởng (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống.
Xét về mặt tiêu cực, khủng hoảng tài chính góp phần không nhỏ làm đảo lộn trật tự xã hội. Trong tất cả các doanh nghiệp, tài chính luôn là vấn đề cốt lõi nhằm duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của người lao động. Khi gặp phải khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp khó có khả năng mở rộng đầu tư và phát triển, gây sự đình trệ trong công việc; thậm chí còn có thể phá sản. Sự phá sản của doanh nghiệp này sẽ tác
động tới các doanh nghiệp khác, và cao hơn nữa là tác động tới toàn bộ nên kinh tế, theo một hiệu ứng dây chuyền (tùy theo quy mô của doanh nghiệp). Không những thế, khủng hoảng tài chính còn góp phần gây ra những bất ổn về xã hội do lượng người thất nghiệp gia tăng.
Hệ quả của khủng hoảng tài chính là nền kinh tế bị đẩy ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng, gây nên sự sụt giảm mạnh về sản lượng, việc làm, đi kèm với lạm phát, hoặc gây nguy cơ bùng nổ lạm phát.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính cũng có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Nó báo hiệu sự chấm dứt thế độc tôn của các “ông lớn” trên thị trường tài chính, góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế. Đồng thời, khủng hoảng tài chính cũng buộc người ta người ta phải xem xét, sửa đổi các nguyên tắc đã quy định lên hệ thống tài chính từ trước tới nay, loại bỏ những nguyên tắc đã không còn thích hợp để tạo ra theo kịp những biến đổi trong xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn và chủ động ứng phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị 3.1 Nhận xét.
Trong 5 năm qua (2008-2012), NFSC đã tham mưu, tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, công tác tham mưu điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành, giám sát chung thị trường tài chính. Bên cạnh đó, NFSC cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu chung về thị trường tài chính, kinh tế vĩ mô và khai thác, tổng hợp thông tin.
Đáng chú ý, cơ quan này đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu giám sát thị trường tài chính và phương pháp đánh giá trên cơ sở rủi ro đối với các định chế tài chính và hệ thống tài chính.
Giai đoạn 2013-2015, NFSC sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính và phương pháp đánh giá, nhận diện và đo lường rủi ro. Lãnh đạo Ủy ban cho biết, sẽ nghiên cứu và đề xuất mô hình giám sát tài chính quốc gia, đảm bảo hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, từng bước áp dụng chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Đây cần được coi là một nội dung trong chương trình cải cách hệ thống tài chính.
3.2 Kiến nghị.
Mô hình giám sát phân tán sẽ trở nên lỗi thời trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những thách thức từ sự phát triển nhanh chóng của khu vực tài chính Việt Nam cũng như xu thế tự do hóa tài chính. Từ thực tế trên, việc xây dựng hệ thống giám
sát tài chính hợp nhất cho Việt Nam tới năm 2020 đã trở thành một yêu cầu tât yếu điều quan trọng là cần các giải pháp khả thi theo một lộ trình thích hợp.
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về giám sát thị trường tài chính.
Để nâng cao năng lực của các cơ quan giám sát chuyên ngành, điều cân thực hiện đầu tiên là từng bước hoàn chỉnh khung pháp lý về giám sát thị trường tài chính, trong đó trọng tâm là xây dựng Luật Thanh tra, giám sát tài chính họp nhất.
Thứ hai, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Để chất lượng hoạt động thanh tra - giám sát được đảm bảo, bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý, viec đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cũng cần thực hiện khẩn trương trong những năm đầu của giai đoạn 2011-2020.
Thứ ba, hoàn thiện chức năng của các cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngành giai đọan 2011-2015.
Thứ tư, hoàn thiện mô hình khung giám sát và đánh giá thị trường tài chính. Thứ năm, xây dựng cơ chế tài chính cho hoạt động thanh tra - giám sát tài chính.
Thứ sáu, xây dựng và thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan giám sát tài chính.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài nhóm rút ra kết luận việc điều tiết và giám sát hệ thống tài chính của một quốc gia là cần thiết và quan trọng. Bởi vì điều tiết và giám sát hệ thống tài chính cho chúng ta một cơ sở, dấu hiệu bất ổn của hệ thống tài chính và cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đưa ra những quyết định hay chính sách cụ thể cho từng giai đoạn trường hợp hoặc từng giai đoạn phát triển của đất nước theo đúng nguyên tắc quản lý và giám sát chặt chẽ để tránh xãy ra khũng hoảng tài chính gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế của quốc gia. Qua đó để cũng cố và hoàn thiện sự điều tiết và giám sát hệ thống tài chính của quốc gia một cách tốt nhất.