1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

39 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 663,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG I 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1 1.1. Lãi suất 1 1.1.1. Khái niệm và phân loại lãi suất: 1 1.1.1.1. Khái niệm: 1 1.1.1.2. Phân loại: 1 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: 1 1.1.2.1. Mức cung cầu tiền tệ: 1 1.1.2.2. Sự tác động của cung cầu tín dụng: 1 1.1.2.3. Sự tác động của tỷ lệ lạm phát 2 1.1.3. Vai trò của lãi suất: 2 1.1.3.1. Kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm 2 1.1.3.2. Lãi suất là công cụ phân phối vốn, kích thích sử dụng vốn có hiệu quả và điều chỉnh các hoạt động đầu tư 2 1.1.3.3. Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế 2 1.1.3.4. Lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của NHNN 2 1.2. Tỷ giá hối đoái: 3 1.2.1. Khái niệm: 3 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 3 1.2.2.1. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế: 3 1.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế: 3 1.2.2.3. Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế: 3 1.2.2.4. Mức chênh lệch lãi suất: 3 1.2.2.5. Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: 4 1.2.2.6. Các nhân tố khác: 4 1.2.3. Vai trò của chính sách tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế 4 1.2.3.1. Đối với cán cân thanh toán: 4 1.2.3.2. Với lạm phát và lãi suất 4 1.2.3.3. Với sản lượng và việc làm 5 1.2.3.4. Đối với đầu tư quốc tế 5 CHƯƠNG 2 7 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7 2.1. Lãi suất 7 2.1.1. Thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua: 7 2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến 5.1992: Cơ chế chính sách lãi suất cố định 7 2.1.1.2. Giai đoạn từ 6.1992 đến 1995: Cơ chế điều hành khung lãi suất 7 2.1.1.3. Giai đoạn từ 1996 đến 7.2000: Cơ chế điều hành lãi suất trần 7 2.1.1.4. Giai đoạn từ 582000 đến 162002: Cơ chế lãi suất cơ bản kèm biên độ 7 2.1.1.5. Giai đoạn từ ngày 01062002 đến nay: 10 2.1.2. Giải pháp điều hành Lãi suất ở Việt Nam hiện nay: 12 2.1.2.1. Những khó khăn trong quá trình chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận. 12 2.1.2.2. Những giải pháp: 13 2.2. Tỷ giá hối đoái 15 2.2.1. Thực trạng tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong những năm gần đây: 15 2.2.1.1. Giai đoạn 20012005 15 2.2.1.2. Giai đoạn 20062007 16 2.2.1.3. Giai đoạn năm 2008 18 2.2.1.4. Giai đoạn năm 2009 21 2.2.1.5. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay 22 2.2.2. Những giải pháp cho chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay 24 2.2.2.1. Chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt và theo hướng thị trường hơn. 24 2.2.2.2. Chính sách tỷ giá điều chỉnh theo hướng tách rời sự neo buộc vào đồng USD 24 2.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN trên thị trường ngoại hối. 25 2.2.2.4. Hoàn thiện thị trường ngoại hối 25 2.2.2.5. Phá giá nhẹ đồng Việt Nam. 26 2.2.2.6. Thực hiện chính sách đa ngoại tệ 26 2.2.2.7. Tạo điều kiện để đồng Việt Nam có thể chuyển đổi được 27 2.2.2.8. Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác 27 2.2.2.9. Vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro 28 2.2.2.10. Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối 29 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, nền kinh tế toàn cầu hồi phục chậm sau cuộc khủng hoảng, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã sớm thoát ra khỏi tình trạng suy giảm này và lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặc với những khó khăn và thách thức trước mắt về các vấn đề như lạm phát, nhập siêu và nợ công. Những bất ổn này không chỉ cản trở tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà còn làm xói mòn sự tăng trưởng bền vững trong trung hạn, và có thể làm suy yếu đi tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Vì vậy, mục tiêu trước mắt của nền kinh tế Việt Nam vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế. Để thực hiện những điều này, Ngân hàng Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ và các hoạt động của ngân hàng. Trong đó, vẫn đề về lãi suất và tỷ gá hối đoái là hai vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nhóm 06 quyết định chọn đề tài tiểu luận nghiên cứu cho nhóm mình là “Lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát về tình hình lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng như ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá hoái đoái trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Trang 2

GVHD: GS.TS Dương Thị Bình Minh Khóa: Cao học K20

Nhóm: 06

TP.Hồ Chí Minh, tháng

03/2011

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1

1.1 Lãi suất 1

1.1.1 Khái niệm và phân loại lãi suất: 1

1.1.1.1 Khái niệm: 1

1.1.1.2 Phân loại: 1

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: 1

1.1.2.1 Mức cung cầu tiền tệ: 1

1.1.2.2 Sự tác động của cung cầu tín dụng: 1

1.1.2.3 Sự tác động của tỷ lệ lạm phát 2

1.1.3 Vai trò của lãi suất: 2

1.1.3.1 Kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm 2

1.1.3.2 Lãi suất là công cụ phân phối vốn, kích thích sử dụng vốn có hiệu quả và điều chỉnh các hoạt động đầu tư 2

1.1.3.3 Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế 2

1.1.3.4 Lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của NHNN 2

1.2 Tỷ giá hối đoái: 3

1.2.1 Khái niệm: 3

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 3

1.2.2.1 Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế: 3

1.2.2.2 Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế: 3

1.2.2.3 Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế: 3

1.2.2.4 Mức chênh lệch lãi suất: 3

1.2.2.5 Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: 4

Trang 4

1.2.2.6 Các nhân tố khác: 4

1.2.3 Vai trò của chính sách tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế 4

1.2.3.1 Đối với cán cân thanh toán: 4

1.2.3.2 Với lạm phát và lãi suất 4

1.2.3.3 Với sản lượng và việc làm 5

1.2.3.4 Đối với đầu tư quốc tế 5

CHƯƠNG 2 7

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7

2.1 Lãi suất 7

2.1.1 Thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua: 7

2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1989 đến 5.1992: Cơ chế chính sách lãi suất cố định 7

2.1.1.2 Giai đoạn từ 6.1992 đến 1995: Cơ chế điều hành khung lãi suất 7

2.1.1.3 Giai đoạn từ 1996 đến 7.2000: Cơ chế điều hành lãi suất trần 7

2.1.1.4 Giai đoạn từ 5/8/2000 đến 1/6/2002: Cơ chế lãi suất cơ bản kèm biên độ 7

2.1.1.5 Giai đoạn từ ngày 01/06/2002 đến nay: 10

2.1.2 Giải pháp điều hành Lãi suất ở Việt Nam hiện nay: 12

2.1.2.1 Những khó khăn trong quá trình chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận 12

2.1.2.2 Những giải pháp: 13

2.2 Tỷ giá hối đoái 15

2.2.1 Thực trạng tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong những năm gần đây: 15

2.2.1.1 Giai đoạn 2001-2005 15

2.2.1.2 Giai đoạn 2006-2007 16

2.2.1.3 Giai đoạn năm 2008 18

2.2.1.4 Giai đoạn năm 2009 21

2.2.1.5 Giai đoạn từ năm 2010 đến nay 22

2.2.2 Những giải pháp cho chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay 24 2.2.2.1 Chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt và theo hướng thị trường hơn.24

Trang 5

2.2.2.2 Chính sách tỷ giá điều chỉnh theo hướng tách rời sự neo buộc vào đồng USD 24

2.2.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN trên thị trường ngoại hối 25

2.2.2.4 Hoàn thiện thị trường ngoại hối 25

2.2.2.5 Phá giá nhẹ đồng Việt Nam 26

2.2.2.6 Thực hiện chính sách đa ngoại tệ 26

2.2.2.7 Tạo điều kiện để đồng Việt Nam có thể chuyển đổi được 27

2.2.2.8 Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác 27

2.2.2.9 Vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro 28

2.2.2.10.Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối 29

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, nền kinh

tế toàn cầu hồi phục chậm sau cuộc khủng hoảng, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã sớmthoát ra khỏi tình trạng suy giảm này và lấy lại đà tăng trưởng Tuy nhiên, Việt Namvẫn đang đối mặc với những khó khăn và thách thức trước mắt về các vấn đề như lạmphát, nhập siêu và nợ công Những bất ổn này không chỉ cản trở tăng trưởng kinh tếtrong ngắn hạn, mà còn làm xói mòn sự tăng trưởng bền vững trong trung hạn, và cóthể làm suy yếu đi tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn

Vì vậy, mục tiêu trước mắt của nền kinh tế Việt Nam vẫn là ổn định kinh tế vĩ

mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế Đểthực hiện những điều này, Ngân hàng Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong việcđiều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ và các hoạt động của ngân hàng.Trong đó, vẫn đề về lãi suất và tỷ gá hối đoái là hai vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đếnnền kinh tế hiện nay

Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nhóm 06 quyết định chọn đề tài tiểu luận

nghiên cứu cho nhóm mình là “Lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát về tình hình lãi suất và tỷ giá

hối đoái ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng như ảnh hưởng của nó đến nền kinh tếViệt Nam Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm

ổn định lãi suất và tỷ giá hoái đoái trong giai đoạn hiện nay

Đề tài nghiên cứu gồm 02 phần chính, cụ thế:

- Chương 1: Lý luận chung về lãi suất và tỷ giá hối đoái

Trang 7

- Chương 2: Thực trạng và giải pháp về lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Việt

Nam hiện nay

Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn và trước những biến động bất thườngcủa nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, do vậy, trongquá trình phân tích không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự hướng dẫn chỉnhsửa bổ sung của cô và các bạn đề đề tài được hoàn thiện

Trang 8

1.1.1.2 Phân loại:

a) Phân loại theo tính chất của khoản vay:

- Lãi suất cơ bản: là lãi suất gốc để các tổ chức tín dụng căn cứ vào đó hoặc

tham chiếu mà hình thành lãi suất kinh doanh của mình Ở Việt Nam, lãi suất cơ bản doNHNN quy định

- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hìnhthức chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán củakhách hàng Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá

- Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHNN cho các ngân hàng trung gianvay dưới hình thức chiết khấu lại các thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn chưađến hạn thanh toán của các ngân hàng này

- Lãi suất thị trường tiền tệ: Là lãi suất cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàngđược hình thành trên thị trường tiền tệ

b) Phân loại theo giá trị thực của tiền lãi:

- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay

nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát

- Lãi suất thực: là lãi suất điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi vềlạm phát, hay nói cách khác, là loại lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát

Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như: phân loại theo thời gian, phânloại theo loại tiền vay…

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:

1.1.2.1 Mức cung cầu tiền tệ:

Cung cầu tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thịtrường

- Khi NHNN muốn kiềm chế lạm phát sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền

tệ thông qua các công cụ: dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hạn mức tín dụng làm chomức cung tiền tệ giảm, dẫn đến tăng lãi suất

- Khi nền kinh tế suy thoái, NHNN thực hiện tăng mức cung tiền tệ bằng cáchbơm tiền ra lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ dẫn đến lãi suất có xu hướnggiảm xuống, lượng tín dụng cho nền kinh tế được mở rộng

1.1.2.2 Sự tác động của cung cầu tín dụng:

Trang 9

- Cung tín dụng là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể

khác nhau trong xã hội

- Cầu tín dụng là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùngcủa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế

- Ảnh hưởng của cung – cầu tín dụng đến hình thành lãi suất trên thị trườngkhông phải là tác động một chiều Lãi suất tăng hay giảm cũng tác động mạnh mẽ đếncung – cầu vốn tín dụng

1.1.2.3 Sự tác động của tỷ lệ lạm phát

- Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của lãi suất Bởi lẽ sự tănghay giảm tỷ lệ lạm phát kéo theo sự biến động của giá trị tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lợiích kinh tế của người cho vay Nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất phải tăng theo và ngượclại NHNN sử dụng lãi suất tín dụng làm công cụ kiềm chế lạm phát Khi lạm phát tăngcao, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để làm hạ cơn sốt lạm phát

- Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất được biểu hiện qua công thức:

Lãi suất danh thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

1.1.3 Vai trò của lãi suất:

1.1.3.1 Kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm

Một trong những hình thức đầu tư có tính an toàn khá cao đối với người dân làgửi tiền vào ngân hàng Để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, lãi suất

là một trong những biện pháp hấp dẫn mà các ngân hàng thường sử dụng

1.1.3.2 Lãi suất là công cụ phân phối vốn, kích thích sử dụng vốn có hiệu quả và điều chỉnh các hoạt động đầu tư

Trong nền kinh tế thị trường, nếu tạo ra được mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷsuất lợi nhuận bình quân sẽ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư,

mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện đại bằng nguồn vốnvay ngân hàng Hiệu quả cuối cùng làm tổng thu nhập quốc dân tăng lên

1.1.3.3 Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế

Mỗi một sự biến động, dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến hoạt động của mỗi cánhân, tổ chức và của cả nền kinh tế Người ta có thể căn cứ vào sự biến động của lãi suấtđể dự báo các yếu tố khác của nền kinh tế như: tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mứclạm phát dự tính, mức thiếu hụt ngân sách Các yếu tố này hợp thành chỉ tiêu “sức khỏe”của nền kinh tế Người ta có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hìnhkinh tế trong tương lai

1.1.3.4 Lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của NHNN

- Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, NHNN có thể tăng lãi suất tiền gửi đểrút tiền từ lưu thông về làm giảm tỷ lệ lạm phát, tạo điều kiện để sức mua của ổn định,đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Ngược lại, khi nền kinh tế đã suythoái, NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để chống suy thoái và lãi suất giảmxuống

- Thông qua lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh khối lượng cho vay đối với cácNHTM, nghĩa là điều chỉnh khối lượng cung ứng tiền vào lưu thông Từ đó mở rộng haythu hẹp sản xuất, tăng hay giảm công ăn việc làm

Trang 10

- Tăng hay giảm lãi suất tín dụng, sẽ ảnh hưởng đến tăng hay giảm số lượngngoại tệ trong nước Vì vậy ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, dẫn đến sự thay đổi

tỷ giá do đó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ

1.2 Tỷ giá hối đoái:

1.2.1 Khái niệm:

Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai

đồng tiền của hai nước khác nhau Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiềnnày tính bằng giá của một đồng tiền khác

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

1.2.2.1 Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế:

Mức độ tăng giảm GDP thực tế sẽ làm tăng, giảm cung cầu về ngoại tệ từ đó làmcho tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm đi hoặc tăng lên

1.2.2.2 Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế:

Lạm phát làm suy giảm sức mua đối ngoại của đồng tiền trong nước so với ngoại

tệ và làm cho tỷ giá hối đoái của tiền trong nước biến động Nếu mức lạm phát của mộtnước mà cao hơn so với một nước khác thì đồng tiền nước đó sẽ có sức mua thấp hơn và

do đó tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó so với tiền nước ngoài sẽ giảm (nói cách khác tỷ giángoại tệ khi đó sẽ tăng lên) Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao và kéo dài, đồng tiền càng mấtgiá mạnh và tỷ giá hối đoái của nó sẽ giảm nhiều

1.2.2.3 Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế:

Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào 1 trong các trạng thái sau: Cân bằng,bội chi, bội thu

Nếu cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng, thì cung cầu về ngoại tệ cân bằng,khi đó tỷ giá hối đoái sẽ ổn định

Nếu cán cân thanh toán bội chi thì cầu về ngoại tệ vượt cung về ngoại tệ dẫn đến

tỷ giá ngoại tệ tăng lên

Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu thì cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại

tệ, khi đó tỷ giá ngoại tệ giảm

1.2.2.4 Mức chênh lệch lãi suất:

Ở thị trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốnngoại tệ ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận, do đó làm cho

Trang 11

cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm đi, làm cho tỷ giá ngoại tệ đi theo xuhướng giảm.

Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ sẽ tác động đến xuhướng đầu tư và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội

tệ thì sẽ có xu hướng chuyển sang đầu tư vào đồng ngoại tệ, cầu về ngoại tệ sẽ tăng, dẫnđến tỷ giá ngoại tệ tăng và ngược lại

1.2.2.5 Hoạt động đầu cơ ngoại tệ:

Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giáhối đoái biến động Khi một nhà đầu cơ dự đoán giá của một ngoại tệ nào đó trong thờigian tới sẽ tăng họ sẽ dùng nội tệ mua ồ ạt số lượng ngoại tệ trên thị trường làm cho ngoại

tệ này trở nên khan hiếm dẫn đến tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng Ngược lại, nếu anh ta dự đoánngoại tệ nào đó sẽ sụt giá thì sẽ bán mạnh số ngoại tệ đó ra thị trường làm cung vượt cầu,

do đó tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm

1.2.2.6 Các nhân tố khác:

Sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội: Khi dân chúng “sùng bái” hàng ngoại

thì nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng

Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, làmthất thoát ngoại tệ và vàng mà Nhà nước không kiểm soát được, do đó cũng có tác độngđến tỷ giá hối đoái

Sự tác động của các sự kiện bất thường về kinh tế xã hội như chiến tranh, khủng

bố, khủng hoảng chính trị, sự cố thiên tai, dịch bệnh cũng có những tác động nhất địnhđến sự biến động của tỷ giá hối đoái

1.2.3 Vai trò của chính sách tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế

1.2.3.1 Đối với cán cân thanh toán:

Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trướctiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó KhiTGHĐ tăng (đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu vàgiảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cải thiện sức cạnh tranh quốc tế củahàng trong nước

1.2.3.2 Với lạm phát và lãi suất

Khi các yếu tố khác không đổi TGHĐ tăng làm tăng giá các mặt hàng nhập khẩutính bằng nội tệ Các hộ gia đình,các nhà sản xuất sử dụng đầu vào nhập khẩu phải tiêudùng hàng nhập khẩu với mức giá tăng cùng tỷ lệ phá giá Kết quả mức giá chung trongnền kinh tế trở nên cao hơn đặc biệt là nền kinh tế nhỏ, mở cửa với thế giới bên ngoài có

Trang 12

xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao so với GDP Nếu TGHĐ tiếp tục có sự gia tăngliên tục qua các năm có nghĩa là lạm phát đã tăng Nếu lãi suất tăng ở mức vừa phải có thểkiểm soát sẽ kích thích tăng trưởng nhưng nếu lạm phát tăng quá cao sẽ tác động làm lãixuất tăng làm giảm đầu tư ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế giảm sút.

1.2.3.3 Với sản lượng và việc làm

Đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì khiTGHĐ tăng, sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnhvực này giúp phát triển sản xuất từ đó tạo thêm công ăn việc làm giảm thất nghiệp, sảnlượng quốc gia có thể tăng lên và ngược lại

1.2.3.4 Đối với đầu tư quốc tế

a) Đầu tư trực tiếp:

TGHĐ tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc gópvốn liên doanh Bên cạnh đó tỷ giá còn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả cáchoạt động đầu tư nước ngoài Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh hưởng nhất định tới hành

vi của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại haykhông

b) Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụng quốc tế

cũng như việc mua bán các loại chứng khoán có giá trên thị trường

Lợi tức từ khoản cho vay bằng ngoại tệ = lãi suất ngoại tệ + giảm giá đồng nội tệ

Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐ tăng tổng lợitức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện tượng luồng vốnchảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảm luồng vốn sẽ đổ vào trong nước

Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi cácquốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn định hợp lý giảm mức độ rủi rotrong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

1.2.3.5 Với nợ nước ngoài

Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước đó hoặcnhững đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của gánhnặng nợ nước ngoài Ngày nay khi sự luân chuyển vốn quốc tế ngày càng tự do thì cácnước đặc biệt các nước đang phát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷgiá để đảm bảo tăng trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài

1.2.4 Các chế độ tỷ giá hối đoái:

Trang 13

- Tỷ giá cố định.

- Tỷ giá thả nổi

- Tỷ giá thả nổi có điều tiết

1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá:

- Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp,chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả Các yếu tố để hình thành lãi suất và

tỷ giá không giống nhau Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốncho vay Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong mộttình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân Còn TGHĐ thì do quan hệcung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán

dư thừa hay thiếu hụt quyết định Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá khônggiống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) không nhất thiết đưa đếnTGHĐ biến động theo (hạ xuống chẳng hạn) Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạncủa nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nướckhông ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc

đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hútđược lãi nhiều

* Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá:

- Lạm phát giữa các quốc gia

- Cung-cầu ngoại hối

- Cán cân thanh toán quốc tế ( hệ quả của Cung- cầu ngoại tệ)

- Chính sách ngoại thương

- Hoạt động đầu cơ

- Tình hình chính trị trong nước và quốc tế

(1) Lãi suất thực tế (đồng nội tệ) = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát dự kiến = Lãi

suất ngoại tệ + (-) khoản tăng (giảm) giá dự tính

Trang 14

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Lãi suất

2.1.1 Thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua:

2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1989 đến 5.1992: Cơ chế chính sách lãi suất cố định

Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thay đổi căn bản, theo nguyêntắc của việc xác định lãi suất là: Bảo toàn được vốn và có lãi, được áp dụng ở các doanhnghiệp của các thành phần kinh tế Cơ chế lãi suất này được điều chỉnh theo biến độngcủa chỉ số giá, đặc biệt là lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãi suất của thị trườngtiền tệ quốc tế Thực tế vận hành trong một thời gian (1989-1992), cơ chế lãi suất thời kỳnày đã bắt đầu phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chếlãi suất thực dương

2.1.1.2 Giai đoạn từ 6.1992 đến 1995: Cơ chế điều hành khung lãi suất

Đặc trưng của cơ chế này là NHNN điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất,quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế Các NHTM,các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của NHNN để đưa ra các lãi suất thích hợp chomình, thực chất là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suấtdương, đảm bảo cho các NHTM, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơchế lãi suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam

2.1.1.3 Giai đoạn từ 1996 đến 7.2000: Cơ chế điều hành lãi suất trần

Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là NHNN đã thay đổi căn bản

cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động(lãi suất đầu vào của NHTM) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra) Cơ chế lãisuất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức muacủa VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệnăm 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á

Trang 15

2.1.1.4 Giai đoạn từ 5/8/2000 đến 1/6/2002: Cơ chế lãi suất cơ bản kèm biên độ

Quyết định số 244/QĐ-NHNN1 ngày 2/8/2000 qui định từ ngày 5/8 cơ chế điềuhành trần lãi suất sẽ được thay thế bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với chovay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vaybằng ngoại tệ Theo đó các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàngtrên cơ sở:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản ± biên độ dao động lãi suất cơ bản

Biên độ dao động này do NHNN qui định và công bố Thống đốc NHNN Việt Nam đã quyết định mức lãi suất cơ bản và biên độ dao động như sau:

Biên độ đối với

Biên độ đối với

cho vay trung và dài hạn

+0,5%/tháng

Lãi suất cho vay

tối đa ngắn hạn (12,6%/năm)1,05%/tháng SIBOR 3 tháng+1%/năm

Lãi suất cho vay

tối đa trung và dài hạn

1,25%/tháng(15%/năm)

SIBOR 6tháng+2,5 năm(SIBOR: lãi suất đôla Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore)

Lãi suất cơ bản do NHNN đưa ra dựa trên nguyên tắc tham khảo mức lãi suất chovay ngắn hạn thông thường đối với các khách hàng có uy tín của một nhóm NHTM, trong

đó có bốn NHTM quốc doanh, hai NHTM cổ phần, hai chi nhánh ngân hàng nước ngoài

và một ngân hàng liên doanh

1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

2 Ngân hàng Công thương Việt Nam

3 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

4 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

5 Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

6 Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

7 Ngân hàng ANZ

8 Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

9 Ngân hàng VID Public

Trang 16

Thực tế trong khoảng thời gian từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002, lãi suất cơ bảnđiều chỉnh tương đối phù hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ “ nới lỏng” một cáchthận trọng; với biên độ khá rộng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suấtcho phù hợp với quan hệ cung cầu vốn ở thành thị và nông thôn.

Cơ chế lãi suất cơ bản đã thể hiện một bước đổi mới cơ bản là NHNN đã điềuhành lãi suất theo tín hiệu thị trường, chú trọng đến cung- cầu vốn tín dụng và mục tiêucủa chính sách tiền tệ Lãi suất cơ bản cộng với một biên độ xác định trong từng thời

kỳ, mặc dù vẫn còn mang tính chất hành chính, nhưng sự can thiệp chỉ mang tính quiđịnh và nguyên tắc chung của NHNN mà không qui định cụ thể, trực tiếp các mức lãisuất cho vay của các tổ chức tín dụng Việc điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản hàngtháng một cách linh hoạt đã tạo điều kiện bám sát thị trường, cung cầu vốn tín dụng, huyđộng tối đa nguồn lực trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển, tạo khả năng cho thịtrường tài chính phát triển theo chiều sâu, đáp ứng mục tiêu của chính sách tiền tệ, đảmbảo sự kiểm soát của NHNN trên thị trường tiền tệ

Tuy nhiên, nhìn lại cơ chế điều hành lãi suất cơ bản thời gian vừa qua, chúng tavẫn thấy một số tồn tại:

- Lãi suất cơ bản được cộng thêm một biên độ (0,3% đối với vay ngắn hạn

và 0,5% đối với vay trung và dài hạn) thực chất đã tạo nên một trần lãi suất tối đa chocác tổ chức tín dụng được phép cho vay So với mức lãi suất cơ bản được công bốđầu tiên vào tháng 8/2000 là 0,75%/tháng và hạ xuống còn 0,6%/tháng, thì biên độnày được xem như khá rộng cho các tổ chức tín dụng định đoạt các mức lãi suất chovay, kể cả cộng thêm các khoản phí liên quan đến khoản vay mà không vượt quá biên độtối đa cho phép

- Nhưng trên thực tế, sau gần hai năm áp dụng cơ chế lãi suất cơ bảncho thấy, biên độ lãi suất này phù hợp với các tổ chức tín dụng Nhà nước và các khoảntín dụng cho khu vực thành thị Còn đôí với các tổ chức tín dụng cổ phần (trừ quỹ tíndụng nhân dân được áp dụng cho vay thành viên theo mức lãi suất qui định riêng) vàcác khoản tín dụng cho vay khu vực nông thôn chưa thoả đáng Lãi suất cho vay ở địabàn nông thôn chưa bám sát biên độ, làm cho lãi suất nhiều khi không phản ánh đúngcung cầu vốn thị trường, các tổ chức tín dụng gặp trở ngại trong việc huy động và chovay vốn

- Do việc khống chế biên độ làm cho các tổ chức tín dụng không thể phảnứng kịp thời để phòng tránh rủi ro về lãi suất và thanh khoản khi lãi suất thị trường tiền tệ

Trang 17

trong và ngoài nước biến động theo hướng tăng, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động

bị thu hẹp do lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay không tăng

- Cơ chế lãi suất có sự kiểm soát bằng công cụ hành chính không phùhợp với yêu cầu của việc phát huy và khai thác vốn nội lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệphoá và hiện đại hoá đất nước, vì với tư cách là “ hàng hoá” , nó vận hành theo quan hệcung-cầu, nếu lãi suất thấp việc huy động vốn sẽ khó khăn

2.1.1.5 Giai đoạn từ ngày 01/06/2002 đến nay:

Ngày 30/05/2002, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụngthương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Đây là bướcchuyển đổi quan trọng, mạnh mẽ và cần thiết trong chính sách tín dụng, phù hợp vớinguyên tắc thị trường, nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng và phân bổmột cách hiệu quả hơn

564/2002/QĐ-Theo cơ chế lãi suất thoả thuận thì chẳng cần ai phát động, cả kinh tế đều phảichuyển động – một sự chuyển động tự giác có mục tiêu, biện pháp phù hợp để có thểđững vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt trên thương trường Nhưvậy, cơ chế lãi suất thoả thuận có thể xem như là một tác nhân chủ yếu làm tan biến mọi

sự bảo thủ, trì trệ, sức ỳ, sự ỷ lại vốn có của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêubao cấp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt chính sách kinh tế xã hội của đấtnước như vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,xoá đói giảm nghèo, chống tham nhũng, công bằng xã hội…

Tuy nhiên, do những điều kiện cần thiết, chủ yếu, có tính nguyên tắc đều đượctính toán, tôn trọng khi thực hiện lãi suất thoả thuận, tiến đến tự do hoá lãi suất như môitrường kinh tế vĩ mô thực sự ổn định, hệ thống tài chính vững mạnh, dự trữ quốc gia vàngoại tệ đủ mạnh, môi trường pháp lý hoàn chỉnh, sự phát triển đồng đều cả về nănglực tài chính và trình độ quản lý giữa các thành phần kinh tế, kinh nghiệm về xây dựng,quản lý điều hành, giảm sát và tác động vào mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theotheo cơ chế thị trường…vẫn chưa hội đủ, nên trước mắt “ NHNN Việt Nam vẫn tiếptục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo và định hướng lãi suất thị trường, phùhợp với qui định của Luật NHNN Việt Nam, đồng thời chủ động áp dụng các biện phápđể kiểm soát biến động của lãi suất thị trường, đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu cuảchính sách tiền tệ trong từng thời kỳ” Rõ ràng là với qui định này thì việc thoả thuận

Trang 18

giữa người đi vay và người cho vay không hề đồng nghĩa với việc thả nổi hoàn toàn lãisuất Rằng buộc này nhằm mục đích tạo ra một sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho các tổchức tín dụng cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đi đúng “ định hướnglãi suất thị trờng” như đã qui định ở điều 2 của quyết định 546.

Ngày 26/02/2010 NHNN ban hành thông tư 07/2010/TT-NHNN quy định về chovay VND theo lãi suất thỏa thuận cho khoản vay trung và dài hạn của TCTD Điều đó cónghĩa là ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãisuất trần cho các khoản vay trung dài hạn Trước khi có thông tư này, các ngân hàng rất engại trong việc cho vay trung dài hạn vì các khoản vay này được thực hiện trong thời giandài, tức chi phí đầu vào cao hơn, mà lãi suất cũng không thể cao hơn lãi suất các khoảnvay ngắn hạn, cao nhất chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản Do hạn chế về lãi suất đầu ra, nêncác ngân hàng, một là cộng thêm các loại phí để nâng lãi suất của các món vay trung dàihạn, hoặc là hạn chế cho vay Một số ngân hàng còn chia nhỏ các khoản vay dài hạn thànhnhiều khoản ngắn hạn để cho vay Việc chia nhỏ này còn có thể giúp các ngân hàng không

vi phạm quy định chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Thực tếnguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng rất hạn chế do lãi suất huy động kỳ hạn dàikhông hấp dẫn so với các kỳ hạn ngắn nên người gửi tiền chỉ thích chọn các kỳ hạn ngắn.Thông tư mới của NHNN đã giúp các ngân hàng có thể thu hút được tiền gửi các kỳ hạndài vì có thể đưa lãi suất huy động các kỳ hạn dài lên cao hơn so với kỳ hạn ngắn cũngnhư đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn trần lãi suất hiện nay Sự thông thoáng về lãi suấtcũng sẽ đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng cũng như vốn trung dài hạn cho các doanhnghiệp phục vụ mục đích đầu tư, mở rộng sản suất

Ngày 14/04/2010 NHNN ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn các

tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay ngắn hạn Vớithông tư này, chỉ đạo của Chính phủ về việc mở cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với cáckhoản vay ngắn hạn chính thức được triển khai, sau khi cơ chế trên đã được mở đối vớicác khoản vay trung và dài hạn trước đó Theo nội dung Thông tư, các tổ chức tín dụngthực hiện cho vay bằng VND phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên

cơ sở cung – cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàngvay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để pháttriển sản xuất – kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuấtkhẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp vớimức biến động của lãi suất huy động vốn bằng VND và mục tiêu, giải pháp điều hànhchính sách tiền tệ của NHNN

Trang 19

Thị trường diễn ra với tất cả những diễn biến “bình lặng“ trong 10 tháng Tới ngày

5 tháng 11 NHNN ban hành qui định nâng tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn lên 9% (thông tư13/2010/TT-NHNN của NHNN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 quy định về các

tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, và Thông tư 19 với nội dungsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn trong hoạtđộng của tổ chức tín dụng vừa được NHNN (SBV) công bố tối ngày 27/09/2010, 3 ngàysau khi nhận được yêu cầu từ Văn phòng Chính phủ) Hầu như chỉ đợi có vậy sự “bìnhlặng” hầu như không thể chờ đợi lâu hơn, ngay lập tức thị trường lên tiếng, phần lớn cácngân hàng tăng lãi suất huy động lên hết mức 12% năm Tuy nhiên, 12% năm chỉ mangtính thủ tục, một số ngân hàng khát vốn nhiều tháng đã âm thầm tăng lãi suất huy độngvới khá nhiều hình thức, theo báo chí ghi nhận đến cuối tháng 11 lãi suất lên đến 14%.Đầu tháng 12 Hiệp hội ngân hàng đã phải yêu cầu có một cuộc ngồi lại với nhau và đưa ramột thuật ngữ mới cho lãi suất mang tên “lãi suất đồng thuận” Mức 12% là lãi suất đồngthuận được đưa ra ít nhất là 12 ngân hàng tham gia

Sự “bình lặng” thật sự đáng sợ chỉ sau vài ngày áp dụng loại hình lãi suất đồngthuận 12% thì quả “bom” Techcombank tung chiêu được xem là vô tiền khoán hậu trongnăm 2010 Đó là chiến dịch mang tên “3 ngày vàng” từ ngày 8 tháng 12 đến 10 tháng 12,theo đó tất cả khách hàng gửi tiền tại đây sẽ được hưởng lãi suất 17% Ngay lập tức thịtrường vô cùng bối rối, mức lãi suất huy động các ngân hàng từ nhỏ đến lớn được ghinhận từ mức 14% đến thương lượng đặc biệt có thể lên đến 18% 14/12/2010, Hiệp hội ngân hàng tiếp tục đưa ra một lãi suất đồng thuận, lần này số lượngngân hàng tham gia đông hơn và dùng biện pháp mạnh hơn, theo đó biên độ lãi suất huyđộng được nâng lên là 14% kể cả các hình thức khuyến mãi Trước khi có sự cam kếtđồng thuận này, dù nhiều ngân hàng không công khai bằng biểu lãi suất nhưng trên thực

tế khách hàng có thể thỏa thuận lãi suất huy động VND lên tới 16%” Diễn tiến cho đếnnhững ngày cuối năm cũng không mấy khác biệt, trên thị trường có vẻ như vẫn tồn tại 2loại lãi suất

Với thái độ “đổng đảnh” của lãi suất huy động như trên nên khả năng tiếp cậnđược vay vốn của ngân hàng là việc vô cùng khó khăn cho hầu hết đối tượng Tất nhiênbản chất kinh doanh của của ngân hàng là huy động rồi cho vay, nếu chấp nhận lãi suấtcao vút thì ngân hàng vẫn cho vay Nhưng phải vay với mức từ 19 - 22% để kinh doanh

và tiêu dùng thì có mấy ai Ngân hàng không thể làm khác khi đầu vào của họ lên đến17% như nói ở trên

2.1.2 Giải pháp điều hành Lãi suất ở Việt Nam hiện nay:

Ngày đăng: 04/07/2014, 09:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ : Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ   LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
i ễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w