1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ Mô hình phân bổ nguồn nhân lực tài chính

24 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 418,26 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: GVHD : PGS.TS. Dương Thị Bình Minh Nhóm thực hiện : Nhóm 02 Lớp : Đêm 2 Khóa : 21 Niên khoá 2011 – 2013 DANH SÁCH NHÓM STT Họ tên Ký tên 1 Phan Lê Vỹ Ái 2 Trà Hậu Quốc Bình 3 Mai Thế Chu 4 Phạm Thị Diễn 5 Nguyễn Tấn Đạt 6 Lâm Thị Thu Hà 7 Phạm Thị Việt Hà 8 Phạm Thị Mỹ Hạnh 9 Trần Huy Hiếu (Nhóm trưởng) 10 Lý Cẩm Hồng 11 Hoàng Thanh Huyền 12 Nguyễn Thị Kim Liên 13 Phan Thị Phương Linh 14 Hồ Thị Thùy Linh 15 Nguyễn Thị Hồng Loan 16 Nguyễn Minh Long 17 Đinh Thị Ngọc Mai 18 Võ Hoài Nam 19 Lý Thị Bích Ngân 20 Đỗ Thị Minh Ngọc 21 Vũ Hoàng Khôi Nguyên 22 Nguyễn Thị Hồng Nhung 23 Lê Quỳnh Bảo Trân NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN      TP. HCM, ngày …. tháng …. năm 2012 MỤC LỤC Chương I: Các nguồn lực tài chính của một quốc gia 1.1. Nguồn lực tài chính trong nước Trang 1 1.1.1. Vốn từ ngân sách nhà nước Trang 1 1.1.2. Vốn không thuộc ngân sách nhà nước Trang 1 1.2. Nguồn lực tài chính huy động từ nước ngoài Trang 1 1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trang 1 1.2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Trang 2 1.2.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Trang 3 Chương II: Thực trạng việc phân bổ nguồn lực tài chính tại Việt Nam 2.1. Mục tiêu của việc phân bổ nguồn lực tài chính tại Việt Nam Trang 5 2.1.1. Phân bổ nguồn lực tài chính đặt trong bối cảnh thực hiện chiến lược tài chính và đổi mới chính sách tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trang 5 2.1.2. Phân bổ nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và phát triển các lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội… Trang 5 2.1.3. Phân bổ các nguồn lực tài chính phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể Trang 6 2.2. Thực trạng phân bổ nguồn lực tài chính…. Trang 8 2.2.1. Nguồn lực tài chính trong nước Trang 9 2.2.1. Nguồn lực tài chính từ nước ngoài Trang 11 2.3. Những hạn chế đã gặp phải trong quá trình phân bổ nguồn lực kinh tế Trang 14 2.3.1. Phân bổ nguồn tài chính dàn trãi, không có mục tiêu chính sách rõ ràng, tiến độ phân bổ nguồn lực chậm trễ, kéo dài Trang 14 2.3.2. Hiệu quả đầu tư thấp Trang 14 2.3.3. Tình trạng thất thoát, lãng phí các nguồn lực diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình phân bổ đầu tư Trang 15 2.3.4. Chênh lệch lớn trong định mức phân bổ ngân sách giữa các địa phương Trang 17 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực tài chính tại nước ta hiện nay 3.1. Đổi mới cơ chế quản lý và phân bổ nguồn lực đầu tư sử dụng vốn nhà nước…….…… Trang 18 3.2. Phân bổ nguồn lực kinh tế tập trung, có kế hoạch đi kèm với mục tiêu phát triển kinh tế rõ ràng. Trang 18 3.3. Xây dựng cơ chế và tiêu chí để phân bố nguồn lực tài chính Trang 19 Chương I GVHD: PGS.TS. Dương Thị Bình Minh Trang 1 CHƯƠNG I CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA MỘT QUỐC GIA 1.1. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC 1.1.1. Vốn từ ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Vốn từ Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước, luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. 1.1.2. Vốn không thuộc ngân sách nhà nước Gồm các nguồn tài chính ngoài NSNN như trong các quỹ tiền tệ khác của nhà nước, trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các đơn vị hành chánh nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Phần vốn này tăng rất nhanh với nội dung rất phức tạp. Nguồn lực tài chính của hệ thống ngân hàng là nguồn lực phát sinh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, từ việc huy động, cho vay và các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn tài chính của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và huy động từ dân cư. 1.2. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HUY ĐỘNG TỪ NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Chương I GVHD: PGS.TS. Dương Thị Bình Minh Trang 2  Lợi ích của việc thu hút nguồn vốn FDI: - Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. - Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. - Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. - Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 1.2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của Chương I GVHD: PGS.TS. Dương Thị Bình Minh Trang 3 các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. a. Ưu điểm của ODA: - Lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình từ 0.25%năm) - Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm) - Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. b. Nhược điểm của ODA - Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ, từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ, có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. - Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. - Nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. - Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. 1.2.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm Chương I GVHD: PGS.TS. Dương Thị Bình Minh Trang 4 theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài. a. Ưu điểm của FPI: - Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro. - Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa. - Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ. b. Nhược của FPI: - Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài chính. - Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. - FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Chương II GVHD: PGS.TS. Dương Thị Bình Minh Trang 5 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Phân bổ nguồn lực tài chính đặt trong bối cảnh thực hiện chiến lược tài chính và đổi mới chính sách tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Nước ta chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường thì bước đi đầu tiên chính là thực hiện CNH, HĐH đất nước, chính vì thế việc phân bổ nguồn tài chính hợp lý để thực hiện tiến trình CNH, HĐH là mục tiêu hết sức quan trọng và cấp bách. Để thực hiện chiến lược này nên tập trung nguồn lực tài chính vào các mục tiêu sau: - Phân bổ nguồn lực tài chính tập trung thực hiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. - Giành nguồn ngân sách thích hợp để xây dựng lực lượng cán bộ và công nhân có trình độ cao. 2.1.2. Phân bổ nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và phát triển các lĩnh vực hoạt động khác nhau của xã hội Trong giai đoạn 2006-2010, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,92%. Một trong những nhân tố chính góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng này là Việt Nam đã khơi thông được các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng nhưng chủ yếu theo chiều rộng, bây giờ đến lúc phải chuyển hướng sang tăng trưởng theo chiều sâu mới mong có thể phát triển bền vững [...]... đồng hành với nó là các chính sách kinh tế vĩ mô phải linh hoạt và đồng bộ nhằm đảm bảo khả năng khống chế và kiểm soát rủi ro của dòng vốn này 2.3 NHỮNG HẠN CHẾ ĐÃ GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 2.3.1 Phân bổ nguồn tài chính dàn trải, không có mục tiêu chính sách rõ ràng, tiến độ phân bổ nguồn lực chậm trễ, kéo dài - Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo... 2.337,4 điểm (Tp.HCM) càng làm cho việc phân bổ nguồn lực tài chính giữa các địa phương ngày càng chệnh lệch nhiều hơn, gây sự mất cân đối trong phát triển kinh tế giữa các vùng miền Trang 17 Chương III GVHD: PGS.TS Dương Thị Bình Minh CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1.1 ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Vốn... Dương Thị Bình Minh 2.1.3 Phân bổ các nguồn lực tài chính phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể Các chuyên gia kinh tế cho rằng cần phân bổ nguồn lực hợp lý bằng cách tạo ra cơ chế để thị trường tự điều chỉnh, sao cho nguồn lực của quốc gia được tập trung vào những địa chỉ có khả năng phát huy tốt nhất, thay vì can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính Trong 5 năm tới... cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ c Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Các tập đoàn và tổng công... như một “ông chủ” để quản lý mọi dự án đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, xây dựng tiến trình cung ứng vốn và các giải đoạn giải ngân vốn cụ thể và đúng tiến độ, nhằm thực hiện đúng kế hoạch và quy mô phân bổ tài chính 3.2 PHÂN BỔ NGUỒN LỰC KINH TẾ TẬP TRUNG, CÓ KẾ HOẠCH ĐI KÈM VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ RÕ RÀNG Trước hết, tiến hành nghiên cứu, phân tích và khai thác các tiềm lực, và thế mạnh của từng... ưu tiên của đất nước Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng;... trong định mức phân bổ ngân sách giữa các địa phương Chênh lệch phát triển kinh tế giữa các địa phương quá lớn, mà việc phân bổ nguồn lực tài chính về các địa phương tùy thuộc vào: - Số thu nội địa càng cao (không bao gồm thu từ sử dụng đất) và có điều tiết một phần thu ngân sách về trung ương đương nhiên sẽ được hưởng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển từ NSNN lớn hơn; - Tỷ trọng trong phân bổ vốn đầu tư... cơ bản để ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững Giải pháp đề ra là sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính cho Việt Nam để phát hiện kịp thời những rủi ro liên quan đến khu vực tài chính và sự dịch chuyển của các dòng vốn vào nền kinh tế Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp trong việc hoạch định và thực thi sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách nhất quán và cùng... mạnh dần lên 2.2 THỰC TRẠNG PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội: - Nguồn vốn đầu tư nhà nước: vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng Trang 8 Chương II GVHD: PGS.TS Dương Thị Bình Minh - Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước: Đây là nguồn vốn hoạt động hiệu quả lại có xu hướng giảm dần - Vốn đầu tư từ nước ngoài: Do nền kinh tế thế giới khủng hoảng nên nguồn vốn này cũng giảm dần... thể trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư này Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ và có mục tiêu rõ ràng, đúng đắn cho từng thời kỳ phát triển kinh tế Cơ quan được giao quyền phân bổ vốn nhà nước Có thể dưới hình thức tập trung vào một . Chương II: Thực trạng việc phân bổ nguồn lực tài chính tại Việt Nam 2.1. Mục tiêu của việc phân bổ nguồn lực tài chính tại Việt Nam Trang 5 2.1.1. Phân bổ nguồn lực tài chính đặt trong bối cảnh. MỤC TIÊU CỦA VIỆC PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Phân bổ nguồn lực tài chính đặt trong bối cảnh thực hiện chiến lược tài chính và đổi mới chính sách tài chính phục vụ sự nghiệp. nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực tài chính tại nước ta hiện nay 3.1. Đổi mới cơ chế quản lý và phân bổ nguồn lực đầu tư sử dụng vốn nhà nước…….…… Trang 18 3.2. Phân bổ nguồn lực kinh tế tập

Ngày đăng: 25/05/2015, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w