1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ lý thuyết thị trường hiệu quả

16 452 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 141,33 KB

Nội dung

Các chứng từ có giá đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vì không những nó đa dạng và phong phú về chủng loại, nhà đầu tư còn biệt được chính xác đường đi đồng vốn của mình, và họ có t

Trang 1

Môn Học: Lý thuyết Tài Chính- Tiền Tệ

Đề tài số 4: LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

Lớp: Quản trị 17B

Mục lục:

Phần 1 Thị trường tài chính

1 Cở sở hình thành thị trường tài chính

3 Phân loại

- Căn cứ vào thời gian huy động vốn

- Căn cứ vào cách thức huy động vốn

- Căn cứ vào cơ cấu tổ chức

Phần 2 Lý thuyết thị trường hiệu quả

4 Cơ sở hình thành lý thuyết thị trường hiệu quả

5 Khái niệm lý thuyết thị trường hiệu quả

6 Ý nghĩa lý thuyết thị trường hiệu quả

7 Các loại hình thị trường hiệu quả

8 Vận dụng lý thuyết thị trường hiệu quả dưới góc nhìn nhà đầu tư

9 Một số tranh luận với lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 2

Phần 1 Thị trường tài chính

1 Cơ sở hình thành thị trường tài chính

Khi xã hội phát triển và nền sản xuất hàng hóa phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của con người, quá trình tái sản xuất đã phát sinh hàng loạt các dự án đòi hỏi những khoản vốn đầu tư lớn

Các doanh nghiệp thường không thỏa mãn với quy mô hiện có và luôn có kế hoạch ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm cải tạo và mở rộng qui mô Nhà nước cần vốn thực hiện những công trình phát triển kinh tế- xã hội mà bản thân Ngân sách nhà nước không đủ khả năng đáp ứng Tất cả điều này đã tạo nên nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư

Bên cạnh đó, việc kinh tế phát triển sôi động đã đem lại nhiều hình thức sinh lời hấp dẫn hơn là cất kín những đồng tiết kiệm của mình trong két sắt, người ta giờ muốn tìm mọi biện pháp để tiền sinh sôi Đây là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức và từ tầng lớp dân cư Ngoài ra, với

xu hướng quốc tế hóa thị trường, thì những nguồn vốn nhàn rỗi từ nước ngoài cũng tạo nên nguồn cung ứng vốn đầu tư đang đi tìm nơi dừng chân của chúng

Thực tế khách quan nêu trên đã đặt ra yêu cầu là tạo điều kiện cho những dòng chảy của vốn gặp nhau thông qua hàng loạt các hình thức đầu tư thích hợp, cho thấy nền kinh tế thị trường không chỉ là nơi gặp gỡ của những nguồn cung – cầu hàng hóa mà còn là nơi diễn ra các quan hệ điều tiết vốn tiền tệ cùng sự giao lưu giữa những nguồn cung- cầu về vốn

Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức

Hình thức đơn giản nhất và tồn tại lâu nhất là những quan hệ vay mượn trực tiếp từ tầng lớp dân cư hoặc quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp Song với hình thức này, qui mô vốn vận động không lớn và phạm vi điều tiết vốn không rộng vì chủ yếu chỉ diễn ra trên cơ sở quen biết và tín nhiệm giữa hai chủ thể trong quan hệ tín dụng

Phát triển hơn so với hình thức ban đầu, hình thức thứ hai ra đời nối kết cung và cầu về vốn là sự ra đời và phát triển của các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính Hoạt động của các tổ chức này thật sự là nhịp cầu giao lưu giữa cung và cầu vốn vì chúng vừa là người đi vay vừa là người cho vay Vai trò trung tâm ở đây là các ngân hàng vì qui mô hoạt động rộng của chúng Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì việc gửi vốn vào ngân hàng để hưởng mức lãi suất cố định chỉ phù hợp với những người muốn tìm chỗ ẩn náu an toàn về vốn, thêm nữa có hạn chế là nhà đầu tư không biết chính xác đồng vốn của họ đang nằm trong lĩnh vực nào của nền kinh tế, cụ thể là nằm trong vốn kinh doanh của công ty hay xí nghiệp nào

Hình thức thứ ba được phát triển khi mà chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư không muốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà họ sẽ chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát hành các chứng từ có giá

Các chứng từ có giá đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vì không những nó đa dạng và phong phú về chủng loại, nhà đầu tư còn biệt được chính xác đường đi đồng vốn của mình, và họ có thể mua bán dễ dàng các chứng từ có giá trên thị trường nên nhà đầu tư cảm thấy không bị bó buộc trong rủi may hạn hẹp Trên

Trang 3

thực tế, một thị trường giao dịch các loại chứng từ có giá hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ mà người ta đã dùng thuật ngữ thị trường tài chính để chỉ ra nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng từ có giá trong nền kinh tế

Như vậy, sự ra đời và phát triển các loại chứng từ có giá và quá trình giao lưu chuyển nhượng chúng trong nền kinh tế vừa có tác dụng giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho các chủ thể vay vốn vừa là cơ sở hình thành thị trường tài chính

2 Khái niệm thị trường tài chính

Hiểu một cách đơn giản thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu,

kỳ phiếu, tín phiếu,…hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Tuy nhiên, một thị trường tài chính hoàn thiện và sôi động cần sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản:

- Đối tượng của thị trường tài chính: bao gồm nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh

tế như nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tầng lớp dân cư

- Công cụ tham gia thị trường tài chính: là nguồn sống cho hoạt động của thị trường bao gồm các loại chứng từ có giá như công trái do nhà nước phát hành, chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các tổ chức tài chính phát hành, các dạng kỳ phiếu, séc…

- Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: là pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… và đặc biệt là các công ty môi giới

3 Phân loại thị trường tài chính

Dựa trên nhiều tiêu thức phân loại có thể nhìn thị trường tài chính theo những cấu trúc sau:

- Nếu căn cứ vào thời gian vận động của vốn, hay nói cách khác là kỳ hạn thanh toán của các chứng từ giao dịch trên thị trường, thị trường tài chính được chia thành hai loại: thị trường tiền tệ và thị trường vốn Trong đó, thị trường tiền tệ có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm, hình thức tài trợ vốn đặc trưng

là tài trợ gián tiếp thông qua hoạt động của các ngân hàng thương mại Ngoài ra, công cụ của thị trường tiền tệ là các khoản vay hay những chứng khoán đáo hạn trong vòng 1 năm và thường có độ an toàn tương đối cao Trong khi đó, thị trường vốn cung cấp các khoản vay mang tính dài hạn, với hình thức tài trợ trực tiếp, các chủ thể có nhu cầu sẽ chủ động phát hành chứng khoán trên thị trường để huy động, thời gian đáo hạn của các công cụ này là trên 1 năm nên rủi ro cũng cao hơn các công cụ trên thị trường tiền tệ

- Nếu căn cứ vào hình thức huy động vốn, thị trường tài chính chia làm 2 loại: thị trường công cụ nợ và thị trường vốn cổ phiếu Trên thị trường các công cụ nợ, người cần vốn đứng ở tư thế người đi vay sẽ cam kết trả lãi, kỳ hạn thanh toán và hoàn trả nợ gốc khi phát hành công cụ nợ để huy động vốn Còn trên thị trường vốn cổ phiếu, người cần vốn thường là các doanh nghiệp, kêu gọi sự liên kết vốn từ các nhà đầu tư cùng tham gia với tư cách là những người đồng sở hữu cùng chia sẻ thu nhập ròng và tài sản của doanh nghiệp

- Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức, thị trường tài chính được phân làm hai loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp là nơi mà các chứng từ có giá được phát hành và bán cho người mua đầu tiên Trong khi đóm thị trường thứ cấp là nơi mua bán những chứng từ có giá đang lưu hành, đáp ứng nhu

Trang 4

cầu chuyển nhượng vốn đầu tư, tạo nên tính thanh khoản cho các công cụ trên thị trường làm tăng sức hút đối với công chúng tham gia trên thị trường này

Phần 2 Lý thuyết thị trường hiệu quả

4 Cở sở hình thành lý thuyết thị trường hiệu quả

Lý thuyết thị trường hiệu quả được phát triển từ lý thuyết dự tính hợp lý Đây là 1 lý thuyết được đề xuất bởi John Muth (27/12/1930- 23/10/2005), một nhà kinh tế học người Mỹ Nội dung của lý thuyết là: Dự tính sẽ không khác dự báo tối ưu (sự phỏng đoán tốt nhất về tương lai) bằng cách sử dụng mọi thông tin sẵn

Để hiểu chính xác hơn về lý thuyết này, ta hãy xét 1 trường hợp có thể sẽ hay gặp trong đời sống của chúng ta: lái xe đi làm Giả định là 1 người khi không lái xe đi làm trong giờ cao điểm thì anh ta mất trung bình 30 phút cho chuyến đi của mình Đôi khi anh ta mất 35 phút hoặc 25 phút, nhưng trung bình thời gian đi lại ngoài giờ cao điểm là 30 phút Tuy nhiên, nếu anh ta đi làm trong giờ cao điểm anh ta phải mất thêm 10 phút nữa để đến chỗ làm việc Vậy nếu anh ta đi làm trong giờ cao điểm thì sự phỏng đoán tốt nhất về thời gian mà anh ta đi (thời gian tối ưu) là 40 phút Giả định ngày hôm sau, cũng trong điều kiện như vậy và những dự tính như vậy, anh ta mất 45 phút để đi làm, 2 ngày hôm sau lại chỉ mất có 35 phút, thì việc dự tính 40 phút đi làm của anh ta có còn hợp lý? Nó vẫn hợp lý, vì dự tính không phải hoàn toàn chính xác, và việc không buộc phải hoàn toàn chính xác mới là hợp lý- nó chỉ cần là tốt nhất có thể trong điều kiện thông tin có sẵn Bởi vì, có thể có một số tính huống bất ngờ xảy ra trong thời gian lái xe, thì một dự báo tối ưu là không hoàn toàn chính xác

Và đây là điểm quan trọng về dự tính hợp lý: ngay cả khi mặc dù một dự tính hợp lý ngang bằng với dự báo tối ưu sử dụng mọi thông tin có sẵn, thì điều tiên đoán thể hiện trong dự tính có thể không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác Bởi hai lý do sau khiến một dự tính có thể không phải là hợp lý:

- Người ta có thể biết được mọi thông tin, nhưng họ quá lười để làm cho dự tính của họ là dự tính tốt nhất

có thể được

- Người ta không thể biết một vài thông tin xác đáng sẵn sàng để sử dụng do vậy nên lấy trung bình, thì dự đoán tốt nhất của họ về tương lai sẽ không đúng

Một cách phát biểu hình thức hơn của lý thuyết, giả sử ta có:

X= biến số được dự tính

Xe= dự tính về biến số đó

Xof= dự báo tối ưu của X bằng cách sử dụng mọi thông tin sẵn sàng để dùng

Lý thuyết dự tính hợp lý như sau: Xe= Xof

Tức dự tính về X bằng dự báo tối ưu sử dụng mọi thông tin sẵn sàng để dùng

Lý thuyết dự tính hợp lý có ý nghĩa bởi đơn giản là nếu không làm như vậy thì tốn kém Ai cũng mong muốn dự tính chính xác, cho nên có những sự thúc đẩy làm cho người ta cố gắng làm cho những dự tính đó bằng với dự báo tối ưu bằng việc sử dụng mọi thông tin sẵn sàng để sử dụng Việc cố gắng làm cho những

dự tính bằng với dự báo tối ưu được thấy mạnh mẽ nhất trên thị trường tài chính Trên thị trường này người

dự tính tốt hơn thì làm giàu nhanh hơn Lý thuyết dự tính hợp lý khi được áp dụng vào thị trường tài chính còn có một tên khác là lý thuyết thị trường hiệu quả

Trang 5

Có hai hàm ý của lý thuyết dự tính hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích tổng thể nền kinh tế.

- Nếu có một sự thay đổi trong cách vận động của một biến số, thì cách mà dự tính về biến số đó được hính thành như thế nào cũng thay đổi theo

- Những sai lầm dự báo của dự tính sẽ trung bình bằng không, và không thể dự báo sớm được

5 Lý thuyết thị trường hiệu quả

Trong khi lý thuyết dự tính hợp lý được các nhà kinh tế tiền tệ phát triển, thì các nhà kinh tế tài chính phát triển một lý thuyết song song về việc hình thành các dự tính trên thị trường tài chính Nó đưa họ đến cùng một kết luận với các nhà lý thuyết dự tính hợp lý: dự tính trên thị trường tài chính bằng với dự báo tối ưu sử dụng mọi thông tin sẵn có Các nhà kinh tế tài chính gọi lý thuyết của họ là lý thuyết thị trường vốn hiệu quả hay lý thuyết thị trường hiệu quả, nhưng thực tế lý thuyết của họ đúng là một sự áp dụng của dự tính hợp lý vào việc định giá chứng khoán (ở đây chứng khoán được hiểu không chỉ là cổ phiếu mà còn bao gồm trái phiếu và một số tài sản tài chính khác)

Lý thuyết thị trường hiệu quả được phát triển bởi giáo sư Eugene Fama tại University of Chicago Booth School of Business trong luận văn tiến sĩ của mình đầu những năm 1960s

Nội dung của lý thuyết thị trường hiệu quả là: giá cả chứng khoán trên thị trường tài chính phản ánh hoàn toàn mọi thông tin sẵn sàng

Ta có thể xem một cách hính thức lý thuyết đó như sau:

Trước tiên ta có tỷ lệ lợi tức của việc giữ chứng khoán bằng với số tiền vốn thu được về chứng khoán (sự thay đổi trong giá) cộng với bất kì khoản trả tiền mặt nào, chia cho giá ban đầu của chứng khoán:

RET= [Pt+1 - Pt + C]/ Pt (1)

Trong đó:

RET = tỷ lệ lợi tức về chứng khoán được nắm giữ từ thời điểm t đến thời điểm t + 1

Pt+1 = giá chứng khoán tại thời điểm t + 1, cuối thời kỳ giữ chứng khoán

C = tiền mặt chi trả (phiếu lợi tức hay cổ tức) trong thời kỳ từ t đến t + 1

Bởi vì giá hiện hành Pt và tiền mặt chi trả C được biết từ đầu, cho nên biến số duy nhất trong việc xác định lợi tức chưa biết là giá chứng khoán thời kỳ sau Pt+1 Ký hiệu dự tính giá chứng khoán vào cuối thời kỳ giữ chứng khoán là Pt+1e thì lợi tức dự tính (RETe), là:

RETe = [Pt+1e - Pt + C]/ Pt

Lý thuyết thị trường hiệu quả cũng cho rằng dự tính giá cả tương lai là bằng với dự báo tối ưu về giá sử dụng mọi thông tin sẵn sàng hiện có Nói một cách khác, dự tính của thị trường giá cả chứng khoán trong tương lai là hợp lý, cho nên:

Pt+1e = Pt+1of

Dự tính này lại hàm ý rằng lợi tức dự tính về chứng khoán sẽ bằng với dự báo tối ưu về lợi tức:

RETe = RETof (2)

Tuy nhiên, chúng ta không thể quan sát RETe hoặc Pt+1, nhưng nếu chúng ta có thể tìm vài cách đo lường trị giá của lợi tức dự tính RETe, thì những phương trình đó sẽ có những hàm ý cho việc giá chứng khoán thay đổi thế nào trên thị trường tài chính

Trang 6

Bản thân giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán cũng vận hành theo quy luật cung cầu thị trường, tức lợi tức dự tính về chứng khoán sẽ có xu hướng tiến tới lợi tức thăng bằng, tức khi đó lượng cầu cân bằng lượng cung Điều đó có nghĩa là, lợi tức dự tính về chứng khoán (RETe) bằng lợi tức thăng bằng (RET*), lợi tức thăng bằng này cân bằng lượng cầu với lượng cung chứng khoán, vậy ta có công thức: RETe = RET* (3)

Kết hợp công thức (2) và (3) ta có : RETof = RET* (4)

phương trình này cho chúng ta biết: giá hiện hành trên thị trường tài chính sẽ được ấn định sao cho dự báo tối ưu về lợi tức chứng khoán ứng dụng mọi thông tin sẵn sàng, cân bằng với lợi tức thăng bằng của chứng khoán Các nhà kinh tế tài chính phát biểu điều này đơn giản hơn: giá cả chứng khoán phản ánh mọi thông tin sẵn có trong một thị trường hiệu quả

6 Ý nghĩa lý thuyết thị trường hiệu quả

Chúng ta hãy xem một ví dụ sau để thấy lý thuyết thị trường hiệu quả có ý nghĩa thế nào trong thực tế Giả định lợi tức thăng bằng của chứng khoán, chẳng hạn cổ phiếu thường của Kinh Đô là 10% năm và giá hiện hành của nó (Pt) thấp hơn sự dự báo tối ưu của giá ngày mai (Pt+1of), do vậy dự báo tối ưu của lợi tức hàng năm là 50%, một lợi tức lớn hơn lợi tức thăng bằng 10% Dựa vào đó, người ta có thể đoán trước rằng, bình quân, lợi tức của Kinh Đô là cao khác thường Tình hình này gọi là thời cơ lợi nhuận chưa khai thác, bởi vì nói chung là người ta sẽ được lời nhiều hơn là cần kiếm được do đặc điểm của chứng khoán đó Với việc RETof > RET*, những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ mua nhiều cổ phiếu của Kinh Đô hơn, việc cầu về chứng khoán Kinh Đô tăng cao đẩy giá hiện hành (Pt) của chứng khoán Kinh Đô lên so với giá dự tính tương lai (Pt+1of), do vậy làm giảm thấp đi RETof Và khi giá chứng khoán Kinh Đô tăng lên

đủ để cho RETof = RET*, lúc này điều kiện hiệu quả của thị trường được thỏa mãn, thì việc mua chứng khoán Kinh Đô dừng lại và thời cơ lợi nhuận chưa khai thác sẽ biến mất

Giả sử, trong trường hợp khác, cũng với chứng khoán Kinh Đô, nhưng lúc này dự báo tối ưu về lợi tức của chứng khoán này là -5% trong khi lợi tức thăng bằng là 10%, vậy là RETof < RET*, đây sẽ là một việc đầu

tư tồi vì nhà đầu tư thu lời ít hơn Khi đó, nhà đầu tư sẽ phải bán chứng khoán Kinh Đô, làm nguồn cung chứng khoán này trên thị trường tăng lên đẩy giá chứng khoán xuống so với giá dự tính tương lai cho đến khi RETof bằng RET*, lúc này điều kiện thì trường hữu hiệu lại được thỏa mãn Điều chúng ta thấy ở ví dụ trên có thể tóm tắt như sau:

Nếu RETof > RET* thì Pt tăng đẩy RETof giảm

Nếu RETof < RET* thì Pt giảm đẩy RETof tăng

Vậy ý nghĩa của lý thuyết thị trường hiệu quả là: trên một thị trường hiệu quả, mọi thời cơ lợi nhuận không khai thác bị loại bỏ.

Thêm nữa, một nhân tố cực kì quan trọng rút ra từ lập luận này là: không phải ai trên thị trường tài chính đều phải được thông báo tốt về chứng khoán hoặc có dự tính hợp lý về giá chứng khoán để đưa

Trang 7

giá chứng khoán đến tại điểm mà ở đó điều kiện thị trường hiệu quả đạt được Lý thuyết thị trường hiệu quả có ý nghĩa vì nó không yêu cầu ai trên thị trường cũng đều phải biết được cái gì đang xảy ra đối với mọi chứng khoán.

7 Các loại hình thị trường hiệu quả

Như vậy, một thị trường vốn hiệu quả là thị trường trong đó giá cả chứng khoán phản ánh đầy đủ, tức thời mọi thông tin hiện có trên thị trường Việc tăng hay giảm giá là do thị trường phản ứng với các thông tin mới mà thông tin mới là không thể dự báo được

Dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả, các nhà kinh tế tài chính phân chia ba phiên bản của thị trường là: thị trường hiệu quả dạng yếu, thị trường hiệu quả dạng bán mạnh (dạng vừa), và thị trường hiệu quả dạng mạnh

Phiên bản dạng yếu của thị trường (weak form) này cho rằng: giá chứng khoán phản ánh đầy đủ thông tin trong quá khứ (tức chỉ dựa vào thông tin quá khứ thì nhà đầu tư không thắng được thị trường)

Phiên bản dạng bán mạnh của thị trường (semi- strong form) này cho rằng: giá chứng khoán đã chịu tác động của thông tin trong quá khứ và thông tin vừa công bố Điều này có nghĩa nhà đầu tư không thể dựa vào thông tin quá khứ và thông tin vừa công bố để có thể mua rẻ bán đắt chứng khoán, hay nói cách khác nhà đầu tư không thể kiếm được lợi tức hơn lơị tức thăng bằng Bởi vì ngay khi thông tin được công bố, giá chứng khoán đã thay đổi phản ánh đầy đủ thông tin công khai Ví dụ, tin một công ty dầu mỏ phát hiện một

mỏ dầu có trữ lượng lớn ngoài khơi được thông báo vào 10 giờ sáng ngày hôm nay thì ngày lập tức thông tin đó được phản ánh vào giá cả khiến cho nó được đẩy lên ở mức thích hợp

Cụ thể hơn nữa, dẫn chứng sau cho thấy rõ dạng bán mạnh của thị trường Tin tức được đưa trên trang

cafef.vn ngày 15/1/2015, “cổ phiếu BlackBerry tăng mạnh nhất 10 năm sau tin đồn bán mình” có nội

dung: vào ngày hôm qua 14/1/2015, giới công nghệ xôn xao thông tin Samsung đang thảo luận kế hoạch thâu tóm BlackBerry với giá 7,1 tỷ USD Cụ thể, theo thông tin ban đầu của Reuters, hãng công nghệ Hàn Quốc chào mời mua lại BlackBerry với giá từ 13,35 – 15,49 USD/cổ phiếu, cao hơn từ 38 – 60% so với giá

cổ phiếu hiện tại trên thị trường của "dâu đen"

Ngay lập tức, giá cổ phiếu của BlackBerry đã tăng vượt bậc tới 30%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây

Dưới đây là diễn biến giá cổ phiếu của BlackBerry vào ngày hôm qua, 14/1 trên sàn New York:

Trang 8

Tuy vậy, đáng tiếc đã không có thỏa thuận cuối cùng nào được đưa ra và chính BlackBerry cũng lên tiếng phủ nhận Chính vì thế, cuối phiên giao dịch trên sàn New York vào ngày hôm qua, cổ phiếu

BlackBerry lại “đổ nhào” tới 14% Điều này cho thấy chỉ ngay khi tin tức về vụ mua bán được đưa ra, nó

đã phản ánh ngay vào giá cổ phiếu của Blackberry và khiến cho cổ phiếu này tăng hay giảm giá ngay sau đó

Phiên bản dạng mạnh của thị trường (strong form) củng cố hơn nữa sức mạnh tính hiệu quả của thị trường tài chính, rằng giá chứng khoán đã phản ánh đầy đủ thông tin trong quá khứ, hiện tại, và cả các thông tin nội bộ Cở sở đứng sau khẳng định này là: nếu có thông tin nội bộ, những người biết thông tin nội bộ sẽ mua bán ngay chứng khoán, như vậy giá chứng khoán thay đổi, cho đến khi nào người trong cuộc không thể kiếm được lợi tức nữa

8 Vận dụng lý thuyết thị trường hiệu quả dưới góc nhìn nhà đầu tư

Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, đã có rất nhiều nghiên cứu về các phương pháp đầu tư có lợi nhuận cao trên thị trường này như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật…hay mua sau khi giá tăng hai ngày, mua khi có tin xấu, bán khi có tin tốt…Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này không thỏa mãn những nhà đầu tư Những nghiên cứu trong nhiều thập kỉ qua đưa đến một kết luận là không thể kiếm lợi tức cao trên thị trường chứng khoán hơn lợi tức thăng bằng, hay nói cách khác mọi cơ hội có lợi nhuận không khai thác đều bị loại bỏ trên một thị trường hiệu quả Chúng ta hãy xem cụ thể vấn đề

Nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khi muốn đầu tư một hay nhiều chứng khoán trên thị trường thường nghe ngóng các báo cáo của các nhà phân tích tài chính, để xem xét lựa chọn chứng khoán đầu tư Vậy những báo cáo được công bố của những nhà phân tích tài chính liệu có giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận hơn trung bình và chúng có giá trị Câu trả lời là “những báo cáo đó không có giá trị nhiều”

Hàm ý của lý thuyết thị trường hiệu quả rằng các báo cáo được công bố của nhà phân tích tài chính là không có giá trị, chỉ ra rằng những kiến nghị của họ công bố không giúp chúng ta vượt qua thị trường nói

chung Có nhiều công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ về việc liệu các nhà phân tích tài chính và các quỹ tương tế có thắng được thị trường không? Một cách thử nghiệm là lấy những lời khuyến nghị mua và bán

từ một nhóm nhà phân tích hoặc từ các quỹ tương tế và so sánh việc thực hiện lựa chọn cổ phiếu với thị trường nói chung Đôi khi nó còn được so sánh với một nhóm cổ phiếu được chọn bằng các đặt một bản sao của trang tài chính trên báo trên bàn quay trò chơi phi tiêu và chọn cổ phiếu bằng cách nem phi tiêu Kết quả thế nào? Các nhà phân tích có thắng không? Thực tế là nhìn chung họ không thắng, bàn quay phi

Trang 9

tiêu và thị trường đã thắng, kể cả khi dùng những báo cáo của các nhà phân tích tài chính đã từng thành công trong những lần dự báo trước đây

Trong trường hợp của quỹ tương tế cũng vậy, quỹ tương tế được chia thành nhiều nhóm khác nhau gồm những quỹ có lợi nhuận cao nhất hay thấp nhất trong thời kì lựa chọn Khi thành quả của chúng được so sánh với thời kì tiếp theo, thì quỹ nào làm tốt hơn trong thời kì thứ nhất thì không thắng thị trường trong thời kì thứ hai

Kết luận rút ra từ những điều trên là: một việc phân tích tài chính hoặc một quỹ tương tế đã thành công trong quá khứ không chỉ ra rằng sẽ được thành công trong tương lai

Tất nhiên là vẫn có những nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao hơn thị trường và cũng có thể thành công trên thị trường cổ phiếu nhiều năm Thực ra thì trong bất cứ một cuộc chơi nào cũng luôn có kẻ thắng, người thua Một người thường xuyên đoán đúng trong quá khứ, không thể đảm bảo sẽ đúng trong tương lai

Vậy còn những thông tin mách sốt dẻo ngoài thị trường thì sao, liệu nó có giúp bạn có được mức lợi nhuận với cổ phiếu bạn đầu tư cao hơn bình thường?

Giả sử người môi giới của bạn gọi điện báo cho bạn một tin nóng hổi rằng công ty thủy sản tôm Minh Phú vừa mới ra khỏi danh sách kiện chống bán phá giá sản phẩm tôm đông lạnh vào thị trường Mỹ, và được hưởng mức thuế chống bán phá giá thấp Giá cổ phiếu chắc chắn sẽ tăng lên Liệu bạn có nghe lời khuyên của anh ta và mua cổ phiếu của Minh Phú không?

Theo thuyết thị trường hiệu quả, bạn nên hoài nghi tin đó Nếu thị trường cổ phiếu có hiệu quả, thì nó đã định giá cổ phiếu của Minh Phú sao cho lợi tức dự tính của cổ phiếu sẽ bằng lợi tức dự tính thăng bằng Tin mách nóng không có giá trị đặc biệt và không có khả năng cho phép bạn thu được một lợi tức cao bất thường

Vậy nếu thông tin đó là thông tin mới thì sao, và sẽ cho bạn một lợi thế hơn tất cả những người khác trên thị trường Nếu những người khác trên thị trường có được tin đó trước bạn, thì câu trả lời là “không” Ngay khi thông tin ra ngoài đường phố, thì thời cơ lợi nhuận chưa khai thác mà thông tin đó đem lại sẽ nhanh chóng bị loại bỏ Giá cổ phiếu đã phản ánh thông tin và bạn chỉ có được lợi tức thăng bằng

Mặt khác, nếu như bạn là người đầu tiên biết thông tin mới ấy, thì nó có thể ít nhiều có lợi cho bạn hỉ lúc

đó, bạn mới có thể là một trong những người gặp may, mà nhìn chung việc thu được lợi tức cao không bình thường cũng sẽ bị loại bỏ thông qua việc mua cổ phiếu của Minh Phú của các nhà đầu tư khác

Giá cổ phiếu có đi theo một bước đi ngẫu nhiên hay không?

Thuật ngữ bước đi ngẫu nhiên nói về chuyển động của một biến số mà không thể dự đoán được những thay đổi của nó trong tương lai (là ngẫu nhiên), bởi vì một giá trị hiện nay biến số đó có thể tăng hoặc giảm Một hàm ý của thuyết thị trường hiệu quả là giá cổ phiếu phải theo gần sát bước đi ngẫu nhiên, tức giá cả của thị trường này lên xuống thất thường và không thể dự kiến trước được như những bước đi ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian Các nghiên cứu về chỉ số giá chứng khoán của toàn thị trường cũng như của một cổ phiếu cho thấy đồ thị diễn biến của nó cũng giống như đồ thị kết quả tung ngẫu nhiên một đồng xu Giả thuyết thị trường hiệu quả giải thích rằng sở dĩ có tình trạng này là những thông tin mới ngay lập tức được phản ánh trong giá cả, đồng thời những thông tin này có tính không dự đoán trước được, diễn biến của giá

cả cũng vậy

Trang 10

Có phải giá cổ phiếu tăng lên khi có tin tức tốt hay không?

Nếu bạn theo dõi thị trường cổ phiếu, bạn có thể thấy hiện tượng lúng túng sau đây Khi những tin tốt về một cổ phiếu được thông báo (chẳng hạn, báo cáo thu nhập đặc biệt tốt), thì giá cổ phiểu thường không

tăng Dẫn chứng sau minh chứng điều này, trên trang vtv.vn bài viết ngày 4/4/2014 có bài “cổ phiếu tốt nhưng giá không tăng” cho biết Tổng công ty Xây lắp Dầu khí- mã chứng khoán PVX thông báo báo cáo

kiểm toán hợp nhất 2013 Doanh thu và hàng loạt yếu tố thay đổi khiến PVX giảm thua lỗ hơn 400 tỷ đồng Thông thường, tin như vậy có thể khiến giá cổ phiếu tăng mạnh Tuy nhiên cả 2 phiên giao dịch sau khi công bố tin, giá cổ phiếu PVX đều giảm Hay như bài viết trên trang cafef.vn ngày 2/5/2015 có nội dung là các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm dù nhiều doanh nghiệp công bố lợi nhuận tốt hơn

dự đoán Trung bình lợi nhuận của 160 công ty đã công bố kết quả kinh doanh trong tuần đều cao hơn 10%

so với dự đoán

Thuyết thị trường hiệu quả và sự vận động của bước đi ngẫu nhiên của giá cổ phiếu giải thích hiên tượng này

Bởi vì thay đổi trong giá cổ phiếu là không thể dự đoán trước được cho nên khi thông tin được công bố đã được thị trường dự tính, thì giá cổ phiếu sẽ đứng yên Việc tuyên bố không có bất kì thông tin mới nào lại

có thể dẫn đến việc giá cổ phiếu thay đổi, và có trường hợp khi thông tin xấu đưa ra nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng

Ta có minh chứng cụ thể sau Trong bài viết “Chứng khoán Mỹ thăng hoa dù giá dầu chạm đáy 6 năm”

được đăng trên trang web giavang.net, xin được trích một đoạn như sau: “Các vụ mua bán & sáp nhập đang diễn ra tấp nập khiến phố Wall cũng giao dịch sôi động theo Ngoài ra, việc đồng USD thoái lui khỏi các mức đỉnh gần đây và mối lo lắng về lịch trình nâng lãi suất của Fed dần lắng dịu đã khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng ấn tượng trong phiên giao dịch đầu tuần 16/3

Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng 27,79 điểm (tương ứng 1,35%) lên 2081,19 điểm Đây là phiên bứt phá mạnh nhất của S&P 500 kể từ ngày 03/02 xét theo tỷ lệ phần trăm, với 9/10 lĩnh vực chính đều tăng giá Trong

đó, lĩnh vực y tế tăng mạnh nhất với 2,2% nhờ một số thương vụ M&A, nhóm cổ phiếu tiện ích, lĩnh vực được hưởng lợi trong môi trường lãi suất thấp, tăng 1,7% Đáng lưu ý là, nhóm cổ phiếu năng lượng vẫn đi lên 1,4% dù giá dầu WTI tại Mỹ giảm 96 xu xuống 43.88 USD/thùng và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009

Cùng chiều, chỉ số Dow Jones bổ sung 228,11 điểm (tương ứng 1,29%) lên 17977,42 điểm và chỉ số Nasdaq tiến 57,75 điểm (tương ứng 1,19%) lên 4929,51 điểm

Như vậy, ta thấy kể cả khi giá dầu đã chạm đáy kể từ tháng 3/2009 nhưng nhóm cổ phiếu năng lượng vẫn tăng, điều này cho thấy giá chứng khoán là không dự đoán được, và không phụ thuộc thông tin được đưa ra

Còn nếu như, việc một tin tốt nào đó được đưa ra lại khiến giá cổ phiếu thay đổi thì thay đổi này có thể dự đoán được Bởi vì, việc dự đoán sự thay đổi này đã được loại bỏ trên một thị trường hiệu quả cho nên, giá

cổ phiếu sẽ đáp lại lời công bố chỉ khi nào thông tin về những lời tuyên bố đó là mới tức là, nó chưa được

dự tính

Ngày đăng: 20/03/2016, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w