1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ SUY THOÁI KINH TẾ

90 947 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Khinhận ra có một cú sốc nào đó về kinh tế theo chiều hướng xấu thì suy thoái đã gây ranhững hậu quả nhất định, tuy nhiên ngay cả các chính sách kinh tế thường cũng có độ trễnhất định, v

Trang 1

MỤC LỤC:

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT “SUY THOÁI KINH TẾ” 4

1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế: 4

1.2 Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế: 5

1.3 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế: 5

1.3.1 Trường phái tiền tệ: 5

1.3.2 Trường phái kinh tế học chủ nghĩa Keynes: 6

1.4 Phân loại suy thoái kinh tế: 6

1.4.1 Suy thoái hình chữ V: 7

1.4.2 Suy thoái hình chữ U: 8

1.4.3 Suy thoái hình chữ W: 9

1.4.4 Suy thoái hình chữ L: 9

1.5 Tác động của suy thoái kinh tế: 10

1.5.1 Thất nghiệp gia tăng: 10

1.5.2 Tiêu dùng và đầu tư: 10

1.5.3 Giảm phát: 11

1.5.4 Với thị trường tài chính: 11

1.5.5 Với thị trường bất động sản: 11

1.5.6 Với cán cân thanh toán: 11

1.5.7 Tăng trưởng kinh tế: 12

1.5.8 Vấn đề an sinh xã hội: 12

1.6 Giải pháp chống suy thoái kinh tế: 12

1.6.1 Chính sách tài khóa: 12

1.6.2 Chính sách tiền tệ 13

CHƯƠNG 2: ĐIỂM QUA MỘT SỐ CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI 15

2.1 Đại suy thoái năm 1929-1933: 15

2.1.1 Đặc điểm và ảnh hưởng chung: 15

Trang 2

2.1.2 Nguyên nhân: 17

2.1.3 Tác động và cách giải quyết của một số quốc gia: 22

2.1.4 Bài học kinh nghiệm: 30

2.2 Suy thoái những năm 1990: 31

2.2.1 Đặc điểm 31

2.2.2 Nguyên nhân: 32

2.2.3 Mức độ lan rộng và ảnh hưởng của cuộc suy thoái 36

2.2.4 Giải pháp của các quốc gia bị ảnh hưởng chính và kết quả của các giải pháp đó 38

2.2.5 Bài học kinh nghiệm: 39

2.3 Suy thoái năm 2007-2008: 40

2.3.1 Đặc điểm và ảnh hưởng: 40

2.3.2 Nguyên nhân: 42

2.3.3 Tác động: 56

2.3.4 Các biện pháp khắc phục suy thoái kinh tế thế giới 2008 58

2.3.5 Bài học kinh nghiệm: 59

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI NHỮNG CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ 63

3.1 Các giai đoạn suy thoái ở Việt Nam: 63

3.1.1 Suy thoái kinh tế lần thứ nhất (Giai đoạn 1970 – 1990): 63

3.1.2 Suy thoái kinh tế lần thứ hai (Giai đoạn 1997 – 1999) 64

3.1.1 Suy thoái kinh tế lần thứ ba (Giai đoạn 2008 – nay): 65

3.2 Giải pháp của nhóm trước tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay: 76

3.2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: 76

3.2.2 Đề xuất giải pháp: 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 89

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM 4:

7701230386 Nguyễn Bình Phương Duy

7701231530 Dương Thị Huyền Trang

Trang 4

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

“SUY THOÁI KINH TẾ”

1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế:

Có rất nhiều định nghĩa về suy thoái kinh tế, mỗi định nghĩa thường thể hiện một quanđiểm riêng, sau đây là một số định nghĩa được thế giới sử dụng nhiều nhất hiện nay

Theo quan điểm của kinh tế vĩ mô, mà cụ thể là giáo sư kinh tế học N Gregory Mankiw (trong cuốn nguyên lý kinh tế học phần II): Ngoài sự tăng trưởng kinh

tế bình thường được diễn ra, trong một vài năm, sẽ xảy ra các hiện tượng kinh tếbất thường Các doanh nghiệp không bán được hết hàng hóa và dịch vụ, họ đi đếnquyết định cắt giảm sản xuất Nhiều công nhân bị sa thải, tỷ lệ thất nghiệp tăngcao và các nhà máy bị bỏ không Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ íthơn, GDP thực tế và các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm đi Những thời kỳthu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái kinh tế nếu tìnhhình không quá nghiêm trọng, và được gọi là khủng hoảng nếu nó trầm trọng và

để lại nhiều hệ lụy khác

Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện đại thì: suy thoái kinh tế là sự cố chu

kỳ kinh doanh, là một sự suy giảm chung trong hoạt động kinh tế Các chỉ số kinh

tế vĩ mô như GDP, việc làm, chi tiêu đầu tư, thu nhập hộ gia đình, lợi nhuận, vàlạm phát giảm Trong khi nhiều doanh nghiệp phá sản và tỷ lệ thất nghiệp tăng.Những biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh Và thuậtngữ chu kỳ kinh doanh trên thực tế không hề có tính chất định kỳ và không thể dựbáo được chính xác (do vậy thuật ngữ này thường mang sự hiểu lầm) TheoMankiw (Nguyên lý kinh tế học II) Theo David Begg thì chu kỳ kinh doanh là sựbiến động của tổng sản lượng trong ngắn hạn xung quanh đường xu thế của nó

Theo cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Mỹ cho rằng: suy thoái

là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng

Trang 5

Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa về suy thoái kinh tế, tuy nhiên các khái niệm

kinh tế nhìn chung đều cho rằng, suy thoái kinh tế tạo ra một biến động thất thường vềkinh tế và tạm gọi là “chu kỳ kinh doanh”, nó mang tính hệ thống, kéo dài Và một sự suythoái trầm trọng và lâu dài sẻ dẫn đến khủng hoảng kinh tế

1.2 Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế:

Các biến động kinh tế thường diễn ra thất thường và không thể dự báo trước được Khinhận ra có một cú sốc nào đó về kinh tế theo chiều hướng xấu thì suy thoái đã gây ranhững hậu quả nhất định, tuy nhiên ngay cả các chính sách kinh tế thường cũng có độ trễnhất định, vì vậy việc nhận bết được các dấu hiệu suy thoái càng sớm cũng có thể giúpnền kinh tế ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và có thể phục hồi nhanh hơn, nhìnchung chúng ta có thể quan sát sự biến động của các đại lượng kinh tế vĩ mô theo chiềuhướng xấu, cụ thể:

 Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanhnghiệp tăng lên ngoài dự kiến Việc này dẫn đến sản xuất cắt giảm sản lượng kéotheo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tếgiảm sút

 Cầu về lao động giảm, sau đó các doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí dẫn đến hiệntượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

 Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theokhi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh

1.3 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế:

1.3.1 Trường phái tiền tệ:

Trường phái tiền tệ hay còn gọi là trường phái tự do Chicago, đại biểu là ông MiltonFriedman Lập trường cơ bản của trường phái này là thả lỏng nền kinh tế, chống lại sựcan thiệp của chính phủ vào nền kinh tế Phái tiền tệ nghiên về cơ chế thị trường tự dokhông có sự can thiệp của chính phủ, họ cho rằng cơ chế thị trường tự nó đã có thể tự giải

Trang 6

quyết một cách có hiệu quả các vấn đề kinh tế cơ bản, không cần sự can thiệp của nhànước Sự can thiệp của nhà nước theo họ đa phần chỉ có phá hoại sự cân bằng của thịtrường và có hại cho nền kinh tế Các học giả theo trường phái tiền tệ cũng cho rằngnhững biến động trong tổng cầu về cơ bản dựa trên những nguyên nhân tiền tệ và suythoái kinh tế có nguyên nhân từ sự quản lý tiền tệ yếu kém.

1.3.2 Trường phái kinh tế học chủ nghĩa Keynes:

Theo Keynes, khi thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sựchênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đóthì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiềuhơn Theo J.M.Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậycũng làm tăng tiêu dùng Song do quy luật tâm lý nêu trên, sự gia tăng tiêu dùng nóichung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng gia tăng theo tốc độgia tăng thu nhập Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn Keynescho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nềnkinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế và suy thoái kinh tế Nói tóm lại, theoKeynes, sự xuất hiện của khuynh hướng tiết kiệm trong dân chúng làm cho mức tiêudùng nhỏ hơn, dẫn đến sự giảm sút của tổng cầu, và chính sự giảm sút của tổng cầu lànguyên nhân gây ra suy thoái, khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất

và công nhân bị thất nghiệp

1.4 Phân loại suy thoái kinh tế:

Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị tăngtrưởng theo quý Có các kiểu suy thoái như sau:

Trang 7

1.4.1 Suy thoái hình chữ V:

Trong một cuộc suy thoái hình chữ V, nền kinh tế chỉ chịu đựng sự sụt giảm trong mộtthời gian ngắn nhưng tác động của nó rất mạnh Nền kinh tế bị suy giảm mạnh song cũngphục hồi rất nhanh sau khi chạm đáy Đây là một suy thoái kinh tế thường gặp, cho nên

nó cũng dễ theo dõi và có thể khắc phục nhanh chóng

Một ví dụ dụ rõ ràng về cuộc suy thoái kinh tế hình chữ V là suy thoái kinh tế 1953 tại

Mỹ Trong đầu những năm 1950 nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ, nhưng vì Cục Dự TrữLiên Bang muốn đạt lạm phát kỳ vọng nên phải tăng lãi suất, làm nền kinh tế dần dần rơivào sụt giảm Năm 1953 tăng trưởng bắt đầu chậm, trong quý ba, GDP thực giảm 2,4%,trong quý 4 giảm đến 6.2% và trong quý đầu tiên của năm 1954 nó đã giảm 2% trước khitrở lại tăng trưởng Và nhìn vào hình bên dưới ta thấy nó có dạng hình chữ V

Hình 1.1:Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ năm 1953

Phần trăm thay đổi so với kỳ trước trong GDP thực

Trung bình tăng trưởng GDP giai đoạn 1947-2000

Trang 8

1.4.2 Suy thoái hình chữ U:

Suy thoái hình chữ U thường có thời gian kéo dài hơn một cuộc suy thoái hình chữ V, vàkhó có thể xác định rõ ràng khi nào nền kinh tế chạm đáy GDP có thể giảm trong vàiquý, sau đó tăng trở lại rồi đột ngột giảm hoặc tăng liên tục làm cho chúng ta khó xácđịnh khi nào GDP thực chạm dáy khủng khoảng

Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục chậm, và không biết thật sự khi nào nền kinh tế thật sựthoái khỏi suy thoái

Hình 1.2:Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ

1973 – 1975

Phần trăm thay đổi so với kỳ trước trong GDP thực

Trung bình tăng trưởng GDP giai đoạn 1947-2000

Trang 9

1.4.3 Suy thoái hình chữ W:

Suy thoái hình chữ W (hay còn được gọi là suy thoái kép), nền kinh tế rơi vào suy thoái,phục hồi trong một thời gian ngắn, nhưng một thời gian ngắn sau đó lại rơi vào suy thoáimột lần nữa trước khi phục hồi

Hình 1.3: Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đầu thập

niên 1980.

Phần trăm thay đổi so với kỳ trước trong GDP thực

Trung bình tăng trưởng GDP giai đoạn 1947-2000

1.4.4 Suy thoái hình chữ L:

Suy thoái hình chữ L xảy ra khi một nền kinh tế lâm vào suy thoái nghiêm trọng vàkhông quay trở lại được xu hướng tăng trưởng trong nhiều năm Nền kinh tế sẽ dốcxuống một thời gian dài trước khi cố gắng để gượng dậy

Đây là dạng nghiêm trọng nhất trong 4 dạng chính của mô hình suy thoái kinh tế

Trang 10

Hình 1.4:Suy thoái hình chữ L, trường hợp suy thoái Nhật Bản 1990.

Phần trăm thay đổi so với kỳ trước trong GDP thực

Trung bình tăng trưởng GDP giai đoạn 1950-2000

1.5 Tác động của suy thoái kinh tế:

1.5.1 Thất nghiệp gia tăng:

Khi suy thoái kinh tế xảy ra, một hiện tượng không thể tránh khỏi là thất nghiệp cơ cấu.Suy thoái kinh tế dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp do tổng cầu giảm, do

đó cầu về lao động giảm, các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân công và làm cho tỷ lệthất nghiệp tăng cao

1.5.2 Tiêu dùng và đầu tư:

Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tiêu dùng và đầu tư trong nước đều bị sụt giảm do thunhập khả dụng giảm và rủi ro đầu tư tăng cao đồng thời dòng vốn đầu tư nước ngoài cảtrực tiếp và gián tiếp suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế, các nhà đầu tư có xuhướng rút vốn về do lo ngại rủi ro đầu tư

Trang 11

thoái kéo dài

1.5.4 Với thị trường tài chính:

Suy thoái kinh tế có ảnh hưởng xấu lên thị trường chứng khoán, làm cho giá cổ phiếugiảm mạnh, nhà đầu tư hoảng sợ, thị trường chứng khoán đi xuống và chứng khoán bịbán ra ồ ạt Việc IPO của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại, thậm chítạm hoãn IPO do trong thời gian này cung quá nhiều trong khi cầu về chứng khoán giảmmạnh, việc IPO sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Ngoài ra khả năng rút vốn ồ ạt của nhà đầu

tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán cũng gây ảnh hưởng xấu lên thị trường chứngkhoán cũng như dự trữ ngoại hối

Bên cạnh việc có những tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tếcũng làm cho các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, một số ngân hàng mất khả năng thanhkhoản, có thể gây ra sự sụp đổ của các ngân hàng do nợ xấu tăng lên, người vay vốnkhông còn khả năng trả nợ và người gửi tiền hoảng loạn đua nhau rút tiền gởi

1.5.5 Với thị trường bất động sản:

Suy thoái kinh tế dẫn đến sự đình trệ của thị trường bất động sản và sự đình trệ của thịtrường này sẽ gây tác động tiêu cực đến các thị trường khác

1.5.6 Với cán cân thanh toán:

Suy thoái kinh tế dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới dongười tiêu dùng trên thế giới thắt chặt chi tiêu dẫn đến hoạt động xuất khẩu ra thị trường

Trang 12

quốc tế bị suy giảm và do đó ảnh hưởng lên cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thươngmại.

1.5.7 Tăng trưởng kinh tế:

Khi suy thoái kinh tế xuất hiện, việc một loạt các hoạt động kinh doanh buộc phải giải thể

là điều không thể tránh khỏi, đồng thời sự sụt giảm trong tiêu dùng, đầu tư, thâm hụt cáncân thương mại dẫn đến GDP của nền kinh tế sụt giảm hơn nữa, hậu quả tất yếu là tăngtrưởng kinh tế chậm lại

1.5.8 Vấn đề an sinh xã hội:

Suy thoái kinh tế tác động tiêu cực lên nền kinh tế dẫn đến xu hướng bất bình đẳng về thunhập và phân hóa giàu nghèo trong xã hội có khả năng gia tăng Đồng thời gây ra nhữngbất ổn trong xã hội do tội phạm tăng

1.6 Giải pháp chống suy thoái kinh tế:

Theo Keynes, chính sự sút giảm của tổng cầu là nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế,doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và tình trạng thất nghiệp xảy ra Do đó cần thiết phải

có sự can thiệp của nhà nước nhằm nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế, như hiện naychúng ta thường gọi là kích cầu tiêu dùng và cầu đầu tư Trong thực tế, ở các nước có nềnkinh tế thị trường đều có sự vận dụng học thuyết Keynes ở những mức độ khác nhau, qua

đó để điều tiết và kích thích kinh tế Trong học thuyết Keynes, ông đã nhấn mạnh tới cáccác công cụ và chính sách kinh tế mà nhà nước có thể sử dụng để tác động tới nền kinh tếnhằm nâng cao tổng cầu, bao gồm các chính sách kinh tế như: chính sách tài chính (chínhsách tài khóa), chính sách tiền tệ của chính phủ, chính sách khuyến khích đầu tư

1.6.1 Chính sách tài khóa:

Theo quan điểm của Keynes, tài khóa là một công cụ hữu hiệu trong tay nhà nước để tácđộng đến nền kinh tế Khi nền kinh tế đang lâm vào suy thoái và thất nghiệp, các doanh

Trang 13

nghiệp thu hẹp sản xuất, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, điều đó làm giảm sút tổngcầu Vì vậy để nâng cao tổng cầu chính phủ cần sử dụng chính sách tài chính nới lỏng, cụthể với các công cụ tài chính như sau:

 Tăng chi tiêu của chính phủ

 Giảm thuế cho doanh nghiệp, trợ cấp cho dân chúng

 Kết hợp vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế cho doanh nghiệp

Trong khi suy thoái kinh tế thì mục tiêu của chính sách tài khóa nới lỏng là tạo thêm cầu

để đối ứng với năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh tế, tránh để dư thừa năng lực sảnxuất ở mức quá cao gây lãng phí nguồn lực cũng như gây ra những vấn đề về xã hội dothất nghiệp tăng cao gây ra Nếu không nhanh chóng ngăn chặn, thất nghiệp sẽ tiến đếnngưỡng nguy hiểm đẩy suy giảm kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn: thất nghiệp sẽ dẫn đếncắt giảm thu nhập (thực tế và kỳ vọng) làm giảm tiêu dùng, càng khó khăn về đầu ra dẫnđến các doanh nghiệp phải tiếp tục cắt giảm sản xuất và lao động, đẩy thất nghiệp tănglên ở vòng tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy Do đó việc sử dụng chính sách tài khóa nớilỏng là hết sức cần thiết góp phần giúp tổng cầu gia tăng, sản lượng tăng, tạo thêm việclàm, giảm thất nghiệp Tuy nhiên việc áp dụng phải được thực hiện một cách thận trọng,trú trọng tới vấn đề hiệu quả vì nếu sử dụng thái quá công cụ chính sách tài khóa sẽ cóthể làm phát sinh các vấn đề sau:

 Để kích cầu thì phải giảm thuế, nhưng giảm thuế lại làm thâm hụt ngân sách, giảmchi tiêu chính phủ

 Nếu tăng chi tiêu chính phủ thì rất có thể hiệu quả biên của vốn bị giảm sút, đồngthời gây ra lạm phát và tăng gánh nặng nợ cho ngân sách nhà nước

1.6.2 Chính sách tiền tệ

Trong học thuyết của mình, Keynes đánh giá cao vai trò của công cụ chính sách tiền tệ.Trong thực tế, các chính phủ đều có sự vận dụng công cụ và chính sách tiền tệ để tác

Trang 14

hàng trung ương thay đổi mức cung tiền và lãi suất, nhờ đó đã tác động vào lượng tiềnmặt và lãi suất trên thị trường, đồng thời tác động đến tổng cung và tổng cầu trong nềnkinh tế, nâng cao “cầu có hiệu quả” nhằm chống suy thoái kinh tế Khi nền kinh tế đangtrong tình trạng suy thoái thì chính phủ nên sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, cụ thểvới các công cụ như sau:

 Mua các loại giấy tờ có giá (hoạt động trên thị trường mở)

 Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

 Giảm lãi suất chiết khấu

Việc sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng với các công cụ như trên góp phần làm tăngcung tiền, giảm lãi suất, do đó dẫn đến đầu tư tăng và tổng cầu tăng, dẫn đến sản lượngquốc gia tăng, mức nhân dụng tăng, mức giá chung tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp Tuynhiên chính sách tiền tệ cần được cân nhắc thận trọng trong điều hành, đảm bảo cân bằng

sự tăng trưởng và ổn định vì cũng như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nới lỏngcũng có nguy cơ tiềm ẩn của nó

 Nếu lượng tiền phát hành quá mức sẽ đẩy mức giá cả lên cao và có nguy cơ gây ralạm phát

 Nếu thực hiện chính sách giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư nhằm nâng caotổng cầu thì đồng thời làm gia tăng mức cung tiền tệ và dó đó có nguy cơ gây ralạm phát

Trang 15

CHƯƠNG 2: ĐIỂM QUA MỘT SỐ CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ

LỚN TRÊN THẾ GIỚI2.1 Đại suy thoái năm 1929-1933:

2.1.1 Đặc điểm và ảnh hưởng chung:

Suy thoái kinh tế 1929-1933 là cuộc đại suy thoái trong lịch sử thế giới và cũng lànguyên nhân gián tiếp dẫn đến đại chiến thế giới thứ hai

Những năm 1929 thịnh vượng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đã qua đi Vào thứ 4ngày 23/10 giá cổ phiếu giảm mạnh trên NYSE (Thị trường chứng khoán New York),các nhà đầu tư sửng sốt khi suốt 5 năm, thì trường chỉ tăng Và chỉ trong 1 thời, có đến2.5 triệu cổ phiếu được rao bán Ngày hôm sau thị trường vẫn tiếp tục giảm điểm

Giá chứng khoán bắt đầu giảm 10, 4, 2 đôla trên một cổ phiếu, chưa từng có tiền lệ xảyra

Biểu đồ 2.1: Chỉ số Dow Jones 1929-1930.

Nước Mỹ là nơi khởi nguồn của Đại suy thoái mới sự sụt giảm chóng mặt trên thị trườngchứng khoán

Trang 16

Suy thoái kinh tế thường xảy ra trong xã hội tư bản, nhưng cuộc suy thoái kinh tế lầnnày rất nghiêm trọng và rất sâu sắc, vì nó kéo dài, bao trùm tất cả các ngành của nềnkinh tế và lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới Đại suy thoái phá húy hầu hết nền kinh

tế của các quốc gia, nặng nề nhất là ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, các quốc gia phươngTây có nền kinh tế công nghiệp phát triển, thị trường tài chính và bất động sản hoạt độngmạnh mẽ

Các quốc gia này đều phải hứng chịu sự giảm sút trong sản xuất công nghiệp nặng nề,thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ thất nghiệp tăngcao nhất trong lịch sử Thương mại quốc tế giữa các quốc gia cũng suy giảm nặng nề.Ngay sau khi Đại suy thoái diễn ra, các quốc gia ngay lập tức áp dụng mọi biện pháp đểbảo vệ sản xuất công nghiệp của quốc gia mình trong đó biện pháp nâng cao thuế quan

để giảm nhập khẩu hàng hóa nước ngoài Việc này ngay lập tức cũng nhận được “sự trảđũa” của các quốc gia khác, và thương mại quốc tế dường như bị chặn đứng Chế độ bản

vị vàng vào thời gian này cũng là một rào cản lớn đối với thương mại quốc tế, các nước

đã lần lượt rời bỏ chế độ này để tìm lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế trong nước Sauthời kỳ 1929 – 1933, chỉ còn rất ít các quốc gia áp dụng chế độ này

Đại suy thoái đã làm cho nền kinh tế thế giới trải qua một thời kỳ với một tỷ lệ thấtnghiệp cao nhất trong lịch sử Rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu và đưa ramột con số chính xác nhất về tỷ lệ thất nghiệp nhưng chưa bao giờ đưa ra được một con

số thực sự chính xác

Sự tàn phá do nạn suy thoái gây ra rõ ràng nhất ở những khu vực công nghiệp Ở đó lànhững người chờ cứu tế, những người không bà con họ hàng, những người bị bỏ rơi ráchrưới; những nhà máy lặng im đánh dấu sự sụp đổ của nền kinh tế Ba khu vực chịu ảnhhưởng nặng nề nhất của Đại suy thoái đó là Bắc Mỹ mà cụ thể là quốc gia nơi Đại suythoái bắt đầu – Nước Mỹ; châu Âu và Mỹ Latin Cuộc suy thoái 1930 đã phá hủy nềnkinh tế của Mỹ và hầu hết các quốc gia ở châu Âu Một nghiên cứu vào những năm 1980

đã về tình trạng kinh tế các quốc gia vào thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh đã chỉ ranhững tình hình kinh tế trượt dốc ở các quốc gia trong khu vực kinh tế chủ chốt của thếgiới vào thời kỳ đó

Trang 17

Về mặt chính trị, Đại suy thoái làm biến đổi bộ mặt chính trị của nhiều quốc gia và gópphần làm thay đổi quan hệ quốc tế, được coi như một trong những nguyên nhân lớn gây

ra chiến tranh thế giới thứ hai Khủng hoảng kinh tế nặng nề làm cho đời sống người dân

ở khắp nơi đều trở nên rất khó khăn, và những phản ứng xã hội trở thành một điều tấtyếu

Bảng 2.1: So sánh mức tiêu dùng của năm 1929 với 1933 của Mỹ :

The Depression's impact on people:

Consumer spending (in billions) on selected items, 1929-33

Đaị suy thoái 1929-1933 được bắt đầu sau một thời kỳ phát triển kinh tế cực thịnh, khi

kinh tế thế giới đã vượt qua những hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Suy

thoái kinh tế bắt đầu ở nước Mỹ với sự sụp đổ của hệ thống tài chính mà nền tảng là thị

trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng trên toàn quốc gia Sự dễ dãi trong tăng tíndụng đẩy các ngân hàng cho vay, sự yếu kém trong việc quản lý hệ thống tài chính - tiền

tệ và do "xài quá cái làm ra"dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi suy thoáiđẩy thị trường chứng khoán bùng nổ quá mức, ngân hàng cho vay quá nhiều, rủi ro quá

Trang 18

mức không được kiểm soát Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo sụp đổ dâychuyền của các thể chế tài chính do các khoản nợ xấu không đòi được.

Các nhà lịch sử kinh tế còn tranh cãi về nguyên nhân gây ra Đại suy thoái, nhưng phầnlớn cách giải thích đều xoay xung quanh sự sụt giảm lớn trong tổng cầu Vậy điều gì đãlàm tổng cầu sụt giảm:

 Theo các nhà kinh tế học, nguyên nhân chủ yếu gây ra suy thoái là sự giảm sút củacung ứng tiền tệ: Từ năm 1929-1933, cung ứng tiền tệ giảm 28%, và sự sụt giảmtrong cung ứng tiền tệ là do các vấn đề trong hệ thống ngân hàng gây ra Do có hộgia đình rút tiền khỏi các ngân hàng đang gặp rắc rối về tài chính và các ngân hàngtrở nên thận trọng hơn, giữ tiền dự trữ nhiều hơn, nên quá trình tạo tiền trong hệthống ngân hàng dự trữ một phần đã đi theo hướng ngược lại Trong khi đó, Quỹ

dự trữ Liên Bang Mỹ đã thất bại trong việc bù lại sự suy giảm này của số nhân tiềnthông qua nghiệp vụ thị trường mở mang tính mở rộng Kết quả là, cung tiền giảm

mạnh

 Các nhà kinh tế theo trường phái kinh tế tiền tệ như Barry Eichengreen,Milton Friedman và Peter Temin chỉ ra rằng các yếu tố tiền tệ như hànhđộng của CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ đáng lẽ phải tăng cung tiềnnhưng lại giảm cung tiền và quyết định của Anh trở lại với tiêu chuẩn bản

vị vàng đã gián tiếp đẩy nền kinh tế vào suy thoái Theo trường pháiKeynes, cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do không hoạt động được

Dù lãi suất giảm nhưng đầu tư không tăng được do kỳ vọng về tương laiquá bi quan

 Cụ thể chủ nghĩa trọng tiền bao gồm Milton Friedman, cho rằng cuộc Đạisuy thoái chủ yếu là do thu hẹp tiền tệ, hậu quả là do việc hoạch định chínhsách của Cục dự trữ liên bang Mỹ và thêm vào đó là cuộc khủng hoảngtrong hệ thống ngân hàng Cũng theo quan điểm này, Cục Dự trữ Liênbang, cho phép cung tiền được đo bằng M2 sẽ giảm một phần ba trong năm

Trang 19

1929-1933, qua đó gián tiếp chuyển một cuộc suy thoái bình thường thànhmột cuộc Đại suy thoái Friedman cho rằng sự đi xuống lần lượt của nềnkinh tế, bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, sẽ chỉ là một sựbắt đầu của cuộc đại suy thoái kinh tế.

 Các nhà kinh tế học khác đã nêu thêm một số lý do khác nhau cho sự suy giảmtổng cầu Ví dụ, giá cổ phiểu giảm 90% trong thời kỳ này, làm cho của cải các hộgia đình giảm, qua đó gây ra sự trì trệ trong chi tiêu cho tiêu dùng Thêm vào đó,khó khăn của các ngân hàng đã làm cho một số doanh nghiệp không nhận đưo75cnguồn tài chính cần thiết cho các dự án đầu tư, qua đó làm cho chi tiêu đầu tưgiảm mạnh Tất nhiên tất cả các lực lượng này có thể đổng thởi làm thu hẹp tổngcầu trong cuộc Đại suy thoái

Cục Dự trữ Liên bang cho phép một số ngân hàng công lớn hoạt động không hiệu quả đổ

vỡ - đặc biệt là các Ngân hàng ở New York của Hoa Kỳ - làm gia tăng sự hoảng sợ trong

hệ thống ngân hàng, lan rộng đến mọi thành phố nước Mỹ, và lúc bấy giờ người ta đượcthấy Cục Dự trữ Liên bang ngồi yên trong khi các ngân hàng sụp đổ Người ta cho rằng,nếu FED đã cung cấp cho vay khẩn cấp cho các ngân hàng chủ chốt, hoặc chỉ đơn giản làmua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở để cung cấp thanh khoản và tăng số lượngtiền sau khi các ngân hàng chủ chốt giảm, tất cả các ngân hàng còn lại sẽ không lâm vàokhủng hoảng, và cung tiền sẽ không giảm đến mức nghiêm trọng như vậy Nhà kinhdoanh không thể nhận được các khoản vay mới và thậm chí không thể gia hạn các khoảngvay cũ, buộc nhiều người ngừng đầu tư

Một lý do khiến Cục Dự trữ Liên bang đã không hành động để hạn chế sự suy giảm củacung tiền đã quy định Tại thời điểm đó, số lượng tín dụng Dự trữ Liên bang có thể pháthành được giới hạn bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang, trong đó yêu cầu 40 % sự ủng hộvàng từ cục dự trữ liên bang phát hành Đến cuối những năm 1920, Cục Dự trữ Liên bang

đã gần như đạt đến giới hạn tín dụng được phép có thể được hỗ trợ bởi vàng trong sở hữucủa nó

Một số lý thuyết riêng rẽ khác giải thích Đại suy thoái:

Trang 20

 Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (Deft Deflation): Khi nợ bị đánh giá khó đòi, việcbán ra số lượng lớn với giá rẻ, làm cho tài sản nhìn chung lại càng mất giá, khiếncác khoản nợ còn tồn lại càng giảm chất lượng (do tài sản thế chấp bị giảm giá).Vòng xoáy này như quả bóng tuyết càng ngày càng to, đẩy cả thị trường nợ và tàisản xuống, làm cho các thể chế tài chính và cá nhân trên thị trường vỡ nợ Khi vỡ

nợ nhiều quá, đẩy sản xuất và lợi nhuận xuống thấp, đầu tư đình trệ, việc làm mất

và dẫn tới bẫy đói nghèo

 Sự bất công bằng trong giàu nghèo và thu nhập: Sự bất công bằng trong giàunghèo được Waddill Catchings và William Trufant Foster cho là nguyên nhân củaĐại suy thoái Sản xuất ra quá nhiều hơn khả năng mua của thị trường (vốn đa số

là người nghèo) Lương tăng chậm hơn so với mức tăng năng suất, dẫn tới lợinhuận cao, nhưng lợi nhuận lại bị rót vào thị trường chứng khoán, mà không phảiđưa tới cho người tiêu dùng Do thị trường chứng khoán tăng nhanh, các doanhnghiệp mở rộng sản xuất, FED lại để mức lãi xuất cho vay rất thấp, làm đẩy mạnhđầu tư quá mức Nền kinh tế tăng nóng trong một thập kỷ, đến mức khả năng sảnxuất quá cao so với mức hiệu quả và so với mức cầu Như vậy, nguyên nhân củakhủng hoảng là do đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp nặng thay vì vàolương và doanh nghiệp vừa và nhỏ Nền kinh tế tăng quá mức hiệu quả và lạmphát quá cao

 Cấu trúc thể chế tài chính: Các ngân hàng bị cho là quá rủi ro, khi dự trữ quá ít,đầu tư quá nhiều vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro Khối nôngnghiệp thì quá rủi ro khi giá đất tăng quá cao, hiệu suất nông nghiệp thấp, trongkhi nông dân đi vay quá nhiều để sản xuất, khi lãi suất đột ngột tăng cao thì họ lâmvào phá sản vì không thể sản xuất để trả lãi vay cao Một số nhà kinh tế cho rằng

nguyên nhân có thể là từ bẫy thanh khoản (khi các chính sách tiền tệ như giảm lãi

suất và tăng cung tiền không thể thúc đẩy nền kinh tế)

Chế độ bản vị vàng: Để chống lạm phát, các nước sau Thế chiến Thứ nhất áp dụng

bản vị vàng (đồng tiền gắn chặt với một lượng vàng nhất định) Sốc bắt đầu từ

vụ sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vì chế độ bản vị vàng mà khủng

Trang 21

hoảng từ Mỹ lan rộng ra khắp thế giới Chính vì các chính phủ tiếp tục giữ chế độbản vị vàng, họ không thể đưa ra các chính sách tiền tệ nới lỏng để chữa khủnghoảng Những nước nào thoát khỏi bản vị vàng sớm chính là những nước khôiphục kinh tế sớm.

 Sụp đổ thương mại quốc tế: Do các nước châu Âu sau Thế chiến Thứ nhất nợ Mỹnhiều, họ phải trả nợ hàng năm Họ cũng xuất khẩu sang Mỹ để lấy ngoại hối trả

nợ, đồng thời họ cũng nhập khẩu hàng từ Mỹ cho nhu cầu Đến cuối thập kỷ 1920,nhu cầu nhập hàng Mỹ giảm do khủng hoảng và do thiếu tiền để trả nợ Đồng thờikhi hàng rào thuế quan của Mỹ tăng cao theo Luật Thuế quan Smoot–Hawley,xuất khẩu vào Mỹ giảm, dẫn tới các nước trên thế giới càng gặp khó khăn Thươngmại quốc tế đình trệ càng làm cho khủng hoảng kinh tế năm 1930 thêm tồi tệ

Trang 22

1.6.4 Tác động và cách giải quyết của một số quốc gia:

Phần lớn các nước thiết lập các chương trình cứu trợ, và hầu hết các quốc gia này đều đãtrải qua một số biến động về chính trị, đẩy họ đi theo một hướng hoàn toàn khác Biếnđộng chính trị đáng chú ý nhất là việc Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức – đặt nền móngcho chiến tranh thế giới lần II

1.6.4.1 Mỹ:

1.6.4.1.1 Tác động:

Đại suy thoái bắt đầu vào tháng 8 năm 1929, khi nền kinh tế Mỹ lần đầu tiên đi vào mộtcuộc suy thoái kinh tế Đất nước trải qua hai tháng với GDP sụt giảm tuy nhiên bướcngoặt làm cho nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái là sự sụp đổ của phố Wall vào tháng 10,

và sau đó lan rộng ra toàn nước Mỹ, không dừng ở đó quy mô của cuộc suy thoái kinh tế

đã lan rộng ra toàn thế giới

Biểu đồ 2.2: GPD Hoa Kỳ 1910-2960 với những năm của đại suy thoái (1929-1933)

Trang 23

Hình 2.3: Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ 1910-1960, với năm cuộc Đại suy thoái (1929-1939)

GDP thực của Mỹ có sự tụt giảm so với giai đoạn phát triển mạnh trước đó Cụ thể GDPthực tế (không bao gồm lạm phát) giảm 27% từ năm 1929-1933 trong khi thất nghiệptăng từ 3% lên đến trên 20% Trong thời kỳ này, mức giá giảm 22% trong vòng 4 năm

Sự sụp đổ của thị trường đánh dấu sự khởi đầu của một thập kỷ với tỷ lệ thất nghiệp cao,nghèo đói, lợi nhuận sụt giảm, đi kèm theo lạ hiện tượng giảm phát,…

Có nhiều yếu tố tác động đế sự sụt giảm này như: cho vay tiêu dùng cao, thị trường hoạtđộng thiếu hiệu quả, thiếu động lực tăng trưởng cho các ngành công nghiệp mới, tất cảtương tác nhau để tạo ra một vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế Làm sụt giảm chi tiêu,người dân mất niềm tin vào nền kinh tế, thất nghiệp ngày một tăng cao, giảm sản lượngquốc gia

Hầu hết các ngành nông - công nghiệp nước Mỹ đều chịu tác động của cuộc suy thoái.Nền kinh tề chạm đáy vào mùa đông năm 1932-1933

Trang 24

Đại suy thoái còn gây ra những ảnh hưởng to lớn đến chính trị Mỹ Sau ba năm sốngcùng khủng hoảng, Herbert Hoover mất chức trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1932,ranklin Delano Roosevelt bắt đầu cầm lái con tàu Mỹ với kỳ vọng thoát khỏi cơn bãođang tàn phá nước Mỹ Kế hoạch phục hồi nước Mỹ của tổng thống Roosevelt, đươc gọi

là New Deal, dựng các chương trình chưa từng có tiền lệ trước đấy là đưa ra các gói cứutrợ nhằm phục vụ cho việc phục hồi và cải cách, và đi đến tái cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ.Đại khủng hoảng cũng dẫn đến sự gia tăng của lượng dân di cư trở về quê hương củamình Ví dụ như, một số người nhập cư trở về quê hương của họ, lại có một số người dânbản địa ở Mỹ đế Canada, Úc và cả Nam Phi Nó cũng dẫn đến sự di cư hàng loạt củangười dân từ các khu vực ảnh hưởng nặng nề ở phía Nam đến những nơi như miền Bắc

và California (Xem thêm Great Migration of African American)

1.6.4.1.2 Các biện pháp:

Các biện pháp đầu tiên của Hoover để chống lại tình trạng đình truệ hiện tại là dựa trên

sự tình nguyện của các doanh nghiệp: “không giảm lực lượng lao động” hoặc “không cắtgiảm tiền lương” Tuy nhiên các doanh nghiệp đã lựa chọn việc giảm tiền lương, nhiềucông nhân bị sa thải và các khoản đầu tư bị hoãn lại

Trong tháng 6 năm 1930 Quốc Hội đã thông qua Đạo luât thuế quan Smoot – Hawlay,tăng thuế trên hàng ngàn mặt hàng nhập khẩu Mục đích của luật này là nhằm khuyếnkhích việc mua các sản phẩm ở nước Mỹ bằng cách nâng cao doanh thu cho chính phủliên bang và bảo vệ nông dân trong nước Tuy nhiên ngay sau đó, các quốc gia khác tăngthuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ để trả đũa, làm giảm tổng sản lượng thương mạiquốc tế và làm tồi tệ hơn cuộc Đại suy thoái

Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự sụt giảm mạnh trong thương mại quốc tế sau năm 1930 đãsuy thoái càng thêm thu thoại, đặc biệt là cho các nước phụ thuộc nhiều vào ngoạithương Hầu hết các nhà sử học và các nhà kinh tế một phần đổ lỗi cho các luật thuế quanSmoot-Hawley Mỹ (ban hành ngày 17 tháng 6 năm 1930) làm suy thoái thêm trầm trọngkhi mà thương mại quốc tế giảm nghiêm trọng và nhận lại các khoản trả đũa của các nền

Trang 25

kinh tế khác Tỷ lệ thuế nhập khẩu tính thuế cho năm 1921 -1925 trung bình là 25,9%nhưng theo luật mới lên đến 50 % trong 1931-1935

Xuất khẩu của Mỹ đã giảm từ 5.2 tỷ USD trong năm 1929 xuống còn 1,7 tỷ USD vàonăm 1933, nhưng giá cả cũng giảm, do đó khối lượng vật lý của xuất khẩu chỉ còn mộtnửa Ảnh hưởng nặng nhất là mặt hàng nông sản như lúa mỳ, bông, thuốc lá, và gỗ Năm 1931, Hoover đã kêu gọi các ngân hàng thành lập tồng công ty tín dụng quốc gia đểcác ngân hàng lớn có thể giúp các ngân hàng hoạt động kém được tồn tại Tuy nhiên đâylại là một chính sách thất bại nữa của Hoover khi các chủ ngân hàng chỉ miễn cưỡng đầu

tư các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả này

1933, tổng thống Roosevelt lên nắm giữa nước Mỹ, ông cho rằng tái cơ cấu nền kinh tếnước Mỹ là cần thiết để đối phó với suy thoái thoái kinh tế hiện tại Chương trình NewDeal được kích hoạt nhằm kích thích nhu cầu và cung cấp cấp việc làm, cứu trợ chongười nghèo thông qua tăng chi tiêu chính phủ và tổ chức các cuộc cải cách tài chính.Luật điều chỉnh ngành Nông nghiệp cung cấp mức ưu đãi cao song song với việc cắtgiảm sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá nông sản Cục quản lý phục hồi quốc giaNRA thực hiện một số thay đổi sâu rộng đối với nền kinh tế Mỹ Nó buộc các doanhnghiệp phải làm việc với chính phủ để thiết lập mã giá được NRA thông qua nhằm giảm

“sự cạnh tranh khốc liệt” bằng cách thiết lập giá và tiền lương tối thiểu, tiêu chuẩn laođông, NRA còn thiết lập luôn cả điều kiện cạnh tranh trong tất cả các ngành công nghiệp

Nó khuyến khích công đoàn tăng tiền lương, và tăng sức mua của tần lớp lao động Tuynhiên hoạt động của NRA lại được coi là trái với hiến pháp của Toàn án tối cao Hoa Kỳvào năm 1935

Những cải cách này, cùng với một số cứu trợ khác và các biện pháp phục hồi kinh tế,được gọi là First New Deal Đến năm 1935, “Second New Deal” bổ sung an sinh xã hội,các chương trình việc làm cho người thất nghiệp, kích thích mạnh sự tăng trưởng của cáccông đoàn lao động

Trang 26

Đến năm 1936, các chỉ số kinh tế chính của Mỹ đạt được mức gần những năm 1920,ngoại trừ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao 11%, tuy nhiên nó vẫn thấp hơn rất nhiều so với

tỷ lệ thất nghiệp trên 20% của năm 1933

Vào mùa xuân 1937, sản xuất công nghiệp của Mỹ đã vượt mốc 1929 trước thời điểm suythoái, và vẫn duy trì cho đến giữa năm 1937 Trong tháng 6 năm 1937, chính quyềnRoosevelt cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm nỗ lực để cân bằng ngân sách liên bang

1.6.4.2 Châu Âu:

1.6.4.2.1 Tác động:

Trong tháng 10 năm 1929, thị trường chứng sụp đổ thị trường tại New York báo trướccuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới John Maynard Keynes, người đã không dự đoán suythoái sẽ xảy ra, cho biết, "Sẽ không có hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp ởLondon”

Diễn biến sau đó là sự sụp đổ kinh tế Mỹ làm rung chuyển thế giới: Thương mại thế giớilâm vào sự bế tắc thật sự Nhiều quốc gia đã thông qua một phản ứng khẩn cấp với cuộcsuy thoái bằng cách dựng rào cản thương mại và thuế quan, mà trở nên tồi tệ thêm cuộcsuy thoái vì nó cản trở thương mại toàn cầu Đế quốc Anh đã cố gắng liên kết với cácthành viên trong khu vực châu Âu khi huy động họ chống lại Mỹ

Nước Anh lĩnh vực công nghiêp ở phía Bắc bị tàn phá nặng nề, nhu cầu về sản phẩmcông nghiệp truyền thông hoàn toàn sụp đổ Đến cuối năm 1930 thất nghiệp đã tăng hơngấp đôi từ 1 triệu lên đến 2.5 triệu và kim ngạch xuất khẩu giảm về mặt giá trị lên đến50% Trái ngược với phía Bắc, Trung du và miền Nam ít công nghiệp chỉ chịu tác độngnhẹ và ngắn ngủi bởi cuộc suy thoái và những năm sau 1930 khu vực này trải qua mộtthời kì thịnh vượng Ngành công nghiệp xe hơi động cơ chứng kiến sự bùng nổ song song

đó là sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Nước Đức là một trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái Hầu như cáckhoản vay của Mỹ giúp Đức xây dựng lại nền kinh tế đều bị ngưng lại, khi mà Mỹ bị ảnh

Trang 27

hưởng nặng nề của cuộc suy thoái Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, đặc biệt là ở các thành phốlớn Hệ thống chính trị dần dần đi lạc hướng và tiến tới chủ nghĩa cực đoan Cụ thể tỷ lệthất nghiệp đạt gần 30% trong năm 1932 Tiền chi trả nợ bồi thường chiến tranh của Đức

đã được tạm hoãn vào năm 1932 sau hội nghị Lausanne, tại thời điểm này, Đức đã hoàntrả một phần tám tiền bồi thường theo quy định Tháng giêng năm 1933, Hitler và ĐảngQuốc Xã lên nắm quyền, thiết lập một nhà nước độc tài và bắt đầu con đường hướng tớithế chiến II, cuộc xung đột tàn khóc nhất lịch sử thế giới

Giống với vương quốc Anh, Pháp cũng đang vật lộn sau thế giới thứ I với những côngcuộc tái thiết kinh tế khi nhận những khoảng bồi thường chiến tranh từ Đức Giờ lại khókhăn hơn khi các khoảng bồi thường này bị cắt giảm và tạm thời không bồi thường nữa.Đại suy thoái ảnh hưởng đến nước Pháp khoảng năm 1931 Suy thoái Pháp bị ảnh hưởngbởi suy thoái không nhiều như một số quốc gia khác ở châu Âu Tuy nhiên tỷ lệ thấtnghiệp cũng đủ cao để dẫn đến bạo loạn và sự nổi lên của những thế lực chính trị khác.Nhìn chung suy thoái ảnh hưởng đền trường chính trị nước Pháp nhiều hơn là kinh tế, tuynhiên nó đã được dự báo là đều tất yếu sẽ xảy ra dù có suy thoái hay suy thoái không xảyra

Trong khi các nước khác đang dần phục hồi thì suy thoái lại diễn ra ở Hà Lan vào giữanăm 1933 đến năm 1936, mức độ ảnh hưởng của nó mạnh hơn bất kì nước nào khác ởchâu Âu Đó là một thời kì suy thoái kinh tế nghiêm trọng mà dấu hiệu của nó đã bắt đầu

từ những năm 1930 1929-1931, nền kinh tế Hà Lan đã có một sự suy giảm dần trong mộtthời gian tuy nhiên không đủ khiến Hà Lan rơi vào suy thoái kinh tế, nhưng sau đó cănbệnh này Hà Lan ngày càng mắc nặng hơn, một phần là do đặc điểm cấu trúc kinh tế vàchính sách chính phủ Hà Lan Cuộc khủng hoảng dẫn đến bất ổn về chính trị và bạo loạn,

sự gia tăng của chủ nghĩa phát xít Hà Lan Sau đó sự sụt giảm kéo dài đến qua tận thếgiới Hà Lan

Trang 28

Những biện pháp này đã gây ra hiện tượng giảm phát kéo dài và làm giảm sức mua củatổng thể nền kinh tế, càng làm xấu thêm tình hình và đến cuối năm 1931 tỷ lệ thất nghiệp

đã lên tới gần 3 triệu người Chính phủ cũng cố gắng bảo vệ chế độ bản vị vàng Tuynhiên, sự hoảng loạn trong số các nhà đầu tư quốc tế sau cuộc binh biến gây áp lực mớitrên đồng bảng Anh, và vào 21/9/1931 chính phủ Anh cuối cùng đã phải từ bỏ chế độ bản

vị vàng Ngay lập tức tỷ giá hối đoái của đồng bảng Anh giàm 25% từ 4,86 dollar xuốngcòn 3,4 dollar Điều này đã giảm bớt phần nào áp lực đối với các nhà xuất khẩu, và đặtnền tảng cho sự phục hồi kinh tế

Ngoài ra, vào năm 1932 sau hiệp định Ottawa, Neville Chamberlain, người đã trở thànhthủ tướng nước anh sau cuộc bầu cử 1931, đã giới thiệu thuế nhập khẩu là 10% trên tất cảcác hàng nhập khẩu, ngoại trừ những mặt hàng đến từ các nước Đế Chế Anh Việc ápdụng chính sách trên đã gây ra một số sự chia rẽ trong Đảng tự do

Không giống như vương quốc Anh, đa phần các biện pháp nhằm kiểm soát và khắc phụcsuy thoái kinh tế của Pháp đều gặp những sai lầm nghiêm trọng Ở Pháp, suy thoái kinh

tế được coi là điều cần thiết để “thanh lọc” thanh khoản dư thừa trong nền kinh tế và thúcđẩy các công ty kinh doanh kém hiệu quả, mắc nợ vào thất bại

Chính phủ Pháp duy trì mức lãi suất cao để duy trì sức hấp dẫn của đồng Franc Và giảmtiền lương trong một nỗ lực nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp Chính sách này đã gặp sựkháng cự mạnh của các đoàn thể trong khu vực công, dẫn đến một số tình trạng đìnhcông, gây đình trệ hoạt động sản xuất

Trang 29

Một sự khác biệt quan trọng giữa Đại suy thoái ở Hà Lan và tình hình chung ở hầu hếtcác nước châu Âu là vai trò của chính phủ Trong những năm đầu tiên của suy thoái,chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nềnkinh tế, cố gắng cách ly chúng khỏi các khu vực lân cận, giải quyết triệt để từng khu vực.Năm 1931, một số đạo luật được ban hành nhằm đảm bảo hoạt động của nông nghiệp,lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của suy thoái hơn để bù đáp thâm hụt cho các ngành côngnghiệp, trong đó ngô là nông sản đặc biệt được quan tâm Từ năm 1932 hàng loạt các đạoluật khác được ban hành nhằm hỗ trợ thêm cho lĩnh vực nông nghiệp và việc vận chuyểnnông sản được đảm bảo hơn Chính phủ trực tiếp kiểm soát dòng nhập, xuất khẩu và luânchuyển vốn, nhằm hạn chế thất thoát không đáng có Từ năm 1934 trở đi, chính phủ HàLan thử nghiệm một Quỹ Lao Động để cũng cấp nơi làm việc cho những người thấtnghiệp, hoặc đơn thuần là tăng trợ cấp cho họ để đảm bảo niềm tin vào chính phủ vào nềnkinh tế, và đây là một Quỹ có quy mô rất lớn ở Hà Lan.

Tuy vậy quy mô của các biện pháp can thiệp của chính phủ Hà Lan vẫn là quá nhỏ để cóthể thay đổi tình hình Dù nhiều nhà kinh tế đánh giá các biện pháp trên là rất thiết thực

và có hiệu quả lâu dài Chính phủ Hà Lan đã chi tiêu thấp hơn, dù tăng thu thuế Trongkhi lượng người nghèo tăng lên liên tục thì chi tiêu nhầm hỗ trợ lại bị cắt giảm dần.Chính sách này chịu nhiều chí trích theo trường phái Keynes Có thể thấy dù các chínhsách, các đạo luật, các Quỹ hỗ trợ được chính phủ thực hiện khá bài bản nhưng lại thiếuchiều sâu, mang tính thời điểm và vì vậy vai trò chính phủ là tích cực song lại không thểthay đổi nhiều cục diện suy thoái mà đến năm 1933, Hà Lan đã lâm vào đại suy thoáikinh tế thật sự

Ngoài ra chính phủ Hà Lan rất miễn cưỡng trong việc can thiệp vào chính sách thươngmại của nó Trong khi hầu hết các nước công nghiệp hóa hạn chế thương mại của mình từgiai đoạn đầu đại suy thoái trở đi, chính phú Hà Lan vẫn hy vọng rằn hợp tác quốc tế sẽgiải quyết được vấn đề khủng hoảng Tuy nhiên, sau thất bại năm 1933 của Hội nghị kinh

tế Thế giới, các quốc gia và đặc biệt là Hà Lan ngộ ra rằng, họ chỉ có thể giải quyết suythoái kinh tế bằng chính mình, và không nên phụ thuộc vào bất kì quốc gia nào khác

Trang 30

Trước đó, Hà Lan vẫn không muốn bỏ tiêu chuẩn bản vị vàng, và họ quyết định tham giamột thỏa thuận với các nước châu Âu để duy trí các tiêu chuẩn của bản vị vàng Điều nàylàm cho Hà Lan phải cạnh tranh gây gắt với nước ngoài, khi ngay cả Anh cũng đã từ bỏchế độ bản vị vàng, buộc các công ty Hà Lan cắt giảm manh chi phí để duy trì khả năngcạnh tranh Trong khi các nước trong khu vực dần dần cải thiện được nền kinh tế thì HàLan lại tiến vào một cuộc đại suy thoái thật sự sau năm 1933.

1.6.5 Bài học kinh nghiệm:

Bài học thứ nhất là thị trường tài chính, ngân hàng và nền kinh tế các nước có liên hệ mậtthiết, vì thế những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vựckhác, nhiều quốc gia khác nhau.Vì vậy cần có sự liên minh giữa các quốc gia trong chínhsách khắc phục hậu quả của suy thoái

Bài học thứ hai là thất bại của chính quyền Mỹ Hoover dạy chúng ta bài học quý giá vềchính sách tiền tệ và tài chính trong thời kỳ suy thoái (tăng thuế để giải quyết thâm hụtngân sách là một cách làm cho khủng hoảng trầm trọng hơn trong khi chi tiêu của ngườitiêu dùng ít hơn); vì vậy Chính phủ nên can thiệp nhanh chóng và chủ động khi kinh tếkhủng khoảng Việc chính phủ Mỹ và các ngân hàng trung ương chậm chạp can thiệpnhững năm 1930 khiến cuộc khủng hoảng ngày một tệ hại

Thứ ba, có nguy cơ khoảng trống về chính sách giữa hai nhiệm kỳ Tổng thống Năm

1933, khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ diễn biến xấu hơn trong khoảng thời gian 5tháng giữa khoảng thời gian cuộc bầu cử hoàn thành và tổng thống mới nhận chức

Thứ tư, Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ sâu sắc, khó có thể đồng thời đưa ra cácchính kinh tế mà không ảnh hưởng đến chính trị hay ngược lại Bởi vậy, trong những thời

kì biến động kinh tế hay chính trị phải chấp nhận hy sinh một trong hai để giải quyết tìnhtrạng Tuy nhiên cần đánh giá tác động của cả hai để điều chỉnh đến mức thấp nhất có thể

và nên lường trước các rủi ro và tình huống có thể xảy ra

Tóm lại, các chính sách nhằm cải thiện tình hình kinh tế trong thời gian suy thoái, đặc

Trang 31

vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nó sau cho đi đúng hướng và không làm thất thoátngân sách chính phủ.

1.7 Suy thoái những năm 1990:

1.7.1 Đặc điểm

Cuộc suy thoái kinh tế thế giới 1990 diễn ra chủ yếu tại các nước tư bản chủ nghĩa là Bắc

Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, phần còn lại của thế giới ít bị ảnh hưởng bời cuộc suy thoái.Cuộc suy thoái này mang tính chu kỳ của sự tăng trưởng kinh tế giai đoạn thập niên 80,chịu ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng của thị trường tài chính thế giới

Sự mất niềm tin trong giai đoạn phát động cuộc chiến tranh Irắc lần thứ nhất và kéo theogiá dầu tăng chạm ngưỡng đã gây nên cuộc suy thoái ngắn diễn ra ở Mỹ: kéo dài trongvòng 1 năm, đã tăng trưởng chậm chạp sau đó và kết thúc suy thoái vào năm 1993 Cuộc suy thoái bắt đầu rõ nét thông qua sự lây lan tài chính, trong đó nặng nề nhất cácquốc gia liên quan chặt chẽ nhất tới Hoa Kỳ, bao gồm Canada, Úc, và Vương quốc Anh.Các nền kinh tế của các nước châu Âu và Nhật Bản đã bị thương, nhưng ít chịu ảnhhưởng bởi tác động này

Cuộc suy thoái lớn nhất trong thời kỳ này là xảy ra ở Nhật Bản Bước vào thập niên 90của thế kỷ 20, Nhật Bản tuy vẫn là một nước công nghiệp hùng mạnh, có thu nhập theođầu người cao nhất Thế Giới, nhưng sự sụp đổ của nền kinh tế “Bong Bóng” đã mở đầucho một thời kỳ trì trệ kinh tế lâu nhất trong lịch sử nước Nhật từ sau Chiến tranh ThếGiới thứ II – thập kỷ mất mát

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trang 32

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ minh họa

Nền kinh tế Nhật Bản sau khi sụt giảm nhưng không thể gượng dậy, trạng thái suy thoáikéo dài ở đáy nhiều năm liên tục mà không có sự cải thiện đáng kể nào nên đây là hìnhthái suy thoái kinh tế ở Nhật là mô hình chữ L

1.7.2 Nguyên nhân:

1.7.2.1 Mỹ

Từ thời Tổng thống Reagan (1981-1989) với chính sách cắt giảm thuế nhằm kích thíchnên kinh tế do sự biến động kinh tế của thập kỷ 1970 Chính sách cho rằng thuế suấtthấp hơn khiến mọi người làm việc nhiều hơn và cố gắng hơn, và điều này lại dẫn tớitiết kiệm và đầu tư nhiều hơn, kết quả là sản xuất ra nhiều hơn và kích thích toàn bộ nềnkinh tế tăng trưởng Đồng thời, ông cũng cắt giảm các chương trình xã hội và các hoạtđộng điều tiết của chính phủ tới người tiêu dùng, việc làm và môi trường Tuy nhiên,ông mạnh tay trong việc chi tiêu cho quốc phòng, và kết quả là thâm hụt ngân sách tănglên và thậm chí thâm hụt hơn thời kinh tế đình trệ đầu thập kỷ 1980 Từ 74 tỷ USD năm

1980, thâm hụt ngân sách liên bang đã tăng tới 221 tỷ USD năm 1986 Nó giảm xuống

150 tỷ USD năm 1987 nhưng sau đó bắt đầu tăng trở lại

Trang 33

Biểu đồ 2.5: Tình hình kinh tế Mỹ giai đoạn 1988-1993

Ngày 2 tháng 8 năm 1990, Iraq xâm lược Kuwait Trên 17 Tháng 1 năm 1991, Mỹ bắtđầu ném bom các vị trí Iraq tại Kuwait, và ngày 28 tháng 2, Tổng thống Bush đã tuyên

bố ngừng bắn Ảnh hưởng của giá dầu có thể được nhìn thấy trong biểu đổ 2.1 Giá dầu

đã giảm vào đầu năm 1990, và sau đó tăng hơn gấp đôi rất nhanh bắt đầu từ tháng 8năm 1990 Vì vậy, chiến tranh là một sự kiện ngoại sinh cho nền kinh tế Mỹ, và rõ ràng

cú sốc dầu mỏ có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ

Trang 34

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng được coi là hiệp hội tín dụng với các hoạt động cho vaybừa bãi và không kiểm soát được dẫn đến cuộc khủng các khoản tiết kiệm và cho vay.Chính Phủ liên bang phải đóng cửa rất nhiều tổ chức như vậy và thanh toán hết cáckhoản tiền của người gởi, một khoản tổn thất khổng lồ của người dân nước Mỹ

Những năm 1980 là một thập kỷ tăng đầu cơ rất lớn trong giá bất động sản và tài sảnkhác Một phần lớn của điều này có thể được thực hiện bởi sự tăng trưởng to lớn trong

nợ tài trợ của các tổ chức tài chính của đất nước Sự suy giảm trong giá trị của bất độngsản thương mại đã bị ảnh hưởng không chỉ xây dựng thương mại - nó đã làm suy yếucác tổ chức tài chính Các khu vực ảnh hưởng nặng nhất đã được các công ty tài chính,ngân hàng, quỹ tiết kiệm, và các công ty bảo hiểm

Một phần lý do dẫn đến nền kinh tế bị đình trệ là do từ sự sụt giảm giá trị nhà Thườngthì đây là tài sản lớn nhất cho một cá nhân, và sự sụt giảm nghiêm trọng trong giá trịgây ra giảm đáng kể trong giá trị tài sản Trong khi đối với một công nhân nước Mỹ đãquen với giá nhà luôn tăng giá Sự sụt giảm giá trị nhà như là một cú sốc, và nó đã buộcnhiều để xem xét lại kế hoạch tài chính của mình Điều này dẫn đến việc cắt giảm chitiêu làm sức mua tên thị trường giảm đáng kể Việc giá nhà sụt giảm (biểu đồ 2.2) làmgiảm niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ

Trang 35

Biểu đồ 2.6 Real house Prices

Sự thâm hụt ngân sách tăng lên ở đâu thập kỷ 1980, do sự chi tiêu quá phóng khoángvào Quốc phòng của Chính phủ và sự khủng hoảng trong các khoản tiết kiệm và chovay cộng hưởng với sự tăng giọt giá dầu và giá nhà đất giảm, công chúng cắt giảm chitiêu đã đưa nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái ở đâu thập kỷ 1990

1.7.2.2 Nhật Bản

Cuối những năm 80, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản đã làm chonước Nhật trở nên giàu có Nhưng đến giai đoạn 1987-1990 đầu tư cho thiết bị của Nhậtbản đạt đến mức cao, lên đến 12% năm trong khi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt

5%, điều này dẫn đến tình trạng dư thừa tư bản cô định làm nên kinh tế phát triển đình

trệ Vì vậy, suy thoái kinh tế Nhật Bản là hệ quả mang tính chu kì của giai đoạn tăngtrưởng kinh tế 1987-1990 mà đỉnh cao là thời kì bùng nổ nền kinh tế “bong bóng” 1989-1990

Trang 36

Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản vào cuối thập niên 80 không phải là tăng trưởng thực sự

từ hoạt động sản xuất của cải vật chất mà chủ yếu tăng trưởng giả tạo do đầu từ vào muabán bất động sản, trái phiếu Mặt khác, trong xu thế tự do hóa trên thế giới, các xínghiệp Nhật dần dần huy động vốn trực tiếp từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu, hoạtđộng kinh doanh của các ngân hàng được mở rộng, các ngân hàng cho vay quá nhiều đểđầu cơ vào cổ phiếu, bất động sản Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Nhật thôngqua hệ thống ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cao, lập tức nhu cầu vốn vay đầu tư giảmnhanh chóng và gây nên tình trạng mất tài sản vì giá trị tài sản bị tụt xuống, giá cổ phiếubắt đầu giảm

Sau chiến tranh lạnh, các áp lực chính trị ở Mỹ dần tăng lên, buộc Nhật Bản phải giảmthặng dư thương mại song phương cũng như tự do hoá thị trường nội địa Nền kinh tế

mở ở Nhật tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á và các nước Tư bản thâm nhập dễdàng, khiến áp lực cạnh tranh của hàng hóa nội địa tăng lên Sự tăng giá đồng giá Yênlàm lượng xuất khẩu của Nhật giảm mạnh, trong khi nền kinh tế Nhật lúc bấy giờ phụchổi chủ yếu dựa vào xuất khẩu Chính điều này, góp phần đưa nền kinh tế Nhật vào thời

kỳ suy thoái

1.7.3 Mức độ lan rộng và ảnh hưởng của cuộc suy thoái

Sau một thời kỳ cường thịnh, phát triển mạnh mẽ của các nước Tư Bản, cuộc suy thoáibắt đầu manh nha sau việc sụp đổ của thị trường chứng khoáng năm 1987 Mặc dù sự sụp

đổ này đã được phục hồi nhanh chóng nhưng ở Bắc Mỹ, các tổ chức nắm giữ các khoảntiền tiết kiệm và cho vay đã bắt đầu phá sản, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tiết kiệm vàcho vay khiến các phúc lợi tài chính của hàng triệu người Mỹ vào nguy hiểm

Những năm 1980 là một thập kỷ tăng đầu cơ rất lớn trong giá bất động sản và tài sảnkhác Một phần lớn của điều này có thể được thực hiện bởi sự tăng trưởng to lớn trong nợtài trợ của các tổ chức tài chính của Mỹ Sự suy giảm trong giá trị của bất động sảnthương mại đã bị ảnh hưởng không chỉ xây dựng thương mại - nó đã làm suy yếu các tổchức tài chính Điều này dẫn đến một sự khủng hoảng nợ trong nền kinh tế Mỹ vào thời

kỳ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 Sau cuộc chiến tranh Irac lần thứ 1 đã khiến

Trang 37

cho sự tin tưởng của người dân Mỹ vào chính phủ lâm thời không còn cao, đồng thời làmgiá xăng dầu thế giới tăng cao ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế thế giới nói chung

và nước Mỹ nói riêng Và như một lẽ tất nhiên, 7/1990, Hoa Kỳ bước vào tình trạng suythoái kinh tế và kéo dài suốt 8 tháng cho đến năm 1991

Sự khủng hoảng của thị trường tài chính và sự suy thoái kinh tế của nước Mỹ khiến cáccác khoản đầu tư tiết kiệm và khoản vay (Các ngân hàng vay mượn để mua bất động sản)

bị phá sản ảnh hưởng mạnh đến hệ thống ngân hàng thế giới, điều này đã đã kéo theo sựsuy thoái của các nước liên quan mật thiết với thị trường tài chính Mỹ như Úc, NewZealand, Phần Lan, Anh, Cuộc suy thoái ở các nước Tây Âu kéo dài và kinh tế phục hồichậm hơn so với Mỹ

Mặc dù Nhật Bản không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế của Mỹ và cácnước Tây Âu nhưng vào thập niên 90, Nhật Bản đã phải trải qua một thời kỳ suy thoáitrầm trọng trong lịch sử nước này

Tác động lớn nhất là tình trạng thất nghiệp kéo dài sau suy thoái kinh tế ở đầu những năm90

Mỹ đã sa thải rất nhiều nhân viên trong các ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng.Tinh giản biên chế trong quốc phòng dẫn đến 240.000 người mất việc 1990-1992, tươngđương 10 % lao động trong lĩnh vực quốc phòng Việc cắt giảm cũng tràn qua các ngànhkhác như giao thông vận tải, bán buôn, thương mại và các lĩnh vực khác gắn liền với cácviệc sản xuất các mặt hàng lâu bền Trong năm 1991, Mỹ đã cắt giảm 858.000 công ănviệc làm, tăng lên 1.154.000 vào năm 1992 và 2,788 triệu vào năm 1993 GDP của Mỹgiảm -3,5% trong quý 4 năm 1990 và -1,9% trong quý 1 năm 1991

Phần Lan đã trải qua suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong 1990-1993, Phần Lan đã buộcphải phá giá đồng tiền, đồng thời chính quyền thắt chặt giám sát và bảo đảm an toàn, chovay giảm 25% Kết hợp với việc tăng lãi suất tiết kiệm và khó khăn kinh tế trên toàn thếgiới, điều này dẫn đến giảm mạnh tổng cầu và một làn sóng phá sản Số lượng các công

ty đã giảm xuống 15%, GDP thực tế giảm khoảng 14% và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3%đến gần 20% trong bốn năm

Trang 38

Ở Anh, cuộc suy thoái kinh tế 1990 đã khiến cho sự tăng trưởng kinh tế sụt giảm nghiêmtrọng, lạm phát tăng cao, chính phủ Anh đã buộc phải rời khỏi ERM và phá giá đồng tiền.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh đã tăng từ 1.600.000 (4/1990) lên gần 3.000.000 (2/1993)

Cuộc suy thoái kinh tế 1990 đã khiến cho nền kinh tế Nhật rơi vào tình trạng trì trệ lâunhất trong lịch sử nước Nhật, Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 1991-

2000 chỉ ở mức 0.9% Riêng năm 1997, Nhật Bản đã mất 79 tỷ USD, tương đương vớiquy mô của các nên kinh tế như: Philipin (83 tỷ USD), Singapore (96 tỷ USD), Malaysia(98 tỷ USD) Nếu tính 7 năm từ (1990-1997), tổng số mất mát của nền kinh tế đến 550 tỷUSD, phần mất mát của Nhật Bản lớn hơn GDP của tất cả các nền kinh tế Châu Á khác.Hay nói cách khác, phần mất mát của Nhật Bản trong 7 năm này gần bằng GDP củaHồng Kông, Đài Loan, Singapore công lại hoặc Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipincộng lại Các công ty phá sản tính đến 1995 có 15.000 công ty Và tính đến 1998 tổng cáccông ty phá sản lên đến hơn 134.000

Với việc phá sản hàng loạt các công ty tại Nhật đã khiến tỷ lệ thật nghiệp trung bình ởNhật Bản giai đoạn 1991-2000 là 35,3%, có chưa từng thấy ở Nhật Bản

1.7.4 Giải pháp của các quốc gia bị ảnh hưởng chính và kết quả của các giải pháp

đó

Các nước tư bản trải qua cuộc khủng hoảng chu kỳ giai đoạn 1990-1991 đã nhanh chóngphục hồi tăng trưởng kinh tế nhờ các biện pháp nới lỏng tài chính, giảm thuế, tăng chitiêu chính phủ, giảm lãi suất Riêng với Nhật Bản, do cuộc suy thoái kinh tế chịu ảnhhưởng bởi nhiều nguyên nhân khác so với các nước tư bản phương tây nên dù đã áp dụngcác chính sách tương tự như các nước tư bản khác nhưng không mấy hiệu quả, kinh tế trìtrệ trong một thời gian dài

Để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế, Mỹ đã đề xuất các giải pháp nhằm thay đổi trongcác rào cản thuế là luật pháp Chính phủ Mỹ đã cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, đồng thời

Sở Thương Mại Hoa Kỳ còn đề nghị cắt giảm thuế an sinh xã hội xuống 2%/người laođộng Điều này đã giảm chi phí lap động, từ đó nâng cao động lực làm việc của người laođộng, lấy lại niềm tin cho chính phủ Bên cạnh đó, chính phủ mỹ còn thực hiện chính

Trang 39

sách giảm thuế suất trên lợi nhuận đầu tư và tăng thời gian khấu hao sản phẩm lâu bềngiúp cắt giảm chi phí vốn đầu tư Điều này kích thích tiêu dùng và đầu tư, góp phần giúpnước Mỹ dần dần thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế.

Còn về phía Nhật Bản, Chính phủ Nhật đã có những biện pháp phục hồi như việc cảicách hệ thống Ngân hàng nhằm ổn định hệ thống tài chính ngân hàng như xử lí nhữngkhoản vay quá hạn, khó thu hồi Ngoài ra, chính phủ Nhật còn kết hợp các chính sách vĩ

mô nhằm kích thích tăng trưởng như chính sách tài khóa thì được thực thi qua việc bơmthêm tiền vào các công trình công cộng, ổn định giá cả; còn với chính sách tiền tệ, chínhphủ tìm kiếm giải pháp chung để kiểm soát đồng Yên thông qua việc tung tiền để mua lạitiền Yên trên thị trường hối đoái nhằm ổn định tỉ giá và giảm bớt tác động tiêu cực củaviệc đồng Yên lên giá Hơn thế nữa, chính phủ Nhật đưa các biện pháp cải cách cơ cấukinh kế trong đó có cơ chế khuyến khích sự đầu tư phát triển ngành công nghệ mới đặcbiệt là công nghệ thông tin, xây dựng một cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các doanhnghiệp mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

1.7.5 Bài học kinh nghiệm:

Bài học đầu tiên là chính sách tài chính Hồi đầu thập niên 1990, các biện pháp kích cầu tài chính đã giúp kinh tế các nước hồi phục nhanh chóng Tuy nhiên, ở Nhật Bản, khi kinh tế bắt đầu phát triển, chính phủ đã phạm một sai lầm vào năm 1996 khi tăng thuế và cắt giảm chi tiêu quá nhanh

Do đó, giới hữu trách cần phải nhận diện được các khó khăn tài chính diễn ra sau khi chính phủ bơm vào các biện pháp kích cầu Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp củng

cố tài chính quá nhanh có thể đẩy kinh tế rơi trở lại vào tình trạng suy thoái Đây là điều

mà nhiều nước Châu Âu đang phải đối mặt hiện nay

Bài học thứ nhì là chính sách tiền tệ Phải mạnh dạn đủ để thử nghiệm những chính sáchtiền tệ mới như mua vào các tài sản Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện rất

Trang 40

tích cực việc mua vào các tài sản Chính điều này đã giúp cho Hoa Kỳ nhanh chóng thoátkhỏi cuộc suy thoái 1990

Bài học thứ ba là chính sách ngân hàng Nhật Bản rất chậm chạp trong việc đối phó vớicuộc khủng hoảng ngân hàng Vào giữa thập niên 1990, các khoản nợ khó đòi đã bắt đầuphát sinh nhiều Tuy nhiên, phải mất tới bảy hoặc tám năm để chính phủ buộc các ngânhàng ra tay hành động để xóa các khoản nợ này Chính điều này đã góp phần khiến chocuộc suy thoái ở Nhật Bản diễn ra trong một thời gian dài

1.8 Suy thoái năm 2007-2008:

1.8.1 Đặc điểm và ảnh hưởng:

1.8.1.1 Đối Với Các Nước Phát Triển

Các nước phát triển nói chung bắt đầu suy giảm tốc độ tăng trưởng từ quý III năm 2007

và GDP bắt đầu giảm từ quý III năm 2008 Quý IV năm 2008 ghi nhận mức thu hẹp GDPcủa các nước phát triển nói chung lên đến 7,97%

Theo cách xác định suy thoái kinh tế của NBER, kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từtháng 12 năm 2007 Còn theo cách xác định suy thoái tức là 2 quý liên tục có GDP giảmthì kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái bắt đầu từ quý III năm 2008 với mức giảm lớn kỷ lục

kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước lượng rằng nền kinh tếHoa Kỳ năm 2009 thu hẹp 2,6% Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ mức 4,9% vàotháng 12 năm 2007 lên 9,5% vào tháng 6 năm 2009 Nhiều ngành kinh tế của Hoa Kỳ thuhẹp sản xuất Ngành chế tạo ô tô bị khủng hoảng nghiêm trọng đến mức Big Three phảibán đi một số thương hiệu và chi nhánh của mình GM và Chrysler phải chịu phá sản vàchấp nhận tái cơ cấu dưới sự giám sát của Chính phủ

Trong các nước phát triển, Đức và Nhật Bản là những nước mà GDP giảm mạnh nhất Cảhai đều là những nền kinh tế hướng vào xuất khẩu và bị tác động tiêu cực nghiêm trọng.Nhiều thể chế tài chính của Đức tham gia vào thị trường tín dụng thứ cấp ở Hoa Kỳ khiếncho khu vực tài chính của Đức bị rối loạn Tuy khu vực tài chính của Nhật Bản vẫn vững

Ngày đăng: 17/03/2015, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w