0
Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Đối Với Các Nước Phát Triển

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 39 -39 )

Các nước phát triển nói chung bắt đầu suy giảm tốc độ tăng trưởng từ quý III năm 2007 và GDP bắt đầu giảm từ quý III năm 2008. Quý IV năm 2008 ghi nhận mức thu hẹp GDP của các nước phát triển nói chung lên đến 7,97%.

Theo cách xác định suy thoái kinh tế của NBER, kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Còn theo cách xác định suy thoái tức là 2 quý liên tục có GDP giảm thì kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái bắt đầu từ quý III năm 2008 với mức giảm lớn kỷ lục kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước lượng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2009 thu hẹp 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ mức 4,9% vào tháng 12 năm 2007 lên 9,5% vào tháng 6 năm 2009. Nhiều ngành kinh tế của Hoa Kỳ thu hẹp sản xuất. Ngành chế tạo ô tô bị khủng hoảng nghiêm trọng đến mức Big Three phải bán đi một số thương hiệu và chi nhánh của mình. GM và Chrysler phải chịu phá sản và chấp nhận tái cơ cấu dưới sự giám sát của Chính phủ.

Trong các nước phát triển, Đức và Nhật Bản là những nước mà GDP giảm mạnh nhất. Cả hai đều là những nền kinh tế hướng vào xuất khẩu và bị tác động tiêu cực nghiêm trọng. Nhiều thể chế tài chính của Đức tham gia vào thị trường tín dụng thứ cấp ở Hoa Kỳ khiến cho khu vực tài chính của Đức bị rối loạn. Tuy khu vực tài chính của Nhật Bản vẫn vững

vàng, nhưng việc có nhiều công ty Hoa Kỳ phát hành trái phiếu tại thị trường chứng khoán Tokyo đã khiến cho thị trường chứng khoán của Nhật Bản bị chao đảo và ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của các công ty Nhật Bản. Hậu quả là cả hai nước đều lâm vào suy thoái từ quý II năm 2008. Năm 2009, GDP của Đức giảm 6,2%; và dự báo sẽ còn giảm trong năm 2010. Còn GDP của Nhật Bản năm 2009 cũng giảm tới 6%. Thống kê cho thấy Nhật Bản đã bị giảm kim ngạch xuất khẩu và giảm sản lượng sản xuất ở mức kỷ lục Những nước phát triển lớn khác bị giảm GDP là Anh, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Cả khu vực đồng euro nói chung giảm 4,8% trong năm 2009

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ SUY THOÁI KINH TẾ (Trang 39 -39 )

×